Quyết định 781/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 tỉnh Hòa Bình
Số hiệu: | 781/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hòa Bình | Người ký: | Nguyễn Văn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/03/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, Y tế - dược, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 781/QĐ-UBND |
Hòa Bình, ngày 29 tháng 03 năm 2018 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2018
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số 219/QĐ-BNN-QLCL ngày 23/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 108/TTr-SNN ngày 02/3/2018, đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 524/STC-TCHCSN ngày 21/3/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này
|
KT. CHỦ TỊCH |
HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 781/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm; phát huy vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể, vai trò tiên phong của các doanh nghiệp và sự tham gia hưởng ứng tích cực của nhân dân; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm cho tiêu dùng.
Rà soát sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách đặc thù của tỉnh để khuyến khích, tạo động lực cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, liên kết chuỗi sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.
Nâng cao kiến thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản về an toàn thực phẩm; ngăn chặn, xử lý dứt điểm việc lưu thông, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; ngăn chặn việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc.
Các đối tượng tham gia chuỗi giá trị ngành hàng từ sản xuất, chế biến, lưu thông, buôn bán đến người tiêu dùng được phổ biến, hướng dẫn, vận động tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm; thông tin về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và truyền thông, quảng bá nông sản thực phẩm an toàn được tăng cường.
Đến cuối năm 2018, tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm quy định về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, củ, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong các loại sản phẩm thịt, thủy sản; ô nhiễm vi sinh trong thịt, thủy sản giảm 10% so với năm 2017.
Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (xếp loại A, B) tăng 10% so với năm 2017.
100% các xã đăng ký về đích Nông thôn mới năm 2018 đạt tiêu chí về an toàn thực phẩm.
Xây dựng, nhân rộng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, đẩy mạnh chứng nhận VietGAP và tổ chức kiểm tra, giám sát, cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn.
Hình thành và phát triển hệ thống cửa hàng để trưng bày, giới thiệu và cung ứng các sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn tại các huyện và thành phố Hòa Bình.
III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM
1. Công tác chỉ đạo điều hành
Các cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; gắn kết chặt chẽ việc chỉ đạo điều hành công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản với các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, HACCP; ISO 22000...) nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thực hiện tốt các Chương trình phối hợp: “Vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020”; “Giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh sử dụng vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020”; “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 - 2020”, trọng điểm là các hộ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản nhỏ lẻ.
Phát triển mô hình “Mỗi làng một sản phẩm”; bảo đảm các xã được công nhận nông thôn mới đáp ứng tiêu chuẩn bảo đảm an toàn thực phẩm theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Triển khai kịp thời đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; Tăng cường kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cấp.
2. Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật
Tham gia góp ý kiến để hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Rà soát sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách đặc thù của tỉnh để khuyến khích, tạo động lực cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, liên kết chuỗi sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.
Rà soát, nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm.
Xây dựng Đề án “Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2025”.
3. Thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản thực phẩm an toàn, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, cũng như các quy định về xử phạt hành chính, xử lý hình sự (Điều 317. Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của Luật số: 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13) đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; tăng cường truyền thông, quảng bá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp chất lượng cao, chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn; đồng thời công khai kết quả điều tra, truy xuất và xử lý các cơ sở, sản phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm
Tích cực điều tra, phát hiện và triệt phá các đường dây nhập lậu, tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, hóa chất, kháng sinh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Tổ chức kiểm tra, phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tổ chức ký cam kết và kiểm tra việc thực hiện cam kết về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối và cơ sở chuyên kinh doanh nông lâm thủy sản.
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 37/KH-BCĐATTP ngày 09/02/2018 của Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Hòa Bình triển khai công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm năm 2018.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra phù hợp với Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Chuyển mạnh từ thanh tra theo kế hoạch sang thanh tra đột xuất và tập trung vào các công đoạn có nguy cơ cao trong toàn bộ chuỗi ngành hàng như lưu thông, buôn bán vật tư nông nghiệp; sản xuất ban đầu; giết mổ gia súc, gia cầm; sơ chế, chế biến nông sản, thủy sản nhỏ lẻ nhằm phát hiện và xử lý kịp thời cơ sở vi phạm.
