Quyết định 4493/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch thoát nước đô thị vùng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 4493/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa | Người ký: | Nguyễn Đình Xứng |
Ngày ban hành: | 21/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 21/11/2016 |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4493/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 21 tháng 11 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VÙNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; Quyết định số 1477/2001/QĐ-UB ngày 18 tháng 6 năm 2001 của UBND tỉnh về việc phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển cấp, thoát nước đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020; Căn cứ Quyết định số 2421/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch thoát nước đô thị vùng tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 3975/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1252/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 6249/SXD-HT ngày 31 tháng 10 năm 2016 về việc quy hoạch thoát nước đô thị vùng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch thoát nước đô thị vùng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với nội dung chính sau:
1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi lập quy hoạch bao gồm tất cả các đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1252/QĐ-UBND ngày 11/4/2016.
2.1. Mục tiêu chung:
- Cụ thể hóa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17/6/2015. Góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân đô thị và các nhu cầu khác của xã hội.
- Xác định rõ vị trí, chức năng của thoát nước đô thị trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói chung, phát triển đô thị nói riêng. Định hướng về quy hoạch, đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng số lượng cần thiết về thoát nước mưa, thoát nước sinh hoạt, thoát nước công nghiệp, xử lý nước thải của các đô thị với chất lượng hợp vệ sinh, không ngừng nâng cao sức khoẻ của con người;
- Xác định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương có liên quan trong phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh;
- Có kế hoạch bảo vệ môi trường thiên nhiên, xả nước thải đã qua xử lý vào đúng nơi quy định, nhằm làm ổn định, bền vững môi trường, gìn giữ cân bằng sinh thái, cảnh quan thiên nhiên lâu dài cho đô thị;
- Đề xuất giải pháp công nghệ, vật liệu xây dựng cho các hệ thống thoát nước của các đô thị;
- Làm căn cứ lập các dự án đầu tư và kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước cho các đô thị trong những năm tiếp theo; khuyến khích các thành phần kinh tế và huy động các nguồn lực tham gia đầu tư và quản lý vận hành hệ thống thoát nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Thoát nước mưa:
* Đến năm 2020:
- Xóa bỏ tình trạng ngập úng tại các đô thị từ loại IV trở lên.
- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 70 % diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị.
* Đến năm 2030:
- Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng ngập úng thường xuyên tại các đô thị.
- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đô thị đạt 90% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị.
b) Thoát nước thải sinh hoạt:
* Đến năm 2020:
- Tỷ lệ nước thải tại các đô thị được thu gom và xử lý đạt 60%.
* Đến năm 2030:
- Tỷ lệ nước thải tại các đô thị được thu gom và xử lý đạt 80%.
- Hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng biệt đối với tất cả các đô thị.
3.1. Tại các đô thị lớn (thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn):
Đây là các đô thị lớn của tỉnh, dân số đông, cùng với tiềm lực về kinh tế ổn định và khả năng thu hút về đầu tư. Việc đầu tư xây dựng các công trình thoát nước được chính quyền địa phương quan tâm. Do đó, về cơ bản khu vực nội thành, nội thị, các khu đô thị, khu dân cư mới đã được xây dựng các hệ thống thoát nước (chủ yếu là đầu tư xây dựng các tuyến cống, mương thoát nước chung). Các đô thị này đều đã có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
3.2. Tại các thị trấn (đô thị loại V): Đa số mới được đầu tư xây dựng mương nắp đan hai bên trục đường chính đi qua trung tâm đô thị, các khu dân cư mới và các cụm công nghiệp. Còn lại, các khu vực ngoài khu vực trung tâm đô thị, nước mưa, nước thải sinh hoạt vẫn chảy tự nhiên theo địa hình hoặc chảy theo mương thu tạm và thoát ra các kênh, mương tiêu, thoát nội đồng hoặc khe, rạch, sông, suối của khu vực.
3.3. Hiện trạng các công trình xử lý nước thải:
a) Nhà máy, trạm xử lý nước thải sinh hoạt:
- Thành phố Thanh Hóa: Công suất thiết kế Q=15.000m3/ng.đ được đầu tư xây dựng hoàn thành năm 2015 (thuộc dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội TP Thanh Hóa);
- Thị xã Sầm Sơn: Công suất Q=3.500m3/ng.đ đang hoạt động.
