Quyết định 862/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành
Số hiệu: | 862/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn | Người ký: | Hoàng Ngọc Đường |
Ngày ban hành: | 27/04/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Chính sách xã hội, Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 862/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 27 tháng 4 năm 2009 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 167/2008/QĐ-TTG NGÀY 12/12/2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn;
Căn cứ Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Căn cứ Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt danh sách hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 182/SXD-TTr ngày 17 tháng 4 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số: 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
- Việc hỗ trợ các hộ nghèo cải thiện về nhà ở phải được giải quyết trực tiếp đến từng hộ, đúng đối tượng; chất lượng nhà ở được cải thiện rõ rệt và đảm bảo có diện tích tối thiểu theo các quy định tại Quyết định số: 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời phải công khai, minh bạch cho các đơn vị và nhân dân được biết.
- Đảm bảo phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ; tổ chức thực hiện tốt, tránh thất thoát, lãng phí không cần thiết.
- Trong quá trình thực hiện cần kết hợp, lồng ghép với các chương trình khác của trung ương và của tỉnh trên địa bàn như quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ... để nâng cao điều kiện sống cho các hộ nghèo.
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội phải có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện chương trình hỗ trợ xoá nhà ở tạm bợ, dột nát cho hộ nghèo.
- Thực hiện cơ chế kích cầu nhằm huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ cho việc xoá nhà ở tạm bợ, dột nát cho hộ nghèo. Tranh thủ các khả năng huy động nguồn lực từ bên ngoài để đẩy nhanh tiến độ giải quyết vấn đề nhà ở cho hộ nghèo.
- Thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động nguồn lực hỗ trợ (bằng tiền, bằng vật tư nguyên liệu, công lao động…) để giải quyết theo hướng: bản thân hộ nghèo tự lo, đóng góp giúp đỡ của cộng đồng dân cư, các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp và một phần hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước các cấp, từ vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội với phương châm: cân đối nguồn lực (kinh phí, vật tư, nguyên liệu, công lao động…) ngay tại địa bàn xã, thôn, bản. Ngân sách tỉnh và Quỹ Vì người nghèo cấp tỉnh chủ yếu ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương, miền núi đặc biệt khó khăn còn nhiều hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở.
2. Mục tiêu, nguyên tắc hỗ trợ
a) Mục tiêu:
- Tập trung phấn đấu giải quyết cơ bản tình trạng nhà ở tạm bợ, dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh trong 4 năm (2009 - 2012).
- Năm 2009, tập trung giải quyết cho các đối tượng hộ nghèo thuộc hai huyện Ba Bể và Pác Nặm (02 huyện nghèo được hỗ trợ theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP) và gia đình có công với cách mạng.
- Năm 2010, tập trung giải quyết cho các đối tượng trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai và 70% số hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Từ năm 2011 đến hết năm 2012, tập trung giải quyết cho các đối tượng còn lại.
b) Nguyên tắc hỗ trợ:
Thực hiện ưu tiên theo thứ tự hộ khó khăn hơn làm trước. Phối hợp tổ chức quản lý chặt chẽ các nguồn kinh phí hỗ trợ theo hướng: vận động nguồn lực và giám sát việc hỗ trợ qua Mặt trận Tổ quốc; cấp phát và quản lý qua chính quyền Nhà nước các cấp.
3. Yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở xây dựng mới
Diện tích ở tối thiểu cho mỗi hộ gia đình được quy định chung là: 24 m2/hộ.
Chất lượng nhà ở xây dựng mới phải đảm bảo tuổi thọ công trình từ 10 năm trở lên.
4. Mức hỗ trợ, mức vay để làm nhà ở
a) Mức hỗ trợ:
Theo quy định tại Quyết định số: 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Mức cho vay để làm nhà:
Theo quy định tại Quyết định số: 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Đối tượng được hỗ trợ nhà ở:
Theo quy định tại Quyết định số: 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Phạm vi áp dụng: tại khu vực nông thôn.
7. Số lượng hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn tỉnh
- Tổng số hộ nghèo của tỉnh theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 là: 19.636 hộ (trong đó toàn bộ hộ nghèo tại khu vực nông thôn).
- Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở tại khu vực nông thôn (tính đến thời điểm Quyết định 167/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành): 2.413 hộ.
Xác định cụ thể theo từng loại sau:
- Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở là đồng bào dân tộc thiểu số: 2.318 hộ;
- Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở là người Kinh: 95 hộ.
9. Nguồn vốn thực hiện
Nguồn vốn quy định tại Quyết định số: 167/2008/QĐ và các nguồn vốn tỉnh dự kiến huy động được để hỗ trợ.
10. Xác định tổng số vốn và phân khai nguồn vốn thực hiện
Tổng số vốn cần có để thực hiện:
Tối thiểu 20.000.000 đồng/nhà x 2.413 hộ = 48.260.000.000 đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ:
7.000.000 đồng/hộ x 2.413 hộ = 16.891.000.000 đồng.
- Vốn đối ứng của địa phương đề nghị trung ương cấp (do Bắc Kạn là tỉnh phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương trên 70% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2008):
7.000.000 đồng/hộ x 2.413 hộ x 20% = 3.378.200.000 đồng.
