Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2015 thực hiện "Chiến lược và Quy hoạch phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu: 54/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Phạm Đăng Quyền
Ngày ban hành: 16/04/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 04 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030” TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 3181/QĐ-BVHTTDL ngày 30/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành “Kế hoạch thực hiện chiến lược và Quy hoạch phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược, Quy hoạch phát triển Điện ảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện thành công định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ tại Quyết định số 3181/QĐ-BVHTTDL ngày 30/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về “Kế hoạch thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

- Xác định rõ nhiệm vụ cụ thể đối với từng hoạt động để triển khai, thực hiện Kế hoạch Chiến lược và Quy hoạch phát triển Điện ảnh; thời gian hoàn thành, trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, địa phương có liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch.

2. Yêu cầu:

- Triển khai, thực hiện đảm bảo chất lượng, kịp thời các mục tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển điện ảnh của tỉnh.

- Hoạt động điện ảnh phải xuất phát từ yêu cầu và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh, của ngành và của các địa phương, cơ sở.

- Các nhiệm vụ, giải pháp, chính sách đề ra trong kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi, có sự liên kết, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu của Chiến lược và Quy hoạch.

- Đề cao trách nhiệm của ngành chủ quản, các cấp, các ngành, địa phương, đồng thời đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa với các cấp, các ngành trong tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển Điện ảnh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xây dựng Trung tâm Điện ảnh Thanh Hóa thành Trung tâm phát triển toàn diện trong hệ thống phát hành, phổ biến phim trên địa bàn toàn tỉnh và trong hệ thống của ngành điện ảnh Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, theo tinh thần Nghị quyết 33-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (Khóa XI).

Ưu tiên thực hiện dự án xây dựng cụm rạp chiếu phim loại I tại thành phố Thanh Hóa; từng bước đầu tư, nâng cấp, xây mới rạp chiếu phim, cụm rạp chiếu phim có chất lượng cao, hiện đại tại các khu đô thị, các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Sản xuất phim:

Đến năm 2020: Hợp tác, liên doanh, liên kết sản xuất từ 2- 3 phim/năm cho thể loại phim tài liệu khoa học, giới thiệu tiềm năng du lịch văn hóa- lịch sử quê hương Thanh Hóa (phim sản xuất theo đơn đặt hàng của tỉnh, hoặc kinh phí từ nguồn xã hội hóa):

Đến năm 2030: Hợp tác, liên doanh, liên kết sản xuất từ 1- 2 phim truyện/năm (phim sản xuất từ nguồn kinh phí xã hội hóa); 3-5 phim/năm cho thể loại phim tài liệu- khoa học, văn hóa, lịch sử, du lịch (phim sản xuất theo đơn đặt hàng của tỉnh, hoặc kinh phí từ nguồn xã hội hóa).

2.2. Hoạt động phát triển phổ biến phim,

a) Công tác chiếu phim lưu động.

- Đến năm 2015:

+ Số buổi chiếu phim đạt: 1400 buổi chiếu/năm (bình quân 1 thôn bản miền núi 0,8 buổi chiếu/năm).

+ Tỷ lệ chiếu phim truyện Việt Nam, phim tài liệu, khoa học, phim tư liệu lịch sử, tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị đạt 100% số buổi chiếu lưu động.

- Đến năm 2020:

+ Số buổi chiếu đạt: 1.600 buổi/năm (bình quân mỗi thôn bản miền núi đạt 1 buổi chiếu/năm)

+ Số lượt người xem: 300 - 400 người xem/buổi chiếu

+ Tỷ lệ chiếu phim truyện Việt Nam, phim tài liệu khoa học lịch sử tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị đạt 100% số buổi chiếu lưu động.

+ Triển khai chiếu phim chuyên đề lịch sử, văn học cho học sinh, sinh viên các trường học 1 lần/năm.