- Thị xã Bỉm Sơn: Công suất thiết kế 7.000m3/ng.đ, giai đoạn I công suất 3.500m3/ng.đ cơ bản hoàn thành, chưa đi vào hoạt động.
b) Trạm xử lý nước thải y tế:
Hiện nay, toàn tỉnh có 48 bệnh viện (công lập và tư nhân), hầu hết các bệnh viện này đều đã có trạm xử lý nước thải y tế với quy mô công suất đáp ứng yêu cầu, nước thải sinh hoạt xử lý qua các bể tự hoại, được cấp thẩm quyền cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Nước thải tại các cơ sở y tế khác chủ yếu được xử lý qua các bể tự hoại.
c) Nhà máy, trạm xử lý nước thải công nghiệp:
- Khu công nghiệp Lễ Môn, thành phố Thanh Hóa: Công suất Q=3.500m3/ng.đ đang hoạt động;
- Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga, thành phố Thanh Hóa: Công suất Q=1.500m3/ng.đ đã xây dựng chưa đi vào hoạt động;
- Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp đã đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải cục bộ.
4. Nội dung quy hoạch thoát nước đô thị vùng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030:
4.1. Quy hoạch thoát nước mưa:
- Định hướng phát triển hệ thống thoát nước mưa đến năm 2020:
+ Xóa bỏ tình trạng ngập úng tại các đô thị từ loại IV trở lên;
+ Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 70% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị;
+ Tăng cường hệ thống hồ điều hòa (sông, hồ, kênh, mương, rạch...) hạn chế cống hóa các dòng sông đô thị;
- Định hướng phát triển hệ thống thoát nước mưa đến năm 2030:
+ Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng ngập úng thường xuyên tại các đô thị;
+ Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đô thị đạt 90% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị.
- Giải pháp xây dựng hệ thống thoát nước mưa:
+ Các khu đô thị đã có mạng lưới thoát chung: Cải tạo hệ thống thoát nước hiện có để thoát nước mưa (kết hợp giải pháp xây dựng hệ thống cống bao giếng tách để đưa nước thải về nhà máy xử lý);
+ Các khu đô thị mới: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng; nước mưa được thoát ra sông, suối, kênh, lạch, biển Đông và không phải xử lý;
+ Đối với các đô thị chưa có dự án thoát nước, cần nghiên cứu và đưa ra giải pháp phù hợp với quy hoạch chung đô thị; Không gây ô nhiễm đến môi trường khu vực phụ cận và các đô thị tuyến sau của khu vực xả nước.
- Lưu vực thoát nước, nguồn tiếp nhận nước mưa:
Các đô thị được chia thành các lưu vực thoát nước, đảm bảo thoát nước nhanh và triệt để. Nguồn tiếp nhận nước mưa cho các đô thị đã được xác định theo phân vùng thoát nước mưa trong quy hoạch tổng thể Thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2055/QĐ-UBND ngày 17/6/2013.
4.2. Quy hoạch thoát nước thải (bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp).
a) Chỉ tiêu thoát nước thải:
Các chỉ tiêu thoát nước thải được lựa chọn trên cơ sở chiến lược, quy định của Chính phủ, tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành, nhiệm vụ được phê duyệt và các tài liệu có liên quan:
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Hiện trạng |
Quy hoạch |
|
Giai đoạn 2020 |
Giai đoạn 2030 |
||||
1 |
Tiêu chuẩn thoát nước sinh hoạt |
|
|
|
|
a |
- Đô thị loại I: - Tỷ lệ lượng nước thải được thu gom xử lý: |
l/ng.ng.đ % |
105 |
120 60 |
120 80 |
b |
- Đô thị loại II, loại III: - Tỷ lệ lượng nước thải được thu gom xử lý: |
l/ng.ng.đ % |
85 |
120 60 |
120 80 |
c |
- Đô thị loại IV-V: - Tỷ lệ lượng nước thải được thu gom xử lý: |
l/ng ng.đ % |
84-45 |
120 60 |
120 80 |
2 |
Tiêu chuẩn thoát nước cho công nghiệp |
m3/ ha |
7 - 11 |
22 - 45 |
22 - 45 |
- Chất lượng nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành.
b) Nhu cầu thoát nước thải đô thị:
- Tổng nhu cầu thoát nước thải đô thị toàn tỉnh:
+ Giai đoạn 2020 là SQ = 314.230 m3/ng.đ.
