Quyết định 63/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Số hiệu: | 63/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh | Người ký: | Nguyễn Hồng Lĩnh |
Ngày ban hành: | 31/12/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, Công nghiệp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2015/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 31 tháng 12 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;
Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT/BTC-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Văn bản số 1485/SCT-QLCN ngày 14/12/2015; báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 1032/BC-STP ngày 13/10/2014; ý kiến của Sở Tài chính tại Công văn số 4103/STC-NS ngày 28/12/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 24/3/2010 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn Hà Tĩnh.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TĨNH
(Kèm theo Quyết định số 63/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh)
Quy chế này quy định trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương hàng năm và quy định mức hỗ trợ đối với các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
1. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (gọi chung là cơ sở công nghiệp nông thôn), bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp nhỏ hơn hoặc bằng 100 tỷ VNĐ và số lao động bình quân năm nhỏ hơn hoặc bằng 300 người (theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa).
b) Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã, Tổ hợp tác thành lập và hoạt động theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác;
c) Hộ kinh doanh cá thể được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn không giới hạn về quy mô vốn hoặc số lao động bình quân hàng năm.
3. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công.
Điều 3. Mục tiêu của hoạt động khuyến công
1. Động viên và huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia và hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp.
2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới.
3. Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng môi trường sống cho con người.
4. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
Điều 4. Nguồn kinh phí và nguyên tắc sử dụng kinh phí khuyến công
1. Nguồn kinh phí
a) Ngân sách tỉnh hỗ trợ cho hoạt động khuyến công do UBND tỉnh quản lý, tổ chức thực hiện;
b) Ngân sách cấp huyện, xã hỗ trợ cho hoạt động khuyến công do UBND cấp huyện, cấp xã quản lý, tổ chức thực hiện.
c) Hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia cho hoạt động khuyến công cấp tỉnh theo chương trình, kế hoạch và đề án được phê duyệt (nếu có).
đ) Tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.
e) Các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có)
2. Nguyên tắc sử dụng kinh phí
a) Kinh phí khuyến công cấp tỉnh bảo đảm chi cho những hoạt động do Sở Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện đối với những hoạt động, sản phẩm sản xuất có ý nghĩa toàn tỉnh hoặc khu vực, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh;
b) Kinh phí khuyến công cấp huyện, cấp xã bảo đảm chi cho những hoạt động do UBND cấp huyện, cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện đối với những hoạt động, sản phẩm sản xuất có ý nghĩa toàn huyện, xã hoặc khu vực, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp của huyện, xã;
Điều 5. Ngành nghề được hưởng chính sách khuyến công
1. Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, chế biến thực phẩm và muối.
2. Sản xuất hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập khẩu.
3. Công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Sản xuất vật liệu xây dựng không nung sử dụng công nghệ cao, không ô nhiễm môi trường, sử dụng nguyên liệu tái tạo.
4. Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị, dụng cụ cơ khí, điện, điện tử - tin học. Sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm và công nghiệp hỗ trợ.
5. Sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp.
6. Áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn.
Điều 6. Ưu tiên trong hỗ trợ kinh phí khuyến công
1. Ưu tiên về địa bàn
a) Ưu tiên các chương trình, dự án khuyến công thực hiện tại các xã thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.
b) Các xã về đích trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do UBND tỉnh phê duyệt hàng năm.
2. Ưu tiên về ngành nghề
a) Sản xuất các sản phẩm có thị trường xuất khẩu: Áp dụng cho các cơ sở đã có thị trường xuất khẩu hay sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu;
b) Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu, vật liệu chính được sản xuất trong tỉnh Hà Tĩnh, chiếm ít nhất 50% giá trị nguyên, vật liệu chính;
c) Sản xuất các sản phẩm công nghiệp nông thôn chủ lực, sản phẩm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu từ cấp tỉnh trở lên;
3. Nguyên tắc ưu tiên
a) Khi xét giao kinh phí khuyến công hằng năm, ưu tiên xét phân bổ kinh phí theo địa bàn trước, sau đó xét ưu tiên ngành nghề;
b) Đối với hoạt động sản xuất sạch hơn, không xét ưu tiên theo địa bàn, chỉ xét theo tính cấp thiết của đề án.
