Kế hoạch 11/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Số hiệu: 11/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Nguyễn Hoàng Giang
Ngày ban hành: 26/02/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bưu chính, viễn thông, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/KH-UBND

Thái Bình, ngày 26 tháng 02 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SỐ HÓA TRUYỀN DẪN, PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Quyết định: số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020; số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 phê duyệt Đ án shóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020; số 1671/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 về việc phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Bình, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CU

1. Mục đích

- Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của các sở, ngành, địa phương và nhân dân trong tỉnh về mục tiêu, kế hoạch trin khai số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất góp phần thực hiện hiệu quả Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 2451/QĐ-TTg của Thủ tướng;

- Chuyển đổi hạ tầng, truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số truyền hình;

- Cung cấp dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của người dân, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh, phục vụ có hiệu quả việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

2. Yêu cầu

- Đến 31/12/2016, toàn tỉnh thực hiện phủ sóng truyền hình mặt đất công nghệ số; không làm gián đoạn các kênh chương trình, đặc biệt là các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu;

- Tận dụng tối đa hạ tầng truyền hình đã được đầu tư; huy động nguồn lực xã hội, doanh nghiệp và ngân sách nhà nước để triển khai số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn toàn tỉnh;

- Xác định rõ nội dung, thời gian và trách nhiệm của các cấp, ngành trong việc thực hiện số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất tại tỉnh.

II. NHIỆM VỤ

1. Năm 2016

- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 01/9/2015 của UBND tỉnh Thái Bình);

- Hết quý III năm 2016, hoàn thành công tác điều tra hiện trạng phương thức thu xem truyền hình trên địa bàn tỉnh, thống kê danh sách các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo để đề xuất phương án hỗ trợ đầu thu truyền hình số theo quy định;

- Quý IV năm 2016, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chương trình hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các đối tượng đủ điều kiện trên địa bàn toàn tỉnh;

- Phấn đấu đến 31/12/2016, đảm bảo 95% số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh có máy thu hình có khả năng thu được các kênh chương trình quảng bá bằng các phương thức truyền dẫn, phát sóng số khác nhau, bao gồm truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình qua Internet và ngừng phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ tương tự để chuyển hoàn toàn sang phát sóng truyền hình số mặt đất.

2. Từ năm 2017 đến năm 2020

- Phát sóng chính thức truyền hình mặt đất công nghệ số để truyền tải các kênh chương trình truyền hình của các đài truyền hình Trung ương và địa phương trên địa bàn toàn tỉnh;

- Đảm bảo 100% hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh có máy thu hình xem được truyền hình số bằng các phương thức truyền dẫn khác nhau.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền

- Tuyên truyền sâu rộng, đồng bộ, có hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, mục đích của Đán số hóa cũng như lợi ích khi chuyển đổi số hóa để nâng cao nhận thức và khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia thực hiện;

- Phổ biến thông tin cần thiết về thời điểm, lộ trình kết thúc truyền hình tương tự để chuyển sang truyền hình số để người dân mua sắm thiết bị phù hợp (máy thu hình số hoặc đầu thu truyền hình số);

- Biên tập, xuất bản ấn phẩm tuyên truyền (tài liệu, tờ rơi, tờ gấp), tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến về “Đán số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020”;

- Xây dựng chuyên mục tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và của Sở Thông tin và Truyền thông.

2. Giải pháp về thị trường và dịch vụ

- Thúc đẩy việc sử dụng các phương thức truyền dẫn, phát sóng truyền hình khác để đẩy nhanh lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình; khuyến khích, tạo điu kiện cho doanh nghiệp đã được cấp phép triển khai các hệ thống truyn hình cáp, truyn hình internet trên cơ sở cnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp cung cp dịch vụ;

- Yêu cầu các doanh nghiệp có Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình cáp, truyền hình smặt đt có trách nhiệm dành dung lượng đtruyền tải (không mã hóa) các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu để đảm bảo tất cả thiết bị thu hình số (máy thu hình số, đầu thu truyền hình số) đều thu được các kênh chương trình này.

3. Giải pháp về t chức bộ máy và nguồn nhân lực

- Về hạ tầng, truyền dẫn phát sóng: Không đầu tư mới các hệ thống tương tự, chỉ bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì hoạt động trong giai đoạn chuyển tiếp đối với máy phát tương tự hiện có.

- Về nhân lực: Từng bước sắp xếp lại nhân lực bộ phận truyền dẫn phát sóng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực theo hướng tập trung vào nhiệm vụ sản xuất nội dung chương trình sau khi kết thúc truyền hình tương tự. Chuẩn hóa đội ngũ quay phim, kỹ thuật viên dựng hình và các cán bộ kỹ thuật khác liên quan đến sản xuất nội dung chương trình đáp ứng sự phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật số.