+ Giai đoạn 2030 là SQ = 670.820 m3/ng.đ.
(Dự kiến nhu cầu thoát nước thải tại các đô thị trong bảng PLTN - 01, PLTN - 02 đính kèm theo).
c) Quy hoạch thoát nước thải:
- Định hướng phát triển hệ thống thoát nước thải đến năm 2020:
+ Các đô thị từ loại IV trở lên có hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt trung bình 60%, nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn quy định;
+ Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phải có hệ thống thoát nước thải riêng. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định được xả ra môi trường; Các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp tập trung phải có hệ thống xử lý nước thải cục bộ. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định được xả ra môi trường.
- Định hướng phát triển hệ thống thoát nước thải đến năm 2030:
Các đô thị có hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt 80%, nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn quy định;
- Giải pháp xây dựng hệ thống thoát nước thải:
+ Khu vực đô thị đã có mạng lưới thoát chung: Xây dựng giếng tách nước thải, mạng lưới cống bao để đưa nước thải về nhà máy xử lý;
+ Khu vực đô thị mới: Xây dựng mạng lưới thoát nước thải riêng. Nước thải được thu gom đưa về nhà máy xử lý;
+ Các khu, cụm công nghiệp trong đô thị: Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng. Nước thải được thu gom đưa về khu xử lý nước thải tập trung của khu, cụm công nghiệp. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định được xả ra môi trường.
- Nhà máy, trạm xử lý nước thải:
+ Nước thải từ các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp trong đô thị được đưa về các nhà máy, trạm xử lý nước thải; Sau khi xử lý nước thải phải đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành;
+ Xây dựng các nhà máy, trạm xử lý nước thải phù hợp với quy mô, tính chất của đô thị, phù hợp với giai đoạn phát triển; Lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy, trạm xử lý nước thải phải ổn định, bền vững và có xem xét khả năng mở rộng công suất trong các giai đoạn tiếp theo;
Dự kiến tổng công suất nhà máy, trạm xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp đô thị:
TT |
Công suất nhà máy, trạm xử lý nước thải |
Đơn vị |
Giai đoạn 2020 |
Giai đoạn 2030 |
1 |
Sinh hoạt |
m3/ng.đ |
146.300 |
343.300 |
2 |
Công nghiệp |
m3/ng.đ |
167.930 |
327.520 |
|
Cộng |
m3/ng.đ |
314.230 |
670.820 |
(Công suất các nhà máy, trạm xử lý nước thải, diện tích đất xây dựng, ước vốn đầu tư xây dựng, nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt, công nghiệp của các đô thị trong các giai đoạn tại bảng PLTN - 03, PLTN- 04 đính kèm theo).
d) Diện tích đất xây dựng nhà máy, trạm xử lý nước thải:
- Phương án quy hoạch sử dụng đất:
+ Đối với các nhà máy, trạm xử lý nước thải trên địa bàn toàn tỉnh: Phương án quy hoạch sử dụng đất là thu hồi và giao đất, cho thuê đất lâu dài để phục vụ các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước.
+ Đối với hệ thống các tuyến cống thoát nước: Việc sử dụng diện tích đất để xây dựng hệ thống tuyến cống chủ yếu nằm trong hành lang kỹ thuật của các tuyến giao thông; chỉ có một số tuyến trong trường hợp đặc biệt là phải thu hồi đất theo quy định.
+ Diện tích đất xây dựng các nhà máy, trạm xử lý nước thải đô thị xác định theo công suất của nhà máy và công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp làm sạch cơ học, sinh hóa trong điều kiện nhân tạo; Các nhà máy, trạm xử lý nước thải đô thị có công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp làm sạch sinh hóa trong điều kiện tự nhiên chưa dự báo diện tích đất xây dựng.
