Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BCT năm 2016 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Luật Hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hóa chất
Số hiệu: | 05/VBHN-BCT | Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Trần Tuấn Anh |
Ngày ban hành: | 21/06/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 07/07/2016 | Số công báo: | Từ số 459 đến số 460 |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/VBHN-BCT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2016 |
QUY ĐỊNH CỤ THỂ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÓA CHẤT VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2008/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 10 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÓA CHẤT
Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 8 năm 2010, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 6 năm 2011.
2. Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2015.
3. Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực có hiệu lực từ ngày 20 tháng 7 năm 2016.
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định cụ thể một số Điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP.1
1. Thông tư này quy định về:
a) Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất ngành công nghiệp;
b) Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp;
c) Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp;
d) Lập, thẩm định hồ sơ cho phép sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm trong ngành công nghiệp;
đ) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong ngành công nghiệp;
e) Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc; xây dựng Phiếu an toàn hóa chất; hồ sơ đăng ký và tổ chức đánh giá hóa chất mới; bảo mật thông tin hóa chất.
2. Việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp; Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp quy định tại Thông tư này không áp dụng đối với tiền chất thuốc nổ, xăng, dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trong ngành công nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ và cụm từ viết tắt
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp là danh mục hóa chất được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp là danh mục hóa chất được quy định tại Phụ lục II Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
3. Danh mục hóa chất cấm là danh mục hóa chất được quy định tại Phụ lục III Nghị định số 108/2008/NĐ-CP .
4. Kinh doanh hóa chất là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc cung ứng dịch vụ hóa chất trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
5. Bản sao hợp lệ là bản sao được công chứng hoặc chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
6. Mã số CAS của một hóa chất là dãy các chữ số duy nhất ấn định cho mỗi hóa chất theo quy tắc của Chemical Abstracts Service (một Ban thuộc Hội hóa học Mỹ, viết tắt là CAS).
7. Số UN (United nations) là số có bốn chữ số, được quy định bởi Tổ chức Liên hợp quốc, dùng để xác định các hóa chất nguy hiểm.
Điều 4. Đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất trong ngành công nghiệp thực hiện các điều kiện về nhà xưởng, kho tàng, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển và vận hành an toàn theo quy định tại Luật Hóa chất; Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư này; Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển và các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.
Điều 5. Điều kiện về nhà xưởng, kho tàng
1. Địa điểm
a) Nhà xưởng, kho tàng phải được bố trí tại địa điểm phù hợp với các điều kiện về quy hoạch;
b) Vị trí đặt nhà xưởng sản xuất hóa chất phải đảm bảo các yêu cầu thuận lợi về cung cấp điện, cung cấp nước, thoát nước, xử lý ô nhiễm và giao thông;
c) Không đặt nhà xưởng, kho chứa hóa chất sát khu dân cư. Đối với kho lưu trữ hóa chất trong nhà xưởng để phục vụ sản xuất phải chọn vị trí kho đảm bảo yêu cầu công nghệ bảo quản hóa chất. Kho lưu trữ hóa chất phải đặt ở vị trí bên ngoài nhà xưởng sản xuất;
d) Vị trí kho phải đảm bảo khoảng cách cho xe vận chuyển và xe chữa cháy ra vào dễ dàng;
2. Bố trí mặt bằng nhà xưởng, kho tàng
Quy hoạch mặt bằng nhà xưởng phải được đạt tiêu chuẩn thiết kế trên cơ sở Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành về điều kiện khí hậu, địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn, phân vùng động đất, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, an toàn lao động:
a) Mặt bằng nhà xưởng phải bố trí các hạng mục công trình hợp lý và có công năng rõ ràng;
b) Diện tích của nhà xưởng phải đáp ứng các quy định hiện hành để bố trí thiết bị sản xuất;
c) Nhà xưởng sản xuất được thiết kế đảm bảo các điều kiện môi trường làm việc trong nhà đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió;
d) Hệ thống đường giao thông nội bộ phải được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn cho vận chuyển trong nhà xưởng và chữa cháy. Nhà xưởng phải có tường bao ngăn cách cơ sở với bên ngoài;
đ) Đối với các kho chứa hóa chất, việc thiết kế phải tuân thủ nguyên tắc an toàn về nguy cơ cháy hay đổ tràn là thấp nhất và phải bảo đảm tách riêng các chất có khả năng gây ra phản ứng hóa học với nhau;
e) Nhà kho được thiết kế tùy thuộc vào loại hóa chất cần được bảo quản, phân loại theo nguy cơ nổ, cháy nổ và cháy được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 . Thiết kế cần tuân theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và các Tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan. Ngoài những quy định chung về kết cấu công trình, thiết kế các kho hóa chất phải thực hiện các tiêu chuẩn phòng, chống cháy nổ, cụ thể như: tính chịu lửa; ngăn cách cháy; thoát hiểm; hệ thống báo cháy; hệ thống chữa cháy; phòng trực chống cháy.
3. Kết cấu và bố trí kiến trúc công trình
a) Các khu vực kín và rộng phải có lối thoát hiểm theo hai hướng. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng (bằng bảng hiệu, sơ đồ ...) và được thiết kế thuận lợi trong trường hợp khẩn cấp. Cửa thoát hiểm phải dễ mở trong bóng tối hoặc trong lớp khói dày đặc;
b) Kho chứa phải được thông gió hở trên mái, trên tường bên dưới mái hoặc gần sàn nhà;
c) Sàn kho không thấm chất lỏng, bằng phẳng không trơn trượt và không có khe nứt để chứa nước rò rỉ, chất lỏng bị đổ tràn hay nước chữa cháy đã bị nhiễm bẩn hoặc tạo các gờ hay lề bao quanh;
d) Vật liệu xây dựng kho và vật liệu cách nhiệt phải là vật liệu không dễ bắt lửa và khung nhà phải được gia cố chắc chắn bằng bê tông hoặc thép.
Điều 6. Điều kiện về trang thiết bị
1. Thiết bị sản xuất
a) Thiết bị sản xuất phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành;
b) Phải có lịch bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ thiết bị sản xuất;
c) Phải kiểm tra các thông số kỹ thuật của thiết bị sản xuất và có hệ thống bảo vệ an toàn cho người sử dụng.
