Quyết định 651/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình sản xuất 7.000 ha thanh long theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm VietGAP năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Số hiệu: | 651/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận | Người ký: | Nguyễn Ngọc Hai |
Ngày ban hành: | 30/03/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, Khoa học, công nghệ, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 651/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 30 tháng 3 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao nhiệm vụ năm 2012 cho các sở, ngành, địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 26/TTr-SNN ngày 16 tháng 3 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình sản xuất 7.000 ha thanh long theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm VietGAP năm 2012 trên địa bàn tỉnh (có Kế hoạch kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch được phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất cụ thể kinh phí, nguồn kinh phí phục vụ nhiệm vụ triển khai chương trình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điểu 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Chủ tịch Liên minh các Hợp tác xã Bình Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Hàm Tân, thị xã La Gi, thành phố Phan Thiết, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển thanh long Bình Thuận và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI SẢN XUẤT 7.000 HA THANH LONG THEO TIÊU CHUẨN AN TOÀN THỰC PHẨM VIETGAP NĂM 2012
(ban hành kèm theo Quyết định số: 651/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long Bình Thuận, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ cho yêu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai sản xuất 7.000 ha thanh long theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm VietGAP năm 2012 như sau:
- Căn cứ Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.
- Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn.
- Căn cứ Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho sản phẩm trồng trọt (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Căn cứ Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 15/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012.
- Căn cứ Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 10/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt nhiệm vụ chủ yếu của các sở, ngành, địa phương năm 2012.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm quả thanh long Bình Thuận.
- Trong năm 2012, triển khai sản xuất 7.000 ha thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh; trong đó, diện tích thanh long an toàn được cấp giấy chứng nhận VietGAP mới là 2.000 ha.
III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: Trong năm 2012, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 12/2012.
2. Địa bàn, diện tích và tiến độ thực hiện:
Căn cứ vào diện tích hiện có của các địa phương, mức độ triển khai, hoàn thành chỉ tiêu được UBND tỉnh giao trong 03 năm, từ năm 2009 đến 2011; Năm 2012 tiếp tục giao chỉ tiêu cho các địa phương đảm bảo nguyên tắc tổng diện tích thanh long sản xuất theo VietGAP chiếm khoảng 50% so với diện tích thanh long hiện có của địa phương; Diện tích thanh long an toàn sản xuất mới (2.000 ha) đạt tiêu chuẩn VietGAP trong năm 2012 dự kiến phân bổ cho các huyện, thị xã, thành phố như sau:
a) Huyện Hàm Thuận Nam: 800 ha;
b) Huyện Hàm Thuận Bắc: 800 ha;
c) Huyện Bắc Bình: 270 ha;
d) Huyện Hàm Tân: 40 ha;
e) Thị xã La Gi: 70 ha;
f) Thành phố Phan Thiết: 20 ha.
(Biểu chi tiết có phụ lục đính kèm)
- Các tổ hợp tác, nhóm liên kết sản xuất thanh long;
- Các doanh nghiệp, Hợp tác xã, trang trại, cá nhân sản xuất thanh long.
1. Tổ chức các tổ hợp tác sản xuất theo VietGAP:
- Tuyên truyền, hướng dẫn nông dân đăng ký tham gia và xây dựng tổ hợp tác (THT) sản xuất thanh long theo VietGAP đúng quy định;
- Trên cơ sở diện tích đã phân bổ, tiến hành vận động, hướng dẫn giúp đỡ nông dân tổ chức xây dựng các THT sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP có quy mô sao cho dễ hoạt động, dễ quản lý;
- Thời gian xây dựng và hình thành THT: từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2012.
