Quyết định 67/2015/QĐ-UBND Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu: 67/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: Phạm Ngọc Nghị
Ngày ban hành: 18/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐẮK LẮK

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 67/2015/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 18 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu n và công cụ htrợ ngày 30/6/2011; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 12/7/2013;

Căn cứ Nghđịnh số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sđiều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;

Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định s39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu ncông nghiệp;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình s 91/TTr-SCT ngày 13/11/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, thực hiện Quyết định này, định kỳ kiểm tra và báo cáo UBND tỉnh theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 2015 và thay thế Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND ngày 14/4/2011 của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương,
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Vụ Pháp chế - Bộ Công Thương;
- Cục Kim tra văn bản QPPL - Bộ TP;
- Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Sở Tư pháp;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Website Chính phủ;
- Đài PT&TH tỉnh, Báo Đắk Lắk;
- Công báo tỉnh; Website tỉnh;
- Phòng NC;
- Lưu: VT, CN (T90).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Ngọc Nghị

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 67/2015/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2015)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về quản lý mua, bán, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (sau đây gọi tắt là VLNCN).

2. Quy chế này áp dụng cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động mua, bán, vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Điều 2. Các nguyên tắc chung

Mọi hoạt động của các tổ chức, cá nhân khi tham gia quản lý mua, bán, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh chỉ được thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép và phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn về VLNCN, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, các quy định của quy chế này và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp quản lý VLNCN

Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa Sở Công Thương với các sở, ngành và y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về quản lý nhà nước đối với hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh. Việc phối hợp quản lý nhà nước dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các quy định hiện hành để đảm bảo tính thống nhất, không chồng chéo và nâng cao hiệu quả về quản lý nhà nước đối với hoạt động VLNCN theo quy định của pháp luật.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ MUA, BÁN, VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN, TIÊU HỦY VÀ SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 4. Mua, bán vật liệu nổ công nghiệp

Các tổ chức, doanh nghiệp được phép sử dụng VLNCN chỉ được mua VLNCN đã có trong Danh mục VLNCN được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam ở các doanh nghiệp được phép kinh doanh VLNCN; trường hợp sử dụng không hết hoặc không sử dụng thì phải bán lại cho tổ chức kinh doanh VLNCN hợp pháp.

Doanh nghiệp được phép kinh doanh VLNCN chỉ được bán các loại VLNCN đã có trong Danh mục VLNCN được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam cho tổ chức có Giấy phép sử dụng VLNCN và phải mua lại VLNCN thừa, chưa sử dụng của các tổ chức sử dụng VLNCN hợp pháp có nhu cu bán.

Điều 5. Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp

Tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh cung ứng, vận chuyển và sử dụng VLNCN khi vn chuyển VLNCN trừ các trường hợp vận chuyển nội bộ, việc vận chuyển VLNCN trên đường giao thông công cộng phải có Giấy phép vận chuyn.

Vận chuyển VLNCN thực hiện đúng theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP và Mục 2, QCVN 02:2008/BCT.

Điều 6. Bảo quản vật liệu nổ công nghiệp

VLNCN phải được bảo quản trong kho, phương tiện chứa VLNCN đã được cơ quan thẩm quyền cho phép. Kho chứa VLNCN phải được xây dựng theo đúng quy định pháp luật về Luật Xây dựng ngày 18/6/2014, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định pháp luật liên quan khác. Kho chứa VLNCN trước khi sử dụng phải đăng ký tại Sở Công Thương và công an địa phương.

Bảo quản VLNCN tại nơi nổ mìn, khi chưa tiến hành nổ mìn: Từ khi đưa VLNCN đến nơi sẽ tiến hành nổ, VLNCN phải được bảo quản, canh gác, bảo vệ cho đến lúc nạp mìn xong. Người bảo vệ phải là thợ mìn hoặc công nhân đã được hướng dẫn về công tác an toàn trong bảo quản VLNCN được giám đốc đơn vị giao nhiệm vụ.

Bảo quản VLNCN thực hiện đúng theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP và Mục 1, QCVN 02:2008/BCT.