2. Các thiết bị, phương tiện an toàn
a) Lắp đặt các phương tiện chiếu sáng và thiết bị điện khác tại vị trí cần thiết, không được phép lắp đặt tạm thời. Mọi trang thiết bị điện phải được nối đất và có bộ ngắt mạch khi rò điện, bảo vệ quá tải;
b) Phải sử dụng thiết bị chịu lửa đối với nơi lưu trữ dung môi có nhiệt độ bắt cháy thấp hoặc bụi hóa chất mịn;
c) Trang bị đầy đủ các thiết bị dụng cụ ứng cứu sự cố tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Hệ thống báo cháy, dập cháy phải được lắp tại vị trí thích hợp và kiểm tra thường xuyên để bảo đảm ở trạng thái sẵn sàng sử dụng tốt.
3. Hệ thống xử lý khí thải và chất thải
a) Nhà xưởng, kho hóa chất không được thải vào không khí các chất độc hại, không gây tiếng ồn, các yếu tố có hại khác, không vượt mức quy định hiện hành về vệ sinh môi trường. Khí thải của nhà xưởng, kho hóa chất phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN 21:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học;
b) Nhà xưởng, kho hóa chất phải có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải sau xử lý phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn;
c) Chất thải rắn của nhà xưởng, kho hóa chất phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Nhà xưởng, kho hóa chất phải có dụng cụ thu gom và vận chuyển chất thải rắn ra khỏi khu vực sản xuất sau mỗi ca sản xuất; nơi chứa chất thải phải kín, cách biệt với khu sản xuất.
Điều 7. Điều kiện về phương tiện vận chuyển và vận hành an toàn
1. Phương tiện vận chuyển hóa chất phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển và đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán hóa chất vào môi trường. Khi vận chuyển, không để lẫn các hóa chất có khả năng phản ứng hóa học với nhau gây nguy hiểm;
b) Các hóa chất phải được chứa trong bao bì phù hợp và vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng;
c) Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa trên phương tiện vận chuyển. Nếu trên một phương tiện vận chuyển có nhiều loại hóa chất khác nhau thì phía ngoài phương tiện vận chuyển phải dán đầy đủ biểu trưng của từng loại hóa chất ở hai bên và phía sau phương tiện.
2. Vận hành an toàn tại kho hóa chất
a) Cơ sở sản xuất hóa chất, kho chứa hóa chất phải xây dựng Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
b) Cơ sở sản xuất hóa chất phải xây dựng bảng nội quy về an toàn hóa chất, hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó;
c) Việc vận hành tại kho hóa chất phải đảm bảo tính an toàn và vệ sinh kho nghiêm ngặt, tránh các nguy cơ có thể xảy ra như cháy, rò rỉ...;
d) Nhân viên phụ trách kho phải áp dụng các chỉ dẫn về Phiếu an toàn hóa chất của tất cả các hóa chất được lưu trữ và vận chuyển; các hướng dẫn về công tác an toàn, công tác vệ sinh; các hướng dẫn khi có sự cố;
đ) Bố trí hóa chất trong kho phải tách biệt chất nguy hại với khu vực có người ra vào thường xuyên; có khoảng trống giữa tường với các kiện hóa chất lưu trữ gần tường nhất và phải có lối đi lại bên trong thoáng gió, không cản trở thiết bị ứng cứu khi thực hiện việc kiểm tra và chữa cháy.
HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN, GIẤY PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Điều 8. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Công Thương) có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).
1. Tài liệu pháp lý
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) 2 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
c) 3 Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;
Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
d) 4 Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp;
Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
đ) 5 Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy
2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật
a) Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm;
b) Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;
c) 6 (được bãi bỏ)
d) Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất.
3. Tài liệu về điều kiện đối với người sản xuất
a) Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;
b) 7 (được bãi bỏ);
c) 8 (được bãi bỏ)
1. Tài liệu pháp lý
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) 9 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
c) 10 Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy
d) Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật
a) Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của từng cơ sở kinh doanh hóa chất nguy hiểm;
b) Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;
c) 11 (được bãi bỏ)
d) Bản kê khai địa điểm kinh doanh, nếu cơ sở kinh doanh hóa chất có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hóa chất thì mỗi điểm kinh doanh phải lập hồ sơ riêng theo quy định tại Điều này và được cấp chung một Giấy chứng nhận;
đ) Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh.
3. Tài liệu về điều kiện đối với người kinh doanh
a) Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;
b) 12 (được bãi bỏ)
c) 13 (được bãi bỏ)
Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện.
2. 14 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
3. Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
4. Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
5. 15 (được bãi bỏ)
6. 16 (được bãi bỏ)
7. Các tài liệu quy định tại điểm c, d, đ khoản 1; điểm a, b, c khoản 2 Điều 9 và điểm c, d khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
Điều 12. Trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung
1. Trường hợp có thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đã được cấp, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận.
2. Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận, gồm:
a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã được cấp;
c) Các tài liệu chứng minh yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
1. Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại;
b) 17 Giấy chứng nhận (nếu có).
Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực thi hành, trước thời điểm hết hiệu lực của Giấy chứng nhận 30 (ba mươi) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương đề nghị cấp lại. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại;
b) 18 Giấy chứng nhận hoặc Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp lần trước để đối chiếu.
Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
c) Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong giai đoạn Giấy chứng nhận đã được cấp, nêu rõ tên hóa chất, mục đích sử dụng, khối lượng hóa chất được sản xuất, nhập khẩu và sử dụng; lượng nhập, xuất, tồn kho và vị trí cất giữ hóa chất; việc thực hiện các biện pháp an toàn; các thông tin khác (nếu có).
Điều 14. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Công Thương.
2. 19 Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 và trong thời hạn 7 (bẩy) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư này, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 05 (năm) ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu bổ sung.
4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Đối với các cơ sở đang sản xuất, kinh doanh hóa chất do yêu cầu chuyển đổi tên doanh nghiệp mà không có sự thay đổi về điều kiện sản xuất, kinh doanh thì phải gửi cho Sở Công Thương bản sao hợp lệ quyết định được phép đổi tên doanh nghiệp và văn bản xin đổi lại Giấy chứng nhận.
Điều 15. Thời hạn của Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận có thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày cấp. Đối với tổ chức, cá nhân có nhiều điểm kinh doanh hàng hóa thì tại Giấy chứng nhận phải ghi rõ từng điểm kinh doanh đã được xác định đủ điều kiện.
Điều 16. Tổ chức cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
Bộ Công Thương cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp (sau đây gọi là Giấy phép).