- Đến năm 2030:

+ Tăng số buổi chiếu phim lưu động phục vụ các huyện miền núi tập trung các xã, làng, bản thuộc khu vực II, khu vực III.

+ Số buổi chiếu đạt: 1800 buổi

+ Số lượt người xem đạt: 400 - 500 người xem/buổi chiếu

+ Tỷ lệ phim truyện Việt Nam, phim tài liệu khoa học, phim giáo dục truyền thống cách mạng, đề tài lịch sử, tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị đạt 100% số buổi chiếu phim lưu động.

+ Cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các tổ chức đoàn thể chính trị tham gia tổ chức các buổi chiếu phim cùng Trung tâm Điện ảnh tỉnh. Hoạt động chiếu bóng đưa vào nội dung hoạt động của nhà văn hóa làng, xã, thôn, bản.

b) Đầu tư xây dựng mới rạp chiếu phim,

- Đến năm 2015:

Triển khai thực hiện quy hoạch diện tích đất giành cho xây dựng cụm rạp chiếu phim loại I tại thành phố Thanh Hóa, rạp chiếu phim tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, Khu Đô thị Ngọc Lặc, Khu Công nghiệp mía đường Lam Sơn - Sao Vàng và thị xã: Bỉm Sơn, Sầm Sơn.

- Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:

Đầu tư xây mới cụm rạp chiếu phim loại I tại thành phố Thanh Hóa quy mô 05 phòng chiếu, 1.000 ghế ngồi trên diện tích đất từ 03ha đến 05ha, với công nghệ và trang bị máy móc hiện đại.

Trong đó:

+ Phòng chiếu chính phim HD có 450 ghế ngồi.

+ 01 phòng chiếu phục vụ nghiên cứu và minh họa VHNT 100 ghế

+ 01 phòng chiếu phim 3D 200 ghế ngồi.

+ 01 phòng chiếu phim 4D 50 ghế ngồi.

+ 01 phòng chiếu phim phục vụ thiếu nhi 200 ghế ngồi.

- Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030:

Đầu tư xây dựng các công trình thiết chế văn hóa tổng hợp gồm 1 đến 3 chức năng (rạp, cụm rạp chiếu phim, rạp hát, nhà triển lãm) tại thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn, đô thị Nghi Sơn, đô thị Ngọc Lặc, khu công nghiệp - công nghệ cao gắn với đô thị Lam Sơn - Sao Vàng.

Quy mô thiết chế văn hóa tổng hợp tại mỗi đô thị, khu kinh tế trọng điểm: 600 ghế phục vụ chức năng nhà hát hoặc rạp chiếu phim hoặc kết hợp cả chức năng nhà hát và rạp chiếu phim.

Nâng cấp, cải tạo các nhà văn hóa huyện, thị trở thành nhà văn hóa đa chức năng để phục vụ hoạt động biểu diễn nghệ thuật và chiếu phim.

(Quy mô, diện tích, công năng các dự án tại phụ lục số 01).

2.3. Về đào tạo nguồn nhân lực.

- Tập trung đào tạo, tuyển dụng những ngành nghề chủ yếu: Đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, thiết kế mỹ thuật, kỹ thuật tin học; tuyên truyền thuyết minh, quảng cáo tiếp thị, vận hành thiết bị kỹ thuật chiếu phim.

- Hình thức đào tạo: Bồi dưỡng nâng cao tay nghề ngắn hạn, đào tạo chính quy trong nước và nước ngoài.

- Có chính sách tuyển dụng ưu tiên đối với sinh viên khá, giỏi, thông thạo ngoại ngữ và tiếng dân tộc thiểu số, có tay nghề cao trong các lĩnh vực chuyên ngành điện ảnh.

III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Tuyên truyền, vận động, khai thác các tiềm lực để phát triển điện ảnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong các cấp ủy đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của điện ảnh với phát triển kinh tế - xã hội, dưới nhiều loại hình truyền tải phong phú, đa dạng; thực hiện các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ của nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ... kết hợp với mục tiêu phát triển văn hóa, trong đó có điện ảnh, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ trong cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cơ sở và hạt nhân phong trào cơ sở về chính sách, pháp luật của nhà nước ban hành có liên quan đến điện ảnh.