4. Giải pháp về công nghệ và tiêu chuẩn

- Áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T2, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh, âm thanh MPEG-4 và các phiên bản tiếp theo đối với các máy phát, máy thu truyền hình số, đầu thu truyền hình số theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (QCVN 63:2012/BTTTT), quy chuẩn về tín hiệu phát truyền hình kỹ thuật số DVB-T2 (QCVN 64:2012/BTTTT), quy chuẩn vphổ tần số và tương thích điện tcủa máy phát hình kỹ thuật số DVB-T2 (QCVN 77:2013/BTTTT); từng bước phát triển công nghệ truyền hình có độ phân dải cao (HDTV);

- Đảm bảo các đầu thu truyền hình số được cung cấp trên địa bàn tỉnh Thái Bình có thương hiệu rõ ràng và có hướng dẫn bằng tiếng Việt để đảm bảo quyn lợi người tiêu dùng.

5. Giải pháp về nguồn kinh phí

Huy động nguồn kinh phí từ Trung ương (Quỹ dịch vụ viễn thông công ích), ngân sách địa phương và nguồn vốn của doanh nghiệp để triển khai, thực hiện Đán số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.

IV. T CHỨC THỰC HIỆN

1. S Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì triển khai, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này, phối hợp với các đơn vị có liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện;

- Thực hiện Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch điều tra hiện trạng phương thức thu xem truyn hình của các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh; thng kê danh sách các đối tượng đủ điều kiện được hưởng hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất.

- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho các đối tượng đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh;

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chứng nhận và công bố hợp quy; giám sát việc sử dụng dấu hp quy và duy trì chất lượng sản phẩm đối với máy thu hình có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2, đầu thu truyền hình số trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc thẩm định các đề án, dự án đầu tư phát triển hệ thống truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất;

- Huy động các nguồn vốn đầu tư để triển khai thực hiện Đề án số hóa.

3. Sở Tài chính

Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí kịp thời để triển khai thực hiện Đán số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 theo quy định.

4. Sử Công thương

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát việc kinh doanh các thiết bị thu, phát truyền hình trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do nhà nước quy định.

5. Các sở, ban, ngành liên quan

Căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án của Chính phủ về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.

6. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách của Nhà nước về triển khai số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn;

- Rà soát, cung cấp danh sách các hộ nghèo, hộ cận nghèo; điều tra hiện trạng phương thức thu xem truyền hình của các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn quản lý;

- Phối hợp thực hiện công tác hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các đối tượng đủ điều kiện trên địa bàn đảm bảo kịp thời, chính xác;

- Chỉ đạo Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện sản xuất chương trình theo hướng số hóa đáp ứng yêu cầu cộng tác với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và phát trên các máy phát số của doanh nghiệp cung cấp hạ tầng truyền dẫn, phát sóng.

7. Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình

- Tổ chức phát sóng thường xuyên vào thời gian thích hợp trên các kênh phát thanh, truyền hình của Đài về thời điểm, lộ trình kết thúc truyền hình tương tự để chuyển sang truyền hình số;

- Tuyên truyền về sự cần thiết, lợi ích của việc số hóa truyền hình để nhân dân biết và hưởng ứng thực hiện;

- Từng bước sắp xếp lại bộ phận truyền dẫn, phát sóng; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp với lộ trình số hóa theo hướng tập trung vào nhiệm vụ sản xuất nội dung chương trình sau khi kết thúc truyền hình tương tự trên địa bàn tỉnh;

- Chuyển tải các kênh chương trình của địa phương trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất;

- Phối hợp, cho doanh nghiệp cung cấp hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất thuê lại cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên nhằm khai thác tối đa các cơ shạ tầng đã được đầu tư, đảm bảo hiệu quả, không để gián đoạn việc phát tín hiệu truyền hình trong giai đoạn chuyển đổi.

8. Doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng

- Trin khai đu tư xây dựng hạ tng và cung cp dịch vụ truyền dn, phát sóng truyền hình smặt đất đến cp huyện của tỉnh Thái Bình, đảm bảo mục tiêu phsóng và chất lượng, phù hợp với lộ trình số hóa;

- Đẩy mạnh việc dùng chung cơ sở hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Lưu: VT, KGVX, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Giang

 





Kế hoạch 54/KH-UBND về công tác văn thư, lưu trữ năm 2018 Ban hành: 13/02/2018 | Cập nhật: 25/07/2018