Kế hoạch 28/KH-UBND về tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
Số hiệu: 28/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Dung
Ngày ban hành: 12/02/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TIẾP NHẬN VÀ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN TRỞ VỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng chống mua bán người giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 13/4/2017 của UBND tỉnh về Kế hoạch Tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, CH TIÊU

1. 100% cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội tại các xã, phường, thị trấn được tập huấn về nghiệp vụ trong việc tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bmua bán trở về.

2. 100% các trường hợp đã tiếp nhận được tiến hành các thủ tục để xác minh, xác định nạn nhân theo quy định của pháp luật.

3. 100% các trường hợp là người bị mua bán trở về đã được các cơ quan có thẩm quyền xác minh, xác định được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và được cung cấp các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước khi có yêu cu.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 10/6/2015 của UBND tỉnh vviệc ban hành quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm mua bán người trong toàn xã hội nhm nâng cao nhận thức v phòng chng tội phạm mua bán người đặc biệt là những người có nguy cơ cao bị mua bán; phối hợp hoạt động tuyên truyn phòng chng mua bán người với phòng chống mại dâm nhằm thay đổi hành vi tại cộng đồng; tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và các đảng viên tham gia vào công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

3. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp làm công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

4. Thực hiện hiệu quả chính sách của Nhà nước trong việc tiếp nhận, cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho nạn nhân: Htrợ y tế, hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ giúp pháp lý miễn phí, chuyển tuyến an toàn ... để cho nạn nhân ổn định cuộc sng, tái hòa nhập cộng đng bn vững; kết ni thông tin với các tỉnh bạn trong việc tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân. Đồng thời thống kê, cập nhật danh sách và lập hsơ quản lý nạn nhân bị mua bán trở về đtư vấn, xác định nhu cầu, trình độ, hoàn cảnh gia đình để có kế hoạch trợ giúp thích hợp.

5. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế và huy động sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng trong hỗ trợ, giúp đỡ người bị mua bán trvề tái hòa nhập cộng đồng thông qua các mô hình hỗ trợ vay vn tín dụng; huy động nhiu ngun lực xã hội sẵn có để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, hỗ trợ dạy nghề và lồng ghép với chương trình “Xóa đói giảm nghèo” tạo điều kiện cho nhiều lao động có việc làm, ổn định cuộc sống hạn chế rủi ro trở thành nạn nhân của bọn tội phạm mua bán người vì mục đích di cư tìm việc.

6. Phát huy cơ chế phối hp trong phòng, chống mua bán người với các nước, các tổ chức quốc tế; trao đổi thông tin, giải quyết vụ việc mua bán người, giải cứu và hi hương nạn nhân, chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người.

7. Đảm bảo cơ sở vật chất để tiếp nhận và thực hiện chế độ hỗ trợ ban đu cho người bị mua bán trở về theo quy định của pháp luật.

8. Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân tại các cơ sở, địa phương trên địa bàn toàn tỉnh.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được btrí trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm của các s, ban, ngành và các địa phương theo phân cấp quản lý của Luật Ngân sách nhà nước; lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình khác của Trung ương. Huy động các nguồn lực xã hội; hợp tác quốc tế và các nguồn hợp pháp khác.

IV. T CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Tổ chức triển khai thực hiện nội dung kế hoạch này, chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện trong công tác tiếp nhận và hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân bị mua bán trở về được xác minh.

b) Tham mưu UBND tỉnh tiếp nhận, huy động các nguồn lực tài trợ từ cá nhân, tổ chức trong, ngoài nước và thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân theo quy định; Phối hợp với cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng tỉnh trong việc tiếp nhận nạn nhân được trao trả qua cửa khẩu biên giới.

c) Hướng dẫn Trung tâm Nuôi dưỡng và Cung cp dịch vụ công tác xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân hp pháp trên địa bàn và các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh thực hiện việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo quy định hiện hành.

d) Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các ngành chức năng tổ chức tốt việc tiếp nhận những nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trvề, hỗ trợ, dạy nghề, dạy văn hóa giúp họ sớm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

đ) Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước v công tác phòng, chng mua bán người; vận động người dân thực hiện tốt việc di cư, kết hôn với người nước ngoài và đi làm ăn xa an toàn.

e) Lập kế hoạch kinh phí phối hợp thực hiện công tác tiếp nhận và hỗ trợ người bị mua bán trở về theo chức năng và sự phân công của Ban Chỉ đạo phòng, chng tội phạm tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh.