1. Tài liệu pháp lý
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này;
b) 20 21 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
c) 22 23 Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;
Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
d) 24 25 Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp;
Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
đ) 26 27 Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy
2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật
a) Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm;
b) Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;
c) 28 (được bãi bỏ)
d) Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất.
3. Tài liệu về điều kiện đối với người sản xuất.
a) Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;
b) 29 Bằng đại học các ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở sản xuất hóa chất;
Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
c) 30 (được bãi bỏ)
1. Tài liệu pháp lý
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này;
b) 31 32 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
c) 3334 Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy
d) Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật
a) Bản giải trình nhu cầu kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh;
b) Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của từng cơ bản kinh doanh hóa chất nguy hiểm;
c) Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động, an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;
d) 35 (được bãi bỏ)
đ) Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh, nếu cơ sở kinh doanh hóa chất có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hóa chất thì mỗi điểm kinh doanh phải lập hồ sơ riêng theo quy định tại Điều này và được cấp chung một Giấy phép;
e) Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh.
3. Tài liệu về điều kiện đối với người kinh doanh
a) Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;
b) 363738 Chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở kinh doanh hóa chất.
Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
c) 39 (được bãi bỏ)
Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.
2. 4041 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
3. Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
4. Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
5. 4243 Bằng đại học các ngành hóa chất hoặc bằng đại học chuyên ngành kinh tế kỹ thuật của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở kinh doanh hóa chất: đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Các tài liệu quy định tại điểm c, d, đ khoản 1; điểm a, b, c khoản 2 Điều 17 và điểm a, d, đ khoản 2 Điều 18 Thông tư này.
Điều 20. Trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung
1. Trường hợp có thay đổi nội dung của Giấy phép đã được cấp, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép.
2. Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép, gồm:
a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung;
b) Bản gốc Giấy phép đã được cấp;
c) Các tài liệu chứng minh yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
1. Trường hợp Giấy phép bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề nghị cấp lại Giấy phép. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại;
b) 44 Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy phép (nếu có).
Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
2. Trường hợp Giấy phép hết hiệu lực thi hành, trước thời điểm hết hiệu lực của Giấy phép 30 (ba mươi) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) đề nghị cấp lại. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại;
b) 45 Giấy phép hoặc Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy phép đã được cấp lần trước;
Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
c) Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong giai đoạn Giấy phép đã được cấp, nêu rõ tên hóa chất, mục đích sử dụng, khối lượng hóa chất được sản xuất, nhập khẩu và sử dụng; lượng nhập, xuất, tồn kho và vị trí cất giữ hóa chất; việc thực hiện các biện pháp an toàn; các thông tin khác (nếu có).
Điều 22. Thủ tục cấp Giấy phép
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Thông tư này, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 05 (năm) ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) có văn bản yêu cầu bổ sung.
4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất đang sản xuất, kinh doanh trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa được cấp Giấy phép nếu có nhu cầu tiếp tục sản xuất, kinh doanh thì phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép theo quy định tại Điều này.
6. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh nếu dừng sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển địa điểm sản xuất, kinh doanh phải có văn bản báo cáo Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
Điều 23. Thời hạn của Giấy phép
Giấy phép có thời hạn 03 (ba) năm, kể từ ngày cấp. Đối với tổ chức, cá nhân có nhiều điểm kinh doanh hàng hóa thì tại Giấy phép phải ghi rõ từng điểm kinh doanh đã được xác định đủ điều kiện.
LẬP, THẨM ĐỊNH HỒ SƠ CHO PHÉP SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU, SỬ DỤNG HÓA CHẤT CẤM TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Điều 24. Danh mục hóa chất cấm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này cho các mục đích đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, phòng, chống dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác trong ngành công nghiệp (sau đây gọi là sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm) phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Điều 25. Hồ sơ đề nghị cho phép sản xuất hóa chất cấm
Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất cấm gửi 02 (hai) bộ hồ sơ, trong đó 01 (một) bộ gửi Thủ tướng Chính phủ, 01 (một) bộ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất). Hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại Điều 17 Thông tư này và các tài liệu sau:
1. Đơn đề nghị cho phép sản xuất hóa chất cấm gửi Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo mẫu tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này.
2. Bản cam kết thực hiện sản xuất hóa chất cấm.
3. Bản giải trình nhu cầu sản xuất hóa chất cấm.
Điều 26. Hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu hóa chất cấm.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất cấm gửi 02 (hai) bộ hồ sơ, trong đó 01 (một) bộ gửi Thủ tướng Chính phủ, 01 (một) bộ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất). Hồ sơ gồm các tài liệu sau:
1. Đơn đề nghị cho phép nhập khẩu hóa chất cấm, nêu rõ nhu cầu và thời gian nhập khẩu gửi Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo mẫu tại Phụ lục 9 kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao hợp lệ Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.
3. Báo cáo số lượng hóa chất đã nhập khẩu trong năm kế hoạch.
4. Bản sao hợp lệ Hợp đồng mua bán hóa chất với doanh nghiệp nước ngoài.
Điều 27. Hồ sơ đề nghị cho phép sử dụng hóa chất cấm
Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất cấm gửi 02 (hai) bộ hồ sơ, trong đó 01 (một) bộ gửi Thủ tướng Chính phủ, 01 (một) bộ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất). Hồ sơ gồm các tài liệu sau:
1. Đơn đề nghị cho phép sử dụng hóa chất cấm, nêu rõ mục đích, phạm vi, địa điểm sử dụng hóa chất cấm gửi Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo mẫu tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Bản sao hợp lệ Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và văn bản thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy do cơ quan cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có thẩm quyền cấp.
5. Thiết kế thi công các hạng mục công trình xây dựng có sử dụng hóa chất cấm.
6. Bản kê khai về trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và lực lượng ứng phó sự cố hóa chất.
7. Bản kê khai trang bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
8. Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sử dụng hóa chất cấm.
9. Bản kê khai các phương tiện vận tải chuyên dùng và bản sao hợp lệ Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
10. Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sử dụng hóa chất.
Điều 28. Thẩm định hồ sơ cho phép sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm.
1. Thẩm định các điều kiện về sản xuất, kinh doanh hóa chất quy định tại Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Luật Hóa chất và các tài liệu trong hồ sơ đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Thông tư này.
2. Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Thông tư này, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) tiến hành kiểm tra, thẩm định. Văn bản thẩm định của Bộ Công Thương được đính kèm trong hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi hoạt động tại cơ sở hiện có phải gửi văn bản báo cáo và giải trình chi tiết về việc bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi để Bộ Công Thương xem xét, thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Điều 29. Quản lý sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm
1. Khi được yêu cầu, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm phải thực hiện đúng các quy định về kiểm chứng số liệu sản xuất, nhập khẩu và sử dụng do Bộ Công Thương phối hợp cùng các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm thuộc Danh mục hóa chất cấm có trách nhiệm gửi báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.
Nội dung báo cáo tình hình sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Hóa chất.
BIỆN PHÁP VÀ KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Điều 30. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm không thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất.
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất với Sở Công Thương nơi đặt cơ sở hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Thông tư này.
Điều 31. Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất quy định tại Phụ lục IV Nghị định 108/2008/NĐ-CP với khối lượng vượt ngưỡng tương ứng phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 1 Điều 34 Thông tư này.
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm có thể tự xây dựng hoặc thuê các đơn vị tư vấn xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
3. Hướng dẫn trình bày Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 11 kèm theo Thông tư này.
Điều 32. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Hóa chất.
2. Các yêu cầu về nội dung cụ thể của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thực hiện theo quy định tại Phụ lục 12 kèm theo Thông tư này.
Điều 33. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Đơn đề nghị của chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm theo mẫu tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư này.
2. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 10 (mười) bản. Trường hợp cần nhiều hơn do yêu cầu của công tác thẩm định, chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm phải cung cấp thêm số lượng theo yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định.
3. Các tài liệu kèm theo (nếu có).
Điều 34. Thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Cơ quan thẩm định, phê duyệt
a) Cục Hóa chất là cơ quan tiếp nhận, thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc nhóm A, B và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt;
b) Sở Công Thương là cơ quan tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc nhóm C;
c) Phân loại dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm được phân loại theo quy mô và tính chất của dự án quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
a) Theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Hóa chất, thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
b) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm về tình trạng hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ cũng như yêu cầu khắc phục, bổ sung và thời hạn để hoàn thành hồ sơ;
c) Trong vòng 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được kết luận, đánh giá của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất khi nội dung Kế hoạch đã phù hợp;
- Thông báo cho chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm không chấp thuận phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và nêu rõ lý do không chấp thuận phê duyệt;
- Trường hợp phải xây dựng lại Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo những yêu cầu cần hoàn chỉnh, thời hạn hoàn thành để chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thực hiện. Trình tự, thủ tục thẩm định thực hiện như trình tự ban đầu.
Quyết định phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư này.
3. Sau khi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt, chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm gửi Kế hoạch đến cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp cơ sở nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Điều 35. Hoạt động của Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch quyết định thành lập. Hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch, thư ký Hội đồng và các thành viên khác là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, chính quyền địa phương và các chuyên gia chuyên ngành. Tổng số thành viên Hội đồng thẩm định ít nhất là 09 (chín) người. Hội đồng thẩm định. Kế hoạch có trách nhiệm tiến hành đánh giá, thẩm định Kế hoạch và lập bản kết luận.
Kết luận của Hội đồng thẩm định thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 15 kèm theo Thông tư này.
2. Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể. Hội đồng thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được phê duyệt.
Điều 36. Cuộc họp của Hội đồng thẩm định
1. Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức cuộc họp thẩm định. Cuộc họp thẩm định chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên.
2. Trường hợp thành viên Hội đồng thẩm định không thể tham gia cuộc họp thẩm định thì phải gửi Chủ tịch Hội đồng thẩm định ý kiến của mình bằng văn bản.
3. Tài liệu phục vụ cho cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gửi đến các thành viên Hội đồng thẩm định chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.
4. Thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận về nội dung của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và những vấn đề khác có liên quan đến nội dung Kế hoạch. Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đạt hoặc chưa đạt yêu cầu trên cơ sở ý kiến của 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng có mặt đồng ý.
5. Thư ký Hội đồng thẩm định có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp. Biên bản cuộc họp phải được Chủ tịch và Thư ký Hội đồng thẩm định ký.
1. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm phải nộp phí thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Phí thẩm định được nộp một lần và nộp đồng thời với thời điểm nộp hồ sơ Kế hoạch.
2. Mức phí thẩm định, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 38. Quản lý Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm, chủ đầu tư dự án phải bảo đảm đúng các yêu cầu trong Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt.
2. Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư, xây dựng làm thay đổi yêu cầu an toàn đã được phê duyệt, xác nhận, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất xem xét, quyết định.
3. Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phải được lưu giữ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm, là căn cứ để xây dựng kế hoạch quản lý an toàn hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất.
4. Hàng năm chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Điều 39. Phiếu kiểm soát, mua bán hóa chất độc
1. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 23 Luật Hóa chất việc mua, bán hóa chất độc phải có Phiếu kiểm soát và phải được lưu giữ tại bên bán, bên mua, phải xuất trình khi được yêu cầu.
2. Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc theo mẫu tại Phụ lục 16 kèm theo Thông tư này.
Điều 40. Xây dựng Phiếu an toàn hóa chất
1. Các hóa chất đã được phân loại là hóa chất nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Hóa chất và Điều 16, Điều 17 Nghị định 108/2008/NĐ-CP phải lập Phiếu an toàn hóa chất.
2. Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Hóa chất, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm trước khi đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường phải xây dựng Phiếu an toàn hóa chất. Phiếu an toàn hóa chất được chuyển giao miễn phí cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận hóa chất nguy hiểm ngay tại thời điểm giao nhận hóa chất lần đầu và khi có sự sửa đổi, bổ sung nội dung về Phiếu an toàn hóa chất quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp những bằng chứng khoa học cho thấy có sự thay đổi về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất nguy hiểm phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Phiếu an toàn hóa chất trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có thông tin mới. Phiếu an toàn hóa chất sửa đổi, bổ sung phải được tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này cung cấp ngay cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến hóa chất đó. Ngày tháng sửa đổi, bổ sung và những nội dung sửa đổi, bổ sung phải thể hiện bằng dấu hiệu rõ ràng lưu ý người sử dụng Phiếu an toàn hóa chất.
4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm phải lưu giữ Phiếu an toàn hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm hiện có trong cơ sở của mình và xuất trình khi có yêu cầu, đảm bảo tất cả các đối tượng có liên quan đến hóa chất nguy hiểm có thể nắm được các thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm đó.
