Kế hoạch 203/KH-UBND năm 2015 triển khai kế hoạch chương trình truyền thông "Chung tay vì an toàn thực phẩm" thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020
Số hiệu: 203/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Văn Sửu
Ngày ban hành: 30/11/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 203/KH-UBND

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG "CHUNG TAY VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM" THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Căn cứ kế hoạch số 675/KH-BYT ngày 20/7/2015 của Bộ Y tế về việc triển khai chương trình truyền thông “Chung tay vì an toàn thực phẩm” giai đoạn 2015 - 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Huy động toàn thể nhân dân trên địa bàn Thành phố tham gia vào hoạt động tuyên truyền vận động đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh tiêu dùng thực phẩm, hướng tới cung cấp các sản phẩm chất lượng, an toàn cho cộng đồng.

2. Mc tiêu cthể:

2.1. Đẩy mạnh công tác truyền thông cộng đồng, vận động nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chất lượng, an toàn góp phần nâng cao sức khỏe người tiêu dùng.

2.2. Kêu gọi doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức, đoàn thể xã hội cùng chung tay, góp sức vì thực phẩm sạch, chất lượng, an toàn. Tăng cường xã hội hóa hoạt động truyền thông và huy động hiệu quả sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp. Xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất - tiêu thụ và quảng bá sản phẩm an toàn.

2.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong chỉ đạo, điều hành công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại địa phương, tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác an toàn thực phẩm.

II. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI

1. Thời gian: Từ tháng 11 năm 2015 đến 31/12/2020.

2. Phạm vi triển khai: Toàn Thành phố Hà Nội.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

1. Mục tiêu 1: Đẩy mạnh công tác truyền thông cộng đồng nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chất lượng, an toàn góp phần nâng cao sức khỏe người tiêu dùng

1.1. Nội dung hoạt động: Tập trung chủ yếu vào hoạt động trên phương tiện thông tin đại chúng Tuyên truyền qua Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội; Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế Đô thị..., tổ chức các buổi nói chuyện theo chuyên đề và các hình thức tuyên truyền khác với các nội dung sau:

- Tuyên truyền các văn bản chỉ đạo về công tác ATTP: Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới”. Thông tri số 06/TT/TU ngày 18/01/2012 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới trên địa bàn Hà Nội”. Chương trình hành động số 47/CT-UBND ngày 29/3/2012 của UBND Thành phố về “Thực hiện chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, thông tri số 06-TT/TU ngày 18/01/2012 của Thành ủy Hà Nội “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ vviệc “Phê duyệt chiến lược Quốc gia ATTP giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030. Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 29/3/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc “Triển khai thực hiện chiến lược Quốc gia ATTP giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030. Tuyên truyền Luật an toàn thực phẩm, Nghị định 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật mới về ATTP, tuyên truyền trách nhiệm của các cá nhân đặc biệt là của người sản xuất, kinh doanh trong việc đảm bảo An toàn thực phẩm cho mọi người; tuyên truyền cho người dân các phương pháp tự bảo vệ bản thân khi sử dụng thực phẩm; Giới thiệu rộng rãi các cơ sở cung cấp thực phẩm sạch; Nêu kinh nghiệm ở một số địa phương làm tốt công tác ATTP.

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định về ATTP.

- Phản ánh kết quả thanh kiểm tra, giám sát ATTP trên địa bàn Thành phố.

- Phổ biến kiến thức sử dụng thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

- Phản ánh thực trạng về sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn Thành phố.

- Phản ánh kiến nghị, nguyện vọng của người tiêu dùng về chất lượng an toàn thực phẩm tại địa phương.

- Biểu dương, giới thiệu các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; khuyến khích, động viên các đơn vị, cá nhân có đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật về ATTP. Thông báo chính xác, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các mặt hàng, sản phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo ATTP và các cơ sở chưa đảm bảo ATTP.

- Cảnh báo nhanh về sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm, các khuyến cáo của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, của các cơ quan chức năng về an toàn thực phẩm.

- Thực trạng công tác quản lý an toàn thực phẩm của các cấp trên địa bàn Thành phố để nhận được sự đồng thuận của xã hội và nhận được sự góp ý trong công tác quản lý an toàn thực phẩm.

