Báo cáo 174/BC-UBND về tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 năm 2013 tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu: 174/BC-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Đoàn Vinh Quang
Ngày ban hành: 30/08/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 174/BC-UBND

Lâm Đồng, ngày 30 tháng 08 năm 2013

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 8 NĂM 2013

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Sản xuất nông - lâm nghiệp

Trong tháng 8/2013, toàn tỉnh tập trung chủ yếu cho thu hoạch vụ Hè thu; sản xuất vụ Mùa; trồng rừng, trồng cây phân tán, phòng chống lụt bão; triển khai phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi nhất là bệnh lở mồm long móng tiếp tục xảy ra trên đàn trâu, bò và heo tại huyện Cát Tiên; kết quả đạt được trong từng lĩnh vực cụ thể như sau:

a) Trồng trọt:

- Sản xuất vụ Hè thu: đến nay cơ bản kết thúc khâu xuống giống cây trồng các loại; tng diện tích gieo trồng ước 40.831 ha, giảm 1,6% (-673 ha) so cùng kỳ. Trong đó, lúa 6.194 ha, giảm 0,95% (-59 ha); ngô 10.724,7 ha, giảm 9,3% (-1.093 ha); rau các loại 17.405 ha, tăng 2,6% (+443 ha); hoa các loại 2.378 ha, tăng 14,8% (+306 ha).

Tính đến ngày 10/8/2013, đã thực hiện thu hoạch vụ Hè thu trên diện tích 19.396 ha cây hàng năm các loại, đạt 47,5% diện tích gieo trồng. Trong đó, lúa 3.583 ha, đạt 57,9%; năng suất bình quân ước 48,8 tạ/ha, giảm 0,56% (-0,27 tạ/ha) so cùng kỳ; ngô 2.585,6 ha, đạt 24,1%, năng suất bình quân ước 49,7 tạ/ha, tăng 0,52% (+0,25 tạ/ha); rau 9.607 ha, đạt 55,2%, năng suất bình quân ước 332,1 tạ/ha, tăng 1,55% (+5,1 tạ/ha); hoa các loại 1.771,4 ha, đạt 85,5% diện tích gieo trồng.

- Sản xuất vụ Mùa: toàn tỉnh đã gieo trồng 20.384 ha cây hàng năm các loại, giảm 8,4% (-1.626 ha) so cùng kỳ. Trong đó, lúa 10.885 ha, giảm 7,1%; ngô 239,3 ha, tăng 13,6% (+28,6 ha); rau 6.268 ha, tăng 0,28% (+17,5 ha); hoa các loại 218,6 ha.

- Trồng mới và chuyn đi cây lâu năm: toàn tỉnh thực hiện trồng mới và chuyển đổi các loại cây lâu năm đạt 7.230 ha, tăng 89,7 % (+3.419 ha) so cùng kỳ[1], trong đó: cà phê 4.299 ha, tăng 156,8%, chủ yếu do chuyển đổi một số cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng cà phê, trồng trên đất lâm nghiệp và trồng xen[2]; chè 210 ha, bằng 53,7% so cùng kỳ, chủ yếu chuyển đổi diện tích chè cũ già cỗi, năng suất kém sang trồng giống mới chất lượng và giá trị kinh tế cao như Olong, Kim tuyên, TB14, LD97 (Bảo Lâm 166,8 ha, Đạ Huoai 19 ha, Bảo Lộc 14 ha...); cao su 1.916 ha[3]; dâu tằm 223 ha; cây ăn trái 491 ha. Chương trình tái canh cây cà phê hiện chỉ có huyện Di Linh đã triển khai giải ngân cho các hộ đăng ký; các huyện Đức Trọng, Bảo Lâm cũng đang tích cực trin khai công tác chuẩn bị.

- Tình hình dịch bệnh trên cây trồng:

+ Trên cây lúa: Toàn tỉnh có 896 ha nhiễm rầy ở mức độ nhẹ và trung bình, giảm 17% so với cùng kỳ (giảm 192 ha); 1.961 ha bị bệnh đạo ôn lá, tăng 1.346 ha so với cùng kỳ[4].

+ Trên cây cà phê: có 3.082 ha bị sâu đục thân, giảm 78 ha so với tháng trước (trong đó có 1.170 ha có tỷ lệ cây bị sâu đục thân ở mức trên 30%; diện tích còn lại bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ và trung bình dưới 30%)

+ Trên cây rau: có 675 ha bị sưng rễ (tỷ lệ hại 6,8 - 30%), giảm 298 ha so với cùng kỳ, trong đó có 70,6 ha nhiễm nặng (tỷ lệ hại 20 - 30%).

Ngành chức năng đã và đang phối hợp cùng các địa phương trin khai các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

- Công tác quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản: Trong tháng, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra 06 cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến chè tại thành phố Bảo Lộc[5]. Kết quả, phát hiện 3 cơ sở kinh doanh không đúng ngành nghề quy định; 04 cơ sở không công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phm; hiện tại chưa phát hiện có chè “bẩn” dùng làm thực phẩm; đã lấy 12 mẫu chè gửi đi phân tích chất lượng và an toàn thực phm (hiện chưa có kết quả). UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, chế biến trà tại thành phố Bảo Lộc.

b) Chăn nuôi

- Trong tháng 8/2013 tiếp tục ổn định tổng đàn gia súc, gia cầm. Hiện nay, giá sản phm chăn nuôi đang phục hồi, giá heo hơi tại thời điểm này dao động từ 42.000 - 45.000đ/kg. Tuy nhiên, do giá thức ăn chăn nuôi tăng làm cho chi phí đầu vào cao nên hiệu quả chăn nuôi thấp.