2. Công an tỉnh:

a) Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức tiếp nhận, lập hồ sơ ban đầu để quản lý nạn nhân. Chỉ đạo Công an cơ sphối hp với chính quyn trong việc xác minh, xác định nạn nhân; cấp giấy xác nhận cho nạn nhân theo quy định.

b) Tchức điu tra, triệt phá các đường dây tchức mua bán người; thng kê số nạn nhân bị mua bán phối hợp với SLao động - Thương binh và Xã hội (Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội) để thực hiện tiếp nhận và hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân bị mua bán theo quy định.

3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

a) Chủ trì, phối hp với Công an tỉnh và S Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tiếp nhận, hỗ trợ ban đầu nạn nhân do nước ngoài trao trả tại ca khẩu theo thỏa thuận song phương.

b) Xác minh đối với những thông tin về nạn nhân được giải cu hoặc nạn nhân tự trở về qua biên gii mà không do nước ngoài trao trvà bàn giao nạn nhân cho các ngành chức năng để thực hiện các bước tiếp theo trong việc tiếp nhận, phân loại, hỗ trợ trước khi nạn nhân trvề gia đình.

c) Phối hợp các lực lượng chức năng liên quan trong việc phát hiện, điều tra, ngăn chặn triệt phá các ổ, nhóm, đường dây mua bán người; tăng cường kiểm soát biên giới, phòng ngừa tội phạm qua lại hoạt động và tiếp nhận nạn nhân trvề qua cửa khu biên giới.

4. Sở Tư pháp: Phối hợp với các cơ quan liên quan giúp đỡ, tư vấn, hỗ trợ về pháp lý cho nạn nhân bị mua bán, hướng dẫn cách thức đăng ký các loại giấy tờ bị mất.

5. Sở Y tế: Chỉ đạo các cơ sở y tế địa phương hỗ trợ việc khám, chữa bệnh ban đầu tại điểm tiếp nhận và cung cấp các dịch vụ y tế cho nạn nhân bị mua bán trở về.

6. Sở Tài chính: Năm 2020, trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước tỉnh giao, S Tài chính phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ kinh phí cho các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các trường học và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân tạo điều kiện thuận lợi để học sinh là nạn nhân học văn hóa, học nghề để hòa nhập cộng đồng.

8. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Thực hiện các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại địa phương nơi nạn nhân cư trú; tổ chức cho Chị em phụ nữ tham gia sinh hoạt hội; giúp đỡ cho vay vốn tín chấp từ các nguồn vốn sẵn có tại địa phương, đặc biệt là nguồn vốn giúp đỡ phụ nữ nghèo; tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ nữ và cộng đồng trong công tác phòng, chng mua bán người.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên: Chđạo các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật và vận động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại gia đình, cộng đồng dân cư trong công tác phòng, chống mua bán người.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế

a) Trên cơ sở nội dung tại Kế hoạch này, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, lồng ghép công tác nhiệm vụ htrợ nạn nhân bị mua bán người vào các chương trình an sinh xã hội của địa phương như kế hoạch giảm nghèo, dạy ngh, tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn sản xuất giúp cho nạn nhân sớm tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

b) Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong hệ thống chính trị của địa phương về phòng, chống mua bán người bng nhiều hình thức phù hợp góp phần nâng cao ý thức phòng ngừa và tố giác tội phạm trong nhân dân trên địa bàn.

V. CHĐỘ BÁO CÁO

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch ca các ngành, các địa phương. Định kỳ, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phHuế thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về triển khai, thực hiện kế hoạch, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đtổng hợp (Báo cáo 6 tháng đầu năm trước 10/6/2020; Báo cáo tổng kết năm trước ngày 30/11/2020).

3. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TBXH (b/c);
- Cục PCTNXH (b/c)
- CT, PCT Nguy
n Dung;
- Các đ
ơn vị nêu tại mục IV;
- VP: CVP, PCVP KGVX;
- Lưu: VT, XH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Dung