- Giới thiệu rộng rãi các cơ sở cung cấp thực phẩm sạch; nêu kinh nghiệm ở một số địa phương làm tốt công tác ATTP.

1.2. Hình thức tuyên truyền: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phong phú, dễ tiếp thu trên hệ thống loa truyền thanh, bảng tin tuyên truyền ở xã, phường, thị trấn và các nơi công cộng. Tổ chức tuyên truyền, nói chuyện theo chuyên đề, tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp. Tổ chức hướng dẫn thực hành ATTP, Hội thi ATTP, Cam kết ATTP, Pano, khu hiệu, băng Zôn, tờ rơi, sổ tay, tài liệu tuyên truyền, phóng sự, tọa đàm về ATTP, trao đổi kinh nghiệm về ATTP, Lễ phát động ATTP... và các hình thức tuyên truyền khác.

2. Mục tiêu 2: Kêu gọi doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức, đoàn thể xã hội cùng chung tay, góp sức vì thực phẩm sạch, chất lượng, an toàn. Tăng cường xã hội hóa hoạt động truyền thông và huy động hiệu quả sự tham gia của cộng đng, doanh nghiệp

Nội dung hoạt động: Thực hiện mục tiêu này, chủ yếu tập trung sử dụng các hình thức truyền thông trực tiếp, thông qua tổ chức các sự kiện như Lễ phát động tháng hành động vì an toàn thực phẩm hàng năm, vận động, kêu gọi doanh nghiệp, cộng đồng các tổ chức đoàn thể cùng tham gia vào các hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm. Tổ chức hội thảo, tập huấn, hướng dẫn thực hành về ATTP.

2.1. Tổ chức Lễ phát động:

Huy động doanh nghiệp, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, nông dân, người tiêu dùng tham gia Lễ phát động “Cộng đồng chung tay vì ATTP” qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong cùng gánh vác công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Địa điểm tổ chức: tại các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các sở, ban ngành đoàn thể trên địa bàn Thành phố.

- Thời gian: Tháng 7, 8 hàng năm theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

- Đối tượng: Huy động các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Thành phố, người tiêu dùng thực phẩm, các tổ chức đoàn thể: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, nhóm lãnh đạo quản lý, chính quyền địa phương liên quan đến quản lý về an toàn thực phẩm từ Thành phố xuống địa phương.

- Nội dung phát động: Gắn với tình hình nổi cộm về an toàn thực phẩm của năm.

2.2. Hội thảo, hội nghị, tập huấn: Tổ chức hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm, tập huấn truyền thông nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng. Nội dung chính:

a) Đối với người nông dân:

- Lợi ích từ việc chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm an toàn.

- Nguy cơ thực phẩm không an toàn (Nguy cơ về chất cấm, tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y, tồn dư dư lượng kim loại nặng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến nằm ngoài danh mục cho phép trong thực phẩm) gây ngộ độc mãn tính hoặc cấp tính.

- Giới thiệu các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Hướng dẫn xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn.

b) Đối với đối tượng người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm:

- Lợi ích từ việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm an toàn.

- Nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm cho người tiêu dùng do thực phẩm ô nhiễm vi sinh vật, thực phẩm ôi, thiu, mốc hỏng.

- Nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cấp hoặc mạn tính do thực phẩm tồn dư phụ gia thực phẩm quá giới hạn hay sử dụng hóa chất không phù hợp, nguyên liệu không đảm bảo an toàn thực phm.

- Nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cấp hoặc mãn tính do bảo quản, chế biến thực phẩm không phù hợp.

- Hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thực phẩm. Hướng dẫn xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn. Các quy định về chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy, lưu hành sản phẩm, quảng cáo sản phẩm thực phẩm. Các quy định về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, quy định về khám sức khỏe cho người trực tiếp chế biến thực phẩm, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm. Các mô hình, hệ thống quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: HACCP (ISO 22000), GMP, GHP, VietGAP...

2.3. Xây dựng mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng:

- Đối với đối tượng nông dân: Phối hợp với các hội đoàn thể như Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên truyền thông, vận động xây dựng và áp dụng các mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm rau sạch, thịt sạch.

- Đối với đối tượng người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm: Phối hợp với các làng nghề, công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ truyền thông, vận động xây dựng và các mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm trong các làng nghề, ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm chế biến công nghiệp.