- Tình hình dịch bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm: dịch lở mồm, long móng trên đàn gia súc đang diễn biến phức tạp tại huyện Cát Tiên. Theo báo cáo của UBND huyện, lũy kế đến ngày 28/8/2013 có 04 xã (gồm: Phù Mỹ, Phước Cát 1, Mỹ Lâm và Đức Phổ)/13 thôn/77 hộ/201 con trâu bò/323 con tổng đàn và 13 con heo/45 con tổng đàn mắc bệnh. Đã tiêu hủy 08 con trâu, bò, trọng lượng tiêu hủy 1.737 kg; 45 con heo, trọng lượng tiêu hủy 2.291 kg. Ngành chức năng đang phối hợp cùng địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh, tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa lây lan.

Đến hết ngày 20/8/2013, đã tiêm được 6.160 con đạt tỷ lệ 77,6%/ tổng đàn. Ngoài ra đã cấp phát 1.907 lít thuốc sát trùng cho 12/12 xã, thị trấn để thực hiện khử trùng. Theo nhận định của ngành chức năng: dịch bệnh đang được khống chế và có chiều hướng tiến triển tốt trong thời gian tới; trong ngày 28/8/2013 không có trâu, bò, heo bị bệnh phát sinh mới. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu trong giai đoạn chuyển mùa; thức ăn khan hiếm, sự vận chuyển trâu bò lậu... các ngành, các địa phương, các tổ chức và hộ gia đình phải chủ động và tích cực phòng chống không để lây lan ngoài tầm kiểm soát.

- Công tác kiểm dịch động vật: đã kiểm dịch xuất tỉnh 18.104 con heo, 70 con trâu bò, 74.309 con gia cầm. Kiểm dịch nhập tỉnh 10.946 con heo, 724 con trâu bò, 243.555 con gia cầm, 593 xe phân gia súc gia cầm. Qua kim dịch đã phát hiện và lập biên bản 6 trường hợp vi phạm (giảm 5 trường hợp so với cùng kỳ năm trước), đã xử lý 6 trường hp (có 3 trường hợp tháng trước chuyển qua), thu phạt 9,75 triệu đồng, còn 3 trường hp chưa xử lý.

c) Lâm nghiệp

- Lâm sinh: Đến nay các đơn vị đã trồng 191.154 cây phân tán; 353.624 cây (diện tích 158,9 ha) rừng phân tán; tiếp tục thực hiện công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng với diện tích là 374.274 ha[6] cho 22.752 hộ[7] và 50 đơn vị tổ chức.

- Khai thác lâm sản: Tổng khối lượng lâm sản do các đơn vị khai thác đã được nghiệm thu, xác nhận, đóng búa kiểm lâm trong tháng 8 là 5.625 m3, giảm 1.481 m3 so với cùng kỳ; trong đó: gỗ khai thác tận thu, tận dụng 3.919m3; khai thác rừng trồng 1.405 m3; từ đề án khai thác rừng thông là 300,3 m3. Từ đầu năm đến nay đã khai thác 90.446 m3 gỗ tròn các loại, giảm 24,6% so với cùng kỳ; trong đó: nghiệm thu khai thác chính các năm trước chuyển qua 2.622 m3; khai thác tận thu, tận dụng 70.638 m3; khai thác rừng trồng 16.844m3; từ đề án khai thác rừng thông 300,3 m3.

- Tình hình vi phạm lâm luật: Trong tháng lực lượng chức năng đã phát hiện, lập biên bản 173 vụ vi phạm lâm luật, giảm 10% so với cùng kỳ (giảm 19 vụ); trong đó: phá rừng trái phép 54 vụ (tăng 17 vụ), diện tích rừng bị phá 10,28 ha (tăng 5,63 ha). Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 165 vụ; trong đó xử phạt vi phạm hành chính 160 vụ, chuyển xử lý hình sự 5 vụ; lâm sản tịch thu qua xử lý vi phạm 183,6 m3 gỗ các loại (giảm 4,08m3); động vật rừng hoang dã 15 cá thể; thu nộp ngân sách 1,296 tỷ đồng, tăng 426 triệu đồng so với cùng kỳ.

2. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 14,1% so cùng kỳ. Trong đó: ngành khai khoáng tăng 13,4%; công nghiệp chế biến tăng 21,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,2%. Một số sản phm chủ yếu tăng mạnh so cùng kỳ: may quần áo bảo hộ lao động 65,4 ngàn cái, tăng gấp 27,2 lần[8]; rau ướp lạnh 0,59 ngàn tấn, tăng 50,7%; phân hỗn hợp NPK đạt 9,2 ngàn tấn, tăng 11,7%; quả và hạt ướp lạnh đạt 0,35 ngàn tấn, tăng 4,2%; chè chế biến các loại 2,1 ngàn tấn, tăng 2,8%. Riêng sản phẩm alumin dự ước tháng 8 sản xuất 12.000 tấn, ước 8 tháng đạt 90.040 tấn; đã tiêu thụ 45.916,42 tấn với tổng trị giá 275.498 triệu đồng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng ước tăng 6,95% so với cùng kỳ, trong đó ngành khai khoáng tăng 4,2%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,8%; sản xuất và phân phối điện giảm 3,3%; cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 7,5%.

