Quyết định 49/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Số hiệu: | 49/2019/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hải Dương | Người ký: | Nguyễn Dương Thái |
Ngày ban hành: | 12/11/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Môi trường, Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2019/QĐ-UBND |
Hải Dương, ngày 12 tháng 11 năm 2019 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 và thay thế các nội dung về Quản lý cây xanh được quy định tại Mục 5 Quy định phân cấp quản lý trong các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật và cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương ban hành kèm theo Quyết định 25/2017/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 của UBND tỉnh Hải Dương.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 12/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về công tác quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương, bao gồm: Quy hoạch, trồng, chăm sóc, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị; trách nhiệm quản lý cây xanh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Những nội dung không quy định trong Quy định này được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có các hoạt động liên quan đến công tác quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân).
Điều 2. Nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị
1. Tất cả các loại cây xanh đô thị phải được xác định chủ sở hữu, do tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý.
2. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh đô thị nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh đô thị.
3. Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật, đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
4. Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư, chủ đầu tư phải đảm bảo chỉ tiêu đất cây xanh, trồng đúng chủng loại và tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, đồng thời, phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo thẩm quyền.
5. Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Cây xanh được trồng đúng chủng loại và tiêu chuẩn cây trồng theo thiết kế đã được phê duyệt.
6. Khi cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật; chủ đầu tư phải lựa chọn phương án tối ưu nhằm hạn chế việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh hiện hữu trên vỉa hè, dải phân cách và các khu vực công cộng khác của đô thị. Chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để giám sát thực hiện đối với công trình có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh.
Điều 3. Danh mục cây khuyến khích trồng, cây cấm trồng và cây hạn chế trồng công cộng trong đô thị
1. Cây xanh khuyến khích sử dụng công cộng trong đô thị là các loại cây ít sâu bệnh, phù hợp điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương; ít rụng lá trơ cành; không có quả gây hấp dẫn côn trùng; không có gai sắc nhọn, hoa quả gây mùi khó chịu; cây trồng trên vỉa hè không có rễ nổi, thân cây thẳng, tán cân đối, tạo được bóng mát, cảnh quan đô thị. Danh mục cây khuyến khích sử dụng công cộng trong đô thị theo Mục 1 - Phụ lục I của Quy định này.
2. Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là các loài cây mà trong một số trường hợp cụ thể có khả năng gây khó chịu cho con người hoặc gây ảnh hưởng không tốt đến các công trình hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường, cảnh quan trong đô thị; được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng. Danh mục cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị theo Mục 2 - Phụ lục I của Quy định này.
3. Cây xanh cấm trồng trong đô thị là các loài cây có khả năng gây nguy hại con người, gây ảnh hưởng lớn đến các công trình hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường, cảnh quan trong đô thị. Danh mục cây xanh cấm trồng trong đô thị theo Mục 3 - Phụ lục I của Quy định này.
4. Đối với cây xanh nằm ngoài danh mục khuyến khích sử dụng công cộng hoặc du nhập từ nước ngoài cần tham khảo nguồn gốc, xuất xứ và xin ý kiến cơ quan quản lý trước khi trồng để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật và không gian công cộng đô thị.
5. Đối với cây xanh hiện hữu thuộc danh mục cây cấm trồng trong đô thị thì cần có kế hoạch từng bước loại bỏ, thay thế để đảm bảo an toàn và cảnh quan cho đô thị.
QUY HOẠCH, TRỒNG, CHĂM SÓC, BẢO VỆ, CHẶT HẠ DI CHUYỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ
Điều 4. Quy hoạch cây xanh đô thị
1. Quy hoạch cây xanh trong quy hoạch đô thị
a) Trong quy hoạch chung đô thị: Xác định chỉ tiêu đất cây xanh, tổng diện tích đất cây xanh cho toàn đô thị phù hợp với từng cấp đô thị theo các quy định hiện hành; xác định cụ thể phạm vi sử dụng đất cây xanh cho từng khu vực đô thị.
b) Trong quy hoạch phân khu đô thị: Xác định chỉ tiêu đất cây xanh đô thị, vị trí, diện tích của từng khu cây xanh tập trung (vườn hoa, công viên) trong đô thị.
c) Trong quy hoạch chi tiết đô thị: Xác định cụ thể phương án bố trí cây xanh trong các khu vườn hoa, công viên cây xanh tập trung, vị trí trồng cây trên vỉa hè, dải phân cách, đảo giao thông, chủng loại cây trồng.
2. Quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa đô thị: Quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa đô thị được lập làm cơ sở để lập dự án đầu tư phát triển hệ thống cây xanh trong đô thị. Trình tự, nội dung và thành phần hồ sơ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên, vườn hoa đô thị thực hiện theo Khoản 2, 3, 4 Điều 10 Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010.
3. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa đô thị: UBND cấp huyện tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa đô thị trên địa bàn theo thẩm quyền. Trước khi phê duyệt, phải có ý kiến thống nhất của Sở Xây dựng.
Điều 5. Kế hoạch đầu tư phát triển cây xanh đô thị
2. Đề án, kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Nội dung Đề án, Kế hoạch phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị hàng năm và 5 năm bao gồm: Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị; xây dựng, cải tạo, các công trình xây dựng thuộc khu vực cây xanh sử dụng công cộng đô thị.
4. Đề án, kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị và kinh phí thực hiện phải được bố trí vào chương trình, hoặc kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố.
Điều 6. Quy định trồng cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị
1. Việc trồng cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch cây xanh, quy hoạch xây dựng đô thị và thiết kế cây xanh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Đối với cây trồng trong phạm vi hành lang đường bộ của các đường đô thị đi trùng quốc lộ, đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý phải được cơ quan quản lý đường bộ thỏa thuận về phương án thiết kế để đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông.
a) Cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị phải đảm bảo phần lớn các yêu cầu tại Khoản 1, Điều 3 và không thuộc Danh mục cây cấm trồng theo Mục 3 - Phụ lục số I của Quy định này.
b) Cây bóng mát trồng mới tại khu vực công cộng trong đô thị phải có chiều cao tối thiểu 3,0m và đường kính thân cây ≥ 10cm (tại chiều cao 1,2m).
c) Cây mới trồng phải được chống giữ chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
3. Hình thức trồng cây
a) Trồng cây trên dải phân cách, vỉa hè
- Trên hè phố:
+ Trồng thành hàng theo khoảng cách 5,0m÷10,0m (trừ những tuyến đã có cây). Đối với vỉa hè trước các dãy nhà ở, bố trí cây trồng tại ranh giới giữa hai nhà.
+ Đối với hè phố có chiều rộng ≥ 5,0m (≥ 3,0m đối với vỉa hè phía trước các cơ quan đơn vị, khu vực công cộng hạn chế lên xuống vỉa hè bằng phương tiện cá nhân) thì xem xét bố trí dải bồn hoa (cây bụi + cây xanh bóng mát) kết hợp với lát vỉa hè.
- Trên dải phân cách:
+ Đối với giải phân cách có bề rộng < 2,0m: Không trồng cây bóng mát (trừ những tuyến đã có từ trước) nếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông thì phải có kế hoạch dịch chuyển cây.
+ Đối với giải phân cách có bề rộng ≥ 2,0m: Có thể trồng một (hoặc nhiều hàng cây tùy theo bề rộng) hàng cây thân thẳng, phân cành cao, tán lá gọn không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, an toàn giao thông, trồng cách điểm đầu dải phân cách ≥10,0m, khoảng cách giữa 2 cây ≥10,0m. Trồng cây bóng mát kết hợp với cây cảnh, cây hoa bụi, thảm cỏ.
- Trên các đảo giao thông: Chỉ trồng cây cảnh, cỏ, hoa, không làm ảnh hưởng tầm nhìn của các phương tiện tham gia giao thông.
- Trồng một loại cây trên tuyến phố có chiều dài < 1,0Km. Đoạn đường dài >1,0Km có thể trồng hai loại cây tùy theo từng loại tuyến đường.
- Loại cây trồng trên một tuyến phố phải đảm bảo đồng đều về chiều cao cây, đường kính thân cây, đường kính tán và khoảng cách trồng giữa các cây.
b) Trồng cây trong công viên, vườn hoa
- Trồng cây theo thiết kế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Trồng lại cây sau khi dịch chuyển cây, chặt hạ cây chết, cây sâu mục, cây bị đổ.
- Trồng cây thay thế cây có ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và an toàn đô thị.
4. Quy định về ô đất trồng cây
a) Kích thước, hình thức ô đất trồng sử dụng thống nhất đối với cùng một loại cây trên cùng tuyến phố, tuyến đường. Hố trồng vuông kích thước > 1,2mx1,2m, hố tròn đường kính > 1,2m, chiều sâu lớp đất trồng ≥ 1,0m, cao độ mặt bó hố trồng cây bằng mặt vỉa hè.
b) Mặt trên hố trồng cây có tấm chắn thoáng hoặc tận dụng các ô đất trồng cây bố trí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành khóm xung quanh gốc cây hoặc thành dải cây xanh để tăng mỹ quan đô thị.
5. Khoảng cách cây trồng đến công trình
a) Đối với các tuyến đường làm mới: Khoảng cách tính từ gốc cây trồng được quy định như sau:
- Cách nhà dân, công trình xây dựng >2m.
- Cách mép ngoài hè đường >0,75m.
- Cách các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường ống cấp thoát nước, tuynel, đường cáp ngầm...) > 1 m.
