Quyết định 52/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển xã hội hoá lĩnh vực dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Số hiệu: 52/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Nguyễn Xuân Huế
Ngày ban hành: 13/10/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 52/2009/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 13 tháng 10 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HOÁ LĨNH VỰC DẠY NGHỀ TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2009 -2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 07/06/2005 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Đề án "Phát triển xã hội hoá dạy nghề đến năm 2010";
Căn cứ Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2009/NQ-HĐND ngày 21/4/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phát triển xã hội hoá dạy nghề của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 109/TTr-SLĐTBXH ngày 23/9/2009 về việc phê duyệt Đề án phát triển xã hội hoá dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển xã hội hoá lĩnh vực dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020, kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Lao động - TB và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
- Tổng cục Dạy nghề;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- VPUB: PVP, các phòng nghiên cứu;
- Trung tâm Công báo và TTTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, VHXH.qn491

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Huế

 

ĐỀ ÁN

XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC DẠY NGHỀ TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2009 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 52 /2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

Phần thứ nhất

CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I- CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Dạy nghề ngày 29/11/2006;

- Nghị quyết 05/2005/NQ-CP , ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao;

- Nghị định 69/2008/NĐ-CP , ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;

- Thông tư 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP ;

- Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 cuả Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002 - 2010;

- Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực Giáo dục-đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá , thể thao, môi trường;

- Quyết định số 1000/QĐ-BLĐTBXH ngày 07/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phê duyệt phát triển Đề án phát triển xã hội hoá Dạy nghề đến năm 2010;

- Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015;

- Nghị quyết số 02/2009/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Ngãi về phát triển xã hội hoá dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

II- SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Chủ trương về phát triển nguồn nhân lực đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết số 36/2006/NQ-HĐND của HĐND tỉnh xác định là một trong hai nhiệm vụ đột phá trong phát triển kinh tế xã - xội của tỉnh, trong đó, đào tạo nghề cho người lao động là một nội dung của nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực.

Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đang đòi hỏi ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng đội ngũ lao động có trình độ nghề. Do vậy, cần phải ưu tiên khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư Cơ sở dạy nghề ngoài công lập để đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Hiện nay, số lượng các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh vẫn còn ít, quy mô nhỏ, năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên còn thiếu và yếu... Nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ rất cao, chưa huy động được các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề. Đề khắc phục tình trạng trên đồng thời đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian đến, cần phải tăng cường nguồn lực đầu tư cho dạy nghề. Do đó việc xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành Đề án phát triển xã hội hoá dạy nghề nhằm huy động các nguồn lực trong xã hội đầu tư hoạt động dạy nghề là một đòi hỏi khách quan và cần thiết.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ DẠY NGHỀ TỪ NĂM 1998 ĐẾN 2008 VÀ DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020

I- VỀ THỰC TRẠNG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.

Đến tháng 12/2008, toàn tỉnh có 20 cơ sở dạy nghề (CSDN), trong đó: 16 CSDN công lập và 04 CSDN ngoài công lập chiếm tỷ lệ 25%.

1. Cơ sở dạy nghề công lập:

- Có 03 Trường Trung cấp nghề: Trường trung cấp nghề Cơ giới Quảng Ngãi, Trường Trung cấp nghề Dung Quất (nay là Trường Cao đẳng nghề Dung Quất), Trường Trung cấp nghề tỉnh Quảng Ngãi.

 - Có 03 Trường tham gia đào tạo nghề: Trường Đại học Phạm Văn Đồng, Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cơ sở Miền Trung, Trường Trung học Y tế Quảng Ngãi,

 - Có 10 Trung tâm dạy nghề (TTDN): TTDN Đức Phổ (nay là Trường Trung cấp nghề Đức Phổ); TTDN Thanh niên; TTDN phụ nữ; TTDN và giới thiệu việc làm Hội nông dân tỉnh, Trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ Giao thông vận tải, Trung tâm đào tạo lái xe Cơ giới đường bộ Quảng Ngãi, Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật hàn bậc cao Dung Quất, Trung tâm Giới thiệu việc làm Quảng Ngãi, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Hướng nghiệp tỉnh, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp - dạy nghề Bình Sơn.