- Tăng cường quảng bá, giới thiệu các tác phẩm điện ảnh có giá trị tư tưởng cao, đặc biệt các tác phẩm ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tác phẩm phản ánh bản lĩnh, tâm hồn, trí tuệ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đến đông đảo cán bộ, nhân dân, bạn bè trong nước và quốc tế.

2. Tăng cường quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển điện ảnh.

- Quản lý Nhà nước mang tính định hướng các lĩnh vực hoạt động điện ảnh theo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; tổ chức sơ kết, tổng kết theo kỳ hạn hoặc theo đề án, công việc cụ thể.

- Triển khai, thực hiện nghiêm chỉnh Luật Điện ảnh và Nghị định 54/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12.

- Thực hiện tốt công tác khảo sát, đánh giá hiện trạng công trình, công tác quản lý, khai thác; việc lập dự án, phê duyệt dự án đầu tư, cải tạo xây dựng các công trình, các hoạt động điện ảnh phải tuân thủ quy hoạch, quyết định được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành với các cơ quan hữu quan trong kiểm tra, thanh tra, khen thưởng... thuộc lĩnh vực hoạt động điện ảnh.

3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện ảnh, đảm bảo về chất lượng, số lượng, trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển điện ảnh.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực điện ảnh, đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực quản lý và đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật có tay nghề cao.

- Tăng cường mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ từ tuyến tỉnh đến cơ sở về công tác chuyên môn, chuyên ngành điện ảnh (biên kịch, đạo diễn, quay phim, lý luận phê bình phim, tuyên truyền thuyết minh phim, kỹ thuật chiếu phim ứng dụng vận hành máy kỹ thuật số...) mời các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực văn hóa, điện ảnh giảng dạy, đào tạo

- Đa dạng hóa phương thức đào tạo, khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho điện ảnh.

4. Cơ chế, chính sách, chương trình phát triển điện ảnh.

a. Xây dựng các chính sách về phát triển điện ảnh.

Xây dựng chính sách về đầu tư sản xuất các tác phẩm điện ảnh giàu tính nhân văn phục vụ nhiệm vụ chính trị, phim về đề tài thiếu nhi, truyền thống lịch sử, dân tộc thiểu số, phim có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao.

Xây dựng chế độ chính sách đặc thù đối với hoạt động điện ảnh tại các vùng dân tộc, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

b. Thực hiện các chương trình phát triển điện ảnh.

- Tổ chức quy hoạch sử dụng đất, xây dựng khu dân cư đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các công trình văn hóa, rạp chiếu phim công lập và ngoài công lập; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc khai thác quỹ đất phát triển văn hóa một cách có hiệu quả, nhằm tránh lãng phí tài nguyên.

- Khai thác có hiệu quả nguồn hỗ trợ của Trung ương từ các chương trình phát triển kinh tế- xã hội (như: Chương trình 134, 135...) đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, đặc biệt các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương (Theo tinh thần Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 3181/QĐ-BVHTTDL ngày 30/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) để xây dựng công trình rạp, cụm rạp chiếu phim trong tỉnh, thực hiện cơ chế liên doanh, liên kết đầu tư theo cơ chế xã hội hóa để huy động nguồn lực.

- Tiếp tục triển khai thực hiện quyết định số 2677/QĐ-UBND ngày 15/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa Thanh Hóa đến năm 2020; duy trì, củng cố hoạt động điện ảnh phục vụ vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số- dưới hình thức các đội chiếu phim lưu động (nhà nước tài trợ 100% kinh phí hoạt động); tăng cường hoạt động biên tập, in và phát hành phim có lồng tiếng dân tộc thiểu số, cung cấp phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số.

5. Xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ điện ảnh.

- Tiếp tục duy trì, củng cố về máy móc, trang thiết bị kỹ thuật cho các đội chiếu phim lưu động phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Xây dựng rạp chiếu phim, cụm rạp chiếu phim đáp ứng nhu cầu phục vụ dân cư tại chỗ và các vùng phụ cận thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn và Sầm Sơn, Khu Công nghiệp Nghi Sơn, Khu Công nghiệp mía đường Lam Sơn, Khu đô thị Ngọc Lặc; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phấn đấu đến năm 2020 có từ 1 đến 2 cơ sở điện ảnh tư nhân, đến năm 2030 có 10 đến 20 cơ sở điện ảnh tư nhân.

6. Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực điện ảnh và giải pháp huy động vốn đầu tư.

Trên cơ sở thực hiện các chủ trương,chính sách của Nhà nước đặc biệt Nghị định số 69/2008/NĐ-CP và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa phải thực hiện tốt những việc sau:

- Nhà nước tạo điều kiện để Trung tâm Điện ảnh tỉnh, các rạp chiếu phim của tỉnh, thành phố, thị xã, các huyện, tổ chức các hoạt động có thu nhằm tăng thêm nguồn kinh phí, tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ văn hóa, từng bước bảo đảm tự cân đối thu chi cho sự nghiệp.

- Tăng cường thu hút đầu tư các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, nguồn viện trợ từ hoạt động liên doanh, liên kết. Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất ban đầu (nhà, rạp); nguồn kinh phí đầu tư cho thiết bị, công nghệ có thể kêu gọi từ hoạt động liên kết, liên doanh hoạt động.

- Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi về đất, lãi suất, thuế, hỗ trợ đào tạo đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng các rạp chiếu phim.

7. Giải pháp về xây dựng cơ sở kỹ thuật đồng bộ và đổi mới công nghệ.

- Đầu tư của Nhà nước trong khu vực phổ biến phim và cải tạo, xây dựng, đầu tư trang thiết bị cho hệ thống rạp và cho đội chiếu bóng lưu động theo Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây dựng mới các công trình văn hóa (Nhà hát, Rạp chiếu phim, Nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020” Quyết định số 3181/QĐ-BVHTTDL ngày 30/9/2014 của Bộ trưởng bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về “Kế hoạch thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của UBND tỉnh về kế hoạch nâng cấp xây mới các công trình văn hóa (Nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật giai đoạn 2012 - 2020) tỉnh Thanh Hóa.

- Đầu tư trang thiết bị cho công tác sản xuất phim; thiết bị cho đội chiếu phim lưu động phục vụ miền núi hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, gồm 7 đội phục vụ 11 huyện miền núi; 01 đội phục vụ vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

8. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác điện ảnh.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức từng bước cân đối cơ cấu nguồn lực cán bộ (về tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, địa bàn công tác ở tuyến tỉnh và tuyến huyện) cho phù hợp.

- Thực hiện tuyển dụng cán bộ có trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ công tác ở các lĩnh vực điện ảnh, ưu tiên tuyển dụng cán bộ tại các lĩnh vực còn thiếu, cán bộ có trình độ chuyên sâu về quản lý, kỹ thuật và chuyên ngành.

- Nhân sự, lao động làm việc tại các rạp, cụm rạp chiếu phim tại các thị xã, khu đô thị, khu công nghiệp do địa phương quản lý. Trung tâm Điện ảnh tỉnh thực hiện công tác hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành và chức năng phát hành phim cho các hoạt động chiếu phim trong tỉnh theo quy định.

9. Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực phát triển điện ảnh.

- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế ở lĩnh vực điện ảnh để sản xuất, phát hành, khai thác các tác phẩm điện ảnh.

- Tỉnh xúc tiến đẩy mạnh hoạt động hợp tác về văn hóa trên các lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, văn học nghệ thuật chủ động đăng cai các sự kiện văn hóa, liên hoan phim mang tầm khu vực, quốc gia, quốc tế.