Tổ chức lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm, tập trung vào thực phẩm rủi ro cao, tiêu thụ nhiều (rau, củ, quả, thịt, thủy sản...) nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp nông sản thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Triển khai các Chương trình phối hợp: “Vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020”; “Giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh sử dụng vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020”; “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 - 2020”.
5. Tổ chức kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn
Hoàn thiện và tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2025”. Tiếp tục triển khai Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt cho thành phố Hà Nội.
Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung sản phẩm chủ lực, liên kết chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, áp dụng quy trình, tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt VietGAP và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến: HACCP, ISO 22000...
Phổ biến, vận động người dân, doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản bảo đảm an toàn thực phẩm; hỗ trợ áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP..), thực hành sản xuất tốt (GMP, HACCP) trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.
Xây dựng nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực; xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm an toàn và quảng bá sản phẩm an toàn.
Mở rộng, nhân rộng và xây dựng mới các chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn kết hợp với kiểm tra, lấy mẫu giám sát, xác nhận sản phẩm an toàn.
6. Tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực
Tổ chức đào tạo, đào tạo nâng cao cho cán bộ tham gia quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản về nghiệp vụ, kỹ năng trong tuyên truyền phổ biến pháp luật; trong giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm quy định đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Đầu tư mua sắm trang thiết bị kiểm nghiệm nhanh cho phòng Kiểm nghiệm thực phẩm, vận hành có hiệu quả xe kiểm nghiệm chuyên dụng để phục vụ kiểm nghiệm lưu động tại các chợ trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
1. Ngân sách nhà nước cấp cho các địa phương, cơ quan, đơn vị được giao năm 2018; Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số; Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2. Ngân sách nhà nước thông qua các đề tài.
3. Kinh phí hỗ trợ của các Dự án, Tổ chức Quốc tế và kinh phí huy động xã hội hóa từ các doanh nghiệp.
I. Trách nhiệm của các cơ quan
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; Đào tạo, tập huấn và hướng dẫn sử dụng các loại vật tư nông nghiệp cho các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ áp dụng quy trình, tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt VietGAP và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến: HACCP, ISO 22000....
Rà soát, nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách phù hợp với thực tiễn, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm.
Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình xem xét, phê duyệt Đề án “Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2025”.
Chủ trì phối hợp với các Sở: Y tế, Công thương, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.
Tổ chức lấy mẫu vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản để kiểm định chất lượng, an toàn thực phẩm. Khi phát hiện vi phạm phải kịp thời cảnh báo cho người tiêu dùng, tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Xây dựng, nhân rộng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; tổ chức kiểm tra, giám sát, cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn và công khai tại nơi bày bán cho người tiêu dùng.
Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; giới thiệu, quảng bá sản phẩm an toàn, chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn; hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết, lựa chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm; đồng thời công khai kết quả điều tra, truy xuất và xử lý các cơ sở, sản phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông để kịp thời chỉ đạo các Chi cục chuyên ngành xử lý thông tin và phối hợp với các lực lượng chức năng giải quyết các sự cố gây mất an toàn thực phẩm.
b) Sở Y tế
Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản được sử dụng tại các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể (đặc biệt bếp ăn ở trường học) và cơ sở chế biến suất ăn sẵn phục vụ đám cưới, lễ hội.
Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể....) sử dụng, tiêu thụ sản phẩm từ các chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
c) Sở Công thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm soát việc lưu thông trên thị trường đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản có nguy cơ cao, tiêu thụ nhiều: Rau, củ, quả, thịt, thủy sản và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật đối với cơ sở không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ; nghiên cứu xây dựng thí điểm chợ nông sản (hoặc khu vực chợ nông sản) để bày bán các sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
Chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan tăng cường công tác xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn và giám sát an toàn thực phẩm tại các chợ.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp, trọng tâm các mặt hàng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
d) Công an tỉnh
Chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an các huyện, thành phố nắm chắc tình hình, tổ chức trinh sát, thu thập thông tin, điều tra, phát hiện đường dây, hành vi buôn bán hóa chất cấm, các loại vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, nhập lậu; các sản phẩm nông lâm thủy sản không rõ nguồn gốc và không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
đ) Sở Tài chính
Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, cân đối và cấp bổ sung kinh phí cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì để thực hiện các nội dung theo kế hoạch.
e) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Rà soát và cân đối bổ sung nguồn kinh phí cho phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn để thực hiện các nhiệm vụ quản lý về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; chỉ đạo Đài phát thanh truyền hình huyện, thành phố tăng cường thời lượng tuyên truyền về sử dụng hóa chất cấm, kháng sinh cấm trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn.
Tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp (trọng tâm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giết mổ, bảo quản, vận chuyển và kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phân cấp quản lý tại Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình. Kiên quyết xử lý vi phạm đối với cơ sở không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không đảm bảo điều an toàn thực phẩm.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh tổ chức ký cam kết và kiểm tra việc thực hiện cam kết về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Lồng ghép nguồn kinh phí từ Chương trình nông thôn mới để xây dựng các mô hình “Mỗi làng một sản phẩm”, mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn đảm bảo đạt được chỉ tiêu 13.2 và 17.8 đối với các xã về đích nông thôn mới theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức, triển khai quy hoạch các vùng sản xuất nông sản an toàn thực phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương; khuyến khích xây dựng và phát triển mô hình cửa hàng thực phẩm sạch để trưng bày, giới thiệu và cung ứng các sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn tại các thị trấn, xã, phường nơi đông dân cư.
Khuyến khích doanh nghiệp triển khai các Dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm tại các huyện theo Quyết định số 3087/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
g) Các tổ chức chính trị, xã hội
Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh chủ trì phối hợp tổ chức triển khai Chương trình phối hợp số 90/CTrPH/CP-DCTUBTWMTTQVN ngày 30/3/2016 giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020.
Hội Nông dân tỉnh chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020.
Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai Chương trình phối hợp số 526/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN ngày 03/11/2017 giữa Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 - 2020. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân ký cam kết và giám sát tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm; nói không với sản xuất “rau hai luống, lợn hai chuồng”; không sử dụng chất cấm; tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh với những đối tượng thực hiện hành vi buôn bán hóa chất cấm, các loại vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, nhập lậu; các sản phẩm nông lâm thủy sản không rõ nguồn gốc và không đảm bảo an toàn thực phẩm. Phối hợp với các ngành tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm cho cán bộ, hội viên và nông dân.
h) Cơ quan truyền thông
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình...tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đặc biệt Điều 317 của Luật số: 12/2017/QH14. Giới thiệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn, chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, địa chỉ bán sản phẩm an toàn; Nêu gương người tốt, việc tốt về an toàn thực phẩm; phát sóng liên tục clip tuyên truyền có nội dung không sử dụng chất cấm vào giờ cao điểm; đồng thời kịp thời đưa tin các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ trì xây dựng và phát sóng 02 chuyên mục/tháng với nội dung về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
2. Tổ chức thực hiện
Trên cơ sở kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, hiệu quả; báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Thời hạn báo cáo: Báo cáo định kỳ hàng tháng gửi trước ngày 15 của tháng; báo cáo sơ kết 6 tháng gửi trước ngày 10/6 và báo cáo tổng kết năm gửi trước ngày 05/12.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức chính trị xã hội tổ chức triển khai đầy đủ các nội dung trên đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả; theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tổng kết để đánh giá kết quả triển khai thực hiện kế hoạch.
Trong quá trình chỉ đạo, nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) để phối hợp xử lý kịp thời./.