3. Đầu tư xây dựng cơ bản

Khối lượng thực hiện 8 tháng ước 1.370 tỷ đồng, bằng 54,7% kế hoạch; cấp phát tạm ứng và thanh toán 1.410 tỷ đồng, bằng 56,3% kế hoạch[9]. Một số dự án lớn như: Quốc lộ 20, đường Trường sơn Đông, đường cao tốc Hồ Tuyền Lâm - QL20, Trung tâm HC tỉnh, Khu Ký túc xá sinh viên tiến độ triển khai còn chậm do đang khó khăn về nguồn vốn.

4. Lĩnh vực Thương mại, Dịch vụ, giá cả

a) Thương mại:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 8/2013 đạt 3.117 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ; trong đó kinh tế nhà nước đạt 271 tỷ đồng, tăng 8,2%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.831 tỷ đồng, tăng 21,8% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15,5 tỷ đồng tăng 2,8%. Một số nhóm hàng tăng mạnh như: nhóm hàng lương thực thực phẩm tăng 25,5%, nhóm đdùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 310 triệu đồng tăng 28,7%, nhóm xăng du đạt 307 tỷ đồng tăng 29%. Ước 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 24.434 tỷ đồng tăng 18%; trong đó kinh tế nhà nước đạt 2.251 tỷ đng, tăng 9,6%; kinh tế ngoài nhà nước 22.056 tỷ đồng, tăng 19,1% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 126,6 tỷ đồng tăng 2,8%.

b) Dịch vụ:

- Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống, ước tháng 8/2013 đạt 400,3 tỷ đồng, tăng 23%. Ước 8 tháng 3.250 tỷ đồng, tăng 32% so cùng kỳ.

- Hoạt động du lịch: trong tháng 8/2013, do liên tục bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa bão; bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng cò khách, bắt chẹt và hành hung khách; một số điểm du lịch, đường QL như: Thác Cam Ly, Hồ Than Thở, Thác Ponggour, quốc lộ 20 xuống cấp nhưng chưa được tu bkịp thời; làm ảnh hưởng đến việc tổ chức tour đến Lâm Đồng của một số hãng lữ hành nên khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng giảm mạnh so với cùng kỳ. Ước tháng 8 đạt 300.540 lượt, giảm 7,9%; trong đó, khách quốc tế 10.060 lượt, giảm 21% và khách nội địa 290.480 lượt, giảm 7,4%. Trong 8 tháng đầu năm 2013, khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt 2.856.979 lượt khách; trong đó, khách quốc tế 140.106 lượt, tăng 11,86% và khách nội địa 2.716.643 lượt, tăng 3,01%[10]

- Vận tải hành khách tháng 8 ước đạt 2.539 nghìn hành khách, tăng 4,4% và luân chuyển đạt 216.404 nghìn hành khách.km, tăng 8,1%; ước 8 tháng đạt 21.355,3 nghìn hành khách, tăng 0,45% và luân chuyển đạt 1.900.012 nghìn hành khách.km, tăng 6,3%.

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển ước tháng 8/2013 đạt 625 nghìn tấn, tăng 7,2% và luân chuyển 75.527 nghìn tấn.km, tăng 8,8%; ước 8 tháng đạt 4.555 nghìn tấn, tăng 6,4% và luân chuyn đạt 548.067 nghìn tấn.km, tăng 6,6%.

- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tháng 8 đạt 264.356 triệu đồng, tăng 22,2%; ước 8 tháng 2.074.531 triệu đồng, tăng 15,9%.

- Hoạt động bưu chính viễn thông: Doanh thu tháng 8 ước 154.792 triệu đồng, giảm 2,95%; ước 8 tháng 1.259.993 triệu đồng, giảm 8,4%; số thuê bao điện thoại phát triển mới trong tháng 8 ước đạt 2.300 thuê bao, bằng 39,7% so với cùng kỳ; trong đó thuê bao di động 1.900 thuê bao, thuê bao cố định đạt 400 thuê bao; thuê bao internet phát triển mới 1.210 thuê bao. Trong 8 tháng năm 2013, số thuê bao điện thoại phát triển mới đạt 17.642 thuê bao, số thuê bao internet phát triển mới đạt 10.506 thuê bao.

c) Chỉ số giá tiêu dùng

- Trong tháng 8/2013, tình hình thị trường, giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng nhẹ do ảnh hưởng của giá xăng dầu, giá điện, giá gas trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2013 tăng 0,38% so với tháng 7/2013, tăng 1,58% so với tháng 12/2012 và tăng 8,4% so cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng chỉ số CPI tăng 8,62% so với bình quân 8 tháng năm 2012. So tháng trước, hầu hết các nhóm hàng hóa tăng từ 0,11% đến 1,4%[11]. Giá vàng trên địa bàn tỉnh trong tháng 8/2013 dao động từ 3.460.000 - 3.480.000 đồng/chỉ, tăng 0,55% so với tháng trước và giảm 17,91% so cùng kỳ; bình quân 8 tháng giảm 8,17%. Chỉ số giá USD tháng 8/2013 giảm 0,04% so với tháng trước và tăng 1,61% so cùng kỳ; bình quân 8 tháng tăng 0,47 so cùng kỳ năm trước.