- Đẩy mạnh công tác liên doanh, liên kết giữa tỉnh với các tổ chức đào tạo trong nước có chức năng nghiên cứu và đào tạo về nguồn nhân lực chuyên ngành điện ảnh đặc biệt nguồn nhân lực cho công tác sản xuất phim.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.

1. Nhu cầu nguồn vốn:

Tổng nhu cầu nguồn vốn cho Kế hoạch                          538,589 tỷ đồng

Bao gồm:

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:                                    155,011 tỷ đồng.

- Vốn mua sắm máy thiết bị phương tiện:                      383,578 tỷ đồng.

Trong đó:

+ Vốn đầu tư máy thiết bị các cụm rạp: 370,847 tỷ đồng

+ Vốn đầu tư máy thiết bị các đội chiếu phim lưu động: 11,260 tỷ đồng

+ Vốn đầu tư thiết bị dựng phim, lồng tiếng dân tộc: 1,471 tỷ đồng

(Nhu cầu nguồn vốn và phân kỳ đầu tư chi tiết tại phụ biểu số 02 kèm theo).

2. Nguồn vốn thực hiện các dự án.

Việc huy động nguồn vốn trên cơ sở nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và nguồn vốn thu hút từ chính sách khuyến khích xã hội hóa - theo Quyết định số 3181/QĐ-BVHTTDL ngày 30/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành “Kế hoạch thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thực hiện Quyết định số 88/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quy định: Nguồn ngân sách Trung ương tập trung đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cho các rạp, cụm rạp chiếu phim cấp tỉnh ở các tỉnh trọng điểm, các tỉnh khó khăn trong từng khu vực là 40%. Phần còn lại do địa phương cân đối từ ngân sách địa phương và từ nguồn thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, từ chính sách xã hội hóa theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ và các quy định hiện hành có liên quan.

- Đối với dự án xây dựng cụm rạp chiếu phim loại I tại thành phố Thanh Hóa: Ngân sách nhà nước đầu tư 60% (trong đó ngân sách Trung ương 30%, ngân sách tỉnh 30%), phần còn lại 40% huy động từ nguồn xã hội hóa.

- Đối với các rạp, cụm rạp ở các huyện, thị trọng điểm trong tỉnh, nguồn vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước 50% (Trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ từ 25%, ngân sách huyện đầu tư 25%), còn lại 50% thực hiện trên cơ sở tăng cường thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, nguồn viện trợ hoặc vốn đầu tư từ chính sách khuyến khích xã hội hóa, thu hút việc tham gia đầu tư của các tổ chức các nhân, các quỹ văn hóa trong và ngoài nước, từ nguồn thu hoạt động điện ảnh, nguồn chương trình mục tiêu quốc gia và mục tiêu của tỉnh về lĩnh vực văn hóa thể thao và du lịch.

V. PHÂN KỲ THỰC HIỆN

Căn cứ vào khả năng nguồn vốn, dự báo về tình hình phát triển kinh tế xã hội trong nước và của tỉnh, để đảm bảo tập trung đầu tư trọng tâm, trọng điểm và tính khả thi, phân kỳ đầu tư cho các dự án của Kế hoạch thực hiện Chiến lược và Quy hoạch qua các giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn 2015 - 2016:

- Tập trung làm rõ để các ngành trình UBND tỉnh quyết định quy hoạch cấp đất, lập dự án xây dựng cụm rạp chiếu phim loại I tại thành phố Thanh Hóa.

- Đầu tư các hạng mục thăm dò, khảo sát, giải phóng mặt bằng, hạ tầng khu làm việc Trung tâm Điện ảnh tỉnh, trang thiết bị cho phòng dựng phim, lồng tiếng dân tộc và các đội chiếu phim lưu động.

2. Giai đoạn từ: 2016 - 2020:

Triển khai dự án xây dựng cụm rạp chiếu phim loại I tại thành phố Thanh Hóa tổng mức đầu tư là: 169,354 tỷ đồng.