Tổng diện tích đất dự kiến xây dựng các nhà máy, trạm xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp:
TT |
Nhà máy, trạm xử lý nước thải |
Đơn vị |
Giai đoạn 2020 |
Giai đoạn 2030 |
1 |
Sinh hoạt |
ha |
197,53 |
282,33 |
2 |
Công nghiệp |
ha |
170,80 |
259,00 |
|
Tổng cộng |
ha |
368,33 |
541,33 |
đ) Nguồn tiếp nhận nước thải: Nước thải sau khi xử lý trong nhà máy, trạm xử lý nước thải tập trung của đô thị đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định được xả ra môi trường. Dự kiến nguồn tiếp nhận nước thải cho các đô thị được xác định trong Phụ biểu số 03a, Phụ biểu số 03b đính kèm theo
e) Định hướng phát triển công nghệ, vật tư hệ thống thoát nước:
- Công nghệ xử lý nước thải: Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển, năng lực đầu tư và tính đến khả năng nâng cấp trong tương lai. Nghiên cứu và tiến tới làm chủ công nghệ xử lý nước thải tiên tiến.
- Các đô thị từ loại III trở lên, xây dựng các nhà máy xử lý nước thải có công nghệ xử lý nước thải hiện đại.
- Các đô thị loại IV, V, xây dựng các nhà máy, trạm xử lý nước thải có công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, phù hợp năng lực đầu tư của đô thị.
- Khuyến khích sử dụng các vật tư, thiết bị có chất lượng cao, thân thiện với môi trường, sản xuất trong nước (ưu tiên sử dụng vật tư, thiết bị tại địa phương).
5.1. Giai đoạn đến năm 2020:
- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, dự án thoát nước tại các đô thị trong vùng phù hợp với Quy hoạch thoát nước vùng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Tập trung đầu tư hệ thống thu gom, nhà máy, trạm xử lý nước thải cho các đô thị từ loại IV trở lên và Khu kinh tế Nghi Sơn;
- Đầu tư xây dựng các nhà máy, trạm xử lý nước thải cho các khu công nghiệp, đảm bảo nước thải công nghiệp xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định trước khi xả ra môi trường.
5.2. Giai đoạn đến năm 2030:
- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước mưa, kết hợp tăng cường cải tạo, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại các đô thị bảo đảm tính ổn định và bền vững, xóa bỏ tình trạng ngập úng do mưa;
- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom, nhà máy, trạm xử lý nước thải cho các đô thị từ loại IV trở lên và các khu, cụm công nghiệp;
- Lập các dự án và đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy, trạm xử lý nước thải cho các đô thị loại V theo khả năng huy động nguồn vốn của từng địa phương, doanh nghiệp.
5.3. Dự án ưu tiên đầu tư xây dựng đợt đầu (giai đoạn 2016-2020):
- Do nguồn vốn ngân sách nhà nước có hạn, nên việc cân đối ngân sách nhà nước hàng năm cho đầu tư xây dựng các hệ thống thoát nước, xử lý nước thải là hạn chế. Cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng hoàn thiện các công trình còn dở dang; Cải tạo, nâng cấp, hoàn chỉnh các hệ thống cống thoát chính để tăng khả năng thoát nước, chống ngập úng cục bộ;
- Ưu tiên đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng các hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tại các đô thị lớn như: TP Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, đô thị mới - Đô thị Nghi Sơn, đô thị Lam Sơn - Sao Vàng, đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây (Ngọc Lặc).
6. Kinh phí và nguồn vốn đầu tư:
6.1. Kinh phí đầu tư:
Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng các nhà máy, trạm xử lý nước thải cho các đô thị được xác định trong PLTN- 03, PLTN - 04 đính kèm.