2. Đối với diện tích thanh long đã được chứng nhận VietGAP:
- Tăng cường kiểm tra giám sát định kỳ, đột xuất để xem xét, đánh giá việc duy trì sản xuất theo VietGAP của các cơ sở;
- Yêu cầu các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra nội bộ (ít nhất mỗi năm một lần) và lưu hồ sơ trong quá trình thực hiện;
- Trước khi Giấy chứng nhận VietGAP hết hiệu lực 01 (một) tháng, nhà sản xuất có yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận phải đăng ký gia hạn với Tổ chức chứng nhận (Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận)
- Tổ chức chứng nhận tiến hành kiểm tra giám sát để xem xét gia hạn đối với các cơ sở có yêu cầu.
3. Đối với diện tích thanh long đăng ký mới năm 2012:
a) Khảo sát, phân tích đánh giá các chỉ tiêu của mẫu đất, nước ở vùng sản xuất:
Tổ chức thực hiện việc lấy mẫu đất, mẫu nước để phân tích đánh giá nguy cơ ô nhiễm. Từ đó quyết định có thể sản xuất thanh long theo VietGAP ở vùng đất đó được hay không. Kế thừa kết quả quy hoạch vùng sản xuất thanh long an toàn của Dự án QSEAP Bình Thuận, từ năm 2012 đến 2015 các vùng sau đây không tổ chức lấy mẫu đất, mẫu nước để kiểm tra, gồm các xã, thị trấn ở 02 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc như sau:
- Huyện Hàm Thuận Nam: Hàm Mỹ, Hàm Kiệm, Hàm Cường, Hàm Minh, Tân Thuận, Hàm Thạnh, Mương Mán và Thị trấn Thuận Nam;
- Huyện Hàm Thuận Bắc: Hồng Sơn, Hàm Đức, Hàm Hiệp, Hàm Chính, Hàm Liêm và Thị trấn Ma Lâm.
b) Triển khai công tác tập huấn:
- Tập huấn các chuyên đề cho tất cả thành viên của tổ bao gồm các nội dung:
+ Quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.
+ Sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật và an toàn lao động.
- Tập huấn chuyên đề cho Ban điều hành tổ liên kết (Trưởng nhóm, phó trưởng nhóm, kiểm soát viên nội bộ) và tổ tư vấn tại các địa phương về nội dung: hướng dẫn, đánh giá các chỉ tiêu kiểm tra và một số quy định của sản xuất theo VietGAP.
- Thời gian hoàn thành công tác tập huấn: trước tháng 9 năm 2012.
c) Xây dựng quy trình sản xuất:
Hướng dẫn các tổ liên kết sản xuất thanh long theo VietGAP xây dựng và thống nhất thực hiện quy trình sản xuất thanh long theo VietGAP.
d) Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá:
Hướng dẫn cách kiểm tra, đánh giá thực hiện VietGAP trong quá trình sản xuất, gồm các nội dung sau:
- Cách ghi chép nhật ký sản xuất;
- Cách sắp xếp kho chứa và bảo quản hóa chất;
- Các vấn đề về vệ sinh trong khu vực sản xuất, bảo hộ lao động trong sản xuất;
- Các quy định khác theo yêu cầu của VietGAP.
e) Tổ chức lấy mẫu trái và cấp giấy chứng nhận:
Sau khi các tổ chức, cá nhân hoàn tất các yêu cầu của VietGAP, tiến hành lấy mẫu trái để phân tích dư lượng, nếu đạt yêu cầu thì tiến hành kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận VietGAP.
f) Sau khi chứng nhận VietGAP:
Tổ chức chứng nhận tăng cường công tác kiểm tra giám sát định kỳ hoặc đột xuất nhằm xác định việc duy trì thực hiện sau khi được chứng nhận VietGAP, nội dung kiểm tra gồm:
+ Công bố chất lượng sản phẩm theo quy định;
+ Nhật ký sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, trong đó lưu ý đến việc sử dụng hóa chất phải đảm bảo thời gian cách ly theo quy định;
+ Các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh của VietGAP.
