Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2019 quy định về mức hỗ trợ người chăn nuôi có lợn bị thiệt hại do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng, tai xanh; người tham gia công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Số hiệu: 732/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Hoàng Xuân Ánh
Ngày ban hành: 31/05/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 732/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 31 tháng 5 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MỨC HỖ TRỢ NGƯỜI CHĂN NUÔI CÓ LỢN BỊ THIỆT HẠI DO BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI, LỞ MỒM LONG MÓNG, TAI XANH; NGƯI THAM GIA CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 02 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND tỉnh ngày 05 tháng 7 năm 2012 của HĐND tỉnh Cao Bằng ban hành chính sách hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

Căn cứ ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại Công văn số 141/HĐND ngày 29 tháng 5 năm 2019;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cao Bằng tại Tờ trình số 728/TTr-SNN ngày 19 tháng 5 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức hỗ trợ người chăn nuôi có lợn bị thiệt hại do bệnh Dịch tả ln Châu Phi, Lở mồm long móng, Tai xanh; người tham gia công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước Cao Bằng; Chủ tịch UBND các huyện, Thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT. T
nh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT
UBND tỉnh;
- Báo C
áo Bằng; Đài PT-TH tỉnh;
- Các PCVP UBND t
nh; (bản ĐT)
- Cổng Thông tin điện tử tnh; (bản ĐT)
- Lưu: VT, NL (Kh 26 b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Xuân Ánh

 

QUY ĐỊNH

MỨC HỖ TRỢ NGƯỜI CHĂN NUÔI CÓ LỢN BỊ THIỆT HẠI DO BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI, LỞ MỒM LONG MÓNG, TAI XANH; NGƯỜI THAM GIA CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(ban hành kèm theo Quy
ết định số: 732/QĐ-UBND ngày 31/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định việc hỗ trợ các loại dịch bệnh trên lợn, gồm: Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, Tai xanh.

2. Đối tượng áp dụng: Các hộ chăn nuôi lợn bị thiệt hại trực tiếp do dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; người tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Điều 2. Nguyên tắc hỗ trợ

1. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để người chăn nuôi khôi phục sản xuất sau thiệt hại do dịch bệnh.

2. Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền.

3. Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng, dưới sự giám sát của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và người dân, không để xảy ra hiện tượng trục lợi chính sách.

Điều 3. Điều kiện để được hưng hỗ trợ

1. Đối với hộ chăn nuôi được hỗ trợ khi có lợn buộc phải tiêu hủy do mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, Tai xanh khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

- Lợn bị bắt buộc tiêu hủy khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

- Trường hp, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần bắt buộc tiêu hủy lợn theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch cho đến khi kết thúc ổ dịch.

2. Đối với các lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 4. Mức hỗ tr

1. Hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh buộc phải tiêu hủy

a) Từ ngày 12 tháng 4 năm 2019 đến hết ngày 02 tháng 6 năm 2019: Hỗ trợ 38.000 đồng/kg lợn hơi đối với tất cả các loại lợn;

b) Từ sau ngày 02 tháng 6 năm 2019, mức hỗ trợ đối với 01 kg lợn hơi như sau:

- Đối với lợn con, lợn thịt các loại, mức hỗ trợ bằng 80% giá thị trường tại thời điểm có dịch bệnh xảy ra.

- Đối với lợn nái, lợn đực giống đang khai thác hỗ trợ bằng 1,5 lần so với mức hỗ trợ lợn thịt các loại.

Mức hỗ trợ cụ thể do UBND tỉnh quyết định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm có dịch bệnh xảy ra (giá thị trường do Sở Tài chính thông báo); mức hỗ trợ được điều chỉnh trong trường hợp giá thị trường biến động tăng hoặc giảm từ 10% trở lên.

2. Hỗ trợ cho người tham gia công tác phòng, chống dịch

- Hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại các trạm, chốt kiểm dịch động vật tạm thời do các cp thành lập đ phòng chng dịch bệnh (bao gm cả những người không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước); thời gian làm việc đảm bảo đủ 08 giờ/ngày/người:

+ Ngày làm việc: 100.000 đồng/người/ngày.

+ Ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết: 200.000 đồng/người/ngày.

- Hỗ trợ trực tiếp cho người tham gia phun khử trùng, tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật (bao gồm cả những người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước): 20.000 đồng/giờ/người. Số giờ được thanh toán theo thực tế nhưng không quá 05 giờ/ngày/người.

- Hỗ trợ trực tiếp cho người tham gia tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn buộc phải tiêu hủy (bao gồm cả những người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước): 20.000 đồng/giờ/người. Số giờ được thanh toán theo thực tế đi tham gia tiêu hủy lợn.

Điều 5. Nguồn lực và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách

1. Nguồn lực thực hiện hỗ trợ: Từ ngân sách Nhà nước các cấp và các nguồn hp pháp khác.

2. Cơ chế hỗ trợ: UBND các cấp chủ động sử dụng nguồn ngân sách đã được giao để tổ chức phòng chống dịch bệnh. Nếu không đủ đề nghị ngân sách cấp trên xem xét hỗ trợ.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện các nội dung của Quy định này.

- Trình UBND tỉnh quyết định mức giá hỗ trợ cụ thể (số tiền/kg lợn hơi) trên cơ sở thông báo giá của Sở Tài chính.

- Kiểm tra việc thực hiện chính sách, kết quả thực hiện, khó khăn, vướng mắc, báo cáo UBND tỉnh để xem xét báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính.

2. S Tài chính

- Thông báo giá 01 kg thịt lợn hơi trên địa bàn tỉnh theo từng thời điểm, với các nội dung:

+ Giá thịt lợn hơi giống lợn lai, lợn ngoại;

+ Giá thịt lợn hơi giống lợn bản địa.

+ Thời gian thông báo giá: Trong khoảng từ 5 đến 10 ngày một lần, trong thời gian có dịch bệnh xảy ra; bt đầu từ ngày 02 tháng 6 năm 2019.

- Chủ trì, phối hp với Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, trình UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh cho các huyện, Thành phố; hướng dẫn thủ tục hồ sơ thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ.

- Tổng hp nhu cầu kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ thiệt hại để báo cáo UBND tỉnh, trình Bộ Tài chính hỗ trợ cho địa phương.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ tại Quy định này.

3. UBND các huyện, Thành phố

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến hộ chăn nuôi vchính sách hỗ trợ tại Quyết định này.

- Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi theo mức hỗ trợ đã được UBND tỉnh quy định theo từng thời điểm; đảm bảo công khai, minh bạch, chính xác, đúng đối tượng, đúng thời gian tiêu hủy lợn.

- Chậm nhất sau 30 ngày từ khi kết thúc đợt dịch bệnh, UBND cấp huyện báo cáo kết quả triển khai thực hiện chính sách theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính để tổng hp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính.

4. UBND cấp xã

- Thành lập Hội đồng xét duyệt hỗ trợ kinh phí cho các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy bắt buộc và chịu trách nhiệm về tính chính xác của trọng lượng lợn, loại lợn được hỗ trợ.

- Công khai danh sách và chi trả kinh phí hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi được nhận hỗ trợ theo đúng quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.