- Đối với đối tượng người tiêu dùng:

+ Đối tượng học sinh, sinh viên: Gắn với các buổi sinh hoạt ngoại khóa với chuyên đề truyền thông về đảm bảo ATTP của các trường học, trách nhiệm và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong đảm bảo an toàn thực phẩm.

+ Đối tượng người tiêu dùng khác: Phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên tuyên truyền phổ biến kiến thức lựa chọn các sản phẩm thực phẩm đảm bảo, an toàn và có trách nhiệm khi phát hiện sản phẩm không an toàn, cần thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền biết để xlý theo quy định của pháp luật, cần tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ mình trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm (đã được quy định trong Luật An toàn thực phẩm và Luật Bảo vệ người tiêu dùng). Đặc biệt là quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tuyên truyền về các nội dung “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn”, “5 chìa khóa vàng để có thực phẩm an toàn”. Từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh không đảm bảo an toàn; Không chấp nhận những sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng. Khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

2.4. Huy động các sở, ban ngành, các tổ chức tham gia:

a) Huy động cộng đồng doanh nghiệp:

- Tham gia công tác truyền thông đảm bảo an toàn thực phẩm như ủng hộ, tham gia vào các sự kiện truyền thông, hỗ trợ tập huấn, hội thảo, hội thi “Bếp ăn tập thAn toàn thực phẩm”, tham gia treo băng rôn, khu hiệu về an toàn thực phẩm, tạo các diễn đàn doanh nghiệp, người tiêu dùng trong đánh giá chất lượng sản phẩm.

- Tham gia phi hợp với các cơ quan quản lý biểu dương các doanh nghiệp thực hiện tốt, ty chay, tố giác các doanh nghiệp có các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe cộng đồng.

- Tham gia Hội thi về ATTP.

- Quảng bá thương hiệu trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm để người dân có sự lựa chọn sản phẩm an toàn.

b) Huy động sự phối hợp tham gia của các sở, ban, ngành, đoàn thể:

- Các đơn vị chuyên ngành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia truyền thông, phối hợp với các đơn vị truyền thông, các đoàn thể hướng dẫn nông dân trong sản xuất các nông sản, thực phẩm an toàn.

- Các đơn vị chuyên ngành của Sở Công Thương tham gia truyền thông, phối hợp với các đơn vị truyền thông, đoàn thể hướng dẫn doanh nghiệp, người sản xuất, chế biến thực phẩm thực hành sản xuất tốt, tuân thủ các quy trình, hệ thống quản lý thực phẩm tiên tiến như ISO 22000.

- Huy động các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo Thành phố tham gia đánh giá các doanh nghiệp, tham gia truyền thông biểu dương, giới thiệu các doanh nghiệp thực hiện tốt việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm an toàn, chất lượng.

3. Mục tiêu 3: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân các cấp trong chỉ đạo, điều hành công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại địa phương, tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác an toàn thực phẩm

3.1. Nội dung hoạt động:

a) Xây dựng cơ chế, chính sách:

- Tham mưu cho UBND Thành phố và các đơn vị ban hành văn bản chỉ đạo về trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể trong tăng cường thực hiện công tác truyn thông vận động đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Truyền thông đại chúng để tạo sự ủng hộ của các nhóm đối tượng trong xây dựng, ban hành chính sách, nguồn lực cho truyền thông an toàn thực phẩm.

b) Tuyên truyền vai trò trách nhiệm của UBND các cấp:

- Tổ chức các hoạt động truyền thông hướng tới nhà lãnh đạo, quản lý các cấp nhằm nêu cao vai trò, trách nhiệm của UBND các cấp trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Tuyên truyền, vận động xã hội ủng hộ các chính sách của UBND các cấp ban hành nhằm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thông qua các hình thức tuyên truyền đại chúng và trực tiếp.

- Truyền thông vận động chính quyền các cấp tham gia đánh giá, truyền thông biểu dương, giới thiệu các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, nông dân thực hiện tt việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai các vi phạm trên các phương tiện truyền thông.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế: Là đơn vị thường trực Ban chỉ đạo VSATTP Thành phố, chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức Lễ phát động, triển khai kế hoạch chương trình truyền thông "Chung tay vì an toàn thực phẩm" hàng năm.