- Cách hố ga, hố thu nước, cột điện chiếu sáng > 1,5m.
- Cách góc phố (tại những nơi có tuyến đường giao nhau) > 10m để đảm bảo tầm nhìn giao thông.
b) Đối với các tuyến đường hiện trạng
Căn cứ vào quy mô vỉa hè, vị trí cây hiện có, khi cải tạo thay thế cây xanh có thể xem xét áp dụng các quy định tại Điểm a khoản này. Trường hợp chiều rộng vỉa hè < 3,0m, bị hạn chế về mặt bằng và không gian, khi thay thế cây xanh cần tận dụng vị trí trồng cũ hoặc trồng tại những vị trí thưa công trình trên cùng tuyến và phải có biện pháp bảo vệ an toàn các công trình hạ tầng, kiến trúc lân cận, đảm bảo mỹ quan đô thị.
c) Cây xanh được trồng dọc mạng lưới đường điện phải đảm bảo quy định về hành lang an toàn lưới điện.
Điều 7. Quy định về trồng cây xanh trong các dự án phát triển đô thị
1. Cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở thuộc phạm vi đô thị phải tuân thủ quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện trồng cây đúng theo nội dung chấp thuận đầu tư, thiết kế thi công, phù hợp với tiến độ xây dựng công trình và tuân thủ theo Quy định này.
2. Chủ đầu tư các dự án phải đảm bảo thực hiện trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
3. Chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu về vị trí, quy cách hố trồng, đất màu; nghiệm thu về số lượng, chủng loại, chiều cao, đường kính; cây trồng phải đảm bảo phát triển tốt và bàn giao cho UBND cấp huyện quản lý cùng thời điểm bàn giao hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án.
Điều 8. Cây xanh trong khuôn viên đất của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền lựa chọn loại cây trồng nhưng phải bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị; chịu trách nhiệm trong việc trồng, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên do mình quản lý.
2. Cây trồng trong khuôn viên của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Không thuộc danh mục cây cấm trồng được ban hành theo Mục 3 - Phụ lục số I của Quy định này.
b) Khoảng cách ly an toàn đến các công trình kỹ thuật đô thị phải theo các quy định hiện hành, thân, rễ không gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường các hộ xung quanh và không làm hư hại các công trình lân cận thuộc cá nhân, tổ chức khác quản lý.
c) Cây trồng theo dự án đầu tư bằng ngân sách nhà nước thì thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được quản lý theo các nội dung trong Quy định này.
Điều 9. Cải tạo, trồng thay thế cây xanh
1. Đối với các khu vực, tuyến phố đã có cây xanh mà chưa có trong Đề án/Kế hoạch phát triển: Nếu thấy cần thiết phải cải tạo, thay thế, UBND cấp huyện tổ chức lập phương án cải tạo, thay thế. Trong đó phải xác định cụ thể vị trí, số lượng, loại cây cây cần thay thế; vị trí, quy cách cây trồng mới; thời điểm chặt hạ, trồng thay thế.
Khi số lượng cây cần thay thế lớn hơn 25% số lượng cây trên một tuyến phố, UBND cấp huyện phải xin ý kiến thống nhất của Sở Xây dựng trước khi tổ chức thực hiện.
2. Xã hội hóa công tác trồng quản lý cây xanh đô thị
a) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia trồng hoặc tài trợ kinh phí trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị. Đối với những khu vực, tuyến đường đã có quy hoạch hoặc dự án xác định rõ chủng loại, quy mô cây xanh thì việc trồng, thay thế phải được thực hiện theo quy hoạch, thiết kế được phê duyệt. Không được tự ý chặt hạ hoặc trồng thay thế cây xanh vỉa hè đã được trồng theo quy hoạch, thiết kế.
b) Cây xanh do tổ chức, cá nhân trồng trên vỉa hè (trước cửa nhà dân), vườn hoa, công viên là cây xanh công cộng sử dụng chung, được lập hồ sơ quản lý cây xanh (thống kê, lập danh sách, đánh số cây), được chăm sóc, bảo vệ theo các quy định tại Điều 9, Điều 11 của Quy định này.
Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh được thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 của Quy định này.
Điều 10. Lập hồ sơ quản lý cây xanh đô thị
1. Đối với các khu vực, tuyến phố đã có cây xanh đô thị
UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp cùng đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị tổ chức thống kê về số lượng, kiểm tra đánh giá chất lượng, tình trạng phát triển, lập danh sách, đánh số, treo biển, phân loại cây kèm theo bản vẽ vị trí cây cho từng tuyến phố, khu vực đô thị; Xác định cây nguy hiểm, cây cấm trồng, hạn chế trồng để có kế hoạch di chuyển, chặt hạ và trồng thay thế kịp thời;
Đối với cây cần bảo tồn, cây cổ thụ ngoài việc thống kê, phân loại, đánh số, UBND cấp huyện có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi đồng thời có chế độ chăm sóc đặc biệt và cho từng cây để phục vụ công tác bảo tồn.