1. Tổ chức:
- Ở tỉnh duy trì Ban chỉ đạo cấp tỉnh theo Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 20/4/2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo triển khai. Tiến hành rà soát, kiến nghị UBND tỉnh thay thế, kiện toàn Ban Chỉ đạo do một số thành viên đã nghỉ hưu, chuyển công tác;
- Ở các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục duy trì và củng cố Ban chỉ đạo cấp huyện để triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2012 theo cơ cấu tổ chức đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tại Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 20/4/2009.
- Ở các xã, phường, thị trấn tiếp tục rà soát, củng cố Ban chỉ đạo cấp xã để tăng cường triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2012;
- Tiếp tục duy trì, củng cố tổ tư vấn VietGAP tại các địa phương để đẩy mạnh triển khai thực hiện nhiệm vụ 2012 theo quy chế phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNTT với UBND các huyện, thành phố, thị xã về việc triển khai sản xuất, chứng nhận thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tại công văn số 1279/CV-BCĐ ngày 05/7/2010 của Ban chỉ đạo thanh long VietGAP tỉnh Bình Thuận.
2. Chính sách:
Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP đã được quy định tại Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 20/4/2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Quyết định số 03/2010/QD-UBND ngày 12/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015.
3. Kinh phí:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính dự trù kinh phí phân khai chi tiết thực hiện chương trình trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.
4. Tổ chức thực hiện:
4.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các Sở, Ngành, Đoàn thể và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất 7.000 ha thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh; trong đó, diện tích thanh long an toàn được cấp giấy chứng nhận VietGAP mới là 2.000 ha vào cuối năm 2012;
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận tổ chức cấp chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thanh long theo quy định.
- Phân công, giao trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, cụ thể:
a) Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long:
- Là đơn vị thường trực được Sở Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung theo kế hoạch sản xuất 7.000 ha thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh; trong đó, diện tích thanh long an toàn được cấp giấy chứng nhận VietGAP mới là 2.000 ha;
- Tổ chức triển khai lấy mẫu đất, nước và mẫu trái theo đúng quy định;
- Chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản tổ chức triển khai các lớp tập huấn cho lực lượng tư vấn tại các địa phương, kiểm soát viên nội bộ, đảm bảo đủ năng lực, trình độ để thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn cho các THT sản xuất thanh long theo VietGAP tại các địa phương thực hiện;
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, cấp và gia hạn giấy chứng nhận VietGAP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất thanh long theo đúng quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo phân công của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng báo cáo tiến độ thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT.
b) Chi cục Bảo vệ thực vật:
- Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long tổ chức triển khai các lớp tập huấn cho lực lượng tư vấn tại các địa phương, kiểm soát viên nội bộ;
- Cử cán bộ được chứng nhận là người lấy mẫu đất, nước, rau, quả theo VietGAP tham gia với Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long thực hiện việc lấy mẫu đất, nước, quả theo kế hoạch;
- Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long xây dựng nội dung để hướng dẫn quy trình sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật, biện pháp phòng trừ ruồi đục quả trên thanh long;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo phân công của Sở Nông nghiệp và PTNT.
c) Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư:
- Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long tổ chức triển khai các lớp tập huấn cho lực lượng tư vấn tại các địa phương, kiểm soát viên nội bộ;
- Cử cán bộ được chứng nhận là người lấy mẫu đất, nước, rau, quả theo VietGAP tham gia với Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long thực hiện việc lấy mẫu đất, nước, quả theo kế hoạch;
- Tổ chức thông tin tuyên truyền các vấn đề liên quan đến việc sản xuất thanh long an toàn trên các “Bản tin khuyến nông”.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo phân công của Sở Nông nghiệp và PTNT.
d) Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Bình Thuận:
- Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long tổ chức triển khai các lớp tập huấn cho lực lượng tư vấn tại các địa phương, kiểm soát viên nội bộ;
- Cử cán bộ được chứng nhận là người lấy mẫu đất, nước, rau, quả theo VietGAP tham gia với Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long thực hiện việc lấy mẫu đất, nước, quả theo kế hoạch;
- Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long xây dựng nội dung để hướng dẫn các nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất, sơ chế, chế biến thanh long;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo phân công của Sở Nông nghiệp và PTNT.
