Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2020 về Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Số hiệu: 55/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Phan Cao Thắng
Ngày ban hành: 30/07/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/KH-UBND

Bình Định, ngày 30 tháng 07 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Văn bản số 4438/BKHĐT-PTDN ngày 10/7/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Định, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) theo Luật Hỗ trợ DNNVV, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định để các DNNVV trên địa bàn tỉnh hoạt động và phát triển.

- Tăng cường hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, thu hút vốn đầu tư cho phát triển, giải quyết việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Công tác hỗ trợ DNNVV cần bám sát các nội dung, quy định của Luật Hỗ trợ DNNVV, các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo đúng đối tượng, nội dung, trình tự, thủ tục công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền quy định.

- Các Sở, Ban ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung nghiên cứu và triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV trong năm 2021 đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.

- DNNVV trên địa bàn tỉnh cần nêu cao tinh thần đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, ý thức chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp cận, phối hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ.

II. ĐỐI TƯỢNG

1. Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định DNNVV theo quy định tại của Luật Hỗ trợ DNNVV và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hỗ trợ DNNVV.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH HỖ TRỢ DNNVV NĂM 2021

1. Nội dung hoạt động hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực DNNVV và dự toán kinh phí thực hiện năm 2021

a. Nội dung hoạt động hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực DNNVV

- Đối tượng đào tạo: Theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 05/2019/TT- BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV, trong đó tập trung vào các đối tượng định hướng ưu tiên của Luật Hỗ trợ DNNVV bao gồm: đào tạo chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh, đào tạo doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, đào tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đào tạo trực tiếp cho DNNVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.

- Chuyên đề, lĩnh vực đào tạo:

+ Đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị doanh nghiệp cơ bản và quản trị doanh nghiệp chuyên sâu.

+ Đào tạo trực tiếp tại DNNVV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.

- Số khóa đào tạo dự kiến:

+ Dự kiến đào tạo khởi sự doanh nghiệp: 02 khóa đào tạo, 100 học viên  (50 học viên/khóa)

+ Dự kiến đào tạo quản trị doanh nghiệp cơ bản: 02 khóa đào tạo, 100 học viên (50 học viên/khóa)

+ Dự kiến đào tạo quản trị doanh nghiệp chuyên sâu: 02 khóa đào tạo, 80 học viên (40 học viên/khóa)

+ Dự kiến đào tạo trực tiếp tại DNNVV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến: 02 khóa đào tạo, 40 học viên (20 học viên/khóa)

- Tổng số học viên tham gia dự kiến: 320 học viên

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2021

- Phương thức triển khai: Các Sở, ban, ngành trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo hoặc tổ chức đấu thầu chọn đơn vị đào tạo tổ chức các khóa đào tạo.

b. Dự toán kinh phí thực hiện trong năm 2021

Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV và Thông tư số 49/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV, dự kiến nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực DNNVV năm 2021 là: 343.955.350 đồng.

Dự toán kinh phí thực hiện cụ thể như sau:

Đơn vị tính: Đồng

Số TT

Khóa đào tạo

Số học viên

Tổng chi phí

Phân chia nguồn

Ghi chú

Ngân sách nhà nước hỗ trợ

Trong đó

Từ nguồn thu học phí của học viên, DNNVV

Từ nguồn tài trợ, huy động

Hỗ trợ tổ chức lớp học

Hỗ trợ học viên địa bàn đặc biệt khó khăn, học viên của DNNV do nữ làm chủ

a

b

c

d=e+h+i

e=ƒ+g

ƒ

g

h

i

j

1

Khởi sự kinh doanh

100

127.600.000

127.600.000

127.600.000

 

 

 

 (1)

2

Quản trị doanh nghiệp cơ bản

100

134.806.600

96.436.600

89.530.000

6.906.600

38.370.000

 

 (2)

3

Quản trị doanh nghiệp chuyên sâu

80

130.718.750

71.968.750

58.750.000

13.218.750

58.750.000

 

 (3)

4

Đào tạo trực tiếp tại DNNVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến

40

95.900.000

47.950.000

47.950.000

 

47.950.000

 

 (4)

 

Tổng cộng (1+2+3+4)

320

489.025.350

343.955.350

323.830.000

20.125.350

145.070.000

 

 

Ghi chú:

 (1): Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (NSNN) trong tổng chi phí tổ chức một khóa đào tạo khởi sự kinh doanh tối đa là 100%,

 (2): Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong tổng chi phí tổ chức một khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp cơ bản tối đa là 70%

 (3): Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong tổng chi phí tổ chức một khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp chuyên sâu là 50%.

