Quyết định 58/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Số hiệu: 58/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Nguyễn Thiện
Ngày ban hành: 23/11/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/2015/QĐ-UBND

Tĩnh, ngày 23 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND, ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/06/2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007;

Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg ngày 15/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành “Quy chế phối hợp kim tra cht lượng sản phẩm, hàng hóa”;

Theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1191/TT-SKHCN ngày 12 tháng 11 năm 2015 (kèm theo báo cáo thẩm định số 1775/BC-STP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Sở Tư pháp),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định 13/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và các tổ chức có liên quan trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT T
nh ủy, TT HĐND tnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội t
nh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp (để kiểm tra);
- Website Ch
ính phủ;
- Trung tâm Công báo - Tin học
tỉnh;
- Báo Hà Tĩnh, Đài PTTH tỉnh;
- Như điều 3;
- Chánh, Phó VP/UB;
- Lưu: VT, VX.
Gửi VB giấy và điện tử.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyn Thiện

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tnh Hà Tĩnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quan hệ phối hợp công tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

2. Những nội dung không quy định trong Quy định này được thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các Sở, ban, ngành theo phân cấp quản lý chuyên ngành có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (gọi tắt là Squản lý chuyên ngành).

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thxã (gọi tắt là UBND cấp huyện).

3. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã)

4. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sn phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện

1. Xác định rõ vai trò quản lý Nhà nước của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã về hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.

2. Xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính và cơ quan có nhiệm vụ phối hợp trong việc thực hiện công tác quản lý theo quy định.

3. Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh liên quan đến hoạt động chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Đảm bảo sự quản lý và phi hợp chặt ch, thống nhất, tránh chồng chéo và bỏ sót trong hoạt động về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tránh gây phiền hà cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Chương II

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRONG SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU VÀ LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

Điều 4. Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường.

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phải thực hiện các yêu cầu vquản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất như sau:

a) Áp dụng hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất phù hợp với tiêu chun công báp dụng, quy chun kỹ thuật tương ứng.

b) Tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc một trong các phương tiện sau đây: Bao bì hàng hóa; Nhãn hàng hóa; Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa. Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Đối với những sản phẩm, hàng hóa thực hiện việc công bố hợp chuẩn phải đăng ký tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc SKhoa học và Công nghệ Hà Tĩnh. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn thực hiện theo quy định hiện hành.

Đối với những sản phẩm, hàng hóa sau khi xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở phải gửi hồ sơ công bố về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để theo dõi và quản lý.

c) Lựa chọn hình thức chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn đi với sản phẩm thuộc nhóm 1.

d) Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm thuộc nhóm 2.

Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 đăng ký hồ sơ công bố hp quy tại các Squản lý chuyên ngành được quy định tại khoản 3 Điều 10 của Quy định này. Trình tự, thủ tục công bố hợp quy thực hiện theo hướng dẫn tại các Sở quản lý chuyên ngành.

2. Việc bảo đảm chất lượng sản phẩm sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trước khi đưa ra thị trường được thực hiện theo các quy định hiện hành của ngành, lĩnh vực.

Điều 5. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu.

1. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa phải bảo đảm hàng hóa xuất khẩu phù hp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan.

2. Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc tự xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.

Điều 6. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường.

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải bảo đảm hàng hóa an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc một trong các phương tiện sau đây: Bao bì hàng hóa; Nhãn hàng hóa; Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa.

Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Hàng hóa nhập khu thuộc nhóm 2 phải được công bhợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận.

3. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điu này khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận giám định tại cửa khẩu xuất hoặc cửa khẩu nhập.

4. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra trước khi nhập khẩu; Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.

5. Hàng hóa do doanh nghiệp trong các khu chế xuất sản xuất cho thị trường trong nước được quản lý chất lượng như đối với hàng hóa nhập khẩu.

Điều 7. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Hàng hóa lưu thông trên thị trường phải được người bán hàng thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sau đây:

1. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình lưu thông hàng hóa hoặc tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng của hàng hóa do mình bán;

2. Chịu sự kiểm tra chất lượng hàng hóa theo quy định.

Điều 8. Ghi nhãn hàng hóa.

Việc ghi nhãn hàng hóa được thực hiện theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

1. Hàng hóa lưu thông trên địa bàn tỉnh phải được ghi nhãn theo quy định, trừ những trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa.

Ngoài nội dung trên, tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa, phải thể hiện trên nhãn hàng hóa các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định 89/NĐ-CP và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan.

2. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa

a) Hàng hóa được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại địa phương để lưu thông trong nước thì tchức, cá nhân sản xut hàng hóa phải chịu trách nhiệm vviệc ghi nhãn.

b) Hàng hóa được sản xuất, chế biến tại địa phương để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.

Trong trường hợp hàng hóa không xuất khẩu được mà đưa trlại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phi ghi nhãn theo quy định.

c) Hàng hóa nhập khẩu vào địa phương mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

3. Hàng hóa không bt buộc phải ghi nhãn:

a) Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;

b) Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thỏa thuận với người tiêu dùng.

4. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hóa, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.

5. Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không; hàng hóa do các cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đu giá, thanh lý có quy định riêng.

Chương III

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 9. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cụ thể.

1. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phi hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực cht lượng sản phm, hàng hóa trên địa bàn tnh.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của ngành, lĩnh vực, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sn xuất đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

b) Quản lý nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng có khả năng gây mt an toàn trong lĩnh vực được phân công theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Quy định này;

c) Là cơ quan thường trực Hội đồng sơ tuyển Giải thưởng Chất lượng Quốc gia của tỉnh; chủ trì tổ chức đánh giá, đề xuất hình thức tôn vinh, khen thưng cấp quốc gia, cấp tỉnh đối với sản phẩm, hàng hóa của các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc về hoạt động chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

d) Định kỳ sáu tháng, hàng năm và đột xut tng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên phạm vi cả tỉnh.

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan trực tiếp giúp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa và thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Điều 10. Trách nhiệm quản lý nhà nước của các Sở chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo lĩnh vực được phân công đảm bảo đúng quy định; xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện công tác quản lý về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành quản lý, Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tnh và trước pháp luật nếu không thực hiện hoặc không hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao và lĩnh vực, địa bàn được phân công.

2. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu về công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho Sở Khoa học và Công nghệ (qua Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định.

3. Trách nhiệm qun lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng có khả năng gây mất an toàn được quy định như sau:

a) SY tế chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa:

- Thuốc thành phẩm, mỹ phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế;

- Dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền;

- Nguyên liệu làm thuốc, tá dược, vỏ nang thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuc;

- Trang thiết bị y tế; công trình y tế;

- Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng;

- Khám, chữa bệnh, chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi chức năng, thẩm mỹ;

- Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được phân công quản lý của ngành Y tế theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa:

- Vật tư nông nghiệp trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản gồm giống cây trồng; giống vật nuôi (bao gồm cả giống thủy sản); phân bón hữu cơ và phân bón khác (trừ phân bón vô cơ); thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản;

- Mu vật động vật, thực vật hoang dã;

- Sản phẩm lâm sản (bao gồm gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ);

- Công trình thủy lợi, công trình đê điều;

- Sản phẩm, dịch vụ trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông, lâm, thủy sản và muối;

- Dụng cụ đánh bắt thủy sản, các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong thủy sản; các loại máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp có khả năng gây mất an toàn;

- Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được phân công quản lý của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định tại Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.

c) Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đi với các sản phẩm, hàng hóa:

- Các loại phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải;

- Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa;

- Dịch vụ trong lĩnh vực giao thông, vận tải.

d) Sở Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa:

- Vật liệu xây dựng;

- Công trình xây dựng dân dụng, nhà ở và công sở;

- Kiến trúc, quy hoạch xây dựng bao gồm: quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; quy hoạch xây dựng các cửa khẩu biên giới quốc tế quan trọng;

- Hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

- Dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng.

đ) Sở Công Thương chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa:

- Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp;

- Máy, thiết bị đặc thù công nghiệp có khả năng gây mất an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương;

- Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật;

- Dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại;

- Thương mại điện tử;

- Phân bón vô cơ;

- Thép và các sản phẩm ngành thép (trừ thép làm cốt bê tông);

- Sản phẩm dệt may;

- Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được phân công quản lý của ngành Công thương theo quy định tại Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.

e) SLao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý cht lưng đối với các sản phẩm, hàng hóa:

- Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

- Phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động;

- Các sản phẩm đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật;

- Các công trình vui chơi công cộng; dịch vụ trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội.

g) Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa:

- Sản phẩm báo chí; xuất bản, bưu chính và chuyển phát;

- Thiết bị viễn thông, công trình viễn thông;

- Điện tử và công nghệ thông tin;

- Tần số vô tuyến điện và thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện;

- Dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông.

h) Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa:

- Tài nguyên đất, nước, khoáng sản, địa chất, môi trường;

- Khí tượng thủy văn;

- Đo đạc bản đồ;

- Dịch vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

i) Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa:

- Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu hướng dẫn giáo viên;

- Thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, đồ chơi cho trẻ em trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;

- Dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

k) Sở Tài chính chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa:

- Các sản phẩm liên quan đến dự trữ quốc gia, kinh doanh xổ số, hoạt động chng khoán;

- Dịch vụ bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế, thẩm định giá, hải quan.

l) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa:

- n phẩm văn hóa; di sản văn hóa;

- Mỹ thuật, nhiếp ảnh, quảng cáo, triển lãm;

- Công trình thể thao; trang thiết bị, dụng cụ luyện tập, thi đấu của các cơ sthể dục thể thao và của các môn thể thao;

- Dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch.

m) Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa:

- Tiền tệ, hoạt động ngân hàng;

- Các thiết bị chuyên dùng cho ngân hàng.

n) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa:

- Phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược;

- Sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.

o) Công an tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa:

- Trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí, khí tài, vật liệu n;

- Phòng cháy, chữa cháy;

- Công cụ hỗ trợ và các loại sản phẩm khác sử dụng cho lực lượng Công an nhân dân không thuộc đi tượng bí mật quốc gia.

p) Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa:

- Thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân;

- Các nguồn phóng xạ;

- Phương tiện, dụng cụ đo lường;

- Xăng; nhiên liệu điêzen, nhiên liệu sinh học gốc; khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG);

- Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy;

- Các sản phẩm điện tử; đồ chơi trẻ em;

- Thép làm cốt bê tông;

- Vàng trang sức, mỹ nghệ;

- Các sản phẩm, hàng hóa khác (trừ các sản phẩm đã nêu trên và tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n của khoản này và các sản phm, hàng hóa thuộc lĩnh vc quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia).

Trong trường hợp có sự chồng chéo, trùng lặp về sản phẩm, hàng hóa được phân công giữa các Sở quản lý chuyên ngành hoặc xut hiện các lĩnh vực mới. Sở Khoa học và Công nghệ tng hợp, báo cáo trình UBND tnh xem xét, quyết định.

Điều 11. Trách nhiệm của UBND các cấp trong công tác quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:

a) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật;

b) Tham gia hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường; chủ trì hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hóa trên địa bàn theo thẩm quyền;

c) Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng hàng hóa sản xuất, lưu thông trên thị trường tại địa phương;

d) Giải quyết khiếu nại, tcáo về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm của người đứng đầu huyện, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát đối với các hành vi vi phạm trên địa bàn mình quản lý theo thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về việc quản lý hoạt động này trên địa bàn.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

b) Tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn theo phân cấp quản lý;

c) Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

d) Thực hiện đy đủ chế độ thông tin, báo cáo.

Chương IV

QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 12. Nguyên tắc phối hợp kiểm tra.

1. Sự phối hợp phải được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn đã được pháp luật quy định cho mỗi cơ quan.

2. Hoạt động phi hợp phải được thực hiện theo đúng nguyên tc, nghiệp vụ, chuyên môn và chế độ bảo mật của mỗi cơ quan. Quá trình phối hợp không làm ảnh hưng đến hoạt động chung của các bên có liên quan.

3. Kết quả phối hợp hoạt động phải được thông báo bằng văn bản của cơ quan chủ trì tới các cơ quan tham gia phối hợp.

4. Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

5. Trong kiểm tra phải xác định rõ cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp, như sau:

a) Các Sở quản lý chuyên ngành chỉ định cơ quan kiểm tra thuộc S và thông báo cho SKhoa học và Công nghệ biết để phối hợp;

b) Theo đối tượng sản phẩm, hàng hóa được phân công quản lý: Các Squản lý chuyên ngành là cơ quan chủ trì tchức, thực hiện việc kiểm tra cht lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh, Các Squản lý chuyên ngành có liên quan, UBND cp huyện, cp xã có trách nhiệm phi hợp kịp thời theo kế hoạch hoặc đột xuất khi có yêu cầu;

c) Theo địa bàn quản lý: UBND cấp huyện là cơ quan chủ trì tổ chức, thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên địa bàn huyện. Các Sở quản lý chuyên ngành có liên quan, UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp kịp thời theo kế hoạch hoặc đột xuất khi có yêu cầu;

6. Bảo đảm không chồng chéo trong hoạt động kiểm tra và không gây phiền hà cho cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trường hợp có sự trùng lặp kế hoạch kiểm tra thì thực hiện như sau:

a) Kế hoạch kiểm tra của cơ quan cấp dưới trùng với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của cơ quan cấp trên;

b) Kế hoạch kiểm tra của cơ quan cùng cấp trùng nhau về địa bàn, cơ sở thì các bên trao đổi thống nhất thành lập đoàn kiểm tra liên ngành.

7. Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, giải quyết theo quy định của pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ của các cơ quan liên quan. Trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết thì báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 13. Hình thức phối hợp kiểm tra.

1. Trao đổi thông tin bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản cho cơ quan liên quan về những nội dung sau đây:

a) Kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra của mỗi bên;

b) Sn phẩm, hàng hóa không đạt chất lượng, hàng giả;

c) Kết quả xử lý đi với trường hợp những sản phẩm, hàng hóa không đạt chất lượng, hàng giả.

2. Tổ chức cuộc họp, hội nghị, hội thảo để bàn bạc, thống nhất kế hoạch phối hợp.

3. Cử cán bộ tham gia trực tiếp vào các hoạt động kim tra, kim soát và x lý đi với các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Thông báo hoặc chuyển hồ sơ cho cơ quan liên quan để xử lý các vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

5. Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành trong các trường hợp sau đây:

a) Đối tượng kiểm tra là nhiều loại sản phẩm hàng hóa khác nhau mà các loại sản phẩm, hàng hóa đó thuộc trách nhiệm quản lý của nhiều ngành, lĩnh vực thì cơ quan kiểm tra thuộc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì tổ chức kiểm tra liên ngành giữa các cơ quan ở địa phương.

b) Theo chỉ đạo của y ban nhân dân tỉnh;

c) Theo đề nghị của cơ quan kiểm tra thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương.

Điều 14. Nội dung kiểm tra.

1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất bao gồm các nội dung sau đây:

a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất;

b) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn hàng hóa, việc thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm hàng hóa cần kiểm tra; thông tin, cảnh báo về khả năng gây mt an toàn của hàng hóa;

c) Sau khi kiểm tra các yêu cầu quy định tại điểm b khoản này hoặc xét thấy có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì tiến hành thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.

2. Kiểm tra chất lượng hàng hóa trong nhập khu, lưu thông trên thị trường bao gồm các nội dung sau đây:

a) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn hàng hóa, việc thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm hàng hóa cần kiểm tra; thông tin, cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của hàng hóa;

b) Sau khi kiểm tra các yêu cầu quy định tại điểm a khoản này hoặc xét thấy có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì tiến hành thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.

Điều 15. Phối hợp thực hiện công tác kiểm tra liên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

1. Cơ quan chủ trì tổ chức kiểm tra liên ngành phối hợp với các cơ quan có liên quan cùng cấp phân công cơ quan phụ trách đoàn kiểm tra, địa bàn kiểm tra của các đoàn kiểm tra liên ngành.

Việc phân công phụ trách đoàn kiểm tra dựa trên cơ ssản phẩm, hàng hóa chủ yếu phải kim tra thuộc lĩnh vực nào thì cơ quan kim tra thuộc lĩnh vực đó phụ trách đoàn kiểm tra

2. Cơ quan phụ trách đoàn kiểm tra liên ngành có trách nhiệm cử Trưng đoàn và Thư ký đoàn kiểm tra; Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra và xử lý, tổng hợp báo cáo kết quả liên ngành cho cơ quan chủ trì tổ chức đợt kiểm tra, cơ quan chủ quản và các cơ quan tham gia.

3. Thành viên trong đoàn kiểm tra có trách nhiệm thực hiện theo sự phân công của Trưng đoàn và chịu trách nhiệm trước Trưng đoàn về kết quả kiểm tra, xử lý.

Điều 16. Phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất.

1. Khi phát hiện hoặc nhận được thông báo sản phm, hàng hóa được sản xuất trên địa bàn tỉnh không đảm bo chất lượng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Sở qun lý chuyên ngành tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại cơ sở sản xuất. Nội dung, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Khi phát hiện sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiến nghị cơ quan thanh tra chuyên ngành xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp người sản xut ctình vi phạm pháp luật, không hợp tác trong quá trình kiểm tra, không tuân thủ các yêu cầu quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc người sản xuất có hành vi sản xuất hàng giả thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có trách nhiệm chủ trì, phối hp hoặc đề nghị cơ quan Công an, cơ quan Quản lý thị trường chủ trì việc kiểm tra, xử lý theo quy định.

4. Cơ quan Quản lý thị trường có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc các Schuyên môn khi tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.

5. Cơ quan kiểm tra phải chịu trách nhiệm về nội dung thông báo và hồ sơ gửi cho các cơ quan được đề nghị, kiến nghị theo khoản 2 và khoản 3 của Điều này. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ để xử lý có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo kết quxử lý cho cơ quan kiểm tra đã gửi thông báo và hồ sơ để theo dõi.