4.2. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai chương trình sản xuất 7.000 ha thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh; trong đó, diện tích thanh long an toàn được cấp giấy chứng nhận VietGAP mới là 2.000 ha vào cuối năm 2012;
- Tiếp tục phân công, kiểm tra, đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn; các đơn vị, phòng ban có liên quan của triển khai nhiệm vụ sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP đã được UBND tỉnh phê duyệt;
- Tổ chức giao ban theo định kỳ để đánh giá việc triển khai thực hiện sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa phương;
- Tiếp tục chỉ đạo Tổ tư vấn cấp huyện (Phòng Nông nghiệp và PTNT; Phòng kinh tế; Trạm Khuyến nông; Trạm Bảo vệ Thực vật các huyện, thị xã, thành phố) và Tổ tư vấn cấp xã thực hiện các nhiệm vụ trong việc phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT (Trung tâm NCPT cây thanh long) triển khai sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa phương, cụ thể như sau:
a) Nhiệm vụ của Tổ tư vấn VietGAP cấp huyện:
+ Tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn theo quyết định đã được UBND tỉnh phê duyệt.
+ Tổ chức hướng dẫn cho các tổ, nhóm VietGAP; Ban chỉ đạo các xã, thị trấn gồm các nội dung công việc sau:
* Quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP;
* Sử dụng hóa chất và an toàn lao động trong sử dụng hóa chất;
* Cách ghi chép sổ sách nhật ký;
* Quy trình kiểm tra nội bộ, đánh giá theo các tiêu chí của VietGAP;
* Các quy định của VietGAP trong sản xuất.
+ Hướng dẫn các tổ, nhóm VietGAP thực hiện việc kiểm tra, đánh giá nội bộ lần cuối và các thủ tục đăng ký chứng nhận gởi cho Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long.
+ Hướng dẫn các tổ VietGAP khắc phục các khuyết điểm, những sai sót trong quá trình sản xuất thanh long VietGAP; tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc cho các tổ VietGAP trên địa bàn.
+ Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long trong quá trình triển khai sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
b) Nhiệm vụ của Tổ tư vấn VietGAP cấp xã:
+ Vận động, tuyên truyền, hướng dẫn người trồng thanh long tham gia thành lập các tổ, nhóm sản xuất VietGAP theo tiêu chí của Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ;
+ Hướng dẫn các tổ VietGAP trên địa bàn xã triển khai nhiệm vụ sản xuất thanh long VietGAP theo kế hoạch đã được UBND huyện giao;
+ Hướng dẫn các thành viên của Tổ VietGAP ghi chép sổ nhật ký trong quá trình sản xuất thanh long theo VietGAP đúng quy định;
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện sản xuất thanh long theo VietGAP trên địa bàn xã, đồng thời phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các tổ VietGAP cho UBND xã và tổ tư cấp huyện xem xét, giúp đỡ, giải quyết.
4.3. Các Sở, ngành có liên quan:
a) Hội Nông dân tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên:
- Chỉ đạo Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm vận động, hướng dẫn và tổ chức cho các hội viên, đoàn viên tham gia tích cực trong việc xây dựng nhóm nông dân liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn bạc và thống nhất chương trình triển khai trên từng địa bàn.