2. Cơ sở dạy nghề ngoài công lập: gồm có Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghiệp Quảng Ngãi; Trung tâm đào tạo và Phát triển công nghệ thông tin Dung Quất (nay là Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Công nghệ Dung Quất; Trung tâm Dạy nghề Đăng Huy; Trung tâm Thương mại và Phát triển công nghệ thông tin Đại Việt (có dạy nghề).

Ngoài ra, còn có các doanh nghiệp, các làng nghề đã tham gia hoạt động dạy nghề cho người lao động. Các cơ sở dạy nghề và các cơ sở có tham gia dạy nghề những năm qua đã góp phần tích cực nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 8,5% năm 1998 lên 21,5% vào năm 2008.

II. VỀ QUY MÔ ĐÀO TẠO

1. Trường Trung Cấp nghề Dung Quất (nay là Trường Cao đẳng nghề Dung Quất): Giai đoạn 2008 - 2010, quy mô khả năng đào tạo của Trường 8.000 học sinh (Trung cấp nghề 4.300 học sinh, sơ cấp nghề 3.300 học sinh, Cử nhân, kỹ sư các ngành đang liên kết đào tạo 400 sinh viên).

2. Trường Trung cấp nghề Cơ giới Quảng Ngãi (trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Giai đoạn 2008-2010 Trường đào tạo 4.500 học sinh. ( Trung cấp nghề 2.000 học sinh, hệ sơ cấp nghề 2.500 học sinh).

3. Trường Đại học Phạm Văn Đồng (hệ Cao đẳng và Trung cấp):  

Giai đoạn 2008-2010, Trường đào tạo 6.600 học sinh (hệ sơ cấp nghề 2.600 học sinh, hệ Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề 2800 học sinh; hệ Cao đẳng, đại học 1.200 học sinh).

4. Trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi (trực thuộc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội):

Giai đoạn 2008 - 2010: đào tạo 4.000 học sinh (Trung cấp nghề 2.300 học sinh, Sơ cấp nghề 1.700 học sinh).

5.Trường Trung học Y tế Quảng Ngãi:

Giai đoạn 2008 - 2010: đào tạo 500 học sinh học nghề (hệ sơ cấp Dựơc tá và điều dưỡng viên 200 học sinh; hệ trung cấp Điều dưỡng trung học, Hộ sinh trung học, Y sỹ 300 học sinh).

6. Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghiệp Quảng Ngãi (tư nhân): Giai đoạn 2008 - 2010 đào tạo 3.000 học sinh (hệ cao đẳng 600 học sinh, hệ trung cấp 900 học sinh, hệ sơ cấp 1.500 học sinh).

7. Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cơ sở Miền Trung: Năm 2008 hệ trung cấp nghề không tuyển sinh hệ trung cấp nghề được (tỉnh đã giao chỉ tiêu cho trường 150 học sinh), chủ yếu đào tạo hệ cao đẳng và đại học.

8. Các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh: Giai đoạn đào tạo 6.000 học sinh (hệ trung cấp liên kết 1.300 học sinh, hệ sơ cấp 4.700học sinh).

III- KẾT QUẢ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 1998 - 2008

Năm 1998 có 1.400 lao động học nghề/năm, năm 2000 có 2.000 lao động học nghề/năm, đến năm 2005 đã tăng lên 6.000 lao động học nghề/năm, tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Từ năm 1998 đến 2008 đã đào tạo được 38.906 học sinh (12.012 học sinh hệ Trung cấp; 26.894 học sinh hệ Sơ cấp nghề).

Từ kết quả đào tạo nghề trong 10 năm qua (1998 - 2008) là 38.906 học sinh (12.012 học sinh trung cấp; 26.894 học sinh sơ cấp nghề). Giai đoạn 2009 - 2010, các Trường, TTDN trên địa bàn tỉnh thực tế chỉ đáp ứng khả năng đào tạo 21.310 người chiếm tỷ lệ 59,19%. Trong khi đó, Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp của tỉnh có nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo là 36.000 người.

IV. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Hiện nay, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh quá lớn. Số lượng Trường, TTDN trên địa bàn tỉnh quá ít. Cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, lạc hậu, đội ngũ giáo viên cơ hữu (được quy đối) theo chuẩn của Bộ quy định chưa đảm bảo tỷ lệ 01 GV lý thuyết/20 hs và 01 GV thực hành /18 hs, dẫn đến chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng của các doanh nghiệp và thị trường lao động.