Điều 7. Điều kiện để được hỗ trợ kinh phí khuyến công
1. Phù hợp với các nội dung hoạt động khuyến công, danh mục ngành nghề được hưởng chính sách khuyến công theo quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ và Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương.
2. Nhiệm vụ, đề án khuyến công được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (UBND các cấp) phù hợp với chương trình khuyến công địa phương từng giai đoạn do UBND tỉnh phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về hoạt động khuyến công.
3. Tổ chức, cá nhân đã đầu tư vốn thực hiện hoàn chỉnh dự án hoặc cam kết đầu tư đủ kinh phí thực hiện dự án.
4. Dự án chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của nhà nước cho cùng một nội dung chi hỗ trợ trong thời gian thực hiện đề án.
NỘI DUNG VÀ MỨC CHI CỦA KHUYẾN CÔNG ĐỊA PHƯƠNG
Điều 8. Nội dung chi hỗ trợ kinh phí khuyến công
Thực hiện theo quy định tại Điều 5, Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 của liên Bộ Tài Chính - Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.
Điều 9. Mức hỗ trợ kinh phí khuyến công
1. Các nội dung, mức chi chung cho hoạt động khuyến công:
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 của liên Bộ Tài chính - Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.
2. Các nội dung hoạt động khuyến công của tỉnh (tại khoản 3, Điều 6, Thông tư số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014), mức chi cụ thể như sau:
a) Chi hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn tại các huyện, xã trong diện được ưu tiên hỗ trợ kinh phí khuyến công, bao gồm: Chi phí để hoàn thiện kế hoạch kinh doanh khả thi, dự án thành lập doanh nghiệp và chi phí liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/doanh nghiệp.
b) Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, bao gồm các chi phí: Xây dựng, mua máy móc thiết bị; hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ tối đa 30% nhưng không quá 300 triệu đồng/mô hình.
c) Chi hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 200 triệu đồng/cơ sở;
d) Chi hỗ trợ để thành lập hội, hiệp hội ngành nghề cấp tỉnh. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí thành lập, nhưng không quá 50 triệu đồng/hội, hiệp hội;
đ) Chi hỗ trợ tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ trong nước, bao gồm: Hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng của các gian hàng do các cơ sở công nghiệp nông thôn thuê, 100% chi thông tin tuyên truyền và chi hoạt động của Ban tổ chức hội chợ triển lãm trên cơ sở giá đấu thầu hoặc trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm khác trong nước, mức hỗ trợ 80% giá thuê gian hàng;
e) Chi tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tại nước ngoài. Hỗ trợ 100% các khoản chi phí, bao gồm: Thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng gian hàng; trang trí chung của khu vực Việt Nam (bao gồm cả gian hàng quốc gia nếu có); chi phí tổ chức khai mạc nếu là hội chợ triển lãm riêng của Việt Nam (giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng, thông tin tuyên truyền); chi phí tổ chức hội thảo, trình diễn sản phẩm (thuê hội trường, thiết bị, trang trí, khánh tiết); chi phí cho cán bộ tổ chức chương trình. Các khoản chi phí được xác định trên cơ sở giá đấu thầu hoặc trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
g) Chi hỗ trợ 100% chi phí vé máy bay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đi tham gia khảo sát, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài thuộc chương trình đào tạo do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Số người được hỗ trợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
h) Chi tổ chức bình chọn và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, khu vực:
- Chi cho tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/lần.