- Vốn vay tín dụng ưu đãi:
8.000.000 đồng/hộ x 1.455 hộ = 11.640.000.000 đồng.
Số còn lại huy động từ cộng đồng, dòng họ, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
11. Cách thức thực hiện
- Bình xét và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở: từ 01/01/2009 đến hết tháng 4/2009.
- Cấp vốn làm nhà ở: từ tháng 7/2009.
- Thực hiện xây dựng nhà ở: từ tháng 7/2009.
12. Tiến độ thực hiện
- Tập trung phấn đấu giải quyết cơ bản tình trạng nhà ở tạm bợ, dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh trong 4 năm (2009 - 2012).
- Năm 2009, tập trung giải quyết cho các đối tượng hộ nghèo thuộc 02 huyện Ba Bể và Pác Nặm (2 huyện nghèo được hỗ trợ theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP) và gia đình có công với cách mạng (775 hộ).
- Năm 2010, tập trung giải quyết cho các đối tượng trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai và 70% số hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (990 hộ).
- Từ năm 2011 đến hết năm 2012, tập trung giải quyết cho các đối tượng còn lại (648 hộ).
(Chú trọng ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng chưa có nhà ở).
13. Tiến độ huy động vốn hàng năm
- Năm 2009:
Tổng vốn cần có để thực hiện: 15.500.000.000 đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách trung ương: 6.510.000.000 đồng ;
+ Vốn vay tín dụng ưu đãi: 5.520.000.000 đồng;
+ Vốn huy động khác: 3.470.000.000 đồng.
- Năm 2010:
Tổng vốn cần có để thực hiện: 19.800.000 đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách trung ương 8.316.000.000 đồng;
+ Vốn vay tín dụng ưu đãi: 6.120.000.000 đồng;
+ Vốn huy động khác: 5.364.000.000 đồng.
- Năm 2011-2012:
Tổng vốn cần có để thực hiện: 12.960.000.000 đồng, trong đó :
+ Vốn ngân sách trung ương: 5.443.200.000 đồng;
+ Vốn huy động khác: 7.516.800.000 đồng.
14. Tổ chức thực hiện
a) UBND tỉnh:
- Chỉ đạo các ngành, UBND các huyện, thị xã hướng dẫn, đôn đốc các xã, thôn trực thuộc thực hiện việc rà soát, bình xét, lập danh sách, phân loại đối tượng ưu tiên theo quy định;
- Chỉ đạo các ngành lập danh sách các hộ nghèo thuộc đối tượng hỗ trợ nhà ở; lập Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh;
- Phê duyệt danh sách các hộ nghèo thuộc đối tượng hỗ trợ nhà ở; phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh trình Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan;
- Chỉ đạo củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện các mục tiêu giảm nghèo các cấp.
b) Các sở, ngành:
- Sở Xây dựng là cơ quan thường trực, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; phối hợp các Sở, ngành liên quan giám sát, đôn đốc UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện Đề án; chỉ đạo đơn vị tư vấn thiết kế mẫu nhà ở phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương và giới thiệu rộng rãi để nhân dân lựa chọn.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về đối tượng, mức cấp và mức cho vay hỗ trợ cải thiện nhà ở.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban MTTQ tỉnh và các ngành, đơn vị liên quan căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ nghèo theo đúng định mức, đối tượng đã quy định theo cơ chế thống nhất trong toàn tỉnh.
- Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc sử dụng và thanh quyết toán ngân sách hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ nghèo.
- Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm huy động thêm nguồn vốn và phối hợp với UBND các huyện, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức cho vay, thu hồi nợ.
- Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Bắc Kạn chịu trách nhiệm về công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ nghèo của tỉnh, thông tin thường xuyên về kết quả thực hiện chính sách.
- Đề nghị Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong việc phân bổ nguồn vốn do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam huy động được; phối hợp với chính quyền các cấp và các tổ chức thành viên huy động thêm nguồn lực (sự ủng hộ của các đơn vị, doanh nghiệp và đóng góp của cộng đồng…) để hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở.
c) UBND các huyện, thị xã (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện):
- Căn cứ số vốn được UBND tỉnh phân bổ, UBND cấp huyện phân bổ vốn hỗ trợ cho cấp xã;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn ; báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Xây dựng) theo định kỳ hàng quý (ngày 25 tháng cuối cùng của quý) ;
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn giao Ban Giảm nghèo cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ dân xây dựng nhà ở, đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở theo quy định;
- Chỉ đạo việc huy động thêm nguồn lực (sự ủng hộ của các đơn vị, doanh nghiệp và đóng góp của cộng đồng…) để hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo.
(Có nội dung Đề án chi tiết kèm theo)
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 822/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn.
Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 167/2008/QĐ-TTG NGÀY 12/12/2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 862/QĐ-UBND ngày 27/4/2009 của UBND tỉnh)
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, địa hình và tình hình phát triển kinh tế -xã hội và thực hiện các chính sách xoá đói giảm nghèo, việc hỗ trợ các hộ nghèo về nhà ở
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Bắc, nằm trên tuyến Quốc lộ 3 từ Hà Nội đi Cao Bằng, cách thủ đô Hà Nội 170km về phía Bắc.
Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn;
Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang;
Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên;
Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.
Bắc Kạn có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.868,42km2, bao gồm 7 huyện, 1 thị xã với 122 xã, phường, thị trấn, dân số khoảng 333.000 người với 7 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay). Tỉnh Bắc Kạn nằm trong toạ độ địa lý 21048’ đến 22044’ vĩ độ Bắc, 105026’đến 106015’ kinh độ Đông. Địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, độ chia cắt mạnh, gồm nhiều dạng địa hình như: Thung lũng, đồi cao, núi thấp, núi trung bình, núi đá vôi, núi đá xen lẫn núi đất dễ gây sạt lở, độ dốc trung bình của địa hình là 260.
Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 22,50C.Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1400-1900mm, cao nhất vào tháng 7 thấp nhất vào tháng 2. Độ ẩm không khí trung bình 82-85%.
Bắc Kạn là một trong những tỉnh khó khăn nhất cả nước, quy mô nền kinh tế nhỏ (GDP giá hiện hành năm 2007 bằng 0,15% GDP cả nước); tiềm lực về công nghiệp còn nhỏ bé lại chịu ảnh hưởng của tác động ngoại sinh nên tăng trưởng thấp, nhất là công nghiệp khai thác, chế biến.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, nhất là mạng lưới giao thông, môi trường sản xuất kinh doanh không thuận lợi, môi trường đầu tư chưa thật sự hấp dẫn được các nguồn vốn vào tỉnh.
Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo nhất là đào tạo nghề thấp (mới chỉ đạt 18%) hệ thống đào tạo chậm phát triển.
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế chung đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực, qui mô nền kinh tế từng bước lớn mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tăng dần các tỷ trọng về công nghiệp và dịch vụ, cơ sở hạ tầng bước đầu được cải thiện, các lĩnh vực văn hoá xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Nền kinh tế Bắc Kạn tuy còn gặp nhiều khó khăn song đang từng bước phát huy các thế mạnh về phát triển công nghiệp, du lịch và kinh tế rừng….
2. Sự cần thiết phải lập Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
Xoá đói giảm nghèo là mục tiêu kinh tế - xã hội được Đảng bộ và nhân dân cac dân tộc trong tỉnh quan tâm sâu sắc. Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Bắc Kạn lần thứ IX đã chỉ rõ “ Phấn đấu đến năm 201,0 toàn tỉnh còn dưới 20% hộ nghèo theo tiêu chí mới”….
Thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo một cách toàn diện, tuy nhiên tỷ lệ giảm nghèo vẫn chậm, chỉ đạt 1,29% năm 2005 đến cuối năm 2008. Vì vậy, số lượng hộ nghèo vẫn còn nhiều, trong đó có một bộ phận hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tập trung nhiều là đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện vùng sâu, vùng xa.
Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở là một trong những nội dung của chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo có chỗ ở tốt hơn để từ đó có điều kiện phát triển sản xuất và thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Việc lập đề án hỗ trợ nghèo về nhà ở với cách làm sáng tạo, các giải pháp chính sách phù hợp sẽ phát huy được mọi nguồn lực trong xã hội, từ đó nâng cao hiệu quả của chương trình, đảm bảo xoá nghèo một cách bền vững.
3. Các căn cứ để lập Đề án
Căn cứ Quyết định số: 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Căn cứ Quyết định số: 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Quyết định số: 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHÀ Ở VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở.
1. Nhận xét, đánh giá thực trạng nhà ở của các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh
a) Về số lượng nhà ở
Theo kết quả rà soát, tổng hợp báo cáo của các ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, tính đến 31/12/2008, toàn tỉnh có 19.636 hộ nghèo.
b) Về chất lượng nhà ở
Nhà ở của các đối tượng trên đều là nhà tạm, dột nát không được tính đến tuổi thọ công trình, có nguy cơ sập đổ cao.
c) Về điều kiện nơi ở của các hộ nghèo (kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống khu dân cư: các CT HTKT, HTXH, điều kiện đảm bảo VSMT)
Các hộ nghèo chủ yếu sống ở các vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh nên cơ bản về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn rất thấp kém vì chưa được đầu tư, điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là đồng bào nghèo dân tộc Mông sinh sống trên các đỉnh núi cao, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán còn lạc hậu. Tác động của môi trường khắc nghiệt dễ ảnh hưởng bởi lũ quét và trượt lở đất.
2. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở do Nhà nước ban hành đang thực hiện, các quy định của tỉnh về việc hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở trên địa bàn tỉnh
- Quyết định số: 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;
- Quyết định số: 118/TTg ngày 27 tháng 2 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công cách mạng cải thiện nhà ở;
- Quyết định số: 20/2000/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 cải thiện nhà ở;
- Quyết định số: 117/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số: 118/TTg, ngày 27 tháng 2 năm 1996 và điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ;
Một số đơn vị, các nhà hảo tâm có giúp đỡ về nhà ở cho các hộ nghèo nhưng số lượng còn rất ít.