2. Đnghị Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ATTP. Đôn đốc, giám sát việc thực hiện Thông tri 06-TT/TU ngày 18/01/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đối với Thường trực, Ban Tuyên giáo các quận, huyện, thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy và đội ngũ báo cáo viên; các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố có liên quan.

3. Đnghị Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các tổ chức đoàn thể:

- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Thành phố: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn th, các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội nghnghiệp xây dựng kế hoạch, vận động và tổ chức phát động phong trào toàn dân thực hiện tốt công tác ATTP lồng ghép vào phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư, tạo sự chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng hóa bảo đảm an toàn thực phẩm; định kỳ sơ kết, tổng kết để cuộc vận động thật sự thiết thực và có hiệu quả.

- Đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi...tăng cường tuyên truyền và vận động hội viên thực hiện công tác đảm bảo ATTP.

- Đề nghị các tổ chức xã hội, các hiệp hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Tham gia tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật liên quan đến an toàn thực phẩm cho các cơ sở nuôi trồng, sản xuất, chế biến, vận chuyn, kinh doanh thực phẩm.

4. SNông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Phối hợp với các đơn vị truyền thông, các đoàn thể hướng dẫn nông dân trong sản xuất các nông sản, thực phẩm an toàn, phổ biến kiến thức và viết các bài tuyên truyền về ATTP đi với các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp, đặc biệt là rau, thịt cho các đối tượng người quản lý, người sản xuất kinh doanh rau, thịt, người tiêu dùng.

- Phối hợp với các đơn vị truyền thông, đoàn thể hướng dẫn doanh nghiệp, người sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng các quy trình, hệ thống quản lý thực phẩm tiên tiến như GAP, ISO, HACCP...

- Tuyên truyền kết nối sản xuất - tiêu thụ và quảng bá thương hiệu sản phẩm thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn để người dân có sự lựa chọn sản phẩm an toàn.

5. Sở Công thương: Phối hp với các đơn vị truyền thông, đoàn thể hướng dẫn doanh nghiệp, người sản xuất, chế biến thực phẩm thực hành sản xuất tốt. Vận động các cơ sở sản xuất quy mô tập trung công nghiệp áp dụng các quy trình, hệ thống quản lý thực phẩm tiên tiến như ISO, HACCP...

6. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và các đơn vị liên quan tạo điều kiện bố trí, hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đúng quy định để tổ chức thực hiện chương trình truyền thông ATTP hàng năm đạt kết quả tốt.

7. SThông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế Đô thị và các cơ quan truyền thông Thành phố:

- Sở Thông tin và Truyền thông: Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về ATTP bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả. Chỉ đạo các đơn vị truyền thông trong ngành viết bài, đưa tin về các hoạt động ATTP trên địa bàn, thực hiện đúng các quy định về quảng cáo thực phẩm. Phối hợp với sở, ban, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra giám sát việc chp hành quy định về nội dung quảng cáo các sản phẩm thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành. Chỉ đạo các cơ quan truyền thông đại chúng ưu tiên dành thời lượng thích hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP. Đồng thời xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị đưa tin sai lệch làm ảnh hưởng không tốt đến công tác bảo đảm ATTP, gây hoang mang.

- Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội: Thời lượng phát sóng: Dành 1-2 phút cho chuyên mục an toàn thực phẩm với tần xuất 2-3 lần/tuần. Hình thức tuyên truyền: Sản xuất, phát sóng các tin, bài, phóng sự, tọa đàm, chạy chữ truyền hình, bình luận chuyên sâu về vấn đề nổi cộm về ATTP, khách mời trường quay về các nội dung ATTP.

- Sở Văn hóa và Thể thao: Quản lý nhà nước các hoạt động quảng cáo ngoài trời liên quan đến An toàn thực phẩm, tuyên truyền các thông điệp ATTP tại các điểm tập trung đông người và đầu mối giao thông.

- Sở Du lịch: Tuyên truyền đảm bảo ATTP tại các khách sạn và các điểm du lịch có dịch vụ ăn uống.