- Chi thưởng cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được bình chọn: Đạt giải cấp tỉnh được thưởng không quá 05 triệu đồng/sản phẩm.
i) Chi hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu đối với các sản phẩm công nghiệp nông thôn, bao gồm các chi phí: Thiết kế logo, đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm; thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm, sản xuất thử bao bì, nhãn mác. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 35 triệu đồng/nhãn hiệu.
k) Chi hỗ trợ thuê tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong lĩnh vực: Lập dự án đầu tư, Marketing; quản lý sản xuất, tài chính, kế toán, nhân lực, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói, ứng dụng công nghệ, thiết bị mới. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 35 triệu đồng/cơ sở.
l) Chi xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản các bản tin ấn phẩm; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác. Mức chi thực hiện theo hình thức hợp đồng với cơ quan tuyên truyền và cơ quan thông tin đại chúng theo phương thức đấu thầu, trường hợp đặt hàng giao nhiệm vụ thực hiện theo đơn giá được cấp thẩm quyền phê duyệt.
m) Chi hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp (hỗ trợ sau khi cơ sở công nghiệp nông thôn đã hoàn thành việc đầu tư); Hỗ trợ lãi suất áp dụng đối với các khoản vay trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam trả nợ trước hoặc trong hạn (không áp dụng đối với các khoản vay đã quá thời hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng) với mức lãi suất cho vay thấp nhất trong khung lãi suất áp dụng cho các khoản vốn đầu tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ hạn và cùng thời kỳ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; mức hỗ trợ tối đa 50% lãi suất cho các khoản vay để đầu tư nhà, xưởng, máy móc thiết bị trong 02 năm đầu nhưng không quá 200 triệu đồng/cơ sở.
n) Chi hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở công nghiệp nông thôn. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí, nhưng không quá 200 triệu đồng/cơ sở.
o) Chi hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí, nhưng không quá 1.000 triệu đồng/cụm công nghiệp.
p) Chi hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 300 triệu đồng/cụm công nghiệp.
q) Chi hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp; bao gồm: San lấp mặt bằng, đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp nước, thoát nước tại các cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ không quá 2.000 triệu đồng/cụm công nghiệp.
r) Chi quản lý chương trình đề án khuyến công:
- Cơ quan quản lý kinh phí khuyến công được sử dụng tối đa 1,5% kinh phí khuyến công do cấp có thẩm quyền giao hàng năm để hỗ trợ xây dựng các chương trình, đề án, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu: Thuê chuyên gia, lao động (nếu có); chi làm thêm giờ theo chế độ quy định; văn phòng phẩm, điện thoại, bưu chính, điện nước; chi công tác phí, xăng dầu, thuê xe đi kiểm tra; chi thẩm định xét chọn, nghiệm thu chương trình, đề án khuyến công; chi khác. Nội dung và kinh phí do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ khuyến công: Đơn vị triển khai thực hiện đề án khuyến công được chi tối đa 2,5% dự toán đề án khuyến công để chi công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, chi khác (nếu có).
3. Mức chi kinh phí ưu tiên hỗ trợ khuyến công cho địa bàn ưu tiên, ngành nghề ưu tiên quy định tại Điều 6 Quyết định này tối đa không quá 1,5 lần so với các mức hỗ trợ quy định tại Khoản 2 Điều này.
TRÌNH TỰ XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG ĐỊA PHƯƠNG
Điều 10. Nội dung cơ bản của đề án khuyến công địa phương
Đề án khuyến công địa phương có những nội dung chủ yếu sau:
1. Đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp, đơn vị thụ hưởng, địa điểm thực hiện.
2. Sự cần thiết và căn cứ của đề án.
3. Mục tiêu: Nêu cụ thể những mục tiêu của đề án cần đạt được.
4. Quy mô đề án: Nêu quy mô của đề án; tóm tắt các đặc điểm vượt trội nội dung chính của đề án như về công nghệ, máy móc, sản phẩm hoặc nội dung khác đề xuất hỗ trợ.
5. Nội dung và tiến độ: Xác định rõ nội dung công việc cần thực hiện và tiến độ thực hiện; tổ chức, cá nhân thực hiện theo các nội dung công việc.
6. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện.
7. Tổ chức thực hiện: Nêu rõ phương án tổ chức thực hiện đề án.
8. Hiệu quả của đề án: Nêu rõ hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, tính bền vững, khả năng nhân rộng (nếu có) của đề án sau khi kết thúc hỗ trợ.
Điều 11. Hồ sơ đề án khuyến công
Hồ sơ đề án khuyến công, bao gồm:
1. Văn bản đề nghị của đơn vị thực hiện đề án (trường hợp đơn vị thực hiện đề án không đồng thời là đơn vị thụ hưởng thì phải có văn bản đề nghị hỗ trợ của đơn vị thụ hưởng).
2. Đề án khuyến công (nội dung cơ bản theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này).
3. Cam kết của đơn vị thực hiện đề án khuyến công có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp huyện chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của nhà nước cho cùng một nội dung chi hỗ trợ trong thời gian thực hiện đề án.
4. Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
Điều 12. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt đề án khuyến công địa phương
1. Lập hồ sơ đề án khuyến công
a) Các tổ chức, cá nhân có dự án (hoặc phương án) đầu tư phù hợp với điều kiện quy định tại Điều 5 của Quy chế này, có nhu cầu hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương, lập hồ sơ đề án khuyến công theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này và nộp tại Phòng Kinh tế (Kinh tế hạ tầng) cấp huyện nơi thực hiện đề án khuyến công.
b) Phòng Kinh tế hạ tầng, Kinh tế (cấp huyện) nghiên cứu, trình Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét. Trong trường hợp hồ sơ chưa phù hợp thì phòng Kinh tế (Kinh tế hạ tầng) đề nghị đơn vị thực hiện đề án điều chỉnh, bổ sung đúng theo quy định.
c) Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét và trình đề nghị hỗ trợ cho các đề án khuyến công từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương (kèm theo hồ sơ các đề án khuyến công), gửi về Sở Công Thương (thông qua Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại) để tổng hợp.
d) Sau khi nhận được văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND cấp huyện, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại kiểm tra sự phù hợp và lập tờ trình đề nghị thẩm định các đề án khuyến công, trình Sở Công Thương xem xét, tổ chức thẩm định.
2. Thẩm định đề án khuyến công
a) Trình tự thẩm định
- Trên cơ sở Tờ trình đề nghị thẩm định của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tiến hành xem xét, kiểm tra sự phù hợp và tổ chức họp lấy ý kiến các thành viên tổ thẩm định của Sở (tổ thẩm định do Sở Công thương thành lập).
- Các đề án khuyến công đủ điều kiện hỗ trợ được ghi vào kế hoạch khuyến công địa phương hàng năm. Đối với các đề án không đủ điều kiện hỗ trợ, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho các đơn vị thực hiện đề án khuyến công.
b) Nội dung thẩm định
- Mức độ phù hợp của đề án với các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
- Mục tiêu, sự cần thiết và hiệu quả của đề án; tính hợp lý về sử dụng kinh phí, nguồn lực và cơ sở vật chất kỹ thuật khác.
- Năng lực của đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp, đối tượng thụ hưởng;
- Khả năng kết hợp, lồng ghép với các dự án, chương trình mục tiêu khác;
- Sự phù hợp và đầy đủ của hồ sơ, tài liệu đề án;
- Mức kinh phí hỗ trợ đề án.
3. Xây dựng kế hoạch khuyến công địa phương
a) Căn cứ kết quả thẩm định các đề án khuyến công, Sở Công Thương tổng hợp các đề án khuyến công đủ điều kiện hỗ trợ đưa vào kế hoạch khuyến công địa phương hàng năm, gửi Sở Tài chính xem xét, trình UBND tỉnh tổng hợp báo cáo HĐND tỉnh.
b) Kế hoạch khuyến công địa phương hàng năm được lập phải phù hợp với chương trình khuyến công của tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt, nội dung bao gồm:
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch khuyến công của năm trước;
- Mục tiêu và định hướng công tác khuyến công của năm kế hoạch, kèm theo danh mục và kinh phí thực hiện các đề án khuyến công.