Với quy mô tuyển sinh và khả năng đào tạo của các cơ sở dạy nghề hiện nay so với nhu cầu sử dụng lao động có trình độ tay nghề của Khu kinh tế Dung Quất và các Kkhu công nghiệp của tỉnh cũng như xuất khẩu lao động giai đoạn 2009 - 2010 và 2011 - 2015 thì các cơ sở dạy nghề chỉ đảm nhận đào tạo 21.310/36.000 người chiếm tỷ lệ 59,19% số học sinh-sinh viên nêu trên. Số 40,81% học sinh còn lại phải liên kết đào tạo với các trường trong và ngoài tỉnh.

Tóm lại, những năm qua tuy nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho các cơ sở dạy nghề tương đối lớn, nhưng so với nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề của các doanh nghiệp tại Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp của tỉnh và nhu cầu học nghề của người lao động quá lớn, thì các cơ sở dạy nghề hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được đầy đủ về quy mô, số lượng, chất lượng của thị trường lao động đặt ra.

V. DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Giai đoạn 2008 - 2010 là 36.000 người. Cụ thể như sau:

- Khu kinh tế Dung Quất: 25.000 người, trong đó: trình độ sơ cấp nghề 14.000 người; trung cấp nghề 8.850 người, cao đẳng nghề 950 người, đại học 1.200 người.

- Các khu công nghiệp của tỉnh: 11.229 người, trong đó: trình độ sơ cấp nghề 14.000 người; trung cấp nghề 8.850 người; cao đẳng nghề 950 người, đại học 1.200 người.

- Các khu công nghiệp của tỉnh: 11.229 người, trong đó: Sơ cấp nghề 5556 người; trung cấp nghề: 4049 người; cao đẳng, đại học: 1624 người.

2. Giai đoạn 2011 - 2015: 40.000 người cụ thể như sau:

- Khu Kinh tế Dung Quất: 27.000 người, trong đó: trình độ sơ cấp nghề 16.000 người; trung cấp nghề 9.000 người, cao đẳng nghề 1.000 người, đại học 1.000 người.

- Các khu công nghiệp của tỉnh: 13.000 người, trong đó: Sơ cấp nghề 7.000 người; trung cấp nghề: 4.000 người; Cao đẳng - đại học: 2.000 người.

3. Định hướng giai đoạn 2016 - 2020: 54.000 người;

- Khu Kinh tế Dung Quất: 34.000 người, trong đó: trình độ sơ cấp nghề 14.000 người; trung cấp nghề 16.000 người, cao đẳng nghề 3.000 người, đại học 1.000 người.

- Các khu công nghiệp của tỉnh: 20.000 người, trong đó: Sơ cấp nghề 7.000 người; trung cấp nghề 10.000 người, cao đẳng và đại học 3.000 người.

(Chi tiết tại Phụ lục số 1 kèm theo).

VI. KHẢ NĂNG ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2009 - 2010

TT

Cơ sở đào tạo nghề

Sơ cấp

Trung cấp

CĐ, ĐH trong tỉnh và liên kết

Ghi chú

2009

2010

2009

2010

2009

2010

 

1

Trường Trung cấp nghề Dung Quất

850

850

1.100

1.200

150

150

 

2

Trường Đại học Phạm Văn Đồng

700

800

700

900

300

400

 

3

Trường Cao đẳng Tài chính Kế toán

 

 

500

550

550

600

 

4

Trường TCN Cơ giới Quảng Ngãi

650

700

500

550

 

 

 

5

Trường TCN Quảng Ngãi

450

500

600

600

100

150

 

6

Trường trung cấp Y tế Quảng Ngãi

 

 

130

130

 

 

 

7

Trường CĐ kỹ thuật công nghiệp Q.Ngãi

500

600

400

500

250

350

 

8

Các Trung tâm dạy nghề

1.200

1.400

350

400

 

 

 

 

Tổng cộng: 21.310 HS-SV

4.350

4.850

4.280

4.830

1.350

1.650

 

Phần thứ ba

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU CHUNG

Huy động các nguồn lực trong xã hội, phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân để cùng với Nhà nước chăm lo sự nghiệp dạy nghề. Khuyến khích các thành phần kinh tế và mọi người dân tham gia phát triển dạy nghề. Tạo điều kiện để mọi người dân có cơ hội học tập suốt đời và được thụ hưởng các thành quả dạy nghề ở mức độ ngày càng cao, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo, người tàn tật, con em đồng bào dân tộc thiểu số, người dân trong diện di dời, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Nâng cao tỷ lệ và chất lượng lao động qua đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp trong tỉnh, Khu kinh tế Dung Quất và phục vụ xuất khẩu lao động.

II. CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. Chỉ tiêu quy mô đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh

- Giai đoạn từ năm 2009 - 2010: 21.000 người;

- Giai đoạn từ năm 2011 - 2015: 55.000 người.

- Giai đoạn từ năm 2016 - 2020: 60.000 người.

(Chi tiết tại Phụ lục số 2 kèm theo).

2. Chỉ tiêu lao động qua đào tạo nghề:

- Năm 2009 đạt tỷ lệ 24%;

- Đến năm 2010 đạt tỷ lệ: 26% ;

- Đến năm 2015 đạt tỷ lệ: 36%;

- Định hướng đến năm 2020 đạt tỷ lệ: 42%.

3. Chỉ tiêu phát triển cơ sở dạy nghề:

- Cơ sở dạy nghề công lập: Tiếp tục củng cố, duy trì, tăng cường năng lực cho các cơ sở dạy nghề hiện có trên cơ sở nguồn ngân sách nhà nước và liên doanh, liên kết, tranh thủ các nguồn lực khác tham gia đầu tư đào tạo nghề. Đến năm 2010, các cơ sở dạy nghề công lập xây dựng đề án hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ công và ít nhất 30% cơ sở tự chủ hoàn toàn về tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính. Giai đoạn 2011 - 2015 có 50% và định hướng đến 2020 có 80% cơ sở dạy nghề công lập tự chủ hoàn toàn về tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính.

- Xây dựng mới TTDN Ba Tơ; các Trung tâm dạy nghề liên cụm miền núi Sơn Hà và Sơn Tây, Trà Bồng và Tây Trà. Đầu tư và bổ sung chức năng dạy nghề cho Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Minh Long. Giai đoạn 2011 - 2015, nâng cấp Trung tâm dạy nghề liên cụm miền núi Sơn Hà và Sơn Tây thành Trường Trung cấp nghề nội trú Sơn Hà. Giai đoạn 2015 - 2020 nâng cấp 02 Trung tâm Dạy nghề Trà Bồng và Ba Tơ thành Trường Trung cấp nghề nội trú Trà Bồng và Trường trung cấp nghề nội trú Ba Tơ. Bổ sung chức năng dạy nghề cho Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và Trung tâm Giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố.

- Cơ sở dạy nghề ngoài công lập: khuyến khích bằng các cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề hoặc tham gia dạy nghề. Phấn đấu đến 2015 có ít nhất 08 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, trong đó, năm 2009 đến 2010: có 02 trường trung cấp nghề tư thục; năm 2011 đến 2015: 06 trung tâm dạy nghề tư thục. Định hướng từ 2016 đến 2020 có thêm 04 cơ sở dạy nghề tư thục. Khuyến khích các hình thức dạy nghề bên cạnh doanh nghiệp và dạy nghề truyền thống tại các làng nghề trong tỉnh.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội hóa dạy nghề:

Đài phát thanh - Truyền hình, Báo Quảng Ngãi và các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các cở dạy nghề tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách về xã hội hóa dạy nghề để các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, các thành phần kinh tế và nhân dân có nhận thức đúng, đầy đủ và tham gia thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề. Tuyên truyền, nhân rộng các mô hình hay, các điển hình tiên tiến về xã hội hóa dạy nghề. 

2. Đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề:

- Đối với các cơ sở dạy nghề công lập: Xây dựng phương án chuyển các cơ sở dạy nghề công lập sang cơ chế hoạt động theo hình thức cung ứng dịch vụ công ích không nhằm mục tiêu lợi nhuận (gọi tắt là cơ chế cung ứng dịch vụ), có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật (các Trung tâm Dạy nghề thuộc Hội đoàn thể như: Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm thuộc Hội nông dân tỉnh; Trung tâm Dạy nghề Phụ nữ tỉnh; Trung tâm Dạy nghề Thanh niên tỉnh).