 (4): Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% tổng chi phí tổ chức một khóa đào tạo trực tiếp tại DNNVV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nhưng không quá 01 lần một năm.

2. Nội dung hoạt động hỗ trợ DNNVV thông qua mạng lưới tư vấn viên và dự toán kinh phí thực hiên năm 2021

a. Nội dung hoạt động hỗ trợ DNNVV thông qua mạng lưới tư vấn viên

- Đối tượng hỗ trợ: Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 06/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới tư vấn viên.

- Lĩnh vực: Lĩnh vực tư vấn được đăng công khai trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ DNNVV của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2021

- Số lượng DNNVV: Dự kiến 60 DNNVV trong đó:

+ Doanh nghiệp siêu nhỏ: 20

+ Doanh nghiệp nhỏ: 20

+ Doanh nghiệp vừa: 20

- Mức hỗ trợ trung bình/hợp đồng:

+ Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ: tối đa 03 triệu/hợp đồng

+ Đối với doanh nghiệp nhỏ: tối đa 05 triệu/hợp đồng

+ Đối với doanh nghiệp vừa: tối đa 10 triệu/hợp đồng

- Phương thức triển khai:

+ Bước 1: DNNVV tiếp cận mạng lưới tư vấn viên trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ DNNVV, trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ để lựa chọn tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn và dịch vụ tư vấn phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp.

+ Bước 2: DNNVV nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tư vấn tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ tư vấn là điều kiện để cơ quan hỗ trợ DNNVV xem xét cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn cho DNNVV. Hồ sơ bao gồm:

a) Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Biên bản thỏa thuận dịch vụ tư vấn giữa doanh nghiệp và tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.

+ Bước 3: DNNVV được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn (nhưng không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành) thuộc mạng lưới tư vấn viên.

b. Dự toán kinh phí thực hiện trong năm 2021

Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số 06/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới tư vấn viên và Thông tư số 54/2019/TT-BTC ngày 21/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên, dự kiến nguồn kinh phí hỗ trợ DNNVV thông qua mạng lưới tư vấn viên năm 2021 là: 360.000.000 đồng. Dự toán kinh phí thực hiện cụ thể như sau:

Đơn vị tính: Đồng

Số TT

Loại DN

Dự toán năm 2021

Ghi chú

Số lượng DN

Mức NSNN hỗ trợ/1 DN/1 năm (đồng)

Tổng số NSNN hỗ trợ (đồng)

 

a

b

i

j

k = i x j

l

1

DN siêu nhỏ

20

3.000.000

60.000.000

 

2

DN nhỏ

20

5.000.000

100.000.000

 

3

DN vừa

20

10.000.000

200.000.000

 

 

Tổng cộng

60

 

360.000.000

 

3. Nội dung hoạt động hỗ trợ thông tin cho DNNVV và dự toán kinh phí thực hiện năm 2021

- Nội dung hoạt động: Các Sở, ngành, các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh công bố trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình, Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh, Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ DNNVV (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) các thông tin về kế hoạch, chương trình, hoạt động hỗ trợ DNNVV; thông tin thị trường, sản phẩm, công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, các thông tin khác phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

- Dự trù kinh phí thực hiện năm 2021: 50.000.000 đồng.

4. Nội dung hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV và dự toán kinh phí thực hiện năm 2021

a. Nội dung hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV

- Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật: Rà soát, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật, Cổng Thông tin điện tử tỉnh và Trang Thông tin điện tử các sở, ban, ngành.

- Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý: Cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh hoặc kết nối với Cổng Thông tin điện tử của tỉnh nhằm công khai các thông tin liên quan về vụ việc, vướng mắc pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 6, khoản 5 Điều 7 và khoản 1 Điều 8 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ.

- Biên soạn sách, tài liệu giới thiệu, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp: Biên soạn sách, tài liệu giới thiệu, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như: Vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp; hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp; hướng dẫn thủ tục thành lập, hoạt động của doanh nghiệp; tổng hợp các mẫu hợp đồng cơ bản, thông dụng trong thực thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,…

- Giải đáp pháp luật liên quan hoạt động doanh nghiệp: Giải đáp các vướng mắc về pháp luật mà doanh nghiệp có yêu cầu, đề nghị, kiến nghị,…

- Tổ chức hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ và tọa đàm, đối thoại để tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị của doanh nghiệp: Trên cơ sở nhu cầu hỗ trợ pháp lý từ các doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan, cơ quan chủ trì xác định nội dung chính để tổ chức hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ và tọa đàm, đối thoại để tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị của doanh nghiệp và các vấn đề khác mà doanh nghiệp có yêu cầu.