2. Đối với các tuyến phố, khu đô thị mới trồng cây xanh đô thị
Ngay sau khi nhận bàn giao cây xanh đô thị mới trồng, UBND cấp huyện giao cho tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp chăm sóc bảo vệ. Tổ chức, cá nhân được giao có trách nhiệm quản lý lưu 01 bộ hồ sơ thiết kế, nghiệm thu cây xanh đô thị và thực hiện lập hồ sơ quản lý cây xanh như quy định Khoản 1 Điều này để theo dõi quản lý.
3. Hồ sơ quản lý cây xanh đô thị do UBND cấp huyện lập, gửi về Sở Xây dựng trước ngày 15 tháng 11 hàng năm để theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
Điều 11. Bảo vệ cây xanh đô thị
1. Mọi tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị, kịp thời phát hiện tình trạng nguy hiểm của cây; ngăn chặn các hành vi phá hoại, dịch chuyển cây xanh trái pháp luật đồng thời báo cho chính quyền địa phương, thanh tra xây dựng biết để kịp thời ngăn chặn, xử lý.
2. Các cơ quan quản lý theo phân cấp có trách nhiệm bảo vệ, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về cây xanh theo thẩm quyền.
3. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị trên địa bàn theo hợp đồng ký với UBND cấp huyện.
4. Việc xử lý vi phạm về cây xanh đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 12. Lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh
1. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh phải có ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp; có năng lực, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cây xanh đô thị; có trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ được giao theo quy định.
2. Việc lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh được thực hiện theo quy định tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và các quy định hiện hành khác của pháp luật về đấu thầu.
Điều 13. Quy định về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
1. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị thực hiện theo quy định tại các Khoản 1,2,7,8,9 Điều 14 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010.
2. Trước khi triển khai việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị, đơn vị thực hiện phải thông báo cho UBND cấp xã nơi có cây xanh biết trước ít nhất 02 ngày làm việc.
3. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh phải đảm bảo đúng kỹ thuật an toàn đối với người, tài sản của tổ chức, cá nhân.
4. Sau khi thực hiện chặt hạ, dịch chuyển cây, đơn vị thực hiện dịch vụ quản lý cây xanh phải có phương án trồng thay thế phù hợp với chủng loại cây trồng, tiêu chuẩn kỹ thuật, hiện trạng hạ tầng và cảnh quan kiến trúc tại khu vực đó.
Điều 14. Thẩm quyền cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
1. UBND cấp huyện thực hiện cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị thuộc địa bàn hành chính quản lý.
2. Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết theo quy định tại các Khoản 4,5 Điều 14 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010. Mẫu đơn đề nghị và giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị theo Phụ lục I, II ban hành kèm theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010.
1. Trường hợp khẩn cấp cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị ngay do thiên tai hoặc cây có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm thì tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý cây xanh có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã lập biên bản hiện trường (mẫu theo Phụ lục II của Quy định này); chụp ảnh hiện trạng cây xanh; thực hiện ngay việc chặt hạ, dịch chuyển cây và chậm nhất trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây phải lập hồ sơ báo cáo UBND cấp huyện.
2. Trường hợp cây xanh đô thị đã bị gãy đổ thì tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện việc chăm sóc, quản lý có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã lập biên bản hiện trường; chụp ảnh hiện trạng cây xanh; dọn dẹp, giải tỏa mặt bằng và chậm nhất trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi thực hiện việc giải tỏa mặt bằng phải lập hồ sơ báo cáo UBND cấp huyện.
Điều 16. Nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị
1. Các nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị thuộc sở hữu nhà nước, phải nộp vào ngân sách theo quy định.
2. Trường hợp cây xanh thuộc sở hữu nhà nước nhưng nằm trong khuôn viên của cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện,... do cơ quan đơn vị đó quản lý thì các cơ quan, đơn vị này được hưởng các nguồn lợi (hoa, quả) từ việc chăm sóc bảo vệ, cây xanh theo quy định. Trường hợp chặt hạ, gỗ cây được đơn vị quản lý cây xanh thu và nộp vào ngân sách theo quy định.