5. Xuất, nhập khẩu

- Kim ngạch xuất khẩu tháng 8 ước 21.047 nghìn USD, tăng 0,3%. Ước 8 tháng đạt 189.330 nghìn USD, tăng 9,1%. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 8 tháng như cà phê 52.794,5 tấn, tăng 7,57%; chè chế biến 7.999 tấn, tăng 12,2%; rau quả 8.365,6 tấn, tăng 0,85% về lượng.

- Kim ngạch nhập khẩu tháng 8 ước 3.015 nghìn USD, tăng 18,9% so cùng kỳ; ước 8 tháng đạt 27.430 nghìn USD, tăng 46,8%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tơ, xơ, sợi dệt, vải may mặc cho hoạt động ngành dệt may và nhóm hàng hóa khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

6. Tình hình doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư

- Tình hình ĐKKD doanh nghiệp trong nước: tính đến ngày 20/8/2013 đã cấp ĐKKD cho 46 doanh nghiệp; 14 chi nhánh và 07 văn phòng đại diện với tổng vốn đăng ký 109,6 tỷ đồng; cấp thay đổi bổ sung ĐKKD cho 68 trường hợp. Từ đầu năm đến ngày 20/8/2013 đã cấp ĐKKD cho 432 doanh nghiệp ĐKKD, 71 chi nhánh và 18 văn phòng đại diện với tổng vốn ĐKKD là 1.685,22 tỷ đồng; cấp thay đổi bổ sung ĐKKD cho 707 trường hợp với tổng vốn bổ sung tăng 592,23 tỷ đồng.

- Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài: trong 8 tháng có 04 dự án được cấp giấy CNĐT với tổng vốn đầu tư đăng ký 9,087 triệu USD, điều chỉnh giấy CNĐT cho 13 dự án (điều chỉnh bổ sung mục tiêu, thay đổi tên chủ đầu tư, tên công ty, loại hình doanh nghiệp và điều chỉnh vốn giảm 3.089.153 USD); thu hồi giấy CNĐT của 01 dự án trong KCN với số vốn đăng ký 2,5 triệu USD.

- Tình hình thu hút vốn đầu tư trong nước: trong tháng 8/2013, có 01 dự án công nghiệp và 01 dự án nông nghiệp được cấp Giấy CNĐT với số vốn đăng ký 33,43 tỷ đồng, quy mô diện tích 128,43 ha; không có dự án thu hồi. Trong 8 tháng có 31 dự án được cấp Giấy CNĐT với số vốn đăng ký đầu tư 1.574,4 tỷ đồng, quy mô diện tích 1.516,45 ha; thu hồi 05 dự án với tng vốn đăng ký 1.080,7 tỷ đồng (thu hồi 01 chủ trương, 01 thỏa thuận địa điểm đầu tư và 03 Giấy CNĐT).

7. Thu, chi ngân sách nhà nước

- Thu ngân sách nhà nước ước tháng 8 đạt 332,8 tỷ; lũy kế 8 tháng ước đạt 2.607,3 tỷ đồng, bằng 47,4% DTĐP, tăng 4,06% so cùng kỳ[12]. Thu ngân sách địa phương ước tháng 8 đạt 571,8 tỷ; lũy kế 8 tháng đạt 6.756,7 tỷ đồng, bằng 85,6% DTĐP, tăng 4,95% so cùng kỳ.

- Tổng chi ngân sách địa phương ước tháng 8 đạt 625,5 tỷ; lũy kế 8 tháng đạt 6.469,3 tỷ đồng, bằng 76,7% DTĐP, tăng 3,9% so cùng kỳ[13];

8. Ngân hàng:

Đến ngày 17/8/2013, tổng nguồn vốn huy động 20.142 tỷ, tăng 867 tỷ (+4,5%) so đầu năm; trong đó nguồn huy động từ dân cư là 16.902 tỷ, tăng 1.247 tỷ (+7,8%). Tổng dư nợ 24.521 tỷ, tăng 2.063 tỷ (+9,2%). Nợ xấu 399 tỷ, chiếm 1,6% trên tổng dư nợ, tăng 18%.

Kết quả thực hiện một số chủ trương, chính sách đến 31/7/2013:

- Dư nợ cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng vay đđáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành nghề kinh tế 6.290 tỷ với 27.857 khách hàng còn dư nợ với lãi suất chủ yếu từ 9%/năm - 13%/năm.

- Dư nợ có lãi suất trên 15% tại các NHTM đến ngày báo cáo chỉ còn chiếm 2,6% tng dư nợ, giảm 6,3% so đầu năm; từ trên 13%/năm-15%/năm chiếm 10,8%; từ trên 11%/năm-13%/năm chiếm 59,1%; từ 9%-11% chiếm 25%; lãi suất dưới 9% năm chiếm 2,5%.