b. Dự toán kinh phí thực hiện trong năm 2021

Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 quy định lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP , dự kiến nguồn kinh phí hỗ trợ pháp lý DNNVV năm 2021 là: 55.000.000 đồng. Dự toán kinh phí thực hiện cụ thể như sau:

Đơn vị tính: Đồng

STT

Nội dung

Tổng chi phí

Ghi chú

01

Chi xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật

5.000.000

 

02

Biên soạn sách, tài liệu giới thiệu, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp

20.000.000

 

03

Tổ chức hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ và tọa đàm, đối thoại để tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị của doanh nghiệp

30.000.000

 

Tổng cộng

55.000.000

 

5. Nội dung triển khai thực hiện các Đề án Hỗ trợ DNNVV đã được phê duyệt và dự toán kinh phí thực hiện trong năm 2021

a. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 41/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh Bình Định khóa XII về quy định chính sách hỗ trợ giá thuê mặt bằng sản xuất cho DNNVV tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định

- Nội dung triển khai:

+ Mức hỗ trợ: 30% giá thuê mặt bằng hàng năm (bao gồm tiền thuê lại đất đã được xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các loại phí sử dụng hạ tầng liên quan khác). Giá thuê mặt bằng làm căn cứ hỗ trợ hàng năm được tính theo giá ghi tại hợp đồng được ký kết giữa các bên.

+ Thời gian hỗ trợ: Tối đa là 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng lần đầu với nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tổng số tiền hỗ trợ trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp tối đa không quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp.

+ Việc hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện thông qua việc bù giá cho nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, cụm công nghiệp để giảm giá cho thuê mặt bằng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Số tiền bù giá được trừ vào số tiền thuê đất hoặc được hỗ trợ từ ngân sách tỉnh theo quy định tại khoản 3, Điều 11 Luật Hỗ trợ DNNVV.

- Dự toán kinh phí thực hiện năm 2021: dự toán kinh phí năm 2021 thực hiện hỗ trợ giá thuê mặt bằng sản xuất cho DNNVV với số tiền là 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng).

b. Triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025 theo Quyết định số 2960/QĐ-UBND ngày 24/7/2020 của UBND tỉnh

- Nội dung triển khai:

+ Hỗ trợ chi phí đối với các khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên biệt tại hiện trường;

+ Hỗ trợ liên kết sản xuất kinh doanh;

+ Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường;

+ Hỗ trợ tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng;

+ Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng.

- Dự toán kinh phí hỗ trợ trong năm 2021 là 1.700.000.000 đồng, bao gồm:

Đơn vị tính: Đồng

STT

Nội dung hỗ trợ

Dự toán kinh phí NSNN 2021

Lượt hỗ trợ

NSNN

1

Hỗ trợ 50% chi phí đối với các khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên biệt tại hiện trường nhưng không quá 30 triệu đồng trên 01 khóa đào tạo cho một doanh nghiệp và không quá 01 khóa đào tạo trên năm.

2

60.000.000

2

Hỗ trợ liên kết sản xuất, kinh doanh

16

720.000.000

3

Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường

24

680.000.000

4

Tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng

11

150.000.000

5

Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng

7

90.000.000

Tổng cộng

60

1.700.000.000

c. Triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Định giai đoạn 2019 – 2025” theo Quyết định số 3043/QĐ-UBND ngày 28/8/2019 của UBND tỉnh Bình Định

- Nội dung triển khai:

+ Tổ chức các hoạt động truyền thông, kết nối, tư vấn cho các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận các quỹ về hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo từ các chương trình của các bộ, ngành, của Chính phủ, các tổ chức tư nhân và quốc tế;

+ Giới thiệu các startup, DNNVV của tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các Hub kết nối trên toàn quốc (như Sihub,…);

+ Tổ chức các hoạt động thúc đẩy kết nối doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

+ Hỗ trợ pháp lý cho các nhóm khởi nghiệp sáng tạo thành lập doanh nghiệp: Hỗ trợ các nội dung về sở hữu trí tuệ; Tư vấn pháp lý thành lập doanh nghiệp; Tham gia các sự kiện, hội trợ, triển lãm, xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm, mô hình khởi nghiệp sáng tạo của Nhóm.

- Về dự toán kinh phí thực hiện năm 2021 là 150.000.000 đồng, bao gồm:

+ Tổ chức 02 lớp tập huấn về khởi sự doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, xây dựng mô hình kinh doanh, dự kiến kinh phí 50 triệu đồng/lớp.