3. Nhận xét, đánh giá về các chính sách hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở.
a) Về ưu điểm:
Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của Chính phủ là một chủ trương đúng đắn, là giải pháp thiết thực giúp hộ nghèo dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn cải thiện đời sống, có nhà ở, đất sản xuất… nhiều hộ đã vươn lên thoát khỏi đói nghèo, ổn định cuộc sống; đồng thời tạo nên khí thế xây dựng cuộc sống mới, thúc đẩy phong trào tương thân, tương ái trong cộng đồng dăn cư. Đồng bào các dân tộc phấn khởi và tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả và có sự đồng tình tham gia hưởng ứng của người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
b) Các hạn chế, tồn tại:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ nghèo về nhà ở của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:
- Việc triển khai thực hiện quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương và của tỉnh tại một số cơ sở còn lúng túng, chưa rõ ràng.
- Do các hộ nghèo sống rải rác, thưa thớt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên công tác tuyên truyền, phố biển chính sách chưa được triển khai triệt để; một số hộ nghèo còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Cộng với phong tục tập quán lạc hậu nên nhà ở cho các hộ nghèo chậm được cải thiện.
- Việc huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư còn hạn chế, chưa phát huy được nguồn lực tại chỗ (nguồn vật liệu địa phương) để huy động vào việc xoá nhà ở tạm bợ, dột nát.
- Việc phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở các cấp chính quyền chưa thực sự có hiệu quả.
- Chế độ thông tin, báo cáo của các cấp chưa đầy đủ và đảm bảo đúng thời gian quy định.
4. Tình hình và kết quả triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở trên địa bàn tỉnh
a) Về triển khai thực hiện các chính sách:
Sau khi Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương và điều kiện thực tế của địa phương, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các Sở, ngành chức năng có các văn bản chỉ đạo hướng dẫn cụ thể cho các huyện, thị xã thực hiện.
b) Kết quả hỗ trợ:
- Tổng số vốn huy động được: 56.101.883.600 đồng;
Trong đó:
+ Vốn ngân sách trung ương: 44.033.000.000 đồng;
+ Vốn ngân sách địa phương: 2.116.553.000 đồng;
+ Vốn vay tín dụng: 14.000.000 đồng;
+ Vốn huy động khác: 9.938.330.600 đồng.
Trong đó:
* Vốn gia đình đóng góp: 1.620.230.600 đồng;
* Vốn khác: 8.318.100.000 đồng;
- Số lượng nhà ở đã được hỗ trợ: 8.633 căn.
Trong đó:
+ Số lượng nhà làm mới: 6.032 căn;
+ Số lượng nhà sửa chữa: 2.601 căn.
- Về chất lượng nhà ở (quy mô diện tích; tuổi thọ căn nhà xây mới; kiến trúc, mẫu mã nhà ở; vật liệu xây dựng chủ yếu ...).
Chất lượng nhà ở các hộ nghèo được đầu tư xây dựng mới là nhà cấp IV, tuổi thọ công trình đạt từ 15 năm trở lên, sử dụng vật liệu địa phương, kết cấu chủ yếu là tường gạch 110 bao che, bổ trụ 220, mái lợp Fibrô ximăng; nhà gỗ, vách toóc xi, mái lợp lá cọ và cỏ gianh, máng vầu. Về mẫu nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh chưa ban hành, chủ yếu là do các chương trình tài trợ vận dụng linh hoạt các mẫu nhà hiện có tại địa phương.
5. Nhận xét, đánh giá chung về thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
a) Ưu điểm:
Nhiều phong trào xây dựng quỹ như “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” và Quỹ “Vì người nghèo” phát triển ngày càng sâu rộng được các cấp, các ngành và các tầng lớp dân cư quan tâm ủng hộ, tạo thêm nhiều nguồn lực cho việc tổ chức hỗ trợ cải thiện nhà ở cho các hộ gia đình nghèo, chính sách.
Cấp uỷ, chính quyền Mặt trận ở nhiều huyện, xã đã có nhận thức đúng đắn về vấn đề cải thiện nhà ở cho hộ nghèo, đã có các biện pháp chủ động trong tổ chức chỉ đạo, huy động các nguồn lực trên địa bàn một cách có hiệu quả. Cụ thể, nhân dịp đón xuân Kỷ Sửu 2008 Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức “Tết cho người nghèo” và đã quyên góp được số tiền hơn 3 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.
b) Các hạn chế, tồn tại; nguyên nhân và giải pháp khắc phục:
* Tồn tại, hạn chế:
Số hộ nghèo khó khăn về nhà ở còn nhiều và tập trung chủ yếu ở vùng miền núi cao, địa hình chia cắt, giao thông đi lại không thuận lợi. Trong khi đó điều kiện kinh tế - xã hội lại khó khăn nên việc huy động nguồn lực để hỗ trợ cũng như tổ chức triển khai thực hiện còn hạn chế. Mặt khác, thông qua kết quả rà soát thông kê từ các địa phương cơ sở cho thấy, đại bộ phận các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở sống chủ yếu bằng nghề nông, đi làm thuê hoặc không có việc làm, công việc không ổn định, thu nhập thấp, không có tích luỹ. Khả năng tự cải thiện điều kiện nhà ở là rất khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.