- Đối với các cơ sở dạy nghề ngoài công lập: Xây dựng các quy định về mô hình, quy chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập; quy định chế độ tài chính và trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận; áp dụng cơ chế doanh nghiệp đối với các cơ sở dạy nghề hoạt động theo cơ chế lợi nhuận. Cải tiến quy trình thực hiện thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thành lập và hoạt động của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

3. Đổi mới cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước dành cho dạy nghề:

- Về chính sách khuyến khích XHH hoạt động dạy nghề: Thực hiện theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường và Thông tư 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP ;

- Nghiên cứu xây dựng và từng bước thực hiện cơ chế đấu thầu chỉ tiêu đào tạo nghề do Nhà nước đặt hàng; khuyến khích các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế, có đủ điều kiện năng lực về dạy nghề được bình đẳng tham gia đấu thầu, tham gia thực hiện đào tạo nghề.

- Xây dựng cơ chế sử dụng ngân sách Nhà nước hỗ trợ ban đầu của tỉnh cho các cơ sở dạy nghề công lập chuyển sang loại hình ngoài công lập, hỗ trợ khuyến khích các cơ sở dạy nghề ngoài công lập đăng ký hoạt động dạy nghề theo cơ chế phi lợi nhuận.

4. Giải pháp về tài chính, tín dụng, đất đai, thuế: 

- Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng, đất đai, thuế theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường và Thông tư 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP.

- Trên cơ sở ngân sách Nhà nước đầu tư cho dạy nghề, có chính sách và biện pháp huy động sự đóng góp từ phía người sử dụng lao động, thông qua việc thành lập Quỹ hỗ trợ học nghề do các tổ chức, tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân, trong và ngoài nước, các doanh nghiệp đóng góp.

- Ban hành quy định về việc các cơ sở dạy nghề công lập hợp tác, liên kết với địa phương, doanh nghiệp, cá nhân trong việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nghề và việc huy động vốn của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

- UBND huyện, thành phố bố trí qũy đất để xây dựng cơ sở dạy nghề phù hợp với yêu cầu và quy định tại Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Sắp xếp, quy hoạch, xã hội hóa dạy nghề:

- Xây dựng quy hoạch phát triển xã hội hóa dạy nghề trên cơ sở củng cố các cơ sở dạy nghề hiện có, thành lập mới Trung tâm dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, khuyến khích thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, các hình thức dạy nghề bên cạnh doanh nghiệp và dạy nghề tại các làng nghề.

- Nghiên cứu từng bước sáp nhập Trung tâm Hướng nghiệp tổng hợp - Dạy nghề (do ngành Giáo dục và Đào tạo quản lý) với Trung tâm Dạy nghề ở các huyện.

- Khuyến khích việc hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chất lượng cao kể cả trong và ngoài nước. Thực hiện thí điểm cho các tổ chức và cá nhân thuê cơ sở dạy nghề do nhà nước đầu tư với giá ưu đãi, nhằm hỗ trợ quá trình xã hội hóa ở những nơi kinh tế chưa phát triển hoặc những cơ sở dạy nghề công lập hoạt động kém hiệu quả.

6. Nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dạy nghề:

Có chính sách huy động giáo viên khá giỏi, các nghệ nhân, các thợ lành nghề bậc cao từ các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các làng nghề nhất là đối với giáo viên dạy thực hành vào giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề. Từng bước xoá bỏ khái niệm “biên chế” trong các cơ sở dạy nghề công lập, chuyển dần sang chế độ hợp đồng lao động dài hạn.

Tiếp tục phát triển chương trình giảng dạy theo Modul và đưa chương trình, giáo trình giảng dạy tiên tiến vào các cơ sở dạy nghề. Thu hút, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ giáo viên dạy nghề đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành nghề đào tạo, đảm bảo chất lượng, có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học và công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề.