4. Phê duyệt đề án khuyến công
a) Căn cứ nguồn kinh phí khuyến công địa phương được HĐND tỉnh giao hàng năm và văn bản thẩm định của Sở Công Thương, UBND tỉnh phê duyệt danh mục các đề án khuyến công được xem xét hỗ trợ.
b) Hồ sơ phê duyệt đề án khuyến công, bao gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt danh mục đề án khuyến công của Sở Công Thương (kèm theo hồ sơ quy định tại Điều 11 của Quy chế này).
- Biên bản của Tổ thẩm định đề án khuyến công;
- Phiếu thẩm định đề án khuyến công.
c) Thời gian phê duyệt danh mục đề án khuyến công địa phương trước ngày 30/4 hàng năm.
LẬP, CHẤP HÀNH, QUYẾT TOÁN VÀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG KHÁC
Điều 13. Lập, chấp hành và quyết toán kinh phí khuyến công
Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí khuyến công thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính và các quy định tại Quy chế này như sau:
1. Lập và phân bổ dự toán:
a) Hàng năm, chậm nhất vào ngày 30/6, UBND cấp huyện đăng ký các đề án khuyến công cho năm sau, gửi về Sở Công Thương (thông qua Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại). Chậm nhất ngày 30/8 hàng năm, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, có tờ trình kèm theo các đề án khuyến công gửi Sở Công thương.
Trước ngày 30/9, Sở Công Thương thẩm định và tổng hợp các đề án khuyến công đủ điều kiện hỗ trợ đưa vào dự toán kinh phí hàng năm của Sở, gửi Sở Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
b) Căn cứ dự toán được giao, Sở Công Thương thực hiện phân bổ kinh phí chi tiết cho các nhiệm vụ, đề án khuyến công, gửi Sở Tài chính thẩm định làm căn cứ giao dự toán kinh phí cho Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Hà Tĩnh và các đơn vị thực hiện theo quy định.
2. Chấp hành dự toán
a) Căn cứ vào vào dự toán chi NSNN được giao, Sở Công Thương chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại và trực tiếp tổ chức kiểm tra, đánh giá, tiến hành nghiệm thu cơ sở, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh mục đề án khuyến công. Nội dung đề án, trình tự lập, thẩm định, phê duyệt đề án khuyến công được quy định tại chương III, Quy chế này.
b) Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, thanh toán cho từng nhiệm vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Riêng mức tạm ứng cho các đề án, nhiệm vụ khuyến công không quá 70% tổng kinh phí khuyến công hỗ trợ trên cơ sở hợp đồng thực hiện.
c) Kinh phí khuyến công do ngân sách cấp, nếu chưa sử dụng hết trong năm kế hoạch, Sở Công Thương tổng hợp gửi Sở Tài chính để tham mưu phương án giải quyết, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Công tác hạch toán, quyết toán
a) Các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí khuyến công có trách nhiệm hạch toán và quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khuyến công vào loại 070 khoản 102 “hoạt động khuyến công” theo chương tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.
b) Các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí khuyến công phải quyết toán kinh phí năm đã sử dụng với Sở Công Thương. Sở Công Thương tổng hợp vào quyết toán năm ngân sách địa phương của đơn vị, gửi Sở Tài chính thẩm định.Trình tự lập, mẫu biểu báo cáo, thời gian nộp và xét duyệt báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 14. Hỗ trợ đột xuất, điều chỉnh, bổ sung, ngừng triển khai đề án
1. Khi có nội dung cần hỗ trợ kinh phí khuyến công đột xuất hoặc nhiệm vụ đột xuất được giao thì tổ chức, cá nhân lập hồ sơ, gửi sở Công Thương thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
2. Trong trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng triển khai đề án khuyến công, UBND cấp huyện, Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại lập văn bản gửi Sở Công Thương trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, trong đó nêu rõ lý do điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng đề án;
3. Trên cơ sở đề nghị điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng triển khai đề án của UBND cấp huyện, Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tổ chức kiểm tra thực tế, thống nhất phương án xử lý, cụ thể như sau:
a) Sở Công Thương thẩm định, phê duyệt các điều chỉnh đối với các nội dung sau: Thay đổi địa điểm thực hiện đề án; thay đổi về đối tác thực hiện đề án.