- Báo Hà Nội Mới: Mở chuyên mục “Vì sức khỏe cộng đồng” trên trang 5 và chuyên mục “Mua gì, bán gì, ở đâu?” trên trang 3 của các sbáo ra ngày thứ Hai hằng tuần; đồng thời, mi tun đăng tải từ 4-6 tin, bài, ảnh phản ánh về các vấn đề liên quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm, đưa đầy đủ các thông tin tình hình quản lý an toàn thực phẩm trên toàn Thành phố ở tất cả các ấn phẩm của Báo Hà Nội mới như: Hà Nội mới hằng ngày, Hà Nội mới cuối tuần, Hà Nội mới Ngày nay và Hà Nội mới điện tử...

- Báo Kinh tế Đô thị:y dựng chuyên trang "An toàn thực phẩm" trên các số báo ra ngày thứ 6 hàng tuần. Đồng thời, mỗi tuần đăng tải từ 4-6 tin, bài, ảnh phản ánh về các vấn đề liên quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm, đưa đầy đủ các thông tin tình hình quản lý an toàn thực phẩm trên toàn Thành phố. Ngoài ra, đăng tải đầy đủ các thông tin thời sự liên quan đến an toàn thực phẩm trên các số báo ra hàng ngày và các ấn phẩm của báo Kinh tế Đô thị.

+ Xây dựng chuyên mục: "An toàn thực phẩm" đặt trên trang chủ báo điện tử Kinh tế Đô thị (trang web: www.kinhtedothi.vn), cập nhật tin, bài, ảnh 24/24 giờ trong ngày.

+ Tổ chức sản xuất các clip về “An toàn thực phẩm” trên Báo Kinhtedothi điện tử; Tổ chức các cuộc Tọa đàm trực tuyến về vấn đề này theo định kỳ hoặc khi có sự kiện thời sự.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Tuyên truyền các mô hình bếp ăn bảo đảm an toàn thực phẩm ở các trường học gắn với phong trào dạy tốt, học tốt và các phong trào khác của ngành giáo dục. Tổ chức hội thi bếp ăn tập th an toàn… Tổ chức tuyên truyn, giáo dục về an toàn thực phẩm trong các trường học, huy động giáo viên và học sinh tham gia tích cực công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; triển khai nội dung an toàn thực phẩm giảng dạy ở các cấp học.

9. Các sở, ban, ngành khác (Công an Thành phố, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường, Ban quản lý chợ, siêu thị, chợ đu mi, khu du lịch, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, các cụm công nghiệp...): Tham gia tuyên truyền về ATTP theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị.

10. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã: Xây dựng kế hoạch và triển khai chương trình "Chung tay vì an toàn thực phẩm" giai đoạn 2015-2020 tuyên truyền phổ biến kiến thức ATTP, nâng cao nhận thức, thực hành của người quản lý lãnh đạo, người chế biến kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn quản lý theo các nội dung tuyên truyền ATTP. Chỉ đạo các ban ngành đoàn thể và UBND các xã, phường, thị trấn có kế hoạch cụ thể trin khai thực hiện.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

- Kinh phí hỗ trợ của địa phương, nguồn xã hội hóa, hỗ trợ của các cơ sở, doanh nghiệp.

- Tháng 9 hàng năm, các đơn vị xây dựng kế hoạch truyền thông, dự toán kinh phí gửi Sở Y tế tổng hợp để trình UBND Thành phố phê duyệt kinh phí cho năm sau.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai Chương trình truyền thông "Chung tay vì an toàn thực phẩm" Thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 hàng năm, gửi về Sở Y tế Hà Nội để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố./.

(Đơn vị nhận báo cáo: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội. Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh - Đng Đa - Hà Nội. Điện thoại: 043.8358976. Fax 0437759839. Email: ccvsattp_soyt@hanoi.gov.vn)

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế; Cục ATTP; (để báo cáo)
- Văn phòng Chính phủ; (để báo cáo)
- Thường trực Thành ủy; (để báo cáo)
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
(để báo cáo)
- Thường trực HĐND TP;
(để báo cáo)
- Đ/c Chtịch UBND TP; (để báo cáo)
- Các PCT UBND TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- UBND các Q, H, TX;
- VP UBNDTP: CVP, các PVP; Phòng: VX, CT, NN, TH;
- Lưu VT, VXTh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 





Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm Ban hành: 25/04/2012 | Cập nhật: 27/04/2012