* Nguyên nhân:
Tỉnh Bắc Kạn vốn là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, có cơ cấu dân cư thuộc vùng miền núi và đồng bào dân tộc ít người chiếm tỷ lệ lớn. Thu ngân sách chưa đủ chi cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là cấp cơ sở về vấn đề hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ nghèo còn chưa đúng mức, chưa quyết liệt, vì vậy một số địa phương chưa có kế hoạch và các biện pháp tập trung sự chỉ đạo tích cực đối với công tác này.
Phong trào vận động đóng góp xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” phát triển chưa đều và rộng khắp trong các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị và các địa bàn dân cư; chưa có các hình thức vận động phong phú phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân ở từng địa bàn và các cơ quan tổ chức nên kết quả đạt được chưa cao.
Một số địa phương cơ sở chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền vận động, tổ chức huy động nguồn lực tại chỗ, động viên sự cố gắng vươn lên của các hộ nghèo trong việc cải thiện nhà ở. Còn nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng nên kết quả đạt thấp.
* Giải pháp khắc phục:
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, chính sách hỗ trợ xoá nhà dột nát, tạm bợ, cải thiện nhà ở cho hộ nghèo. Phổ biến sâu rộng chủ trương quan điểm của Đảng và Chính phủ đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện để các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị tổ chức quán triệt và thực hiện thống nhất.
- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tuyên truyền đẩy mạnh hơn nữa cuộc xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” và các hình thức đóng góp hỗ trợ người nghèo cải thiện về nhà ở; duy trì phong trào thường xuyên, đồng thời mở các đợt tuyên truyền, vận động tập trung cho việc đóng góp xây dựng quỹ vào các thời gian trọng điểm trong năm; thông tin kịp thời và công khai trên báo, Đài Phát thanh - Truyền hình của tỉnh và các huyện về kết quả vận động xây dựng qũy, kết quả tổ chức hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình nghèo.
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền đoàn thể phải coi việc hỗ trợ người nghèo về nhà ở là một nhiệm vụ cấp bách đưa vào chương trình kế hoạch hành động, phân công cấp uỷ viên, cán bộ phụ trách từng địa bàn dân cư, từng nhóm hộ gia đình nghèo, vận động cán bộ đảng viên gương mẫu thực hiện rà soát, lập kế hoạch phân chia chỉ tiêu vận động cho các cơ quan, đơn vị trường học, doanh nghiệp, lực lưỡng vũ trang, các thôn xóm và những người có điều kiện nhận đỡ đầu giúp đỡ trực tiếp việc cải thiện nhà ở cho hộ nghèo.
- Việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ, bình đẳng, tổ chức phân loại chính xác đối tượng cần hỗ trợ. Quán triệt phương châm đa dạng hoá hình thức xây dựng và sửa chữa nhà ở để có thể tận dụng được các nguyên vật liệu và nhân công tại chỗ. Động viên sự cố gắng vươn lên của bản thân hộ nghèo và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư, của dòng họ để giải quyết vấn đề nhà ở là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần.
1. Về mô hình huy động nguồn lực.
Ngoài nguồn vốn của Chương trình 134, địa phương còn tổ chức huy động nguồn lực từ:
- Các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm ở ngoài tỉnh (cả trong nước và nước ngoài), ở trong tỉnh: Ủng hộ bằng tiền thông qua các chương trình xây dựng Nhà Đại đoàn kết, xoá nhà tranh tre dột nát…;
- Cộng đồng dân cư nơi có các hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở, các họ tộc của hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở: Ủng hộ bằng công sức lao động hoặc bằng vật liệu để xây dựng.
2. Về quản lý nguồn lực của tỉnh trong quá trình thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
Nguồn lực để hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở được giao cho các cơ quan: Lao động - Thương binh Xã hội, Mặt trận tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ các cấp và chính quyền cấp cơ sở quản lý để trao đúng đối tượng hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở và sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ cho hộ nghèo.
3. Về thực hiện việc quản lý sử dụng, cấp phát, thanh toán nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và vốn vay tín dụng ưu đãi cũng như các nguồn vốn huy động khác.
Nhìn chung, việc quản lý sử dụng, cấp phát, thanh toán nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, các nguồn vốn khác để thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng theo quy định hiện hành, với tinh thần “Vì người nghèo”.
Những tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện đều được chấn chỉnh kịp thời, rút kinh nghiệm.
4. Về cách thức hỗ trợ.
Tùy theo tình hình thực tế của mỗi địa phương, cơ sở mà linh hoạt quyết định cách thức hỗ trợ trên nguyên tắc: Hộ nghèo được hỗ trợ tiền để làm nhà ở thì phải làm được nhà ở, vì vậy trên địa bàn có các cách thức hỗ trợ chủ yếu như sau:
- Với nguồn lực từ Chương trình 134: Giao tiền hỗ trợ cho chính quyền cơ sở quản lý, tổ chức thực hiện việc làm nhà cho các hộ nghèo được hỗ trợ theo tinh thần phát huy tinh thần tự chủ của chủ hộ, với sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, của cộng đồng, họ tộc của đối tượng được hỗ trợ.