Tổng vốn đầu tư xây dựng các nhà máy, trạm xử lý nước thải cho các đô thị trong các giai đoạn:
TT |
Nhà máy, trạm xử lý nước thải |
Đơn vị |
Giai đoạn 2020 |
Giai đoạn 2030 |
1 |
Nhà máy, trạm xử lý nước thải sinh hoạt |
Tỷ đồng |
2.633,9 |
4.338,9 |
2 |
Nhà máy, trạm xử lý nước thải công nghiệp |
Tỷ đồng |
3.293,4 |
3.443,6 |
|
Tổng cộng |
Tỷ đồng |
5.927,3 |
7.782,5 |
6.2. Nguồn vốn đầu tư:
- Ngân sách nhà nước;
- Vốn tài trợ, vốn vay ưu đãi của các Chính phủ, các ngân hàng Quốc tế; vốn vay hợp pháp của các tổ chức phi Chính phủ; vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp từ nước ngoài;
- Vốn của các doanh nghiệp, thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước;
- Vốn đóng góp của nhân dân trong vùng dự án;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
7. Quy định bảo vệ nguồn nước, hệ thống thoát nước:
- Phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường và các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác có liên quan;
- Việc xả nước thải đã xử lý ra nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Quản lý, vận hành các hệ thống thoát nước theo đúng các quy định hiện hành;
1. Sở Xây dựng:
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện tổ chức công bố công khai Quy hoạch thoát nước đô thị vùng tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt;
- Lập Kế hoạch đầu tư các dự án xây dựng hệ thống thoát nước đô thị trên địa bàn toàn tỉnh theo giai đoạn 05 năm phù hợp với Quy hoạch thoát nước đô thị vùng tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, trình UBND tỉnh phê duyệt. Điều chỉnh bổ sung quy hoạch kịp thời phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, của vùng và cả nước;
- Chỉ đạo các địa phương trong quá trình rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu trên địa bàn tỉnh, yêu cầu cập nhật đảm bảo phù hợp với Quy hoạch thoát nước đô thị vùng tỉnh đã được phê duyệt;
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước đô thị.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Hàng năm tham mưu đề xuất bố trí các nguồn vốn cho công trình thoát nước đô thị;
- Tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch đầu tư hệ thống thoát nước đô thị trong địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn;
- Trình UBND tỉnh kế hoạch phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư hệ thống thoát nước đô thị sử dụng nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn nước ngoài theo quy chế quản lý đầu tư.
3. Sở Tài chính:
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ về đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đô thị;
- Hướng dẫn các chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc trình UBND tỉnh quyết định phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách theo quy chế quản lý đầu tư; xây dựng kế hoạch điều chỉnh bổ sung, điều chỉnh vốn đầu tư thanh toán đối với các dự án đầu tư từ ngân sách địa phương;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước các đô thị hàng năm.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các địa phương, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh quy định về xả nước thải ra hệ thống thoát nước đô thị và vào nguồn nước đảm bảo, bảo vệ vệ sinh môi trường;
- Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký, cấp phép xả nước thải đô thị vào nguồn nước, môi trường; kiểm tra việc chấp hành thu phí nước thải theo quy định.
5. Các Sở, ban, ngành liên quan:
Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, phối hợp với Sở Xây dựng, UBND cấp huyện thực hiện quản lý theo Quy hoạch thoát nước vùng tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
6. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, dự án thoát nước trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch thoát nước đô thị vùng tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt;
- UBND cấp huyện là chủ đầu tư, tổ chức lập các dự án thoát nước đô thị trên địa bàn và thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư ở cấp huyện, quản lý dự án và bàn giao công trình cho đơn vị quản lý, vận hành;
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tại địa phương, trong nước tham gia đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước tại địa bàn;
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước trên địa bàn theo quy định hiện hành;
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ hệ thống thoát nước, vai trò của hệ thống thoát nước đối với con người và các ngành trong nền kinh tế;
- Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực về tổ chức quản lý, khai thác, vận hành, bảo dưỡng công trình thoát nước đô thị.