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2020 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025 Ban hành: 07/05/2020 | Cập nhật: 07/05/2020
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm về phê duyệt Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước, quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải Ban hành: 24/03/2020 | Cập nhật: 08/06/2020
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2019 về tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng trang bị cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Ban hành: 31/12/2019 | Cập nhật: 02/05/2020
Quyết định 3087/QĐ-UBND năm 2019 về Đề án sản xuất vụ Xuân, vụ Hè năm 2020 Ban hành: 04/11/2019 | Cập nhật: 11/12/2019
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2019 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 Ban hành: 29/07/2019 | Cập nhật: 30/07/2019
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh Ban hành: 03/06/2019 | Cập nhật: 27/06/2019
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đấu thầu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 23/04/2019 | Cập nhật: 21/06/2019
Quyết định 3087/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 16/10/2018 | Cập nhật: 24/10/2018
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2018 về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh Ban hành: 13/07/2018 | Cập nhật: 16/07/2018
Quyết định 1039/QĐ-UBND về phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 16/05/2018 | Cập nhật: 04/06/2018
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường, đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Yên Ban hành: 24/05/2018 | Cập nhật: 05/06/2018
Quyết định 219/QĐ-BNN-QLCL về Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 Ban hành: 23/01/2018 | Cập nhật: 23/04/2018
Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm Ban hành: 02/02/2018 | Cập nhật: 02/02/2018
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp Ban hành: 17/05/2017 | Cập nhật: 18/05/2017
Quyết định 3087/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định Ban hành: 27/12/2016 | Cập nhật: 26/07/2017
Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 17/10/2016 | Cập nhật: 18/10/2016
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh Quyết định 19/2016/QĐ-UBND phê duyệt Đề án hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, sửa chữa công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 28/04/2016 | Cập nhật: 07/06/2017
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2016 về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh Ban hành: 01/06/2016 | Cập nhật: 02/06/2016
Quyết định 1039/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch hoạt động Dự án “Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng” tỉnh Hà Tĩnh năm 2016 Ban hành: 28/04/2016 | Cập nhật: 26/05/2016
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kết quả Tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 31/03/2016 | Cập nhật: 26/05/2016
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch hành động của thành phố Cần Thơ thực hiện Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam - Lào Ban hành: 14/04/2016 | Cập nhật: 21/06/2016
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2015 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển Ban hành: 27/07/2015 | Cập nhật: 27/07/2015
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2015 Quy định phân công quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, muối và nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Hòa Bình Ban hành: 16/06/2015 | Cập nhật: 15/08/2015
Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ Ban hành: 27/12/2014 | Cập nhật: 07/01/2015
Quyết định 3087/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 Ban hành: 22/12/2014 | Cập nhật: 31/10/2015
Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm Ban hành: 03/12/2014 | Cập nhật: 29/12/2014
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2014 ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất Ban hành: 01/08/2014 | Cập nhật: 01/08/2014
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2014 công nhận trường mầm non Họa My đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1 Ban hành: 07/07/2014 | Cập nhật: 11/07/2014
Quyết định 3087/QĐ-UBND về Kế hoạch tổ chức Đào tạo thí điểm công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn năm 2014 của thành phố Hà Nội Ban hành: 11/06/2014 | Cập nhật: 21/06/2014
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt tiêu chuẩn và đơn giá cây giống lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 26/05/2014 | Cập nhật: 21/07/2015
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ Quyết định 2005/QĐ-UBND quy hoạch đất xây dựng Khu hành chính phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ Ban hành: 11/04/2014 | Cập nhật: 21/05/2014
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2014-2020 do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 02/04/2014 | Cập nhật: 08/12/2014
Quyết định 3087/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 27/12/2013 | Cập nhật: 14/06/2014
Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt danh mục Dự án hỗ trợ kỹ thuật lần 2 cho Chương trình “Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty” do Ngân hàng Phát triển Châu Á viện trợ không hoàn lại của Thủ tướng Chính phủ ban hành Ban hành: 31/10/2013 | Cập nhật: 02/11/2013
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2013 tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông hàng hải và đường thủy nội địa Ban hành: 03/10/2013 | Cập nhật: 04/10/2013
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Ban hành: 29/05/2013 | Cập nhật: 14/05/2014
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới áp dụng chung tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 04/07/2012 | Cập nhật: 01/12/2015
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2012 ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Ban hành: 28/05/2012 | Cập nhật: 31/05/2012
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, tỉnh Quảng Ninh Ban hành: 09/05/2012 | Cập nhật: 25/07/2012
Quyết định 3087/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Ban hành: 30/09/2011 | Cập nhật: 01/11/2011
Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2010 thành lập Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng Ban hành: 28/10/2010 | Cập nhật: 03/11/2010
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt tạm thời mức thu một phần viện phí đối với cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 19/05/2006 | Cập nhật: 26/09/2014