- Với nguồn lực từ Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ để thực hiện Chương trình xây dựng nhà Đại đoàn kết: Giao tiền hỗ trợ cho Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ (với nguồn từ Hội Chữ thập đỏ huy động) quản lý, phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức thực hiện như cách thức với nguồn lực từ Chương trình 134.
- Với nguồn lực do các đơn vị, cơ quan như: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Xây dựng, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Vietsovpetro, Công ty RAAS tại Việt Nam, Tổng Công ty đầu tư và xuất nhập khẩu Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam, Công ty Phú Mỹ Hưng, Công ty Xây dựng công trình 507, Công ty Unilever, Công ty Xăng dầu đường thuỷ I Hải Phòng, các Doanh nghiệp trung ương và địa phương…ủng hộ để hưởng ứng Chương trình xây dựng nhà Đại đoàn kết, Nhà tình thương: Do các đơn vị trực tiếp quản lý, phối hợp với địa phương, cơ sở để tổ chức thực hiện, khi hoàn chỉnh thì bàn giao cho hộ được hỗ trợ.
5. Đánh giá chung về mô hình huy động và quản lý nguồn lực của tỉnh trong quá trình thực hiện việc hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
Việc huy động và quản lý nguồn lực để thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh được đánh gía là có hiệu quả, góp phần xóa được số lượng khá lớn nhà tranh tre, dột nát của hộ nghèo trên địa bàn trong thời gian qua. Quá trình tổ chức thực hiện đã huy động được cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cơ quan, cá nhân, cộng đồng, họ tộc… tham gia chương trình.
Tuy nhiên, do tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh lớn, nhà ở của các hộ dân có chất lượng thấp nên tại thời điểm thực hiện Quyết định số: 167/2008/QĐ-TTg thì số lượng hộ nghèo trên địa bàn tỉnh cần hỗ trợ nhà ở vẫn còn rất lớn, do tình trạng “xuống cấp” của nhà ở của những hộ nghèo chưa được hỗ trợ.
IV. MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN.
1. Quan điểm hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
- Việc hỗ trợ các hộ nghèo cải thiện về nhà ở phải được giải quyết trực tiếp đến từng hộ, đúng đối tượng; chất lượng nhà ở được cải thiện rõ rệt và đảm bảo có diện tích tối thiểu theo các quy định tại Quyết định số: 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời phải công khai, minh bạch cho các đơn vị và nhân dân được biết.
- Đảm bảo phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ; tổ chức thực hiện tốt, tránh thất thoát, lãng phí không cần thiết.
- Trong quá trình thực hiện cần kết hợp, lồng ghép với các chương trình khác của trung ương và của tỉnh trên địa bàn như quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ... để nâng cao điều kiện sống cho các hộ nghèo.
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội phải có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện chương trình hỗ trợ xoá nhà ở tạm bợ, dột nát cho hộ nghèo.
- Thực hiện cơ chế kích cầu nhằm huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ cho việc xoá nhà ở tạm bợ, dột nát cho hộ nghèo. Tranh thủ các khả năng huy động nguồn lực từ bên ngoài để đẩy nhanh tiến độ giải quyết vấn đề nhà ở cho hộ nghèo.
- Thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động nguồn lực hỗ trợ (bằng tiền, bằng vật tư nguyên liệu, công lao động…) để giải quyết theo hướng: bản thân hộ nghèo tự lo, đóng góp giúp đỡ của cộng đồng dân cư, các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp và một phần hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước các cấp, từ vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội với phương châm: cân đối nguồn lực (kinh phí, vật tư, nguyên liệu, công lao động…) ngay tại địa bàn xã, thôn, bản. Ngân sách tỉnh và Quỹ Vì người nghèo cấp tỉnh chủ yếu ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương, miền núi đặc biệt khó khăn còn nhiều hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở.
2. Mục tiêu, nguyên tắc hỗ trợ.
a) Mục tiêu:
- Tập trung phấn đấu giải quyết cơ bản tình trạng nhà ở tạm bợ, dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh trong 4 năm (2009 - 2012).
- Năm 2009, tập trung giải quyết cho các đối tượng hộ nghèo thuộc hai huyện Ba Bể và Pác Nặm (02 huyện nghèo được hỗ trợ theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP) và gia đình có công với cách mạng.
- Năm 2010, tập trung giải quyết cho các đối tượng trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai và 70% số hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Từ năm 2011 đến hết năm 2012, tập trung giải quyết cho các đối tượng còn lại.
b) Nguyên tắc hỗ trợ:
Thực hiện ưu tiên theo thứ tự hộ khó khăn hơn làm trước. Phối hợp tổ chức quản lý chặt chẽ các nguồn kinh phí hỗ trợ theo hướng: vận động nguồn lực và giám sát việc hỗ trợ qua Mặt trận Tổ quốc; cấp phát và quản lý qua chính quyền Nhà nước các cấp.
3. Yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở xây dựng mới.
Diện tích ở tối thiểu cho mỗi hộ gia đình được quy định chung là: 24 m2/hộ.
Chất lượng nhà ở xây dựng mới phải đảm bảo tuổi thọ công trình từ 10 năm trở lên.