7. Đơn vị thoát nước:
Thực hiện vận hành hệ thống thoát nước trên địa bàn theo đúng quy định và pháp luật hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NHU CẦU NƯỚC THẢI SINH HOẠT CÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TỈNH THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2020
(Đính kèm theo Quyết định số 4493/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của UBND tỉnh)
TT |
TÊN ĐÔ THỊ |
Loại đô thị |
Dân số (người) |
Nước thải sinh hoạt (m3/ngđ) |
Nước thải dịch vụ (m3/ngđ) |
Nước thải du lịch (m3/ngđ) |
Tổng lượng nước thải sinh hoạt (m3/ngđ) |
Nhu cầu NTSH Qsh chọn (m3/ngđ) |
Nước thải công nghiệp Qcng chọn (m3/ngđ) |
Tổng lượng nước thải (m3/ngđ) |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
5a |
6a |
6 |
7 |
8 |
I |
ĐÔ THỊ VÙNG ĐỒNG BẰNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
I. TP. T HÓA |
I |
420,000 |
30,240.0 |
3,024.0 |
5,500.0 |
38,764.0 |
39,000 |
32,000 |
71,000 |
|
TP Thanh Hóa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Il. THỊ XÃ BỈM SƠN |
III |
90,000 |
6,480.0 |
648.0 |
|
7,128.0 |
8,000 |
21,000 |
29,000 |
|
III. ĐÔNG SƠN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
TT RỪNG THÔNG |
IV |
15,000 |
1,080.0 |
108.0 |
|
1,188.0 |
1,200 |
450 |
1,650 |
4 |
ĐT ĐÔNG KHÊ |
V |
6,000 |
432.0 |
43.2 |
|
475.2 |
500 |
130 |
630 |
5 |
ĐT VĂN THẮNG (ĐÔNG VĂN) |
V |
5,000 |
360.0 |
36.0 |
|
396.0 |
400 |
110 |
510 |
6 |
ĐT PHỐ BÔN (ĐÔNG THANH) |
V |
5,500 |
396.0 |
39.6 |
|
435.6 |
500 |
120 |
620 |
|
IV. YÊN ĐỊNH |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
TT QUÁN LÀO |
V |
12,000 |
864.0 |
86.4 |
|
950.4 |
1,000 |
1,300 |
2,300 |
8 |
ĐÔ THỊ ĐỊNH TÂN |
V |
8,000 |
576.0 |
57.6 |
|
633.6 |
700 |
400 |
1,100 |
9 |
ĐÔ THỊ KIÊU |
V |
7,000 |
504.0 |
50.4 |
|
554.4 |
600 |
700 |
1,300 |
10 |
TT THỐNG NHẤT |
V |
8,000 |
576.0 |
57.6 |
|
633.6 |
700 |
1,300 |
2,000 |
11 |
ĐÔ THỊ QUÝ LỘC |
V |
13,000 |
936.0 |
93.6 |
|
1,029.6 |
1,100 |
300 |
1,400 |
12 |
ĐÔ THỊ YÊN TÂM |
V |
5,500 |
396.0 |
39.6 |
|
435.6 |
500 |
120 |
620 |
|
V. THIỆU HÓA |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13 |
TT VẠN HÀ |
V |
20,000 |
1,440.0 |
144.0 |
|
1,584.0 |
1,600 |
900 |
2,500 |
14 |
ĐÔ THỊ HẬU HIỀN (T.TÂM) |
V |
8,000 |
576.0 |
57.6 |
|
633.6 |
700 |
300 |
1,000 |
|
VI. NÔNG CỐNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15 |
TT NÔNG CỐNG |
V |
15,000 |
1,080.0 |
108.0 |
|
1,188.0 |
1,200 |
1,300 |
2,500 |
16 |
ĐÔ THỊ CẦU QUAN (TẾ LỢI) |
V |
5,000 |
360.0 |
36.0 |
|
396.0 |
400 |
110 |
510 |
17 |
ĐÔ THỊ TRƯỜNG SƠN |
V |
5,000 |
360.0 |
36.0 |
|
396.0 |
400 |
500 |
900 |
18 |
ĐÔ THỊ TRÂU (CÔNG LIÊM) |
V |
5,000 |