- Cử cán bộ theo dõi và cùng tham gia với Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long để triển khai các nội dung trong kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Liên minh Hợp tác xã Bình Thuận:
Có trách nhiệm cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm nghiên cứu cây thanh long hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương thành lập, xây dựng quy chế hoạt động cho các nhóm, tổ hợp tác sản xuất thanh long an toàn trên địa bàn tỉnh.
c) Hiệp hội thanh long Bình Thuận:
Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long và Ủy ban nhân dân các địa phương hướng dẫn, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu mua, sơ chế, đóng gói thanh long đăng ký tham gia sản xuất, sơ chế thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.
d) Đài Phát thanh Truyền hình Bình Thuận:
Thường xuyên phổ biến, thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các nội dung liên quan đến sản xuất thanh long theo VietGAP trên địa bàn tỉnh.
d) Sở Khoa học và Công nghệ:
Tổ chức cấp chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thanh long theo quy định.
đ) Sở Công thương:
Có trách nhiệm thông tin đến các doanh nghiệp thu mua, sơ chế, đóng gói thanh long đăng ký tham gia thực hiện quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) và liên kết với các nhóm nông dân sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP để thu mua thanh long cho nông dân.
Tăng cường công tác kiểm tra việc ghi chép nguồn gốc xuất xứ của các lô hàng được đưa vào lưu thông và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
e) Sở Tài chính:
Bố trí đủ nguồn kinh phí cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thành công chương trình chương trình sản xuất 7.000 ha thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh; trong đó, diện tích thanh long an toàn được cấp giấy chứng nhận VietGAP mới là 2.000 ha vào cuối năm 2012./.
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH THANH LONG SẢN XUẤT THEO VIETGAP CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2012
Đơn vị tính: ha
TT |
Xã, thị trấn |
Diện tích SX hiện có (*) |
Diện tích chỉ tiêu giao 2009 - 2011 |
Diện tích chỉ tiêu giao năm 2012 |
Diện tích đang tổ chức SX theo VietGAP |
Trong đó |
|
Diện tích được chứng nhận VietGAP năm 2011 |
Diện tích chưa được chứng nhận |
||||||
1 |
Hàm Thuận Nam |
7.593 |
3.630 |
800 |
4.099,44 |
2.923,55 |
1.175,81 |
2 |
Hàm Thuận Bắc |
5.917 |
2.620 |
800 |
2.997,7 |
2.321,41 |
676,3 |
3 |
Bắc Bình |
811 |
270 |
270 |
29 |
29 |
- |
4 |
Tp. Phan Thiết |
365 |
180 |
20 |
66,56 |
22,85 |
43,71 |
5 |
Thị xã Lagi |
440 |
190 |
70 |
59,7 |
12,52 |
47,18 |
6 |
Hàm Tân |
300 |
110 |
40 |
82 |
37 |
45 |
|
Tổng cộng |
15.409 |
7.000 |
2.000 |
7.344,4 |
5.346,33 |
1.988 |
Ghi chú:
(*): Diện tích thanh long theo tiến độ sản xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận năm 2011
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND mức chi cho công tác kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 09/12/2011 | Cập nhật: 23/01/2014
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND thông qua nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bình Phước Ban hành: 16/12/2011 | Cập nhật: 10/07/2013
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về nhiệm vụ năm 2012 do Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá VIII, nhiệm kỳ 2011-2016, kỳ họp thứ 3 ban hành Ban hành: 23/12/2011 | Cập nhật: 02/03/2012
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND phê chuẩn bảng giá đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 16/12/2011 | Cập nhật: 01/11/2012
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về lệ phí, cung cấp thông tin giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 08/12/2011 | Cập nhật: 16/04/2012
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND quy định tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với xe ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trên địa bàn tỉnh Nam Định do Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định khóa XVII, kỳ họp thứ 3 ban hành Ban hành: 08/12/2011 | Cập nhật: 16/12/2011
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 Ban hành: 15/12/2011 | Cập nhật: 28/06/2014
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về dự toán thu ngân sách Nhà nước và phân bổ dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2012 Ban hành: 09/12/2011 | Cập nhật: 02/07/2015
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND quy định mức phụ cấp đối với Bí thư chi bộ trực thuộc Đảng bộ bộ phận thuộc xã, phường, thị trấn và Bí thư chi bộ xóm trực thuộc Đảng uỷ cơ sở xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 01/12/2011 | Cập nhật: 15/07/2013