b) Sở Công Thương trình UBND tỉnh xem xét quyết định các đề án đề nghị điều chỉnh tăng mức kinh phí hỗ trợ, các điều chỉnh dẫn đến thay đổi cơ bản nội dung của hoạt động khuyến công, các đề nghị bổ sung đề án mới.
c) Đối với các đề án có sai phạm trong việc thực hiện, không đáp ứng mục tiêu, nội dung, tiến độ thực hiện, Sở Công Thương kiểm tra cụ thể để xác định nguyên nhân, trách nhiệm, trình UBND tỉnh xem xét quyết định việc dừng thực hiện đề án.
d) Sau 05 ngày, kể từ ngày thống nhất điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng thực hiện đề án khuyến công, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho UBND cấp huyện, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại và các tổ chức, cá nhân thực hiện đề án nội dung thay đổi, ngừng thực hiện đề án.
Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
1. Sở Công Thương:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch khuyến công từng giai đoạn và hàng năm, trình UBND tỉnh phê duyệt; thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục các đề án khuyến công do chủ đầu tư lập.
b) Lập dự toán kinh phí khuyến công địa phương hàng năm tổng hợp vào dự toán ngân sách chung của Sở;
c) Chủ trì phân bổ dự toán kinh phí cho các đơn vị triển khai thực hiện.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện kiểm tra định kỳ, đột xuất, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của các đề án, đảm bảo việc quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
e) Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác khuyến công trên địa bàn theo quy định, là đầu mối giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động khuyến công của tỉnh.
g) Kiểm tra, quyết toán kinh phí khuyến công địa phương hàng năm theo quy định hiện hành.
2. Sở Tài chính:
a) Tổng hợp dự toán kinh phí khuyến công hàng năm vào dự toán ngân sách địa phương gửi UBND tỉnh để trình HĐND xem xét, quyết định.
b) Phối hợp với Sở Công Thương thẩm định phân bổ dự toán kinh phí khuyến công cho các đơn vị triển khai thực hiện
c) Kiểm tra, quyết toán kinh phí khuyến công hàng năm theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
a) Xây dựng kế hoạch, dự án đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công tỉnh hàng năm; bố trí ngân sách hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công trên địa bàn; báo cáo Sở Công Thương kết quả hoạt động khuyến công từ ngân sách của địa phương.
b) Hướng dẫn các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn lập hồ sơ, thủ tục đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công.
c) Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công của các đề án (hoặc dự án) thuộc phạm vi quản lý.
d) Theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác khuyến công trên địa bàn theo quy định.
4. Các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Công Thương định kỳ, đột xuất, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ khuyến công, bảo đảm việc quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công đúng mục đích, có hiệu quả.
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện đề án khuyến công
1. Tổ chức triển khai thực hiện đề án khuyến công theo các nội dung đã được phê duyệt và các điều khoản của hợp đồng đã ký kết, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả và đúng các quy định hiện hành.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện đề án.
3. Quyết toán kinh phí khuyến công đã sử dụng và thanh lý hợp đồng thực hiện đề án khuyến công theo quy định hiện hành.
4. Đảm bảo và chịu trách nhiệm toàn diện về mặt pháp lý, các số liệu của hồ sơ đề án, báo cáo kết quả thực hiện đề án và quyết toán kinh phí khuyến công.
5. Chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, tài liệu đề án khuyến công theo quy định của pháp luật.
1. Các cơ quan tham gia quản lý hoạt động khuyến công; các tổ chức, cá nhân có chương trình, dự án được hỗ trợ từ Quỹ khuyến công có trách nhiệm thực hiện nghiêm Quy chế này.
2. Sở Công Thương chịu trách nhiệm tổng hợp các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, đề xuất phương án giải quyết theo đúng quy định, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định./.
Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BTC-BCT hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương Ban hành: 18/02/2014 | Cập nhật: 28/02/2014
Thông tư 46/2012/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công Ban hành: 28/12/2012 | Cập nhật: 04/01/2013
Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công Ban hành: 21/05/2012 | Cập nhật: 23/05/2012
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội quận 8 năm 2011 do Ủy ban nhân dân quận 8 ban hành Ban hành: 24/12/2010 | Cập nhật: 27/05/2011
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 5 do Ủy ban nhân dân quận 5 ban hành Ban hành: 31/12/2010 | Cập nhật: 26/05/2011
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về Đề án xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi ban hành Ban hành: 23/12/2010 | Cập nhật: 11/02/2011
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân quận 6 ban hành Ban hành: 02/11/2010 | Cập nhật: 04/12/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về bảng đơn giá nguồn thu thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh do Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Ban hành: 07/10/2010 | Cập nhật: 08/01/2011
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, khối phố trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 12/10/2010 | Cập nhật: 22/05/2012
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban quản lý chợ Bàu Cát do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình ban hành Ban hành: 15/10/2010 | Cập nhật: 13/11/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Ban hành: 23/08/2010 | Cập nhật: 03/09/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật quận 12 Ban hành: 09/08/2010 | Cập nhật: 08/07/2013
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 06/08/2010 | Cập nhật: 08/07/2013
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về chế độ chi đón tiếp, thăm hỏi, chúc mừng đối với đối tượng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Điện Biên và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Ban hành: 21/07/2010 | Cập nhật: 29/08/2013
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về phân cấp và ủy quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 15/07/2010 | Cập nhật: 10/08/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành Ban hành: 25/06/2010 | Cập nhật: 09/07/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND Quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lưu chứa và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm công nghiệp gây bụi, chất thải nguy hại tỉnh Ninh Bình Ban hành: 12/05/2010 | Cập nhật: 08/07/2015
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND nâng mức phụ cấp hàng tháng đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản, tổ dân phố; công an viên, nhân viên y tế thôn, bản Ban hành: 07/06/2010 | Cập nhật: 27/03/2015
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Sở Tư pháp Ban hành: 14/06/2010 | Cập nhật: 09/07/2013
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành 814 tỉnh Bình Định trên lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch Ban hành: 18/05/2010 | Cập nhật: 26/02/2013
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về xếp hạng đối với Chi cục Kiểm lâm và Quy định mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo ngành Kiểm lâm tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 11/06/2010 | Cập nhật: 23/07/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND điều chỉnh chế độ trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội đang quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành Ban hành: 07/05/2010 | Cập nhật: 12/05/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 28/05/2010 | Cập nhật: 18/06/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND quy định số lượng, chức danh cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 21/05/2010 | Cập nhật: 01/06/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành đơn giá thuê đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Ban hành: 06/05/2010 | Cập nhật: 04/06/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện Bình Chánh do Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh ban hành Ban hành: 14/05/2010 | Cập nhật: 08/06/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 26/2009/QĐ-UBND quy định hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Ban hành: 05/05/2010 | Cập nhật: 25/05/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND sửa đổi Điều 2 Quyết định 13/2009/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 28/04/2010 | Cập nhật: 28/06/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý và sử dụng kinh phí xúc tiến thương mại tỉnh Nam Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành Ban hành: 13/04/2010 | Cập nhật: 08/05/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND điều chỉnh Điều 1 Quyết định 19/2007/QĐ-UBND về mức thu, quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán mức thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 30/03/2010 | Cập nhật: 27/04/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn Hà Tĩnh Ban hành: 24/03/2010 | Cập nhật: 09/07/2015