7. Tăng cường quản lý Nhà nước về xã hội hóa dạy nghề: 

Xây dựng chương trình và có biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của cơ sở dạy nghề công lập, ngoài công lập, bảo đảm đúng mục đích, nội dung hoạt động và chất lượng dịch vụ theo quy định của từng chuyên ngành. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm định chất lượng dạy nghề; kiểm tra đánh giá cấp văn bằng, chứng chỉ nghề. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở dạy nghề theo đúng quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành về hoạt động dạy nghề. Quy định chế độ và trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cấp, đồng thời phát huy dân chủ ở cơ sở để giám sát công tác quản lý dạy nghề của các cấp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và báo cáo theo yêu cầu của HĐND tỉnh.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Cục thuế tỉnh trình UBND tỉnh quy định cụ thể về chính sách khuyến khích XXH đối với các hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề theo quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP , ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường và Thông tư 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có kế hoạch triển khai thực hiện tốt Đề án xã hội hóa dạy nghề; tăng cường tư vấn phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh THCS và THPT; triển khai tích cực và nghiêm túc việc liên thông trong đào tạo theo Luật Giáo dục sửa đổi (2005) và theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chỉ đạo các Trường Trung cấp chuyên nghiệp, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành rà soát, thẩm định nhu cầu sử dụng đất của các cơ sở dạy nghề theo đúng quy định về tiêu chí quy mô tại Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 cuả Thủ tướng Chính phủ; tổng hợp, đề xuất để Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020. Đặc biệt quan tâm bố trí quỹ đất cho Trung tâm Dạy nghề liên cụm miền núi: Sơn Hà - Sơn Tây; Trà bồng - Tây Trà theo định hướng sẽ nâng cấp lên thành Trường Trung cấp nghề nội trú. Chủ trì phối hợp các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức phát triển quỹ đất, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo bố trí và quản lý quỹ đất dành cho các Cơ sở dạy nghề giai đoạn 2009 - 2010, 2011- 2015 và định hướng đến 2020 là khoảng 48 ha trong lĩnh vực xã hội hoá dạy nghề.

4. Cục Thuế tỉnh: Phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu hướng dẫn các cơ sở dạy nghề trong và ngoài công lập về hồ sơ, thủ tục và quy trình thực hiện chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế, phí, lệ phí.

5. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn thực hiện chính sách khuyến khích đối với các cở sở dạy nghề ngoài công lập; đề xuất cân đối nguồn vốn, kinh phí dành cho các cơ sở dạy nghề công lập; cân đối nguồn vốn để đảm bảo triển khai thực hiện Đề án.

6. Sở Ngoại vụ: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh các hoạt động kêu gọi đầu tư, tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ để giúp các cơ sở dạy nghề tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo viên, xây dựng chuyển giao chương trình, giáo trình dạy nghề tiên tiến, hiện đại.

7. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu đề xuất cơ chế chuyển CSDN công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ hoặc chuyển sang loại hình ngoài công lập; tham mưu cho UBND tỉnh về việc thuyên chuyển công tác của giáo viên từ cơ sở dạy nghề công lập sang cơ sở dạy nghề ngoài công lập hoặc ngược lại.

8. Sở Xây dựng

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, và các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch mặt bằng tổng thể các công trình cơ sở dạy nghề (công lập và tư nhân) phù hợp với quy hoạch tổng thể mạng lưới dạy nghề của tỉnh; Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách ưu đãi về cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất trong lĩnh vực xã hội hoá dạy nghề.

Thực hiện công tác giám sát, quản lý chất lượng đầu tư xây dựng các công trình của các cơ sở dạy nghề công lập đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

9. Các cơ quan, đơn vị, các Hội, đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng: Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ, nhân dân làm cho mọi người dân chuyển biến nhận thức về học nghề, nắm bắt và nhận thức đầy đủ chủ trương, chính sách của trung ương và địa phương về xã hội hóa dạy nghề.

10 .Trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề:

Các cơ sở dạy nghề công lập và cơ sở dạy nghề ngoài công lập thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về dạy nghề và nội dung Đề án này; đồng thời tuân thủ các quy định về hoạt động dạy nghề, thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dạy nghề.

11. UBND các huyện, thành phố:

Trên cơ sở Đề án XHH dạy nghề của tỉnh, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án theo thẩm quyền; phối hợp với các Sở, Ban ngành của tỉnh tạo điều kiện để các cơ sở dạy nghề ở địa phương hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước; tuyên truyền, vận động để các tổ chức, cá nhân ở địa phương tham gia thực hiện Đề án xã hội hóa dạy nghề; chỉ đạo công tác định hướng nghề nghiệp trong các trường phổ thông nhằm góp phần đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh trong giai đoạn mới.

Trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc, phát sinh, các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ sở dạy nghề phản ánh về UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để giải quyết./.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

NHU CẦU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TỪ NĂM 2008 – 2010 TẠI KHU KINH TẾ DUNG QUẤT
(Kèm theo Quyết định số: 52/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

 Đơn vị tính: người.