5. Hình thức và nội dung Phiếu an toàn hóa chất
a) Phiếu an toàn hóa chất phải thể hiện bằng tiếng Việt và bản nguyên gốc hoặc tiếng Anh của nhà sản xuất ở dạng bản in;
b) Trường hợp Phiếu an toàn hóa chất có nhiều trang, các trang phải được đánh số liên tiếp từ trang đầu đến trang cuối. Số đánh trên mỗi trang bao gồm số thứ tự của trang và số chỉ thị tổng số trang của toàn bộ Phiếu an toàn hóa chất và đóng dấu giáp lai của nhà sản xuất, nhập khẩu;
c) Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Hóa chất;
d) Xây dựng Phiếu an toàn hóa chất theo mẫu tại Phụ lục 17 kèm theo Thông tư này.
Điều 41. Hồ sơ đăng ký và tổ chức đánh giá hóa chất mới
1. Hồ sơ đăng ký hóa chất mới
a) Hóa chất mới chỉ được đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường sau khi có kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá hóa chất mới;
b) Hồ sơ đăng ký hóa chất mới thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Hóa chất. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới phải lập 02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký hóa chất mới gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất);
c) Trường hợp hóa chất mới đã được liệt kê ít nhất trong hai danh mục hóa chất nước ngoài, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới gửi hồ sơ đăng ký gồm:
- Đơn đăng ký hóa chất mới;
- Báo cáo tóm tắt đánh giá hóa chất kèm theo mã số CAS hoặc số UN của hóa chất mới ở hai danh mục hóa chất nước ngoài;
d) Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới phải nộp hồ sơ, tài liệu quy định tại điểm b, c khoản này đến Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) trong thời gian ít nhất 30 (ba mươi) ngày làm việc.
2. Tổ chức đánh giá hóa chất mới
a) Việc đánh giá hóa chất mới được thực hiện tại tổ chức khoa học về hóa học, y học và độc học môi trường có đủ năng lực chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ định;
b) Kết quả của quá trình đánh giá là thông tin đầy đủ về các đặc tính của hóa chất, thông tin để xây dựng Phiếu an toàn hóa chất đối với các hóa chất mới có đặc tính nguy hiểm.
Điều 42. Quản lý hoạt động liên quan đến hóa chất mới
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới theo quy định tại Điều 46 Luật Hóa chất phải báo cáo bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
Báo cáo hóa chất mới theo mẫu tại Phụ lục 18 kèm theo Thông tư này.
2. Sau 05 (năm) năm, kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, nếu hóa chất mới không phát sinh các ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng có mức nguy hiểm khác với kết luận đánh giá hóa chất mới ban đầu, hóa chất mới sẽ được bổ sung vào Danh mục hóa chất quốc gia.
3. Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về điều kiện hoạt động hóa chất mới; xử lý theo pháp luật hoặc tổ chức đánh giá bổ sung khi có bằng chứng cho thấy hóa chất mới có ảnh hưởng nghiêm trọng khác với kết luận đánh giá; thông báo cho cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan về kết quả đánh giá sau khi kết thúc đánh giá hóa chất mới.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thực hiện các quy định về bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 19 Nghị định 108/2008/NĐ-CP .
2. Cơ quan, người tiếp nhận khai báo, đăng ký, báo cáo hóa chất có trách nhiệm giữ bí mật thông tin bảo mật theo yêu cầu của bên khai báo, đăng ký, báo cáo, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Hóa chất.
3. Cơ quan, người tiếp nhận khai báo, đăng ký, báo cáo hóa chất không được gửi thông tin bảo mật qua mạng thông tin diện rộng.
4. Cán bộ, công chức được cử làm công tác bảo mật thông tin phải làm bản cam kết bảo vệ thông tin mật để lưu hồ sơ nhân sự. Bản cam kết phải nêu rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức được cử làm công tác bảo mật thông tin khi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
5. Cơ quan, người tiếp nhận khai báo, đăng ký, báo cáo hóa chất khi gửi thông tin bảo mật của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có yêu cầu bảo mật thông tin phải thực hiện các quy định sau:
a) Lập sổ theo dõi thông tin bảo mật đi. Sổ theo dõi thông tin bảo mật đi phải ghi đầy đủ các cột, mục sau: số thứ tự, ngày, tháng, năm, nơi nhận, trích yếu nội dung, độ mật, độ khẩn, người nhận ký và ghi rõ họ tên. Thông tin bảo mật gửi đi phải cho vào bì dán kín;
b) Thông tin bảo mật gửi đi không được bỏ chung với tài liệu thường, ngoài bì phải đóng dấu ký hiệu các độ mật.
6. Khi nhận được thông tin bảo mật, bên nhận phải thông báo lại cho bên gửi.
7. Thông tin bảo mật gửi đến phải vào sổ thông tin bảo mật đến để theo dõi và chuyển cho người có trách nhiệm giải quyết.
8. Thông tin bảo mật phải được cất giữ, bảo quản nghiêm ngặt tại nơi bảo đảm an toàn tuyệt đối do thủ trưởng đơn vị quy định. Không được tự ý đưa thông tin bảo mật ra ngoài cơ quan. Ngoài giờ làm việc phải để Thông tin bảo mật vào tủ, bàn, két khóa chắc chắn.
9. Mọi trường hợp tiêu hủy thông tin bảo mật phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
Điều 44. Trách nhiệm của Cục Hóa chất
Phổ biến, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Định kỳ kiểm tra các điều kiện về sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm đã được quy định tại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp.
Điều 45. Trách nhiệm của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm trong ngành công nghiệp.
Điều 46. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trên địa bàn quản lý thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm đã được quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất theo quy định đối với tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý.
Điều 47. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất quy định tại Chương III Thông tư này phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp với quy mô hoạt động và đặc tính của hóa chất theo quy định tại Điều 12 Luật Hóa chất và Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm khi có đủ điều kiện và có Giấy chứng nhận, Giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư này.
3. Có trách nhiệm đảm bảo duy trì đúng các điều kiện sản xuất, kinh doanh như đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép trong quá trình sản xuất, kinh doanh hóa chất.
4. Thực hiện đầy đủ và đúng các nội dung về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt.
5. Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra các điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định.
