Quyết định 654/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 - 2015
Số hiệu: | 654/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La | Người ký: | Cầm Ngọc Minh |
Ngày ban hành: | 09/04/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 654/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 09 tháng 4 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;
Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 247/TTr-SNV ngày 03 tháng 4 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2012 - 2015.
Điều 2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Đề án này tại cơ quan, đơn vị; Sở Nội vụ theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Đề án này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
1. Sự cần thiết của Đề án
Trong quá trình thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 trên địa bàn tỉnh Sơn La, công tác cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước của tỉnh đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực trên cả 4 lĩnh vực: Cải cách thể chế; Cải cách tổ chức Bộ máy hành chính; Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; Cải cách tài chính công. Hệ thống văn bản chỉ đạo ban hành kịp thời, bảo đảm chất lượng. Nhận thức của cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về CCHC được nâng lên. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai tích cực; thủ tục hành chính đã được công khai, minh bạch, đơn giản hóa mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Tổ chức Bộ máy hành chính được sắp xếp, kiện toàn đáp ứng với yêu cầu triển khai nhiệm vụ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kỷ luật, kỷ cương hành chính được chấn chỉnh. Quy chế văn hóa công sở, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính từng bước đổi mới, tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, biên chế, tài chính, từng bước làm thay đổi phương thức quản lý, chống lãng phí và tham nhũng… Công tác chỉ đạo, điều hành có nhiều đổi mới theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch để thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số những hạn chế tồn tại, đó là: Công tác cải cách thủ tục hành chính còn chậm, chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình đổi mới và phát triển. Trình độ năng lực của của một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức còn bất cập, kỹ năng hành chính, năng lực tổng hợp, phân tích và đề xuất các vấn đề mang tính chiến lược có mặt còn hạn chế. Kỷ luật, kỷ cương hành chính có nơi, có lúc chưa được thực hiện nghiêm túc. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố trong việc giải quyết thủ tục hành chính thực hiện chưa đảm bảo đúng thời gian quy định.
Nguyên nhân chủ yếu được xác định là công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính ở một số ngành, huyện, thành phố chưa được coi trọng đúng mức. Chưa có sự đầu tư tương xứng về cơ sở vật chất, kinh phí, con người để thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính một cách đồng bộ. Đặc biệt chưa quan tâm xây dựng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cộng chức chuyên trách về cải cách hành chính để trực tiếp tham mưu giúp việc cho Thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan đơn vị lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính.
2. Đối tượng và phạm vi của Đề án
Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách cải cách hành chính của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2012 - 2015.
3. Căn cứ xây dựng Đề án
- Căn cứ Nghi quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.
- Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính.
- Quyết định số 210/QĐ-UBND về việc Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Sơn La.
1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách cải cách hành chính:
1.1. Cán bộ, công chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính
Qua kết quả điều tra khảo sát và thực trạng tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, hiện tại cán bộ thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn đều là cán bộ kiêm nhiệm.
+ Đối các sở, ban, ngành: Chánh Văn phòng (hoặc Phó Chánh Văn phòng) là người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo sở thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị.
+ Đối với các huyện, thành phố: Lãnh đạo phòng Nội vụ (hoặc chuyên viên) là người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ CCHC tại huyện, thành phố.
+ Đối với UBND xã, phường, thị trấn (Sau đây gọi chung là UBND cấp xã); Phó Chủ tịch UBND xã (hoặc Văn phòng UBND cấp xã) là người trực tiếp tham mưu cho UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
Đồng thời số cán bộ, công chức trên cũng thực hiện nhiệm vụ là cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính.
1.2. Cán bộ, công chức chuyên trách trực tiếp làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (Bộ phận một cửa) tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết số 234/2008/NQ-HĐND ngày 27 tháng 9 năm 2008 của HĐND tỉnh Quy định mức phụ cấp đối với cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La.
+ Đối với các sở, ban, ngành: Mỗi sở, ban, ngành bố trí 01 cán bộ chuyên trách tại Văn phòng sở để tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, công dân đến giải quyết thủ tục hành chính.
+ Đối với các huyện, thành phố: Mỗi huyện đều bố trí từ 2 - 3 cán bộ công chức chuyên trách để tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, công dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND - UBND các huyện, thành phố.
+ Đối với UBND cấp xã: Mỗi xã bố trí 3 cán bộ, công chức chuyên môn của xã (Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây Dựng; Tư Pháp - Hộ tịch) vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn vừa trực tiếp tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân.
Đánh giá chung
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính và cán bộ chuyên trách trực tiếp làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (Bộ phận một cửa) đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ do UBND cấp huyện và các sở, ban, ngành tổ chức. Được hưởng mức phụ cấp 200.000/tháng theo Nghị quyết số 234/2008/NQ-HĐND ngày 27 tháng 9 năm 2008 của HĐND tỉnh.