TT

Ngành, nghề

Sơ cấp

Trung cấp

Cao đẳng, ĐH

1

Tài chính kế toán

 

300

200

2

Tín dụng ngân hàng

 

100

80

3

Quản trị kinh doanh

 

 

200

4

Xã hội nhân văn

 

 

100

5

Ngoại ngữ

 

 

100

6

Tin học

 

 

100

7

Cơ khí động lực

1.000

1.500

150

8

Cơ khí chế tạo

2.000

2.000

150

9

Luyện cán thép

3.000

2.300

150

10

Điện dân dụng

 

150

50

11

Điện công nghiệp

 

300

50

12

Hàng hải

 

200

160

13

Công nghệ lọc hoá dầu

 

400

300

14

Du lịch

500

600

50

15

Chế biến thực phẩm

200

200

50

16

Xây dựng

1.000

400

150

17

May công nghiệp

2.000

150

50

18

Chế biến gỗ

2.500

100

30

19

Phòng cháy chữa cháy

 

150

30

20

Vệ Sĩ

500

 

 

21

Lái xe

300

 

 

 

Tổng cộng: 25.000 người

14.000

8.850

2.150

 

NHU CẦU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN  TỪ 2008 - 2010 CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Đơn vị tính: người.

Tên khu công nghiệp

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

CĐ-ĐH

TC

Sơ cấp nghề

CĐ-ĐH

TC

Sơ cấp nghề

CĐĐH

TC

Sơ cấp nghề

KCN Tịnh Phong

200

480

760

210

520

748

250

600

750

KCN Phổ Phong

70

200

250

106

295

420

260

590

710

KCN Quảng Phú

148

334

598

180

490

720

200

540

600

Tổng cộng: 11.229

418

1.014

1.608

496

1.305

1.888

710

1.730

2.060

 

PHỤ LỤC 2 

CHỈ TIÊU XÃ HỘI HOÁ DẠY NGHỀ TỪ NĂM 2009 – 2010, GIAI ĐOẠN 2011 – 2015, ĐỊNH HƯỚNG 2016 - 2020.
(Khả năng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tiếp nhận đào tạo từ sơ cấp nghề đến cao đẳng nghề)

(Kèm theo Quyết định số: 52/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

Đơn vị tính: người.

 

Chỉ tiêu

Giai đoạn

2009 - 2010

Tỷ lệ %

2011 - 2015

Tỷ lệ%

Định hướng 2016-2020

Tỷ lệ%

1

Chỉ tiêu tuyển mới trung cấp và cao đẳng nghề

13.000

 

30.000

 

32.000

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

- Công lập

7.694

59,19%

15.000

50%

12.800

40%

 

- Ngoài công lập

5.406

40,81%

15.000

50%

19.200

60%

2

Chỉ tiêu tuyển mới sơ cấp nghề

8.310

 

25.000

 

28.000

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

- Công lập

4.918

59,19%

12.500

50%

11.200

40%

 

- Ngoài công lập

3.492

40,81%

12.500

50%

16.800

60%

 

Tổng cộng

21.310

 

55.000

 

60.000

 

 

PHỤ LỤC SỐ 3

KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ DẠY NGHỀ VÀ TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO THỰC HIỆN TỪ 2009-2010, 2011 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 52/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

Đơn vị tính: Tỷ đồng.

TT

CHỈ TIÊU KINH PHÍ

Ngân sách

Giai đoạn 2009 - 2010

Giai đoạn

2011 - 2015

Định hướng

2016 - 2020

2009

2010

1

Nâng cấp thành lập Trường trung cấp nghề tỉnh, huyện

15

15

 

75

 

80

2

Các Trung tâm Dạy nghề tỉnh, huyện, thành phố

10

10

 

50

 

60

3

Kinh phí đào tạo hàng năm cho sự nghiệp dạy nghề, trong đó:

- CTMT của Trung ương

- Kinh phí đào tạo nghề (ĐP)

- Đầu tư XDCB (ĐP)

31


7

13

11

32,1


8

13,1

11

170


40

70

60

200


60

70

70

4

Kinh phí hỗ trợ cho người học nghề (địa phương)

5

5

20

30

 

Tổng cộng

61

62,1

315

370