Điều 7. Tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp

Việc tiêu hủy VLNCN phải do các tchức có Giấy phép sản xuất, sử dụng VLNCN thực hiện; phải biết rõ phương pháp hủy loại VLNCN cần hủy; có biện pháp đảm bảo an toàn cho người, công trình; địa đim hủy VLNCN phải nằm trong ranh giới mỏ, công trường thuộc quyền quản lý hoặc sở hữu của tchức hủy VLNCN, nếu dùng phương pháp đốt hoặc nổ, địa điểm nphải được cp Giy phép sử dụng cho t chức hủy VLNCN.

Tiêu hủy VLNCN thực hiện đúng theo quy định tại Điều 16 của QCVN 02:2008/BCT.

Điều 8. Điều kiện về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

1. Các tổ chức, doanh nghiệp được cơ quan Trung ương cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn và Giấy phép sử dụng VLNCN phải đăng ký tại Sở Công Thương chm nhất 03 (ba) ngày trước khi bắt đầu thực hiện hoạt động sử dụng VLNCN. Hsơ đăng ký sử dụng VLNCN bao gồm bản sao Giấy phép sử dụng, danh sách chỉ huy nổ mìn và người trực tiếp liên quan, thiết kế hoặc phương án nmìn, thời gian, thời điểm tiến hành.

Các tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép sử dụng VLNCN do cơ quan có thẩm quyền cấp khi thực hiện hoạt động sử dụng VLNCN trên khu vực biên giới phải trình báo, đăng ký với Đồn biên phòng đóng quân trên địa bàn.

2. Các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng VLNCN phải lập phương án nmìn theo các nội dung quy định tại Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của B Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp, được thủ trưởng đơn vị hoặc cấp tương đương của đơn vị theo quy định phê duyệt và được cơ quan chức năng có thẩm quyền chấp thuận. Đối với nổ mìn trong các khu vực dân cư, cơ sở khám chữa bệnh, khu vực có các di tích lịch sử, văn hóa, bảo tn thiên nhiên, các công trình an ninh, quốc phòng hoặc các công trình quan trọng khác của quc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định pháp luật, phương án nổ mìn phải được Sở Công Thương thẩm định và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

3. Chỉ được sử dụng VLNCN theo đúng các điều kiện sử dụng và thời hạn ghi trong giấy phép hoặc giấy đăng ký sử dụng VLNCN.

4. Trong quá trình sử dụng VLNCN phải có đầy đủ hệ thống ssách ghi chép, phiếu nhập, phiếu xuất, hóa đơn, hộ chiếu và phải thống kê mọi hoạt động mua, bán, tồn kho, tiêu hủy VLNCN.

5. Hộ chiếu nổ mìn phải được lập đầy đủ, đúng quy định theo mẫu ban hành tại Thông tư số 23/2009/TT-BCT ; hộ chiếu nổ mìn do Chỉ huy nổ mìn lập, có sự phê duyệt của Thủ trưởng đơn vị hoặc cấp tương đương của đơn vị theo quy định, các thông số, kỹ thuật của hộ chiếu phải phù hợp với phương án nổ mìn đã được xác lập.

6. Phải tiến hành lập biên bản nghiệm thu bãi nổ trước khi khởi nổ.

7. Phải xây dựng nội quy, chế độ bảo vệ canh gác khu vực hoạt động VLNCN.

8. Tổng hợp tình hình sử dụng VLNCN của đơn vị, báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm về Sở Công Thương và Công an tỉnh theo quy định.

Chương III

TRÁCH NHIỆM VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP CỦA CÁC SỞ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG

Điều 9. Trách nhiệm chung của các Sở, ban, ngành và địa phương

Sở Công Thương, Công an tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND các cấp có trách nhiệm giải quyết những vấn đ liên quan đến quản lý trong hoạt động mua, bán, vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh đúng theo quy định của pháp luật và Quy chế này.

Điều 10. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Sở Công Thương là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về VLNCN trên địa bàn tỉnh.

2. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng VLNCN của các tổ chức, doanh nghiệp, thm định trình UBND tỉnh cấp giấy phép sử dụng VLNCN; kim tra và đề nghị cơ quan cấp giấy phép sử dụng VLNCN thu hồi giy phép sử dụng VLNCN đối với các tổ chức, doanh nghiệp không còn đđiều kiện sử dụng VLNCN theo quy định của pháp luật.