3. Giai đoạn từ: 2020 - 2030:

Mỗi năm đầu tư xây dựng rạp,cụm rạp chiếu phim cho các đô thị và khu kinh tế trọng điểm trong tỉnh; tổng mức đầu tư là 369,235 tỷ đồng.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã và thành phố, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, xây dựng và tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển điện ảnh hàng năm; phối hợp kiểm tra, giám sát và tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh

- Tham mưu kiện toàn, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác điện ảnh các cấp.

- Thực hiện các dự án về phát triển điện ảnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các cấp, ban, ngành liên quan tham mưu, đề xuất nguồn kinh phí bố trí hàng năm để triển khai, thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Tài chính.

- Tham mưu, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; hướng dẫn kiểm tra các đơn vị, địa phương trong việc bố trí kinh phí và sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định.

- Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, nguồn vốn, tín dụng, thuế... để thu hút nguồn vốn đầu tư thực hiện xã hội hóa.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường.

Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó dành quỹ đất để xây dựng hệ thống rạp, cụm rạp chiếu phim, cơ sở điện ảnh; tham mưu, trình UBND tỉnh có cơ chế ưu đãi việc sử dụng đất cho việc thực hiện các dự án phát triển điện ảnh theo kế hoạch.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến công tác đào tạo nguồn nhân lực; lồng ghép bổ sung kiến thức thuộc lĩnh vực điện ảnh cho học sinh trong các trường học.

6. Sở Khoa học và Công nghệ.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các;nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực văn hóa nói chung, điện ảnh nói riêng, nhằm phát huy vai trò của ngành điện ảnh, thiết thực phục vụ công tác phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

7. Sở Xây dựng.

- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, bố trí vị trí và diện tích đất phù hợp để xây dựng hệ thống rạp, cụm rạp chiếu phim, cơ sở điện ảnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các ngành và các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn địa điểm xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng công trình văn hóa, đảm bảo tiến độ, chất lượng.

8. Sở Thông tin và Truyền thông.

Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về điện ảnh và chiến lược, quy hoạch phát triển điện ảnh của Thanh Hóa.

9. Ban dân tộc.

Phối hợp với sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, tuyên truyền phổ biến điện ảnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa.

10. UBND các huyện, thị xã và thành phố.

- Bố trí đất đai, mặt bằng có vị trí thuận lợi và quy mô phù hợp để xây dựng hệ thống rạp, cụm rạp chiếu phim, cơ sở điện ảnh.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện chiến lược và quy hoạch điện ảnh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục thực hiện chính sách, pháp luật về điện ảnh.

VII. TRÁCH NHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, GIÁM SÁT.

Giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, thường xuyên và định kỳ, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách, pháp luật về điện ảnh, kế hoạch thực hiện chiến lược và quy hoạch điện ảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tổ chức kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra theo chuyên đề hằng năm để có thông tin kịp thời, chính xác các chỉ tiêu, chỉ số về lĩnh vực điện ảnh; tổ chức sơ kết việc thực hiện kế hoạch vào cuối năm 2016 và tổng kết vào cuối năm 2020, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành có liên quan;
- UBND các huyện, thị xã, TP;
- Lưu. VT, VX (2).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

PHỤ LỤC SỐ 01

QUY MÔ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG RẠP, CỤM RẠP CHIẾU PHIM
(Kèm theo Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 16/4/2015 của UBND tỉnh)

Số TT

Tên dự án

Kế hoạch vốn dự án
(Đơn vị tính triệu đồng)

Quy mô Rạp, Cụm rạp chiếu phim

Ghi chú

Tổng vốn

Trong đó

Diện tích đất (ha)