- Dư nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại các NHTM đạt 842 tỷ đồng, chiếm 4,2% với 609 khách hàng.

- Dư nợ cho vay phát triển nông thôn 13.972 tỷ, chiếm 57,52% tổng dư nợ toàn địa bàn, so với năm trước tăng 12,28%, đạt trên 97,82% kế hoạch dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn năm 2013.

- Dư nợ cho vay chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới 5.063 tỷ, chiếm 20,7% tổng dư nợ toàn địa bàn trong đó dư nợ cho vay xã Tân Hội là 163 tỷ.

9. Lĩnh vực văn hóa, xã hội

a) Văn hóa thể thao:

- Trong tháng, tiếp tục tuyên truyền các Nghị quyết của Đảng; tuyên truyền kỷ niệm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 2/9 và kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII; chương trình “Gặp gỡ doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và doanh nhân trong nước” lần II tại Đà Lạt; chuẩn bị triển lãm tư liệu hình ảnh về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND thành phố Đà Lạt triển khai thực hiện Kế hoạch Liên tịch số 2429/KH-BNG-UBND ngày 28/6/2013 của Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Lâm Đồng về tổ chức Festival Di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN lần thứ nhất, Đà Lạt - Lâm Đồng 2013; Kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển; Festival hoa Đà Lạt lần thứ V; Công bố Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt và Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt, theo Quyết định số 2359/QĐ-BVHTTDL ngày 02 tháng 7 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Hoạt động thể dục thể thao:

+ Thể thao thành tích cao: trong tháng, cử đoàn vận động viên tham dự 04 giải thể thao khu vực, quốc gia, quốc tế theo kế hoạch gồm: bóng bàn trẻ; Thể dục thể hình trẻ, Điền kinh quốc tế mở rộng, Vô địch Võ ctruyền. Kết quả đạt: 10 huy chương (2 vàng, 3 bạc, 5 đồng). Tính từ đầu năm đến nay thành tích thể thao Lâm Đồng đạt được tại các giải quốc gia: 160 huy chương (43 vàng, 42 bạc và 75 đồng). Phối hợp tổ chức giải Vô địch Bóng rổ trẻ nam, nữ toàn quốc tại thành phố Bảo Lộc, giải Vô địch Cờ vua trẻ toàn quốc và giải Vô địch Cờ vua trẻ nhanh và chóp nhoáng toàn quốc tại thành phố Đà Lạt.

+ Thể thao quần chúng: tổ chức thành công 4 giải trong khuôn khổ Đại hội TDTT tỉnh gồm: Quần vợt, cầu lông, Taekwondo và giải Karatedo. Tính đến hết tháng 8/2013, đã tổ chức 7 giải thể thao trong Đại hội cấp tỉnh, trao 26 bộ huy chương.

- Về Giáo dục - Đào tạo: Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên năm 2013; thủ tục thuyên chuyển, tiếp nhận, điều động và bổ nhiệm cán bộ quản lý, giáo viên. Chuẩn bị cơ sở vật chất trường lớp; đy nhanh tiến độ xây dựng trường trung học cơ sở, trung học ph thông đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch; đảm bảo đủ phòng học 2 ca, không còn lớp học ca 3. Tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2012-2013, triển khai nhiệm vụ năm học 2013-2014; tng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013. Huy động học sinh vào lớp 1, tuyn sinh lớp 6 và lp 10, thực hiện tốt ngày tựu trường 19/08 và đang chun bị khai giảng năm học mới vào ngày 05/09/2013.

- Về Y tế: trong tháng, ngoài nhiệm vụ chuyên môn; ngành y tế tiếp tục tăng cường giám sát chặt chẽ công tác vệ sinh an toàn thực phm; giám sát các bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, sốt rét, cúm A H1N1 và cúm A H5N1. Bệnh tay chân miệng cơ bản được khống chế, không có vụ ngộ độc thực phm nào xảy ra. Riêng cúm A (H1N1) hiện có 01 trường hợp tại xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương mắc bệnh và đã tử vong vào ngày 19/8/2013; không xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Trong tháng, toàn tỉnh có 21 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 33 trường hợp mắc sốt rét, tăng 07 trường hợp so cùng kỳ, không có tử vong; 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 06 trường hợp so cùng kỳ, không có tử vong; 44 bệnh nhân lao mới, không có tử vong, đang quản lý điều trị 438 trường hợp; 01 bệnh nhân phong mới, đang điều trị cho 03 bệnh nhân, chăm sóc tàn phế cho 173 bệnh nhân và quản lý 219 trường hợp; 12 trường hp nhiễm HIV mới (tích lũy: 2.040 trường hợp); không có trường hợp mắc AIDS mới (tích lũy: 416 trường hợp); không có tử vong do AIDS mới (tích lũy: 275 trường hợp). Từ đầu năm đến nay đã tiêm chủng đầy đủ 6 loại vắc xin cho hơn 14 ngàn trẻ dưới 1 tuổi, tiêm phòng uốn ván cho hơn 12 ngàn phụ nữ có thai và gần 7 ngàn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tổ chức tuyên truyền Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ (01- 07/08/2013), khám chữa bệnh miễn phí cho các nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật nhân ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (10/8).