3. Chủ trì, phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh và chính quyn địa phương trong việc kiểm tra địa điểm xin cấp giấy phép sử dụng VLNCN.

4. Chủ trì, phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính vtrật tự xã hội Công an tỉnh và chính quyền địa phương trong việc kiểm tra địa đim đăng ký giy phép sử dụng VLNCN.

5. Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế xây dựng và kim tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng kho chứa VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; xem xét địa điểm đặt đối với các kho chứa VLNCN lưu động, kho chứa VLNCN không phải thẩm định thiết kế xây dựng.

6. Chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chỉ huy nổ mìn, thợ nổ mìn và các đối tượng liên quan đến bảo quản, vận chuyển VLNCN; kim tra sát hạch và cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Thông tư số 23/2009/TT-BCT và QCVN 02:2008/BCT.

7. Xác nhận Biện pháp, ứng phó sự cố hóa chất kho chứa VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định.

8. Xử lý vi phạm về VLNCN thuộc thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Trách nhiệm của Công an tỉnh

1. Chủ động hoặc phối hợp với Sở Công Thương và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác kim tra, xử lý các trường hợp mua, bán, vận chuyn, sử dụng VLNCN trái phép; thông báo kết quả điều tra xử lý cho chính quyn địa phương và các cơ quan chức năng liên quan biết để phối hợp quản lý.

2. Cấp giấy phép vận chuyển VLNCN cho các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh cung ứng, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn và an ninh trật tự xã hội.

3. Kiểm tra các phương tiện vận chuyển VLNCN trên đường vận chuyển.

4. Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện an ninh trật tự cho các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.

5. Kiểm tra định kỳ về an ninh trật tự tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điu kiện.

6. Phối hợp với Sở Công Thương trong việc kiểm tra địa điểm đề nghị cấp giấy phép hoặc đăng ký giấy phép sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.

7. Xử lý vi phạm về VLNCN thuộc thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Trách nhiệm của Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh

1. Cấp biên bản kiểm tra xác nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy cho các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyn và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.

2. Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất về công tác phòng cháy chữa cháy tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013; Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

3. Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra địa điểm đề nghị cấp giấy phép hoặc đăng ký giấy phép sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.

4. Phối hợp với Sở Công Thương thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế xây dựng và kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng kho chứa VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và địa đim đặt đối với các kho chứa VLNCN lưu động, kho chứa VLNCN không phải thẩm định thiết kế xây dựng.

5. Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy và nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy các kho chứa VLNCN trên địa bàn tỉnh.

6. Xử lý vi phạm về VLNCN thuộc thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ đội biên phòng tỉnh

1. Đăng ký, kiểm tra người, phương tiện vận chuyển VLNCN ra vào khu vực biên giới.

2. Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tiếp nhận, phân loại và xử lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng theo quy định.

3. Xử lý vi phạm về VLNCN thuộc thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Phối hợp với Sở Công Thương, Công an tỉnh kiểm tra địa điểm đề nghị đăng ký giấy phép sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.

2. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm vthực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động của các tchức, doanh nghiệp; phối hợp với các cơ quan trong công tác điều tra các tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại các tchức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến VLNCN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố

1. Phối hợp với S Công Thương, Công an tỉnh kiểm tra các địa điểm đề nghị cấp hoặc đăng ký giấy phép sử dụng VLNCN trên địa bàn địa phương.

2. Tham gia xử sự cố và các vấn đề khác xảy ra có liên quan đến kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn.

3. Tổ chức tuyên truyền phổ biến, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động VLNCN tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân nào vi phạm tùy mức độ sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và VLNCN và Nghị định s 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân hoạt động VLNCN; bao che cho người vi phạm pháp luật vhoạt động VLNCN hoặc thiếu trách nhiệm đxảy ra hậu quả nghiêm trọng, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sbị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Tổ chức thực hiện

Các ngành, các cấp liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này theo chức năng và nhiệm vụ được phân công.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung Quy chế, các cơ quan, đơn vị, cá nhân kiến nghị bằng văn bản gửi UBND tỉnh (thông qua Sở Công Thương); Sở Công Thương có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.





Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp Ban hành: 23/04/2009 | Cập nhật: 04/05/2009