3. Cây xanh trong khuôn viên đất cá nhân thì cá nhân được hưởng nguồn lợi từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ
Điều 17. Trách nhiệm của các Sở, ngành
1. Sở Xây dựng
a) Tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.
c) Thẩm định các đề án, kế hoạch phát triển hệ thống công viên, cây xanh đô thị hàng năm và 5 năm, trình UBND tỉnh phê duyệt.
d) Tham gia ý kiến đối với đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên, vườn hoa đô thị và các dự án xây dựng mới, trồng, cải tạo, thay thế cây xanh đô thị.
e) Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành việc thực hiện các quy định về bảo vệ, phát triển cây xanh đô thị, xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
g) Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh và định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Phối hợp cùng Sở Xây dựng và các Sở ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư công 5 năm và hàng năm để đầu tư phát triển hệ thống cây xanh sử dụng công cộng đô thị theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.
3. Sở Tài chính
a) Tham mưu cho UBND tỉnh cân đối kinh phí hàng năm từ nguồn ngân sách tỉnh để phục vụ công tác duy trì cây xanh đô thị.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh quyết định việc quản lý, sử dụng nguồn thu tài sản từ việc chặt hạ, thanh lý cây xanh đô thị.
4. Sở Giao thông vận tải
Là cơ quan thỏa thuận trong công tác: Quy hoạch, trồng, di chuyển, chặt hạ cây xanh trong phạm vi đất của đường bộ đối với các quốc lộ được ủy thác quản lý và đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý trong khu vực đô thị.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Xác định giống cây trồng phù hợp điều kiện tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ phát triển nguồn giống, chủng loại cây nhằm tạo sự đa dạng, phong phú trong hệ thống cây xanh đô thị.
b) Theo dõi, phát hiện, thông báo kịp thời các dịch sâu, bệnh hại cây xanh đô thị và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh.
c) Khuyến cáo việc sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thân thiện môi trường.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tổng hợp quỹ đất dành cho phát triển cây xanh đô thị vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 05 năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và quản lý theo quy định hiện hành.
Điều 18. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức thực hiện quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn được giao quản lý.
2. Thực hiện Đề án/Kế hoạch phát triển cây xanh đô thị hàng năm và 05 năm trên địa bàn đô thị theo phân cấp quản lý.
3. Thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết về cây xanh đô thị trên địa bàn theo thẩm quyền. Trước khi phê duyệt phải có ý kiến thống nhất của Sở Xây dựng;
4. Thực hiện cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh theo phân cấp.
5. Tổ chức lập cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị, tình hình quản lý đầu tư phát triển hệ thống công viên, cây xanh và ban hành danh mục cây bảo tồn, cây quý hiếm, cây cổ thụ, cây nguy hiểm trên địa bàn được giao quản lý để báo cáo định kỳ về Sở Xây dựng theo dõi, tổng hợp.
6. Lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn được giao quản lý theo quy định tại Điều 13 của Quy định này.
7. Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các dự án phát triển cây xanh trên địa bàn quản lý, bảo đảm tỷ lệ cây xanh theo đúng hồ sơ được duyệt. Lập biên bản xử lý hành vi vi phạm, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý.
8. Tham gia công tác nghiệm thu, bàn giao và tiếp nhận quản lý các hạng mục công viên và cây xanh trồng theo các dự án khu dân cư, khu đô thị mới do các tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng hoàn thành chuyển giao cho nhà nước theo phân cấp.
9. Chỉ đạo UBND cấp xã và các đơn vị trực thuộc hỗ trợ cơ quan trực tiếp quản lý cây xanh trong công tác chỉ đạo bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý. Tuyên truyền, giáo dục vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc và phát triển cây xanh đô thị.
10. Định kỳ gửi báo cáo tình hình quản lý, phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn về Sở Xây dựng hàng năm theo quy định.
Điều 19. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Phối hợp các cơ quan chuyên môn cấp huyện và các đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn.
2. Tuyên truyền, giáo dục, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc và phát triển cây xanh. Đề xuất hướng phát triển cây xanh trên địa bàn.
3. Tổ chức kiểm tra, xử lý hoặc đề nghị xử lý các vi phạm về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn mình quản lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị
1. Thực hiện việc quản lý, duy trì, bảo vệ cây xanh đô thị theo đúng nội dung hợp đồng cung ứng sản phẩm dịch vụ đô thị đã ký với UBND cấp huyện.
Tổ chức chặt hạ, dịch chuyển cây xanh tuân thủ theo các quy định tại Điều 14, Điều 15 và Điều 16 của Quy định này.
2. Phối hợp cùng UBND cấp huyện lập hồ sơ quản lý cây xanh đô thị, thống kê phân loại cây, đánh số cây, lập hồ sơ quản lý đối với cây cổ thụ, cây cần bảo tồn ở đường phố, công viên, vườn hoa và các khu vực công cộng khác.
3. Đề xuất chủng loại cây, hoa phù hợp với quy hoạch xây dựng, với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và cảnh quan chung.
Điều 21. Trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng (cấp điện, cấp thoát nước, thông tin)
Trong quá trình thi công, xử lý kỹ thuật công trình, có trách nhiệm thông báo, phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện và Sở xây dựng để đảm bảo mỹ thuật, kỹ thuật, sự an toàn của cây xanh và tuân thủ đúng theo Quy định này.