Tuy nhiên, do yêu cầu sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố sau bầu cử HĐND các cấp nên đội ngũ cán bộ, công chức này có nhiều biến động, vì vậy cần phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cải cách hành chính.
2. Mục tiêu của Đề án
Mục tiêu của Đề án là đào tạo nâng cao trình độ, năng lực và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, chuyên trách cải cách hành chính của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai có hiệu quả Chương trình cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015. Góp phần nâng cao chất lượng chính quyền cơ sở các cấp.
Phấn đấu đến năm 2015, 100% số cán bộ chuyên trách cải cách hành chính các cấp được đào tạo bồi dưỡng tinh thông nghiệp vụ cải cách hành chính và các kỹ năng cơ bản để tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học, hiệu quả. Hàng năm đều được tham dự các khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, mỗi năm ít nhất một lần.
3. Mục tiêu cụ thể của Đề án
3.1. Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng cải cách hành chính:
a) Đối với các sở, ngành, UBND cấp huyện
Hàng năm, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về cải cách hành chính tại tỉnh cho lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố, lãnh đạo Văn phòng cấp sở, cấp huyện; Lãnh đạo phòng Nội vụ các huyện, thành phố, cán bộ chuyên trách cải cách hành chính cấp sở, cấp huyện, mỗi lớp từ 50 - 70 người. Dự kiến 3 lớp/năm.
b) Đối với UBND cấp xã
Hàng năm, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về cải cách hành chính tại các huyện, thành phố cho lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND cấp xã, cán bộ chuyên trách cải cách hành chính, cán bộ trực tiếp làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã, mỗi lớp từ 30 - 50 người. Dự kiến 12 lớp/năm.
3.2. Nội dung của Đề án
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về cải cách hành chính tại tỉnh cho lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố; Lãnh đạo Văn phòng cấp sở, cấp huyện; Lãnh đạo phòng Nội vụ các huyện, thành phố.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về cải cách hành chính tại các huyện, thành phố cho lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND cấp xã.
Cụ thể như sau:
+ Kỹ năng lập Chương trình kế hoạch CCHC theo từng năm theo phương pháp mới. (Lượng hóa được kết quả đầu ra).
+ Kỹ năng xây dựng báo cáo CCHC theo hàng quý, 6 tháng, 1 năm, giai đoạn.
+ Kỹ năng xem xét, đánh giá, tổng hợp, phân tích kết quả CCHC theo từng thời điểm cụ thể.
+ Kỹ năng truyền thông CCHC.
+ Kỹ năng giao tiếp trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Nghiên cứu biên soạn, phát hành Sổ tay cải cách hành chính dành cho cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
- Thực hiện thí điểm Bộ chỉ số theo dõi đánh giá cải cách hành chính theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
3.3. Cơ sở đào tạo
Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng Chính trị các huyện, thành phố.
3.4. Giảng viên, báo cáo viên
Trên cơ sở kế hoạch mở lớp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Sở Nội vụ mời những giảng viên, báo cáo viên trong và ngoài nước có kinh nghiệm tham gia giảng dạy.
Để thực hiện các mục tiêu đề ra của Đề án cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây.
1. Kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, đội ngũ cán bộ trực tiếp làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.
Tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí biên chế cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính ở các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm phối hợp của đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính các cấp, trên cơ sở rà soát, đánh giá lại việc bố trí cán bộ hiện có của các cơ quan, đơn vị.
2. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác CCHC đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách CCHC nắm chắc, vận dụng vào quá trình xây dựng kế hoạch và báo cáo đánh giá cải cách hành chính.
Nghiên cứu đánh giá tác động của cải cách hành chính với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh, huyện, xã. Tác động của CCHC với chỉ số năng lực cạnh chanh cấp tỉnh (PCI).
3. Đổi mới phương pháp lập kế hoạch CCHC, phương pháp đánh giá, tổng hợp, phân tích kết quả, báo cáo CCHC theo từng thời điểm cụ thể, phương pháp truyền thông CCHC.
4. Tổ chức Hội thảo khoa học, mời các chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm về CCHC tham gia biên tập Sổ tay cải cách hành chính, tham gia giảng dạy, đào tạo, huấn luyện cho đội ngũ cán bộ chuyên trách của tỉnh.
5. Tổ chức các mô hình thí điểm, hàng năm đánh giá sơ kết, rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp tổ chức thực hiện những năm tiếp theo.
6. Tổ chức cho cán bộ chuyên trách cải cách hành chính đi tham quan học tập các địa phương khác trong nước.
7. Nghiên cứu tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành chế độ phụ cấp phù hợp, trang phục, trang thiết bị làm việc cho cán bộ chuyên trách cải cách hành chính làm việc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các cơ quan, đơn vị.