6. Chấp hành các quy định về kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm
a) Báo cáo theo định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm gửi về Sở Công Thương trước ngày 10 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 10 tháng 12 đối với báo cáo năm:
- Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện;
- Tình hình thực hiện an toàn hóa chất nơi đặt cơ sở hoạt động;
- Tình hình và kết quả thực hiện Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhóm C;
b) Báo cáo theo định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm gửi về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) trước ngày 01 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 01 tháng 12 đối với báo cáo năm:
- Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh;
- Tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhóm A, B.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo với Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) tình hình hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý theo nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trước ngày 15 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 15 tháng 12 đối với báo cáo năm.
3. Báo cáo tình hình an toàn hóa chất theo mẫu tại Phụ lục 19 kèm theo Thông tư này.
1. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất không đảm bảo các điều kiện đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép đều bị coi là hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép.
2. Trường hợp vi phạm điều kiện sản xuất, kinh doanh đã được quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định 108/2008/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này mà tổ chức, cá nhân không kịp thời khắc phục, cơ quan cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép sẽ thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hóa chất. Trường hợp vi phạm các quy định về hoạt động hóa chất, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép nếu có hành vi vi phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 50. Hiệu lực thi hành464748
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 8 năm 2010.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 12/2006/TT-BCN ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất.
3. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép theo quy định tại Thông tư này. Tổ chức, cá nhân không có hoặc không đáp ứng đủ các điều kiện về sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định 108/2008/NĐ-CP và Thông tư này sẽ phải ngừng sản xuất, kinh doanh hóa chất cho đến khi thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011 có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
Thực hiện Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương;
Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất”.
Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa”.
Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực.”
2 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
3 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
4 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
5 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
6 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
7 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011
8 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011
9 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
10 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
11 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
12 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011
13 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011
14 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
15 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011
16 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011
17 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
18 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
19 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
20 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011
21 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
22 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011
23 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
24 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011
25 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
26 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011
27 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
28 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2015
29 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
30 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2015
31 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011
32 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
33 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011
34 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
35 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
36 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011
37 Điểm này được sửa đổi bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2015
38 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
39 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2015
40 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011
41 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
42 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011
43 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
44 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
45 Cụm từ “bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016
46 Điều 2 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011 quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 6 năm 2011.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc, các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Công thương để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.”
47 Điều 8 Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2015 quy định như sau:
“Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2015.
2. Bãi bỏ các hướng dẫn, mẫu biểu liên quan đến các thủ tục đã được thay thế, bãi bỏ tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Công Thương để xem xét, hướng dẫn giải quyết./.
48 “Điều 12 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016 quy định như sau:
“Điều 12. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 7 năm 2016.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Công Thương để xem xét, hướng dẫn giải quyết./.”
Nghị quyết 59/NQ-CP năm 2020 về xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng tại khu vực Nông trường Quý Cao do lịch sử để lại Ban hành: 28/04/2020 | Cập nhật: 29/04/2020
Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2020 về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới Ban hành: 13/04/2020 | Cập nhật: 13/04/2020
Nghị quyết 59/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2019 Ban hành: 13/08/2019 | Cập nhật: 13/08/2019
Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2019 về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025 Ban hành: 27/06/2019 | Cập nhật: 28/06/2019
Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền Ban hành: 19/06/2018 | Cập nhật: 19/06/2018
Nghị quyết 59/NQ-CP năm 2018 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Bình Dương Ban hành: 17/05/2018 | Cập nhật: 28/05/2018
Nghị quyết 59/NQ-CP năm 2017 về đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ban hành: 04/07/2017 | Cập nhật: 06/07/2017
Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2017 về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo Ban hành: 09/05/2017 | Cập nhật: 11/05/2017
Nghị quyết 59/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2016 Ban hành: 07/07/2016 | Cập nhật: 09/07/2016
Thông tư 04/2016/TT-BCT sửa đổi một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực Ban hành: 06/06/2016 | Cập nhật: 09/06/2016
Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2016 về tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em Ban hành: 16/05/2016 | Cập nhật: 17/05/2016
Nghị quyết 59/NQ-CP năm 2015 triển khai thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư Ban hành: 07/08/2015 | Cập nhật: 10/08/2015
Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2015 về tăng cường bảo đảm an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ Ban hành: 10/07/2015 | Cập nhật: 14/07/2015
Thông tư 06/2015/TT-BCT sửa đổi bổ sung Thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa Ban hành: 23/04/2015 | Cập nhật: 07/05/2015
Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2014 về biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính Ban hành: 20/06/2014 | Cập nhật: 23/06/2014
Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2013 tăng cường quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp Ban hành: 09/08/2013 | Cập nhật: 10/08/2013
Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 14/05/2013 | Cập nhật: 16/05/2013
Nghị quyết 59/NQ-CP năm 2013 quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Bình Thuận Ban hành: 04/05/2013 | Cập nhật: 07/05/2013
Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2012 triển khai công tác thi hành án hành chính Ban hành: 25/05/2012 | Cập nhật: 28/05/2012
Thông tư 18/2011/TT-BCT về bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định cụ thể một số điều của Luật hoá chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hoá chất Ban hành: 21/04/2011 | Cập nhật: 22/04/2011
Nghị quyết 59/NQ-CP năm 2011 phê chuẩn đơn vị bầu cử, danh sách đơn vị bầu cử và đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2011-2016 Ban hành: 29/03/2011 | Cập nhật: 31/03/2011
Nghị quyết 59/NQ-CP năm 2010 về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương Ban hành: 17/12/2010 | Cập nhật: 22/12/2010
Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất Ban hành: 28/06/2010 | Cập nhật: 06/07/2010
Nghị quyết 59/NQ-CP xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất năm 2009 – 2010 của tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 08/12/2009 | Cập nhật: 15/12/2009
Nghị định 90/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất Ban hành: 20/10/2009 | Cập nhật: 23/10/2009
Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Ban hành: 12/02/2009 | Cập nhật: 17/02/2009
Nghị định 108/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hóa chất Ban hành: 07/10/2008 | Cập nhật: 11/10/2008
Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương Ban hành: 27/12/2007 | Cập nhật: 02/01/2008
Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn Ban hành: 09/04/2007 | Cập nhật: 14/04/2007
Thông tư 12/2006/TT-BCN hướng dẫn thi hành Nghị định 68/2005/NĐ-CP về an toàn hoá chất Ban hành: 22/12/2006 | Cập nhật: 10/01/2007
Nghị định 68/2005/NĐ-CP về an toàn hoá chất Ban hành: 20/05/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 807-TTg năm 1996 bổ sung thành viên Ban chỉ đạo về phát triển thuỷ lợi và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long Ban hành: 31/10/1996 | Cập nhật: 16/12/2009
Quyết định 59-CT về việc thực hiện kế hoạch hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa năm 1988 Ban hành: 07/03/1988 | Cập nhật: 15/12/2009
Thông tư 1 năm 1974 quy định phạm vi, giờ gửi, nhận và chuyển, phát bưu phẩm, khu vực phát bưu phẩm ở các cơ sở Bưu điện Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Thông tư 2 năm 1974 quy định cách thức gói bọc riêng, cách xử lý riêng đối với những bưu phẩm đựng vật phẩm đặc biệt Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Thông tư 3 năm 1974 quy định việc mở nghiệp vụ bưu kiện, mở công vụ đặc biệt về bưu điện, điều kiện và giới hạn trao đổi bưu kiện; nơi gửi, nơi nhận, giờ gửi, nhận, kích thước, khối lượng… Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Sắc lệnh số 48 về việc đặt một thứ đảm phụ đặc biệt gọi là "đảm phụ quốc phòng" Ban hành: 10/04/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 47 về việc tổ chức Bộ ngoại giao do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành Ban hành: 07/04/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 46 về việc phát hành giấy bạc ở nước Việt Nam do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hòa ban hành Ban hành: 05/04/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 45 về việc quy định các cuộc lạc quyên, xổ số lấy tiền hay lấy đồ vật do Chủ tịch Chính phủ dân chủ Cộng hoà Việt nam ban hành Ban hành: 05/04/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 44 về việc lập Ban trung ương vận động đời sống mới Ban hành: 03/04/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 43 về việc mỗi Kỳ một "Hội đồng phán định thẩm quyền giữa Toà án quân sự, Toà án đặc biệt và Toà án thường" do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành Ban hành: 03/04/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 42 về việc ấn định thủ tục truy tố các khinh tội hay trọng tội khi phạm nhân là Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban hành chính Kỳ hay tỉnh và Đại biểu Quốc hội do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành Ban hành: 03/04/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 41 về việc quy định chế độ báo chí do Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành Ban hành: 29/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 40 về việc bảo vệ tự do cá nhân do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành Ban hành: 29/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 36 về việc tổ chức Bộ xã hội Ban hành: 27/03/1946 | Cập nhật: 06/05/2009
Sắc lệnh số 38 về việc thiết lập trong Bộ quốc gia giáo dục một Nha thanh niên và thể dục Ban hành: 27/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 37 về việc cử các cán bộ lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ xã hội Ban hành: 27/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 39 về việc cử ông Phạm Thành Vinh giữ chức Chánh văn phòng Bộ quốc phòng Ban hành: 27/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 34 về việc tổ chức Bộ quốc phòng Ban hành: 25/03/1946 | Cập nhật: 23/05/2009
Sắc lệnh số 35 về việc cử các cán bộ lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng Ban hành: 25/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 19 về việc cho phép ngân hàng Quốc gia Việt nam được phát hành hai loại giấy bạc (20đ và 50 đ) do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà ban hành Ban hành: 08/05/1951 | Cập nhật: 12/12/2008
Sắc lệnh số 32 về việc phân chia các ngân sách và mục đề ngoài ngân sách , để sửa đổi Điều thứ 3 Sắc lệnh số 17 ngày 31 tháng 1 năm 1946 phân chia các ngân sách và mục đề ngoài ngân sách của Bình dân ngân quỹ tổng cục cho hai cơ quan: Nông nghiệp tín dụng và kinh tế tín dụng Ban hành: 22/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 33 về việc ấn định các cấp bậc, quân phục, phù hiệu cho lục quân toàn quốc Ban hành: 22/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 31 về việc cử ông Phạm Khắc Hoè giữ chức Đổng lý Văn phòng Bộ nội vụ thay ông Hoàng Minh Giám Ban hành: 22/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 30 về việc cử ông Nguyễn Dương giữ chức Giám đốc Việt Nam Công an vụ do Chủ tịch Chính phủ Ban hành: 22/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 27 về việc truy tố các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát Ban hành: 28/02/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 25 về việc sửa đổi Sắc lệnh số 23 ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam Ban hành: 25/02/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 26 về việc truy tố các việc phá huỷ công sản Ban hành: 25/02/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 24 về việc trợ cấp các công chức tình nguyện dự vào công việc tăng gia sản xuất ở miền Cao Bằng Ban hành: 21/02/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 23 về việc thành lập Việt Nam Công an vụ thuộc Bộ nội vụ Ban hành: 21/02/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 21 về việc tổ chức các Toà án quân sự Ban hành: 14/02/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 20 về việc bãi bỏ Sở kiểm soát tài chính Ban hành: 06/02/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 19 về việc giải tán Hội "Bắc kỳ trung ương phổ tế" và các hội phổ tế ở Bắc Kỳ Ban hành: 05/02/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 17 về việc sát nhập các cơ quan vào tài sản của Bình dân ngân quỹ tổng cục vào Nha nông nghiệp tín dụng và Nha kinh tế tín dụng Ban hành: 31/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 14 về việc thiết lập tại Bộ thanh niên một Nha thể dục trung ương Ban hành: 30/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 16 về việc lập tại Hà Nội một cơ quan thay cho Phòng Canh Nông Bắc Kỳ lấy tên là "Phòng canh nông Bắc Bộ Việt Nam" Ban hành: 30/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 13 về việc tổ chức các toà án và các ngạch thẩm phán Ban hành: 24/01/1946 | Cập nhật: 09/10/2012