360.0 |
36.0 |
|
396.0 |
400 |
110 |
510 |
19 |
ĐÔ THỊ YÊN MỸ |
V |
8,000 |
576.0 |
57.6 |
586.5 |
1,220.1 |
1,300 |
200 |
1,500 |
|
VII. VĨNH LỘC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20 |
TT VĨNH LỘC |
V |
4,500 |
324.0 |
32.4 |
|
356.4 |
400 |
550 |
950 |
21 |
ĐÔ THỊ BÔNG (VĨNH HÙNG) |
V |
12,000 |
864.0 |
86.4 |
259.2 |
1,209.6 |
1,300 |
260 |
1,560 |
|
VIII. HÀ TRUNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
22 |
TT HÀ TRUNG |
IV |
30,000 |
2,160.0 |
216.0 |
|
2,376.0 |
2,400 |
1,300 |
3,700 |
23 |
ĐÔ THỊ HÀ LONG |
V |
12,000 |
864.0 |
86.4 |
|
950.4 |
1,000 |
700 |
1,700 |
24 |
ĐÔ THỊ HÀ LĨNH |
V |
5,500 |
396.0 |
39.6 |
|
435.6 |
500 |
700 |
1,200 |
|
IX. TRIỆU SƠN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
25 |
TT TRIỆU SƠN |
V |
15,000 |
1,080.0 |
108.0 |
|
1,188.0 |
1,200 |
800 |
2,000 |
26 |
ĐÔ THỊ THIỀU-DÂN LÝ |
V |
6,000 |
432.0 |
43.2 |
|
475.2 |
500 |
1,100 |
1,600 |
27 |
ĐÔ THỊ NƯA (TÂN NINH) |
V |
14,000 |
1,008.0 |
100.8 |
|
1,108.8 |
1,200 |
450 |
1,650 |
28 |
ĐÔ THỊ ĐÀ (THỌ DÂN) |
V |
4,000 |
288.0 |
28.8 |
|
316.8 |
400 |
150 |
550 |
29 |
ĐÔ THỊ GỐM (ĐỒNG TIỀN) |
V |
5,000 |
360.0 |
36.0 |
|
396.0 |
400 |
400 |
800 |
30 |
ĐỒ THỊ SIM (HỢP THÀNH) |
V |
5,000 |
360.0 |
36.0 |
|
396.0 |
400 |
100 |
500 |
|
X.THỌ XUÂN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
31 |
TT THỌ XUÂN |
IV |
15,000 |
1,080.0 |
108.0 |
|
1,188.0 |
1,200 |
600 |
1,800 |
32 |
ĐT TỨ TRỤ (THỌ DIÊN) |
V |
5,000 |
360.0 |
36.0 |
|
396.0 |
400 |
110 |
510 |
33 |
ĐT PHỐ ĐẦM (XUÂN THIÊN) |
V |
10,000 |
720.0 |
72.0 |
|
792.0 |
800 |
220 |
1,020 |
34 |
ĐT XUÂN LẬP |
V |
5,000 |
360.0 |
36.0 |
|
396.0 |
400 |
110 |
510 |
35 |
ĐT XUÂN LAI |
V |
6,000 |
432.0 |
43.2 |
|
475.2 |
500 |
400 |
900 |
36 |
ĐT LAM SƠN-SAO VÀNG |
IV |
70,000 |
5,040.0 |
504.0 |
|
5,544.0 |
5,600 |
18,000 |
23,600 |
37 |
ĐT PHỐ NEO (NAM GIANG) |
V |
5,000 |
360.0 |
36.0 |
|
396.0 |
400 |
110 |
510 |
|
CỘNG VÙNG ĐỒNG BẰNG |
37 ĐT |
890,000 |
64,080.0 |
6,408.0 |
6,345.7 |
76,833.7 |
79,200 |
87,410 |
166,610 |
II |
ĐÔ THỊ VÙNG VEN BIỂN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XI. THỊ XÃ SẦM SƠN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
38 |
THỊ XÃ SẦM SƠN |
III |
112,000 |
8,064.0 |
806.4 |
11,000.0 |
19,870.4 |
20,000 |
2,800 |
22,800 |
|
XII. NGA SƠN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
39 |
TT NGA SƠN |
V |
6,000 |
432.0 |
43.2 |
|
475.2 |
500 |
1,400 |
1,900 |
|
XIII. HẬU LỘC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
40 |
TT HẬU LỘC |
V |
8,000 |
576.0 |
57.6 |
|
633.6 |
700 |
350 |
1,050 |
41 |
ĐÔ THỊ HÒA LỘC |
V |
7,000 |
504.0 |
50.4 |
|
554.4 |
600 |
450 |