10. Lĩnh vực nội chính

- Trong tháng, đã tiếp 175 lượt công dân, lãnh đạo UBND tỉnh đã trực tiếp tiếp 05 lượt (có 01 đoàn đông người). Nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng; bố trí tái định cư... Qua tiếp dân đã kịp thời giải thích, hướng dẫn và xử lý các đơn thư phát sinh.

- Toàn tỉnh tiếp nhận 346 đơn; trong đó: số đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết là 272 đơn (260 khiếu nại, 12 tố cáo); 151 đơn chuyển từ tháng 7 sang. Đến nay toàn tỉnh đã giải quyết được 68 đơn (67 khiếu nại, 01 tố cáo); số đơn còn phải tiếp tục giải quyết là 204 đơn (193 khiếu nại - 11 tố cáo). Các cấp đã ban hành 89 văn bản giải quyết. Hiện còn 21 vụ việc có tính chất phức tạp (Đà Lạt 06 vụ; Đức Trọng 01 vụ; Đơn Dương 01 vụ; Đam Rông 03 vụ; Di Linh 05 vụ; Bảo Lộc 04 vụ và Cát Tiên 01 vụ).

- Về an toàn giao thông: trong tháng, toàn tỉnh xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông, làm chết 14 người và làm bị thương 12 người; so với tháng trước tăng 01 vụ, tăng 09 người chết, giảm 02 người bị thương. Lũy kế 8 tháng toàn tỉnh xảy ra 182 vụ, làm chết 103 người và làm bị thương 152 người; so cùng kỳ giảm 62 vụ, tăng 04 người chết, giảm 80 người bị thương. Hiện đang quản lý 27.622 ô tô, 648.279 mô tô và 112 phương tiện đường thủy. Trong tháng, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 4.558 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; tổng số tiền xử phạt gần 2,5 tỷ đồng, tước 120 giấy phép lái xe, tạm giữ 3 ô tô và 424 mô tô.

- Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp tục giữ vững và ổn định, công tác đấu tranh phòng chống, ngăn chặn các vụ phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội tiếp tục được tăng cường, không đxảy ra điểm nóng.

* Đánh giá chung: Trong 8 tháng; tuy gặp nhiều khó khăn về tình hình hạn hán trong quý 1/2013, ảnh hưởng của bão lũ trong tháng 7-8/2013, dịch bệnh trên cây trồng; dịch lở mồm long móng trên đàn trâu, bò tại huyện Cát Tiên cũng như tình hình khó khăn chung; nhưng một số lĩnh vực như công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú và ăn uống,... tiếp tục phát trin tốt; chú trọng thu hút các dự án đầu tư một cách có chọn lọc; một số dự án phát huy hiệu quả tốt, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo kế hoạch; lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm; công tác chun bị các điều kiện đ tchức Tuần văn hóa Lễ hội, tổ chức lễ khai giảng năm học 2013-2014 tiếp tục được triển khai nghiêm túc; công tác điều hành chi ngân sách đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội và các khoản chi bức thiết khác; trật tự an toàn xã hội tiếp tục giữ vững và ổn định.

* Tồn tại, hạn chế: Một số lĩnh vực triển khai còn chậm, đặc biệt là một số dự án lớn (Trung tâm hành chính, Khu Ký túc xá sinh viên,...) và các dự án sử dụng vốn từ nguồn thu sử dụng đất; thu ngân sách 8 tháng đạt thấp; đặc biệt là thuế, phí mặc dù đã có nhiều giải pháp nhưng chuyn biến chậm; dịch lở mồm long móng tại huyện Cát Tiên chưa được khống chế dứt điểm; tình trạng trộm cắp, hành hung khách du lịch còn diễn biến phức tạp; tội phạm TTXH, tội phạm ma túy, số người chết do tai nạn giao thông tăng.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THÁNG 9 NĂM 2013

Trong tháng 9/2013, ngoài nhiệm vụ thường xuyên, UBND tỉnh tập trung tchức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình hành động của tỉnh về thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP , Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ và các Nghị quyết chuyên đề 03, 04, 05 của Tỉnh ủy và 04 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội 4 địa bàn trọng điểm và sơ kết 02 năm thực hiện các nghị quyết này.

2. Về thu, chi ngân sách: Tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2013. Tập trung chỉ đạo công tác thu ngân sách Theo Kết luận số 346-KL/TU ngày 19/8/2013 của Thường trực Tỉnh ủy về “Tình hình thu ngân sách 7 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp thu ngân sách những tháng cuối năm 2013”; tăng cường kim tra, giám sát quản lý thu thuế, chống thất thu thuế nhất là các địa bàn trọng điểm như: Đà Lạt, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; trin khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đthu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới. Đy mạnh công tác hướng dẫn, công khai, minh bạch về thuế, công tác quản lý và điều hành ngân sách, thực hành tiết kiệm; kiên quyết không giải quyết các khoản chi phát sinh ngoài kế hoạch. Tập trung giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản các nguồn vốn; ưu tiên chi lương, chi an sinh xã hội,...