4. Mức hỗ trợ, mức vay để làm nhà ở.
a) Mức hỗ trợ:
Theo quy định tại Quyết định số: 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Mức cho vay để làm nhà:
Theo quy định tại Quyết định số: 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Đối tượng được hỗ trợ nhà ở:
Theo quy định tại Quyết định số: 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Phạm vi áp dụng: tại khu vực nông thôn.
7. Số lượng hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
- Tổng số hộ nghèo của tỉnh theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 là: 19.636 hộ (trong đó toàn bộ hộ nghèo tại khu vực nông thôn).
- Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở tại khu vực nông thôn (tính đến thời điểm Quyết định 167/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành): 2.413 hộ.
Xác định cụ thể theo từng loại sau:
- Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở là đồng bào dân tộc thiểu số: 2.318 hộ;
- Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở là người Kinh: 95 hộ.
9. Nguồn vốn thực hiện.
Nguồn vốn quy định tại Quyết định số: 167/2008/QĐ và các nguồn vốn tỉnh dự kiến huy động được để hỗ trợ.
10. Xác định tổng số vốn và phân khai nguồn vốn thực hiện.
Tổng số vốn cần có để thực hiện:
Tối thiểu 20.000.000 đồng/nhà x 2.413 hộ = 48.260.000.000 đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ :
7.000.000 đồng/hộ x 2.413 hộ = 16.891.000.000 đồng.
- Vốn đối ứng của địa phương đề nghị trung ương cấp (do Bắc Kạn là tỉnh phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương trên 70% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2008):
7.000.000 đồng/hộ x 2.413 hộ x 20% = 3.378.200.000 đồng.
- Vốn vay tín dụng ưu đãi:
8.000.000 đồng/hộ x 1.455 hộ = 11.640.000.000 đồng;
Số còn lại huy động từ cộng đồng, dòng họ, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
11. Cách thức thực hiện
- Bình xét và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở: từ 01/01/2009 đến hết tháng 4/2009.
- Cấp vốn làm nhà ở: từ tháng 7/2009.
- Thực hiện xây dựng nhà ở: từ tháng 7/2009.
12. Tiến độ thực hiện
- Tập trung phấn đấu giải quyết cơ bản tình trạng nhà ở tạm bợ, dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh trong 4 năm (2009 - 2012).
- Năm 2009, tập trung giải quyết cho các đối tượng hộ nghèo thuộc 02 huyện Ba Bể và Pác Nặm (2 huyện nghèo được hỗ trợ theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP) và gia đình có công với cách mạng (775 hộ).
- Năm 2010, tập trung giải quyết cho các đối tượng trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai và 70% số hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (990 hộ).
- Từ năm 2011 đến hết năm 2012, tập trung giải quyết cho các đối tượng còn lại (648 hộ).
(Chú trọng ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng chưa có nhà ở).
13. Tiến độ huy động vốn hàng năm.
- Năm 2009:
Tổng vốn cần có để thực hiện: 15.500.000.000 đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách trung ương: 6.510.000.000 đồng;
+ Vốn vay tín dụng ưu đãi: 5.520.000.000 đồng;
+ Vốn huy động khác: 3.470.000.000 đồng.
- Năm 2010:
Tổng vốn cần có để thực hiện: 19.800.000 đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách trung ương 8.316.000.000 đồng;
+ Vốn vay tín dụng ưu đãi: 6.120.000.000 đồng;
+ Vốn huy động khác: 5.364.000.000 đồng.
- Năm 2011-2012:
Tổng vốn cần có để thực hiện: 12.960.000.000 đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách trung ương: 5.443.200.000 đồng;
+ Vốn huy động khác: 7.516.800.000 đồng.
14. Tổ chức thực hiện.
a) UBND tỉnh:
- Chỉ đạo các ngành, UBND các huyện, thị xã hướng dẫn, đôn đốc các xã, thôn trực thuộc thực hiện việc rà soát, bình xét, lập danh sách, phân loại đối tượng ưu tiên theo quy định;
- Chỉ đạo các ngành lập danh sách các hộ nghèo thuộc đối tượng hỗ trợ nhà ở; lập Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh;
- Phê duyệt danh sách các hộ nghèo thuộc đối tượng hỗ trợ nhà ở; phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh trình Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan;
- Chỉ đạo củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện các mục tiêu giảm nghèo các cấp.
b) Các sở, ngành:
- Sở Xây dựng là cơ quan thường trực, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; phối hợp các Sở, ngành liên quan giám sát, đôn đốc UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện Đề án; chỉ đạo đơn vị tư vấn thiết kế mẫu nhà ở phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương và giới thiệu rộng rãi để nhân dân lựa chọn.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về đối tượng, mức cấp và mức cho vay hỗ trợ cải thiện nhà ở.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban MTTQ tỉnh và các ngành, đơn vị liên quan căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ nghèo theo đúng định mức, đối tượng đã quy định theo cơ chế thống nhất trong toàn tỉnh.
- Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc sử dụng và thanh quyết toán ngân sách hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ nghèo.
- Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm huy động thêm nguồn vốn và phối hợp với UBND các huyện, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức cho vay, thu hồi nợ.
- Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Bắc Kạn chịu trách nhiệm về công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ nghèo của tỉnh, thông tin thường xuyên về kết quả thực hiện chính sách.
- Đề nghị Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong việc phân bổ nguồn vốn do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam huy động được; phối hợp với chính quyền các cấp và các tổ chức thành viên huy động thêm nguồn lực (sự ủng hộ của các đơn vị, doanh nghiệp và đóng góp của cộng đồng…) để hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở.
c) UBND các huyện, thị xã (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện):
- Căn cứ số vốn được UBND tỉnh phân bổ, UBND cấp huyện phân bổ vốn hỗ trợ cho cấp xã;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn ; báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Xây dựng) theo định kỳ hàng quý (ngày 25 tháng cuối cùng của quý);
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn giao Ban Giảm nghèo cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ dân xây dựng nhà ở, đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở theo quy định;
- Chỉ đạo việc huy động thêm nguồn lực (sự ủng hộ của các đơn vị, doanh nghiệp và đóng góp của cộng đồng…) để hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo.
1. Kết luận.
Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số: 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Chính phủ là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là giải pháp thiết thực giúp hộ nghèo dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có điều kiện cải thiện về nhà ở, phát triển sản xuất, thoát khỏi đói nghèo.
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, Ủy ban MTTQ các cấpãe tích cực tổ chức triển khai thực hiện, với cách làm sáng tạo, các giải pháp chính sách phù hợp, phát huy được mọi nguồn lực, từ đó nâng cao hiệu quả của chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, góp phần xoá nghèo nhanh và bền vững.
2. Kiến nghị.
Đề nghị các Bộ, ngành liên quan quan tâm tạo điều kiện để nhân dân được hưởng lợi có điều kiện tái sản xuất lao động, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Trên đây là nội dung Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số: 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. UBND tỉnh Bắc Kạn kính trình Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Quyết định 788/QĐ-UBND về phê duyệt bổ sung Kế hoạch định giá đất cụ thể năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 06/05/2020 | Cập nhật: 11/08/2020
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính không liên thông cấp tỉnh trong lĩnh vực môi trường và giao dịch bảo đảm thuộc phạm vi trách nhiệm thực hiện của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định Ban hành: 10/03/2020 | Cập nhật: 28/07/2020
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Phú Yên giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2030 Ban hành: 27/05/2019 | Cập nhật: 22/07/2019
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Mỹ thuật và Văn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau Ban hành: 08/05/2019 | Cập nhật: 10/06/2019
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2018 công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 27/04/2018 | Cập nhật: 03/01/2019
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Xây dựng, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Quy hoạch - Kiến trúc, Hạ tầng - kỹ thuật, Quản lý chất lượng công trình xây dựng mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 07/05/2018 | Cập nhật: 18/09/2018
Quyết định 788/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch công tác thông tin đối ngoại năm 2018 do tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 24/04/2018 | Cập nhật: 05/09/2018
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2018 về danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La Ban hành: 13/04/2018 | Cập nhật: 19/07/2018
Quyết định 788/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang Ban hành: 05/04/2018 | Cập nhật: 03/07/2018
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Danh mục báo cáo định kỳ Ban hành: 02/03/2018 | Cập nhật: 26/04/2018
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2017 quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quy trình tuyển dụng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 03/04/2017 | Cập nhật: 07/09/2017
Quyết định 788/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 27/03/2017 | Cập nhật: 02/05/2017
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 16/03/2017 | Cập nhật: 17/05/2017
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2016 kế hoạch điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 02/06/2016 | Cập nhật: 09/01/2017
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Danh mục cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên thông thuộc chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau Ban hành: 06/05/2016 | Cập nhật: 12/05/2016
Quyết định 788/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Ban hành: 25/03/2016 | Cập nhật: 13/04/2016
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới; sửa đổi; bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 20/05/2015 | Cập nhật: 27/05/2015
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2015 về thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 27/04/2015 | Cập nhật: 09/12/2015
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015 - 2020" Ban hành: 26/12/2014 | Cập nhật: 15/06/2015
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề cương Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ Ban hành: 17/03/2014 | Cập nhật: 01/07/2014
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cà Mau Ban hành: 04/06/2012 | Cập nhật: 12/06/2012
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 09/04/2012 | Cập nhật: 16/08/2013
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2011 về Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển Kon Tum Ban hành: 19/08/2011 | Cập nhật: 02/05/2018
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt danh sách hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Ban hành: 20/04/2009 | Cập nhật: 20/03/2010
Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở Ban hành: 12/12/2008 | Cập nhật: 15/12/2008
Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2007 quy chế Tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh Bình Định Ban hành: 26/11/2007 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 117/2007/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 118/TTg năm 1996 và Điều 3 Quyết định 20/2000/QĐ-TTg về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở Ban hành: 25/07/2007 | Cập nhật: 30/07/2007
Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn Ban hành: 05/03/2007 | Cập nhật: 30/05/2007
Quyết định 170/2005/QĐ-TTg về chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 Ban hành: 08/07/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn Ban hành: 20/07/2004 | Cập nhật: 07/12/2012