- Kinh phí thực hiện Đề án này do nguồn ngân sách của tỉnh đảm bảo trên cơ sở kế hoạch chi tiết từng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2012 - 2015 là 1.500.000.000đ (Một tỷ năm trăm triệu VNĐ), mỗi năm 300.000.000 (Ba trăm triệu VNĐ). Bao gồm cả các hoạt động tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát, điều tra xã hội học, mời chuyên gia tư vấn, thí điểm, tổ chức đánh giá tác động.
-Trên cơ sở Đề án được phê duyệt, hàng năm Sở Nội vụ là cơ quan đầu mối
phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chính xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án này báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cấp kinh phí để tổ chức thực hiện.
1. Sở Nội vụ là cơ quan được UBND tỉnh giao chủ trì tổ chức thực hiện Đề án. Có trách nhiệm phối hợp với các ngành, các cấp triển khai thực hiện những nội dung của Đề án và báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh 6 tháng, hàng năm.
- Hàng năm phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, tổ chức Hội thảo khoa học nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên trách cải cách hành chính.
- Lập dự toán kinh phí trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Quyết toán kinh phí với cơ quan quản lý tài chính các cấp theo đúng quy định của Pháp luật.
- Tranh thủ các nguồn lực của các Dự án trong và ngoài tỉnh để thực hiện Đề án.
2. Sở Tài chính hàng năm trên cơ sở dự toán của Sở Nội vụ có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền quyết định giao dự toán kinh phí để Sở Nội vụ thực hiện Đề án.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư đưa nội dung của Đề án vào kế hoạch phân bổ ngân sách hàng năm cho Sở Nội vụ để thực hiện nhiệm vụ.
4. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ để tổ chức thực hiện Đề án./.
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2020 về sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 29/05/2020 | Cập nhật: 10/06/2020
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2020 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa ngành Kế hoạch và Đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 06/04/2020 | Cập nhật: 13/07/2020
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Ban hành: 06/03/2020 | Cập nhật: 20/03/2020
Quyết định 210/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã năm 2020 theo Quyết định 124/QĐ-TTg Ban hành: 17/02/2020 | Cập nhật: 01/04/2020
Quyết định 210/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 05/02/2020 | Cập nhật: 23/03/2020
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2020 về Bộ tiêu chí ấp nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu giai đoạn 2019-2020 tỉnh Kiên Giang Ban hành: 21/01/2020 | Cập nhật: 23/03/2020
Quyết định 210/QĐ-UBND Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019 Ban hành: 29/03/2019 | Cập nhật: 11/05/2019
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án hỗ trợ gạo từ nguồn Dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tự nguyện bảo vệ rừng tự nhiên trong thời gian chưa tự túc được lương thực trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019-2023 Ban hành: 31/01/2019 | Cập nhật: 18/05/2019
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2018 công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách năm 2016 Ban hành: 07/03/2018 | Cập nhật: 31/05/2018
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện đẩy mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 20/03/2017 | Cập nhật: 09/05/2017
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục tài sản mua sắm tập trung và phân công đơn vị thực hiện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 07/02/2017 | Cập nhật: 04/03/2017
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án xã hội hóa các hoạt động y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2025 Ban hành: 18/02/2016 | Cập nhật: 24/03/2016
Quyết định 210/QĐ-UBND về Chương trình trọng tâm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, xây dựng và thực hiện quy ước năm 2016 trên địa bàn tỉnh Điện Biên Ban hành: 23/02/2016 | Cập nhật: 18/05/2017
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Đề án thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 02/02/2016 | Cập nhật: 09/02/2016
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bão bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên Ban hành: 02/04/2014 | Cập nhật: 02/06/2014
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2014 thành lập và giao chỉ tiêu biên chế cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Ban hành: 22/01/2014 | Cập nhật: 01/07/2014
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2013 công nhận huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang là đơn vị đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi Ban hành: 26/06/2013 | Cập nhật: 11/10/2013
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 18-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 21/01/2013 | Cập nhật: 22/02/2013
Quyết định 210/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch chi tiết năm 2013 Dự án cạnh tranh nông nghiệp Ban hành: 04/02/2013 | Cập nhật: 08/09/2017
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2012 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Sơn La Ban hành: 09/02/2012 | Cập nhật: 24/05/2013
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020" Ban hành: 19/01/2012 | Cập nhật: 29/07/2019
Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010
Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2010 kiện toàn Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Điện Biên Ban hành: 24/02/2010 | Cập nhật: 19/07/2013
Nghị quyết 234/2008/NQ-HĐND Quy định mức phụ cấp đối với cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La Ban hành: 27/09/2008 | Cập nhật: 21/11/2013
Nghị quyết 234/2008/NQ-HĐND về một số chế độ phụ cấp, trợ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm và người sau cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 23/07/2008 | Cập nhật: 26/07/2013