3. Về lĩnh vực nông, lâm nghiệp: Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh trên trên cây trồng và vật nuôi nhất là bệnh lở mồm, long móng đang xảy ra trên đàn trâu, bò, heo tại huyện Cát Tiên; áp dụng các biện pháp xử lý kiên quyết và triệt đ, không đlây lan ngoài tầm kim soát. Tiếp tục chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão và có biện pháp ứng cứu kịp thời. Tiếp tục chỉ đạo công tác trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán; tăng cường kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng ở các địa phương và các đơn vị chủ rừng, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đầu tư có liên quan đến rừng; tăng cường quản lý tài nguyên, khoáng sản; tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng vi phạm lâm luật hiện nay;

4. Chấn chỉnh sản xuất kinh doanh một số mặt hàng thiết yếu; tăng cường công tác hậu kiểm. Tiếp tục rà soát, kim tra lại các cơ sở sản xuất trà tại Bảo Lộc; tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh các mặt hàng hàng nông sản.

5. Rà soát lại tất cả các dự án đầu tư; tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong quá trình trin khai đ đy nhanh tiến đthực hiện các dự án.

- Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách: tiếp tục huy động vốn để hoàn thành dự án Khu Trung tâm hành chính tỉnh, Khu ký túc xá sinh viên, Quốc lộ 20,... hình thành tuyến xe buýt nối với Khu ký túc xá và khuyến khích sinh viên đến ở; giãn tiến độ một số dự án, nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn từ thu sử dụng đất;

- Đối với các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách: tiến hành rà soát, phân loại; tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư; kiên quyết thu hồi các dự án không đầu tư theo cam kết, hoặc cố ý sang nhượng.

6. Về văn hóa - xã hội: Tiếp tục chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức thành công 4 sự kiện vào cuối tháng 12/2013: tchức họp báo, hội thảo, thống nhất kịch bản chương trình lễ khai mạc, bế mạc tuần Văn hóa Lhội. n định trường lớp học, chuẩn bị chu đáo Lễ khai giảng năm học mới 2013-2014; đảm bảo đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cho năm học mới; hoàn thành công tác cử tuyển đại học, cao đng, trung cấp năm 2013. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác kim tra, giám sát dịch trên người; nhất là dịch H1N1 xảy ra tại huyện Đơn Dương và các dịch bệnh nguy hiểm khác; thực hiện các giải pháp phòng chống; ngăn chặn kịp thời khi dịch xảy ra.

7. Đy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước và các địa phương, gắn với nâng cao chất lượng công tác tư vấn, giám sát sự nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết yêu cầu của doanh nghiệp và nhân dân. Tiến hành kim tra, rà soát tiến độ thực hiện các dự án đã được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư để cơ cấu lại các dự án đầu tư cho phù hp với tình hình thực tế.

8. Chuẩn bị nội dung phục vụ hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ và tiếp tục công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.

9. Tập trung giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo; kiên quyết không để xảy ra điểm nóng về khiếu nại. Kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; thực hiện quyết liệt đồng bộ các giải pháp đgiảm thiu tai nạn giao thông trên cả 3 mặt: số vụ, số người chết và số người bị thương./.

 

 

Nơi nhận:
- VPCP (TH, ĐP 4);
- BCĐ Tây Nguyên;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- Các TV UBND tnh;
- Đoàn ĐBQH tại Lâm Đồng;
- UBMTTQVN tỉnh;
- VP TU, các Ban Đảng, UBKT Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tnh;
- Ngân hàng nhà nước tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐ & CV VP UBND tnh;
- Lưu:VT/ TH3.

TL. CHỦ TỊCH
KT. CHÁNH VĂN PHÒNG
PHÓ VĂN PHÒNG




Đoàn Vinh Quang

 



[1] trong đó: Bảo Lâm 1.670 ha, Đạ Tẻh 865 ha, Đạ Huoai 652 ha, Đam Rông 497 ha, Lâm Hà 449 ha, Đức Trọng 306 ha, Bảo Lộc 207 ha, Lạc Dương 93 ha,...

[2] tập trung ở Bảo Lâm 799,7 ha, Đam Rông 425 ha, Đức Trọng 250 ha, Lâm Hà 234 ha, Bảo Lộc 90 ha...

[3] được trồng nhiều ở Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Bảo Lâm và Cát Tiên

[4] Trong đó có 100 ha nhiễm nhẹ (tỷ lệ hại từ 5,7% đến dưới 10 %), 1.135 ha nhiễm trung bình (tỷ lệ hại từ 10% đến dưới 20 %) và 726 ha nặng (tỷ lệ hại trên 20%)

[5] Gồm: Cơ sở sản xuất chè Hồng Thoại, cơ sở kinh doanh chè Võ Tấn Ngọc, cơ sở thu mua, gia công chế biến chè tươi, khô Dũng Linh, Cty TNHH chè Đặng Gia, cơ sở trà Nam Thành, Công ty cổ phần chè Lâm Đồng.

[6] Trong đó: chi tr bằng tiền từ nguồn ngân sách tỉnh 24.401 ha, dự án Phát triển Lâm nghiệp 23.237 ha, chính sách chi tr dịch vụ môi trường rừng 320.971 ha; giao khoán hưởng lợi từ trồng rừng NĐ 135, QĐ 178 và NĐ 01, 30a là 5.665 ha

[7] Trong đó: 5.131 hộ kinh, 17.562 hộ đồng bào dân tộc thiểu s

[8] do công ty Thương mại Sao Vàng may đồ bảo hộ lao động, trang phục quân đội cung cấp toàn quốc

[9] Trong đó:

- Nguồn ngân sách tập trung cấp tnh quản lý ước 230 tỷ đồng, bằng 67,1% so kế hoạch; cấp phát tạm ứng và thanh toán 210 tỷ đồng, bằng 61,2% so kế hoạch.