+ Tổ chức 01 lớp đào tạo cách thức xác định, xây dựng, đăng ký bảo hộ và vận hành hệ thống tài sản trí tuệ tại doanh nghiệp, dự kiến kinh phí 50 triệu đồng.

6. Về các hoạt động đi công tác, tổ chức hội nghị, hội thảo, thông tin liên lạc, khảo sát để thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hỗ trợ DNNVV

- Dựa trên các hoạt động hỗ trợ DNNVV nêu trong Kế hoạch này, các Sở, ban ngành có trách nhiệm tổ chức các các hoạt động đi công tác, tổ chức hội nghị, hội thảo, thông tin liên lạc, khảo sát để thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hỗ trợ DNNVV của ngành và lĩnh vực mình.

- Kinh phí tổ chức đánh giá, kiểm tra tình hình triển khai nhiệm vụ (bao gồm: kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo tổng kết, đánh giá; công tác phí cho cán bộ đoàn công tác đi đánh giá, kiểm tra) được bố trí và tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm, mức bố trí không vượt quá 3% tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV hàng năm của cơ quan, đơn vị.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách nhà nước: Ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh.

2. Nguồn vốn hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, kiểm tra, theo dõi việc triển khai thực hiện kế hoạch; tổng hợp, xây dựng dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện các nội dung hoạt động hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV trên địa bàn.

- Chủ trì, phối hợp đơn vị với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện hỗ trợ tư vấn và quản lý, giám sát, đánh giá việc hỗ trợ tư vấn cho DNNVV qua mạng lưới tư vấn viên.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tổng hợp, tham mưu bố trí kinh phí trong dự toán hằng năm và hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí để thực hiện kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp đơn vị với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ giá thuê mặt bằng sản xuất cho DNNVV tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định trong năm 2021.

3. Sở Tư pháp

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành; các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ pháp lý DNNVV.

4. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp đơn vị với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp đơn vị với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Định giai đoạn 2019 – 2025.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn các Sở, ngành, các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp, các DNNVV trên địa bàn tỉnh công bố trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình, Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh, Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ DNNVV (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

7. Các Hội và Hiệp hội Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tích cực triển khai tuyên truyền Luật Hỗ trợ DNNVV, các văn bản hướng dẫn thi hành đến các DNNVV, hộ kinh doanh, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; phát huy vai trò là cầu nối giữa chính quyền với cộng đồng DNNVV; chủ động phối hợp với các Sở, Ban, ngành để triển khai các hoạt động hỗ trợ hỗ trợ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

8. Các DNNVV trên địa bàn tỉnh

Cung cấp thông tin, hồ sơ đầy đủ, kịp thời chính xác theo quy định, chịu trách nhiệm về những thông tin, tài liệu đã cung cấp. Sử dụng các nguồn lực hỗ trợ của tỉnh một cách phù hợp, hiệu quả. Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để hướng dẫn xử lý hoặc đề xuất UBND tỉnh để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành liên quan;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, K1, K17.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Cao Thắng

 

PHỤ LỤC

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN KẾ HOẠCH HỖ TRỢ DNNVV NĂM 2021 VÀ KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2021-2023
(Kèm theo Kế hoạch số    /KH-UBND ngày   /   /2020 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: đồng

STT

Hoạt động

Dự toán 2021

Kế hoạch ngân sách 2022

Kế hoạch ngân sách 2023

1

Các hoạt động hỗ trợ DNNVV

 

 

 

1.1

Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

343.955.350

378.350.885

416.185.974

1.2

Hỗ trợ tư vấn thông qua mạng lưới tư vấn viên

360.000.000

396.000.000

435.600.000

1.3

Hỗ trợ thông tin cho DNNVV

50.000.000

55.000.000

60.500.000

1.4

Hỗ trợ pháp lý cho DNNVV

55.000.000

60.500.000

66.550.000

2

Triển khai thực hiện các Đề án Hỗ trợ DNNVV đã được phê duyệt

 

 

 

2.1

Hỗ trợ giá thuê mặt bằng sản xuất DNNVV tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

1.000.000.000

1.100.000.000

1.210.000.000

2.2

Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh

1.700.000.000

1.785.000.000

2.020.000.000

2.3

Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Định

150.000.000

165.000.000

181.500.000

3

Các hoạt động theo dõi, kiểm tra, đánh giá

109.768.661

118.195.527

131.710.079

 

Tổng cộng

3.768.724.011

4.058.046.412

4.522.046.053