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 Ban hành: 12/12/2011 | Cập nhật: 27/04/2013
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 17/12/2011 | Cập nhật: 07/07/2015
Nghị quyết 22/2011/NQ-HĐND quy định về chế độ, định mức chi cho hoạt động Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII, kỳ họp thứ 3 ban hành Ban hành: 07/12/2011 | Cập nhật: 06/02/2012
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND bổ sung mức thu một số loại phí Ban hành: 14/12/2011 | Cập nhật: 15/03/2013
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về đối tượng thu và tỷ lệ phân chia các khoản thu theo nghị quyết 17/20/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 Ban hành: 09/12/2011 | Cập nhật: 04/04/2014
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững ở 06 huyện miền núi của giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Ban hành: 27/10/2011 | Cập nhật: 29/06/2013
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến 2020 Ban hành: 09/12/2011 | Cập nhật: 05/08/2013
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển, dự toán ngân sách địa phương năm 2011; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển, dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách tỉnh năm 2012 do tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 16/12/2011 | Cập nhật: 05/08/2013
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND quy định mức chi ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Ban hành: 09/12/2011 | Cập nhật: 22/06/2013
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND quy định mức thu, quản lý, sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 09/12/2011 | Cập nhật: 27/01/2015
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về kế hoạch biên chế hành chính nhà nước và biên chế sự nghiệp năm 2012 do tỉnh Hải Dương ban hành Ban hành: 09/12/2011 | Cập nhật: 15/05/2013
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND thông qua Đề án Tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011- 2015 và chế độ chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ Ban hành: 07/10/2011 | Cập nhật: 16/05/2013
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước phục vụ phát triển công nghiệp do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 03/10/2011 | Cập nhật: 17/07/2013
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND quy định mức chi một số nội dung có tính chất đặc thù trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý Ban hành: 18/10/2011 | Cập nhật: 16/07/2013
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về hỗ trợ kinh phí từ ngân sách địa phương cho Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015 Ban hành: 30/08/2011 | Cập nhật: 23/05/2018
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định khóa XI, kỳ họp thứ 2 ban hành Ban hành: 18/08/2011 | Cập nhật: 20/10/2011
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về tăng cường, củng cố, phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở giai đoạn 2011-2015 Ban hành: 05/08/2011 | Cập nhật: 10/07/2013
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND ban hành định mức khoán chi hành chính ngân sách các xã, phường, thị trấn và khoán chi hoạt động tại thôn, ấp, khu phố Ban hành: 22/07/2011 | Cập nhật: 23/05/2013
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại cuối năm 2011 Ban hành: 16/08/2011 | Cập nhật: 10/07/2013
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về đặt tên đường phố tại trung tâm huyện Cát Tiên Ban hành: 31/08/2011 | Cập nhật: 03/10/2015
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND quy định mức đóng góp Quỹ Quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Hà Giang Ban hành: 15/07/2011 | Cập nhật: 01/10/2012
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII, kỳ họp thứ 2 ban hành Ban hành: 20/07/2011 | Cập nhật: 02/11/2011
Thông tư 17/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bãi bỏ quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo nghị quyết 57/NQ-CP Ban hành: 06/04/2011 | Cập nhật: 18/04/2011
Quyết định 99/2008/QĐ-BNN về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn Ban hành: 15/10/2008 | Cập nhật: 22/10/2008
Quyết định 84/2008/QĐ-BNN về Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn Ban hành: 28/07/2008 | Cập nhật: 01/08/2008
Quyết định 379/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 về quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn Ban hành: 28/01/2008 | Cập nhật: 29/02/2008
Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác Ban hành: 10/10/2007 | Cập nhật: 13/10/2007