1. Giao Sở Xây dựng phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện tổ chức hướng dẫn, thực hiện tốt Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Xây dựng nghiên cứu, xem xét tổng hợp và đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung./.
DANH MỤC CÂY XANH KHUYẾN KHÍCH TRỒNG, HẠN CHẾ TRỒNG, CẤM TRỒNG KHU VỰC CÔNG CỘNG TRONG ĐÔ THỊ
(Kèm theo Quy định Quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương ban hành kèm theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Hải Dương)
1. Danh mục cây khuyến khích trồng
STT |
Tên loài cây |
Khu vực khuyến khích trồng |
||
|
|
Vỉa hè (rộng ≥ 3m) |
Giải phân cách (rộng ≥ 2,0m) |
Công viên, vườn hoa |
1 |
Bàng Đài Loan |
X |
X |
X |
2 |
Chà là |
|
X |
X |
3 |
Chiêu Liêu |
X |
|
X |
4 |
Giáng hương |
X |
|
X |
5 |
Lát hoa |
X |
|
X |
6 |
Long não |
X |
|
X |
7 |
Muồng đen |
X |
|
X |
8 |
Muồng hoàng yến |
|
X |
X |
9 |
Móng bò tím |
|
X |
X |
10 |
Nhội |
X |
|
X |
11 |
Sang |
X |
|
X |
12 |
Sấu |
X |
|
X |
13 |
Sao đen |
X |
|
X |
14 |
Tếch |
X |
|
X |
15 |
Viết |
X |
|
X |
16 |
Xoài |
X |
|
X |
17 |
Hoàng lan |
X |
|
X |
18 |
Bằng lăng |
X |
|
X |
19 |
Lộc vừng |
X |
|
X |
20 |
Me |
X |
|
X |
2. Danh mục cây hạn chế trồng
Stt |
Loài cây |
Ghi chú |
Khu vực có thể xem xét trồng |
1 |
Cau vua, dừa |
Bẹ lá to, cứng, gây nguy hiểm cho người, công trình và phương tiện |
Trong khuôn viên cơ quan, vườn hoa, công viên |
2 |
Sung, Sanh, Si |
Có rễ phụ làm hư hại công trình và dạng quả sung ảnh hưởng vệ sinh môi trường |
Trong khuôn viên chùa, công viên, công trình di tích văn hóa lịch sử; khu vực có diện tích lớn, xa công trình hạ tầng ngầm |
3 |
Dâu da xoan |
Cây có quả khuyến khích trẻ em leo trèo, quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố |
Trong trong khuôn viên cơ quan, công viên, hộ gia đình |
4 |
Đa |
Rễ phụ làm hư hại công trình |
Trong khuôn công viên, vườn hoa, chùa, công trình di tích |
5 |
Đề |
Rễ phụ, lồi, làm hư hại công trình |
Trong khuôn công viên, vườn hoa, chùa, công trình di tích |
6 |
Đại (sứ) |
Tán thấp, thưa, ít bóng mát, trơ cành vào mùa đông |
Trong khuôn công viên, vườn hoa, chùa, công trình di tích, hộ gia đình. |
7 |
Gáo |
Cành nhánh giòn dễ gãy, quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố |
Trồng trong công viên, quảng trường |
8 |
Hòe |
Tán thưa, cành dễ gẫy, nhanh rụng lá |
Trong khuôn viên cơ quan, vườn hoa, công viên |
9 |
Liễu |
Tán thấp, ít bóng mát, có rễ phụ, phát triển chậm |
Trong khuôn viên vườn hoa, công viên. |
10 |
Muồng hoa đào |
Cành nhánh nhiều, nhanh rụng lá, dễ bị sâu bệnh |
Trong khuôn viên công viên, cơ quan, hộ gia đình; Trên giải phân cách đường giao thông. |
11 |
Phượng vĩ, Lim xẹt |
Cây rễ nổi làm hư hỏng vỉa hè, hay bị mục rỗng, nguy cơ mất an toàn. Lá rụng nhiều, trơ cành vào mùa đông. |
Trong khuôn viên cơ quan, vườn hoa, công viên; |
12 |
Sữa (Mò cua) |
Cành nhánh giòn, dễ gãy. Hoa có mùi gây khó chịu khó người |
Trồng trong công viên, khu vực ít dân cư sinh sống |
13 |
Thàn mát |
Lá nhỏ, tán thưa, chỉ phù hợp với điều kiện khí hậu mát, lạnh |
Trong khuôn vườn hoa, công viên. |
14 |
Trứng cá |
Tán thấp, cành nhánh giòn, dễ gãy. Quả rụng ảnh hưởng vệ sinh môi trường. |
Trong khuôn vườn hoa, công viên. |
15 |
Xà cừ |
Rễ ăn ngang, lồi trên mặt đất (gây hư vỉa hè, mặt đường) |
Trồng trong công viên, vườn hoa, trường học |
16 |
Bàng ta |
Dễ bị sâu, trơ cành vào mùa đông |
Trong vườn hoa, công viên. |
17 |
Các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao (Mít, nhãn, vải) |
Cây có quả dễ thu trẻ em leo trèo, quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố |
Trong khuôn viên cơ quan, vườn hoa, công viên, hộ gia đình |
3. Danh mục cây cấm trồng
STT |
Tên loài cây |
Ghi chú |
1 |
Bã đậu |
Thân có gai, nhánh giòn, dễ gãy, mủ và hạt độc |
2 |
Bạch đàn |
Dễ gãy đổ, tán thưa, nhỏ, ít tạo bóng mát. |
3 |
Bồ kết |
Thân có nhiều gai to. |
4 |
Bồ hòn |
Quả gây độc. |
5 |
Đủng đỉnh |
Trái có chất gây ngứa. |
6 |
Bông gòn |
Nhánh giòn, dễ gãy, trái chín phát tán gây ô nhiễm môi trường. |
7 |
Mã tiền |
Hạt có chất gây độc |
8 |
Me keo |
Thân và cành nhánh có nhiều gai. |
9 |
Thông thiên |
Thân và lá có chất độc. |
10 |
Xiro |
Thân và cành nhánh có rất nhiều gai. |
11 |
Trúc đào |
Thân và lá có chất độc. |
12 |
Vông |
Nhánh đâm ngang cản trở giao thông, dễ bị sâu, dễ ngã đổ. |
13 |
Gạo gai |
Thân có nhiều gai to. |
14 |
Keo các loại |
Dễ gãy đổ, tán thưa, nhỏ, ít tạo bóng mát. |
(Kèm theo Quy định Quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương ban hành kèm theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Hải Dương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Về việc xác định hiện trường cây xanh
Hôm nay, vào lúc …….giờ…… phút, ngày ....tháng……. năm……, tại hiện trường………………………………………………………………………………………………..
I. Thành phần gồm:
1. Ông (bà): ……………………………………., chức vụ: ………………………………………
2. Ông (bà): ……………………………………., chức vụ: ………………………………………
3. Ông (bà): ……………………………………., chức vụ: ………………………………………