Sắc lệnh số 12 đặt các Nha kinh tế các Bộ, các Phòng thương mại, các Sở ngũ cốc cùng những cơ quan phụ thuộc dưới quyền điều khiển trực tiếp Bộ kinh tế Ban hành: 24/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 11 về việc tổ chức chính quyền nhân dân tại các thị xã lớn Ban hành: 24/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 10 về tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hành chính ở các xã, huyện, tỉnh và kỳ để sửa đổi Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hành chính ở các xã, huyện, tỉnh và kỳ Ban hành: 23/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 08 về việc giải tán Hội "Fondation Jules Brévié" Ban hành: 18/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 7 về việc bổ khuyết Sắc lệnh ngày 13 tháng 9 năm 1945 thiết lập Toà án quân sự Ban hành: 15/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 05 về viêc huỷ bỏ quyền khai trương đường hoả xa Hải Phòng - Vân Nam mà Chính phủ Pháp đã cho Công ty hoả xa Vân Nam do hợp đồng ký ngày 15 tháng 6 năm 1901 Ban hành: 15/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 6 về việc truy tố những người can tội ăn trộm, ăn cắp, tự ý phá huỷ cắt dây điện thoại và dây điện tín Ban hành: 15/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 04 về việc cử thêm những nhân viên trong "Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết" Ban hành: 14/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 47 về việc giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn quốc Ban hành: 10/10/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 45 về việc thiết lập một ban đại học văn khoa tại Hà nội Ban hành: 10/10/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 43 về việc thiết lập một quỹ tự trị cho trường đại học Việt nam Ban hành: 10/10/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 46 về việc quy định tổ chức các đoàn thể luật sư Ban hành: 10/10/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 44 về việc thiết lập một hội đồng cố vấn học chính Ban hành: 10/10/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh sô 48 về việc cho phép các công ty và các hãng ngoại quốc được phép tiếp tục công việc doanh nghiệp Ban hành: 09/10/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 41 về việc bãi bỏ các sở trước thuộc phủ toàn quyền Đông dương và sáp nhập các sở đó vào các bộ của Chính phủ lâm thời Việt nam Ban hành: 03/10/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 40 về việc đặt một toà án quân sự ở Nha trang Ban hành: 29/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 38 về việc bãi bỏ các hạng môn bài chính tang dưới 50đ và miễn số bách phân phụ thu cho các hạng môn bài từ 50đ trở nên Ban hành: 27/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh 39 năm 1945 về việc một uỷ ban để thảo thể lệ cuộc tổng tuyển cử sắc lệnh Ban hành: 26/09/1945 | Cập nhật: 10/12/2009
Sắc lệnh số 36 về việc bãi bỏ các nghiệp đoàn trong toàn cõi Việt nam Ban hành: 22/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 35 về việc sức cho nhân dân phải tôn trọng đền, chùa, làng tẩm nhà thờ tất cả các nơi có tính cách tôn giáo Ban hành: 20/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 34 năm 1945 về việc lập một Uỷ ban dự thảo và đệ trình Quốc hội một bản Hiến pháp cho Việt nam dân chủ cộng hoà Ban hành: 20/09/1945 | Cập nhật: 10/12/2009
Sắc lệnh số 31 về việc buộc phải khai trình những cuộc biểu tình trước 24 giờ với các Uỷ ban nhân dân sở tại Ban hành: 13/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 32 về việc bãi bỏ 2 ngạch quan hành chính và quan tư pháp Ban hành: 13/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 33 về việc cử bác sĩ Hoàng Tích Trí giữ chức thứ trưởng Bộ y tế Ban hành: 13/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 30 về việc giải tán "Việt nam Hưng quốc thanh niên hội" và "Việt nam thanh niên ái quốc hội" Ban hành: 12/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh sô 26 về việc tạm giữ những luật lệ hiện hành của sở Tổng thanh muối và thuốc phiện và các sở Thương chính Ban hành: 10/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 27 về việc đặt "Sở Thuế quan và Thuế Gián thu" Ban hành: 10/09/1945 | Cập nhật: 06/05/2009
Sắc lệnh số 28 về việc lập ra một sở "thuế quan và thuế gián thu" Ban hành: 10/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 29 về định rằng nha trước bạ Việt nam , để bãi bỏ 2 đạo Nghị định ngày 15 và 22-12-1941 và định rằng nha trước bạ Việt nam không phải thi hành quyền sai áp hành chính các tài sản của tư nhân thuộc quốc tịch các nước Hoa kỳ, Anh, Hà lan Ban hành: 10/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 23 về việc cử ông Vĩnh Thuỵ làm cố vấn chính phủ lâm thời Dân chủ cộng hoà Ban hành: 10/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 25 về việc ấn định thể lệ cho phép bộ Tài chính lấy tiền ở kho bạc ra ngay mỗi khi cần cấp Ban hành: 10/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 22 về bãi đoạn a, điều thứ 2 trong Sắc lệnh ngày 1-9-1945 thiết quân luật tại Hà nội Ban hành: 10/09/1945 | Cập nhật: 15/09/2009
Sắc lệnh số 24 về việc trợ cấp cho quỹ Bắc bộ một số tiền là 1 triệu đồng Ban hành: 10/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 18 về việc bãi bỏ ngạch học quan Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 17 về việc đặt ra một bình dân học vụ Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 19 về việc lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 13 về việc sáp nhập vào Bộ quốc gia giáo dục Trường Viễn đông bác cổ các nhà bảo tàng các thư viện công và các học viện Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 15 về việc cử ông Đỗ Đức Dục sung chức Đổng lý Văn phòng bộ Quốc gia giáo dục Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 20 về việc định rằng việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 16 về việc đặt ra ngạch "thanh tra học vụ" Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 21 về việc cử ông Ngô Đình Nhu làm giám đốc nha lưu trữ công văn và thư viện toàn quốc Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 14 về việc mở cuộc tổng tuyển cử để bầu Quốc dân Đại hội Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 10 về việc để ông Vũ Văn Huyên, Chánh án toà án Hải Phòng ra ngoài ngạch và để tuỳ quyền ông Bộ trưởng Bộ kinh tế bổ dụng Ban hành: 07/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 12 về việc uỷ cho nhà giám đốc khoáng chất và kỹ nghệ tổ chức công việc sản xuất binh khí và đạn dược Ban hành: 07/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh 11 năm 1945 về việc bãi bỏ thuế thân và định dần chế độ thuế khoá hiện hành sẽ thay đổi dần Ban hành: 07/09/1945 | Cập nhật: 10/12/2009
Sắc lệnh số 09 về việc cho phép Chính phủ trưng thu những hiện vật Ban hành: 06/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 08 về việc giải tán "Đại Việt quốc gia xã hội Đảng" và "Đại Việt Quốc dân Đảng" Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 7 về việc để sự buôn bán và chuyên trở thóc gạo được tự do trong toàn hạt Bắc bộ Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 09/10/2012
Sắc lệnh số 06 về việc cấm nhân dân không được đăng lính bán thực phẩm, làm tay sai cho quân đội Pháp Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 05 về việc ấn định Quốc kỳ Việt nam Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 3 về việc Thiết quân luật tại Hà Nội do Chủ tịch nứoc ban hành Ban hành: 01/09/1945 | Cập nhật: 09/10/2012