Điều 17. Phối hợp kiểm tra chất lượng hàng hóa trong nhập khẩu, xuất khẩu.

1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Sở quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với cơ quan hải quan tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo phân công tại khoản 3 Điều 10 của Quy định này. Nội dung, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phm, hàng hóa.

2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đảm bảo chất lượng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra thông báo yêu cầu người nhập khẩu tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế, đồng thời gửi tới các cơ quan liên quan phối hợp xử lý các bước tiếp theo:

- Đối với hàng hóa bị buộc phải tái xuất thì cơ quan Hải quan chủ trì, phối hợp với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiểm soát việc tái xuất;

- Đi với hàng hóa bị buộc tiêu hủy thì cơ quan quản lý môi trường chủ trì kiểm soát việc tiêu hủy;

- Đối với hàng hóa bị buộc phải tái chế thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ trì việc kiểm soát việc tái chế và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho cơ quan Hải quan để cho phép thông quan hoặc không chấp nhận hàng hóa nhập khẩu.

3. Khi phát hiện hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên địa bàn tỉnh không đảm bảo chất lượng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xử lý theo thẩm quyền và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tương ứng tại nơi nhập khu đxem xét tăng cường việc kiểm tra tại cửa khẩu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc dừng nhập khẩu loại hàng hóa không phù hợp này.

Điều 18. Phối hợp kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Sở chuyên ngành tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo sự phân công tại khoản 3 Điều 10 của Quy định này. Khi phát hiện hàng hóa lưu thông trên thị trường không bảo đảm các quy định về chất lượng, cơ quan kiểm tra xử lý theo thẩm quyền, đồng thời thông báo cho cơ quan liên quan đtổ chc kiểm tra trong sản xut. Nội dung, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kim tra theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Trong trường hợp chất lượng hàng hóa không đm bảo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiến nghị cơ quan thanh tra chuyên ngành xử lý theo quy định.

3. Trong trường hợp người kinh doanh cố tình vi phạm pháp luật, không hp tác trong quá trình kim tra, không tuân thủ các quy định của pháp luật về cht lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc có hành vi kinh doanh hàng giả thì cơ quan kiểm tra cht lượng sản phm, hàng hóa có trách nhiệm phi hợp hoặc đề nghị cơ quan Công an, cơ quan Quản lý thị trường hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xử lý theo quy định.

4. Cơ quan quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường khi có yêu cầu; chủ trì, phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong giám sát việc thực hiện quyết định tạm đình chỉ lưu thông hàng hóa vi phạm chất lượng của cơ quan kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm không thực hiện quyết định tạm đình chỉ lưu thông của cơ quan kiểm tra.

Điều 19. Hoạt động phối hợp khác.

1. Phối hợp trong việc xây dựng chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong ngành, lĩnh vực được phân công.

2. Phi hợp trong việc chđạo thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Tổ chức thực hiện chương trình của tỉnh, chương trình quốc gia về nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn.

3. Trao đổi, cung cấp, chia sẻ thông tin về tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực ngành quản lý cũng như các vấn đề khác có liên quan tới chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong ngành với các bên hữu quan.

4. Phối hợp trong việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ về công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

5. Phối hợp trong liên kết, hợp tác phát triển về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Chế độ báo cáo.

1. Các Sở quản lý chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo về UBND tỉnh thông qua SKhoa học và Công nghệ định kỳ trước ngày 15/6 (đối với báo cáo 6 tháng), trước ngày 15/12 (đi với báo cáo năm) hoặc đột xuất tình hình công tác quản lý chất lượng sn phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi được phân công tại Quy định này.

2. Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong tỉnh theo định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ. Đồng thời, thông báo cho các sở chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện được biết để phối hợp thực hiện.

Điều 21. Tổ chức thực hiện

1. Giao thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, xây dựng kế hoạch và chương trình công tác cụ thể của ngành, địa phương mình để tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định này.

2. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung tại Chương 2 Quy định này và chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội phi hợp chặt chẽ với các s, ngành, chính quyền các cấp tăng cường vận động hội viên thực hiện các nội dung của Quy định này và tham gia tích cực vào các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và chủ trì, phi hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện Quy định này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, chưa phù hp cần bổ sung, sửa đổi, các S, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức cá nhân có liên quan báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.





Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá Ban hành: 30/08/2006 | Cập nhật: 09/09/2006