Số phòng chiếu

Số ghế ngồi của các phòng chiếu

Vốn XDCB

Vốn đầu tư thiết bị

Tổng số ghế

Trong đó

Phòng chiếu phim kỹ thuật số HD

Phòng chiếu phim 3D

Phòng chiếu phim 4D

Phòng chiếu phim phục vụ thiếu nhi

Phòng chiếu phim NC minh họa VHNT

I

Trung tâm PHPCB Tỉnh

169.354

85.376

83.978

 

05

1000

450

200

50

200

100

 

1

Cụm rạp chiếu phim loại I

156.623

85.376

71.247

03-05

05

1000

450

200

50

200

100

 

2

Máy thiết bị khác

12.731

 

12.731

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Máy chiếu phim lưu động

11.260

 

11.260

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thiết bị dựng lồng tiếng dân tộc

1.471

 

1.471

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Cụm rạp chiếu phim loại III các khu đô thị, kinh tế trọng điểm

369.235

69.635

299.600

 

15

3.000

2.000

750

250

 

 

 

1

Thị xã Sầm Sơn

74.903

14.983

59.920

1,5

03

600

400

150

50

 

 

 

2

Thị xã Bỉm Sơn

69.623

9.703

59.920

1,5

03

600

400

150

50

 

 

 

3

Khu đô thị Nghi Sơn

74.903

14.983

59.920

1,5

03

600

400

150

50

 

 

 

4

Khu đô thị Ngọc Lặc

74.903

14.983

59.920

1,5

03

600

400

150

50

 

 

 

5

Khu công nghiệp mía đường Lam Sơn

74.903

14.983

59.920

1,5

03

600

400

150

50

 

 

 

 

Tổng cộng (I+II)

538.589

155.011

383.578

 

20

4.000

2.450

950

300

200

100

 

 

PHỤ LỤC SỐ 02

KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
Từ năm 2015 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 54/KH-UBND ngày 16/4/2015 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Tên công trình dự án

Địa điểm

Quy mô

Nguồn vốn

Phân kỳ

Diện tích (ha)

Công năng (Ghế)

Tổng số

Trong đó

Giai đoạn 2015 - 2020

Giai đoạn 2020 - 2030

Ngân sách NN

Chia ra

Huy động XHH

TW

Tỉnh

Huyện ,thị

I

Trung tâm PHPCB tỉnh

 

 

 

169.354

106.951

54.110

52.841

 

62.403

169.354

 

1

Cụm rạp loại I

TP.Thanh Hóa

03-05

1000

156.623

94.220

47.110

47.110

 

62.403

156.623

 

2

Máy, thiết bị kỹ thuật khác

- Chiếu phim lưu động

- Thiết bị dựng, lồng tiếng DT

 

 

 

12.731

 

 

11.260

 

 

1.471

12.731

 

 

11 260

 

 

1.471

7.000

 

 

6.000

 

 

1.000

5.731

 

 

5.260

 

 

471

 

 

12.731

 

 

11.260

 

 

1.471

 

II

Cụm rạp các khu đô thị

 

 

 

369.235

185.000

 

85.000

100.000

184.235

 

369.235

1

Cụm rạp Sầm Sơn

TX Sầm Sơn

1,5

600

74.903

37.500

 

17.500

20.000

37.403

 

74.903

2

Cụm rạp Bỉm Sơn

TX Bỉm Sơn

1,5

600

69.623

35.000

 

15.000

20.000

34.623

 

69.623

3

Cụm rạp đô thị Nghi Sơn

TX Nghi Sơn

1,5

600

74.903

37.500

 

17.500

20.000

37.403

 

74.903

4

Cụm rạp đô thị Ngọc Lặc

T.trấn Ngọc Lặc

1,5

600

74.903

37.500

 

17.500

20.000

37.403

 

74.903

5

Cụm rạp khu CN Lam Sơn

T.trấn Lam Sơn

1,5

600

74.903

37.500

 

17.500

20.000

37.403

 

74.903

 

Tổng cộng I + II

 

 

 

538.589

291.951

54.110

137.841

100.000

246.638

169.354

369.235