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về lịch thời vụ xuống giống lúa trên địa bàn tỉnh An Giang ban hành kèm theo Quyết định 76/2007/QĐ-UBND Ban hành: 10/03/2010 | Cập nhật: 25/02/2013
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Ban hành: 30/03/2010 | Cập nhật: 10/05/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án trong lĩnh vực tài nguyên nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Ban hành: 12/04/2010 | Cập nhật: 29/12/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về Quy định phân loại đường phố tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk để làm cơ sở tính thuế nhà, đất Ban hành: 29/03/2010 | Cập nhật: 28/09/2012
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Ban hành: 15/03/2010 | Cập nhật: 20/07/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí dự thi cấp chứng chỉ A, B, C về tin học và ngoại ngữ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 08/03/2010 | Cập nhật: 22/04/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Ban hành: 08/03/2010 | Cập nhật: 27/07/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về Quy định thẩm tra công nghệ, chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Ban hành: 15/03/2010 | Cập nhật: 09/05/2011
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống thư điện tử tỉnh Hà Nam Ban hành: 09/04/2010 | Cập nhật: 23/03/2015
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 35/2009/QĐ-UBND về trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ hưởng chế độ một lần cho cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 08/03/2010 | Cập nhật: 13/03/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 53/2008/QĐ-UBND quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Ban hành: 22/03/2010 | Cập nhật: 07/04/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về quy chế quản lý nguồn kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 15/03/2010 | Cập nhật: 18/07/2013
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý chiếu sáng tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Ban hành: 22/03/2010 | Cập nhật: 01/06/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND thành lập thôn Tân Phước, thuộc xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành Ban hành: 26/03/2010 | Cập nhật: 07/05/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND thu lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 25/01/2010 | Cập nhật: 27/01/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về chế độ, định mức chi ngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 05/03/2010 | Cập nhật: 29/08/2014
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND quy định mức thu thủy lợi phí và tiền nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 26/02/2010 | Cập nhật: 03/04/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND điều chỉnh mức thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Ban hành: 18/03/2010 | Cập nhật: 05/04/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 16/2007/QĐ-UBND quy định tổ chức huy động, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện hàng năm của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 26/02/2010 | Cập nhật: 27/03/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 01/02/2010 | Cập nhật: 04/02/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về mức thu, nộp, chế độ quản lý sử dụng phí vào cổng tham quan tại Khu du lịch thác Cam Ly, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 10/02/2010 | Cập nhật: 13/04/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế tạm thời quản lý các dự án nông thôn miền núi cấp cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Ban hành: 10/02/2010 | Cập nhật: 11/05/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND công bố, công khai số liệu quyết toán ngân sách năm 2008 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Ban hành: 21/01/2010 | Cập nhật: 06/03/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định đối tượng và mức chi chế độ thăm, điều trị bệnh, phúng điếu đối với cán bộ, công chức, viên chức của các đoàn thể và cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 04/02/2010 | Cập nhật: 10/04/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về công khai số liệu Dự toán Ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 Ban hành: 04/02/2010 | Cập nhật: 25/05/2015
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 20/01/2010 | Cập nhật: 05/03/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định mức thu thủy lợi phí, tiền nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 03/02/2010 | Cập nhật: 08/04/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức là người miền xuôi lên công tác tại vùng cao tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Ban hành: 20/01/2010 | Cập nhật: 12/04/2010
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 03/02/2010 | Cập nhật: 18/05/2010
Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Ban hành: 30/06/2009 | Cập nhật: 02/07/2009
Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác Ban hành: 10/10/2007 | Cập nhật: 13/10/2007