II. Nội dung: Đoàn tiến hành khảo sát và ghi nhận hiện trạng cây xanh cần chặt hạ, dịch chuyển như sau:
- Địa điểm vị trí cây xanh chặt hạ, dịch chuyển: ………………………………………………..
tại đường…………………………………………….., phường (thị trấn)………………………………… huyện (thành phố )……………………………………………………..
- Loại cây: ………………………….., chiều cao (m): ……………., đường kính (m):…………
- Hồ sơ quản lý, mã số cây (nếu có):…………………………………………………………….
- Lý do cần chặt hạ, dịch chuyển: .......................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Biên bản kết thúc vào lúc ……. giờ…..phút……. và đồng ký tên./.
ĐẠI DIỆN ……….. |
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên Ban hành: 10/04/2019 | Cập nhật: 10/04/2019
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về quy định tổ chức thực hiện và quản lý đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 19/12/2017 | Cập nhật: 26/03/2018
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Đất đai và Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ban hành kèm theo Quyết định 17/2014/QĐ-UBND Ban hành: 21/12/2017 | Cập nhật: 23/02/2018
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2015/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 19/2013/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 24/11/2017 | Cập nhật: 08/12/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 29/11/2017 | Cập nhật: 07/12/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND quy định về Bảng giá xây dựng mới các loại công trình, vật kiến trúc và chi phí đền bù, hỗ trợ công trình trên đất tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 20/12/2017 | Cập nhật: 17/04/2018
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về Quy chế Phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính với tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích Ban hành: 23/11/2017 | Cập nhật: 13/12/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về quy định đơn giá thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 25/10/2017 | Cập nhật: 22/11/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về quy định phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Ban hành: 19/10/2017 | Cập nhật: 05/03/2018
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Điều 5 và sửa đổi Điều 6 của Quy định phân cấp thẩm quyền và trình tự, thủ tục tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kèm theo Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Ban hành: 05/10/2017 | Cập nhật: 28/10/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND quy chế tổ chức, quản lý Cộng tác viên kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Điện Biên Ban hành: 05/10/2017 | Cập nhật: 18/10/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về quy định diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 27/09/2017 | Cập nhật: 30/09/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về bảng giá tính lệ phí trước bạ và tỷ lệ phần trăm (%) chất lượng còn lại đối với nhà để tính lệ phí trước bạ trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 31/10/2017 | Cập nhật: 14/11/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Ban hành: 13/10/2017 | Cập nhật: 23/10/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 19/09/2017 | Cập nhật: 03/10/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về quy định phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương Ban hành: 20/09/2017 | Cập nhật: 09/11/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý khu xử lý chất thải tập trung trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 22/09/2017 | Cập nhật: 16/12/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về quy chế phối hợp trong công tác xây dựng, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định Ban hành: 12/09/2017 | Cập nhật: 06/11/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị Ban hành: 12/09/2017 | Cập nhật: 19/09/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 13/2015/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang Ban hành: 30/08/2017 | Cập nhật: 08/09/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 12/2013/QĐ-UBND về tỷ lệ thu, chế độ thu, nộp lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 21/08/2017 | Cập nhật: 01/09/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 40/2012/QĐ-UBND về mức thu phí đấu giá, phí tham gia đấu giá trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 17/08/2017 | Cập nhật: 05/09/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất tỉnh Ninh Bình Ban hành: 29/08/2017 | Cập nhật: 14/09/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về quy chế ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 29/08/2017 | Cập nhật: 24/10/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Bản văn hóa, Tổ dân phố văn hóa và tương đương trên địa bàn tỉnh Sơn La (kèm theo Quyết định 18/2012/QĐ-UBND) Ban hành: 16/08/2017 | Cập nhật: 25/08/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 29/08/2017 | Cập nhật: 16/09/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về chuyển giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành: 28/08/2017 | Cập nhật: 12/09/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Ban hành: 04/08/2017 | Cập nhật: 16/01/2018