- Nguồn vốn cấp quyền sử dụng đất ước 140 tỷ đồng, bằng 25% so kế hoạch; cấp phát tạm ứng và thanh toán 205 tỷ đồng, bằng 36,7% so kế hoạch.

- Nguồn vốn x số kiến thiết ước 200 tỷ đồng, bằng 62,5% so kế hoạch; cấp phát tạm ứng và thanh toán 185 tỷ đồng, bằng 57,8% so kế hoạch.

- Nguồn vốn Hỗ trợ mục tiêu theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ước 210 tỷ đồng, bằng 83,9% so kế hoạch; cấp phát tạm ứng và thanh toán 185 tỷ đồng, bằng 73,9% so kế hoạch.

- Nguồn vốn trái phiếu chính phủ ước 140 tỷ đồng, bằng 42,1% so kế hoạch; cấp phát tạm ứng và thanh toán 245 tỷ đồng, bằng 73,6% so kế hoạch.

- Các chương trình mục tiêu quốc gia ước 165 tỷ đồng, bằng 59,4% so kế hoạch; cấp phát tạm ứng và thanh toán 150 tỷ đồng, bằng 54% so kế hoạch.

- Nguồn vn vay kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn ước 135 tỷ đồng, bằng 56,3% so kế hoạch; cấp phát tạm ứng và thanh toán 105 tỷ đồng, bằng 43,8% so kế hoạch.

- Nguồn vốn tăng thu NSĐT năm 2011 ước 90 tỷ đồng, bằng 90% so kế hoạch; cấp phát tạm ứng và thanh toán 80 tỷ đồng, bằng 80% so kế hoạch.

- Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ phục vụ hội nghị AIPA ước 25 tỷ đồng, bằng 100% so kế hoạch; cấp phát tạm ứng và thanh toán 15 t đồng, bằng 60% so kế hoạch.

- Nguồn vốn nước ngoài ước 35 tỷ đồng, bằng 62,5% so kế hoạch; cấp phát tạm ứng và thanh toán 30 tỷ đồng, bằng 53,6% so kế hoạch.

[10] Theo báo cáo của Cục Thống kê: Tổng số khách nghỉ tại các cơ sở lưu trú tháng 8/2013 đạt 291.336 lượt khách, giảm 6,4%; trong đó, khách nội địa 281.847 lượt khách, giảm 5,9%; khách quốc tế 9.489 lượt khách, giảm 17,8%. Ước 8 tháng, số khách nghỉ tại các cơ sở lưu trú đạt 2.129.474 lượt khách, tăng 13,6%; trong đó, khách nội địa đạt 2.015.553 lượt khách, tăng 11,9%; khách quốc tể đạt 113.921 lượt khách, tăng 54,6%.

[11] Cụ th: nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,11%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,14%, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,15%, nhóm giáo dục tăng 0,18%, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,19%, nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,41%, nhóm giao thông 1,32%, nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 1,4%. Riêng 3 nhóm đồ uống và thuốc lá, nhóm thuốc, dịch vụ y tế và nhóm hàng bưu chính viễn thông n định so với tháng trước.

[12] trong đó, các khoản thuế, phí và lệ phí 1.565,3 tỷ đồng, bằng 52,2% DTĐP, tăng 0,7%; các khoản thu từ nhà đất đạt 260,1 tỷ đồng, bằng 36,9% DTĐP, tăng 6,8%. Nhìn chung tiến độ thu tại các địa phương, nhất là các địa phương có nguồn thu lớn còn rất chậm; đến ngày 27/8/2013, tiến độ thu ngân sách cụ thở các địa phương như sau: Có 03 huyện đạt trên 70%, gồm: Đạ Tẻh đạt 79,3% và Đơn Dương 75,6%, Lạc Dương 73,2%; có 02 huyện đạt từ 60-70%, gm: Cát Tiên 65,9% và Đạ Huoai 65,6%; có 02 huyện đạt từ 50 đến dưới 60%, gồm: Đức Trọng 55,8% và Đam Rông 53,1%; các địa phương còn lại đạt dưới 50%, gồm: thành phố Bảo Lộc 47,4%, Di Linh 45,2%, Bảo Lâm 43,8%, Lâm Hà 43,2% và thành ph Đà Lạt 37,6%. Riêng thuế và phí, tiến độ thu đạt từ 50% trở lên gồm: Đạ Huoai 64,6%, Đam Rông 57,2%, thành phố Bảo Lộc 56,3%, Cát Tiên 55,2%, Đơn Dương 55,1%, Đạ Tẻh 52,4% và huyện Đức Trọng 52,4%; các địa phương còn lại đạt từ 25,2%- dưới 50%.

[13] trong đó chi đầu tư phát triển 517,3 tỷ đồng, bằng 45,1% DTĐP, bằng 85,5% so cùng kỳ; chi thường xuyên đạt 3.514,6 tỷ đồng, bằng 67,2% DTĐP, tăng 11,5%.