Sắc lệnh số 47 về việc tổ chức Bộ ngoại giao do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành
Số hiệu: | 47 | Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Nơi ban hành: | Chủ tịch nước | Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 07/04/1946 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 20/04/1946 | Số công báo: | Số 16 |
Lĩnh vực: | Ngoại giao, điều ước quốc tế, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 47 NGÀY 7 THÁNG 4 NĂM 1946
Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp,
Nội bộ gồm những cơ quan ở trụ sở của Bộ Ngoại giao gồm các sứ bộ và lãnh sứ bộ.
Chế độ Ngoại bộ sẽ do một Sắc lệnh riêng quy định.
1- Phòng Bí thư
A- Văn phòng
2- Phòng Cơ mật
3- Phòng Thông tin và Phát ngôn
1- Phòng Công văn
2- Phòng Nhân viên Vật liệu và Kế toán
3- Phòng Nghi lễ khánh tiết
B- Đổng lý sự vụ
4- Phòng Tuyên truyền và Báo chí
5- Phòng Thông dịch
6- Phòng Luật pháp
7- Phòng Hành chính và Kiều dân
8- Phòng Chính trị và Kinh tế.
1- Phòng Bí thư: Mở các điện tín, thư từ riêng của Bộ trưởng - Xét đơn xin yết kiến và xếp đặt các cuộc hội kiến. Giao thiệp với báo giới và quốc hội.
2- Phòng cơ mật: Đảm nhiệm các việc cơ mật do Bộ trưởng uỷ thác.
3- Phòng Thông tin và Phát ngôn: Thu thập cá tin tức về ngoại giao, hoặc bằng máy thu thanh hoặc rút trong báo chí ngoài quốc và Việt Nam. Thảo các bản thông cáo. Thay mặt Bộ trưởng để tuyên cáo về những vấn đề ngoại giao.
4- Phòng Công văn: Phòng này chia làm ba ban:
a) Ban tiếp phát công văn: thu nhận, vào sổ, đệ trình, phân phát những công văn gửi đến Bộ. Đệ công văn lấy chữ ký, vào sổ và gửi đi.
b) Ban mã điện: nhận và gửi điện tín thường; dịch những điện tín gửi về Bộ; gửi điện tín bằng mã điện.
c) Ban lưu trữ công văn: lưu trữ hồ sơ các việc đã kết liễu, giữ bản chính các hiệp ước, các bản địa đồ và tài liệu về địa dư - quân thủ thư viện của Bộ.
5- Phòng Nhân viên Vật liệu và kế toán: Phòng này chia làm ba ban:
a) Ban nhân viên: các việc về nhân viên của Nội bộ và Ngoại bộ: tuyển bổ, thuyên chuyển, thăng thưởng, lương bổng, phụ cấp, kỷ luật, tổ chức và thi hành quy tắc công chức - các kỳ thi.
b) Ban vật liệu: cung cấp vật liệu, khí cụ cho bộ và các công sở, dinh thự phụ thuộc - Lập hợp đồng mua vật liệu.
c) Ban tài chính, kế toán: dự thảo và thi hành ngân sách của Bộ, chi, thu, kế toán cho cả Nội bộ và Ngoại bộ.
6- Phòng Nghi lễ khánh tiết: Thù ứng, tống tiễn các sứ thần và quý khách ngoại quốc. Các việc thuộc về bang giao nghi lễ. Dự thảo, tiếp nhận và chuyển giao các lãnh sự trạng, sự tín trạng, miễn chức, uỷ nhiệm trạng, nhận khả trạng - Nghi thức về việc ký, duyệt y, và chuyển đạt các bản hiệp ước - trông nom về quyền lợi tinh thần của đại biểu ngoại quốc (như thứ vị, quyền bất khả xâm phạm) - Tặng huy chương cho người ngoại quốc và Việt kiểu ở ngoại quốc.
7- Phòng Tuyên truyền và Báo chí: Xuất bản các báo chí, sách vở của Bộ bằng quốc văn và sinh ngữ ngoại quốc - Giao thiệp với báo giới và các cơ quan văn hoá ngoại quốc - Các hội nghị quốc tế về văn hoá - Tuyên truyền cho dân tộc ngoại quốc biết nhiều về dân tộc Việt Nam.
8- Phòng Thông dịch: Dịch các đơn từ sách vở, báo chí ngoại quốc ra tiếng Việt Nam. Dịch các công văn hoặc sách vở Việt Nam ra các sinh ngữ ngoại quốc - Thông ngôn cho Bộ trưởng và các cơ quan trong khi trực tiếp với người ngoại quốc.
9- Phòng Luật pháp: Nghiên cứu vấn đề thuộc quốc tế công pháp và quốc tế tư pháp - Giải quyết về đặc quyền và quyền hạn của sứ đoàn và lãnh sự và lãnh sự ngoại quốc ở Việt Nam ở ngoại quốc khi ngoại bộ đã tổ chức. Liên lạc với phòng kiều dân để lập quy phận vị cho kiều dân ngoại quốc ở Việt Nam.
Việc có tính cách tố tụng: Giải thích các luật lệ quốc tế và các điều ước.
10- Phòng Hành chính và Kiều dân: Thi hành luật lệ bảo toàn quyền lợi cho người Việt Nam ở hại ngoại: Giấy thông hành, hộ tịch, thừa kế, tài sản, giải hồi nguyên quan, thông tin cho gia đình, v.v... Thi hành luật lệ về binh bị.
Thi hành luật lệ, bảo toàn quyền lợi cho kiều dân ngoại quốc ở Việt Nam: vãng lai, cư trú, thông thường, giao dịch, lập hội, nhập quốc tịch, cấp giấy thông hành, căn cước. Kiểm soát, trục xuất. Tài sản ngoại quốc và các đoàn thể kinh tế, văn hoá ngoại quốc ở Việt Nam.
Nếu số kiều dân thuộc một quốc tịch quá nhiều có đặt những ban riêng phụ trách: ban Hoa Việt, Pháp Việt v.v...
Việc tầu thuyền nhập quốc tịch Việt Nam.
Nhận thực chữ ký của các phái bộ, sứ thần và lãnh sự Việt Nam, khi ngoại bộ đã tổ chức.
Thi hành hiệp ước quốc tế về những vấn đề chuyên môn nhứ: y tế, tiền tệ, bưu điện, vô tuyến điện, hoả xa, giao thông thuỷ lục, phép đo lường, cứu tế, lao động, ngư nghiệp ở Đại dương, kiểm soát hàng hải v.v...
11- Phòng Chính trị và Kinh tế: Sưu tầm các tài liệu và nghiên cứu các vấn đề kinh tế, tình hình chính trị và chính sách ngoại giao của các nước.
Giao thiệp với các nước về kinh tế, chính trị chính sách ngoại thương và quan thuế - Vấn đề vận tải, tiền tệ, hối đoái, tiếp tế, phân phát nguyên liệu, du lịch.
Thảo luận và dự thảo các hiệp ước chính trị, thương mại, v.v...
Phòng này sẽ chia ra các ban chuyên môn, mỗi ban phụ trách về một khu vực trên hoàn cầu. Giới hạn và số khu vực ấy sẽ do nghị định Bộ trưởng định sau.
|
Hồ Chí Minh (Đã ký)
|