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 18/08/2017 | Cập nhật: 09/09/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND quy định khoản đóng góp chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng đối với người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tự nguyện tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Bắc Giang Ban hành: 27/07/2017 | Cập nhật: 05/08/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 21/2012/QĐ-UBND Quy định tiêu chuẩn, đối tượng, điều kiện giao đất xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Ban hành: 16/08/2017 | Cập nhật: 24/08/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 20/07/2017 | Cập nhật: 31/07/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội trong việc quản lý Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại và thương mại đặc thù Ban hành: 27/07/2017 | Cập nhật: 03/08/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND về Quy định quản lý nhà hàng nổi dạng bè kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 26/07/2017 | Cập nhật: 31/07/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND Quy chế quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Thái Nguyêưn Ban hành: 25/08/2017 | Cập nhật: 21/09/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Công Thương Đồng Nai kèm theo Quyết định 57/2015/QĐ-UBND Ban hành: 03/08/2017 | Cập nhật: 22/08/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND Quy định về trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở cấp tỉnh Ban hành: 10/08/2017 | Cập nhật: 09/09/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 21/07/2017 | Cập nhật: 31/07/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về ủy quyền, phân cấp và phân công trách nhiệm thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và thiết kế dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 14/07/2017 | Cập nhật: 31/07/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 07/08/2017 | Cập nhật: 17/08/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 78/2005/QĐ-UBND và 32/2007/QĐ-UBND Ban hành: 06/08/2017 | Cập nhật: 04/09/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND giá dịch vụ trông giữ xe trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 04/08/2017 | Cập nhật: 22/08/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND quy định chế độ hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh và Trung tâm hành chính công các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 31/05/2017 | Cập nhật: 30/06/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vườn Quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 28/06/2017 | Cập nhật: 15/07/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng và quy định tiêu chuẩn định mức xe ô tô chuyên dùng trang bị cho cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập, ban quản lý dự án thuộc phạm vi tỉnh quản lý Ban hành: 03/07/2017 | Cập nhật: 19/07/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, Phó các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Xây dựng; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân các huyện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý đô thị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum do tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 25/05/2017 | Cập nhật: 09/06/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 19/05/2017 | Cập nhật: 25/05/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành: 05/06/2017 | Cập nhật: 14/06/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND quy định giá tiêu thụ nước sạch của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Bến Tre Ban hành: 09/05/2017 | Cập nhật: 07/06/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND Bảng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2017 trên địa thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 24/04/2017 | Cập nhật: 11/05/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 09/05/2017 | Cập nhật: 18/05/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND hướng dẫn thực hiện quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Ban hành: 28/04/2017 | Cập nhật: 08/05/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND quy định chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 01/06/2017 | Cập nhật: 17/06/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí đăng ký giao dịch bảo đảm và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 05/05/2017 | Cập nhật: 15/05/2017
Quyết định 25/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 26/2014/QĐ-UBND Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 04/04/2017 | Cập nhật: 03/06/2017
Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị Ban hành: 11/06/2010 | Cập nhật: 15/06/2010
Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị Ban hành: 07/04/2010 | Cập nhật: 14/04/2010