1,050 |
42 |
ĐÔ THỊ BÀ TRIỆU (TRIỆU LỘC) |
V |
7,000 |
504.0 |
50.4 |
37.8 |
592.2 |
600 |
2,800 |
3,400 |
43 |
ĐÔ THỊ DIÊM PHỐ (NGƯ LỘC) |
V |
21,000 |
1,512.0 |
151.2 |
|
1,663.2 |
1,700 |
2,000 |
3,700 |
|
XIV. HOẰNG HOÁ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
44 |
TT BÚT SƠN |
V |
8,000 |
576.0 |
57.6 |
|
633.6 |
700 |
800 |
1,500 |
45 |
ĐÔ THỊ NGHĨA TRANG |
V |
9,000 |
648.0 |
64.8 |
|
712.8 |
800 |
200 |
1,000 |
46 |
ĐT HẢI TIÊN (H. HẢI, H. TIẾN) |
V |
12,000 |
864.0 |
86.4 |
259.2 |
1,209.6 |
1,300 |
260 |
1,560 |
47 |
ĐT CHỢ QUĂNG (H. LỘC) |
V |
6,000 |
432.0 |
43.2 |
|
475.2 |
500 |
130 |
630 |
|
XV. QUẢNG XƯƠNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
48 |
TT QUẢNG XƯƠNG |
IV |
8,500 |
612.0 |
61.2 |
|
673.2 |
700 |
200 |
900 |
49 |
ĐÔ THỊ QUẢNG LỢI |
V |
10,000 |
720.0 |
72.0 |
|
792.0 |
800 |
900 |
1,700 |
50 |
ĐT CÔNG TRÚC (QUẢNG BÌNH) |
V |
8,000 |
576.0 |
57.6 |
|
633.6 |
700 |
600 |
1,300 |
|
XVI. TĨNH GIA |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
51 |
ĐT TĨNH GIA - NGHI SƠN |
III |
250,000 |
18,000.0 |
1,800.0 |
3,000.0 |
22,800.0 |
23,000 |
49,600 |
72,600 |
|
CỘNG VÙNG VEN BIỂN |
14 ĐT |
472,500 |
34,020.0 |
3,402.0 |
14,297.0 |
51,719.0 |
52,600 |
62,490 |
115,090 |
III |
ĐT VÙNG NÚI VÀ TRUNG DU |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XVII. NGỌC LẶC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
52 |
ĐT TT VÙNG MIỀN NÚI PHÍA TÂY |
IV |
30,000 |
2,160.0 |
216.0 |
|
2,376.0 |
2,400 |
3,300 |
5,700 |
53 |
ĐÔ THỊ PHÔ CHÂU |
V |
4,000 |
288.0 |
28.8 |
|
316.8 |
400 |
100 |
500 |
54 |
ĐÔ THỊ BA SI |
V |
6,000 |
432.0 |
43.2 |
|
475.2 |
500 |
130 |
630 |
|
XVIII. THẠCH THÀNH |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
55 |
TT KIM TÂN |
V |
17,000 |
1,224.0 |
122.4 |
|
1,346.4 |
1,400 |
400 |
1,800 |
56 |
TT VÂN DU |
V |
15,000 |
1,080.0 |
108.0 |
|
1,188.0 |
1,200 |
3,700 |
4,900 |
57 |
ĐÔ THỊ THẠCH QUẢNG |
V |
8,000 |
576.0 |
57.6 |
|
633.6 |
700 |
1,900 |
2,600 |
|
XIX. CẨM THỦY |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
58 |
TT CẨM THỦY |
V |
9,000 |
648.0 |
64.8 |
|
712.8 |
800 |
200 |
1,000 |
|
XX. BÁ THƯỚC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
59 |
TT CÀNH NÀNG |
V |
8,000 |
576.0 |
57.6 |
|
633.6 |
700 |
200 |
900 |
60 |
ĐT ĐỒNG TÂM |
V |
6,000 |
432.0 |
43.2 |
|
475.2 |
500 |
250 |
750 |
|
XXI. NHƯ THANH |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
61 |
TT BẾN SUNG |
V |
10,000 |
720.0 |
72.0 |
216.0 |
1,008.0 |
1,100 |
220 |
1,320 |
|
ĐÔ THỊ BẾN EN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XXII. NHƯ XUÂN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
62 |
TT YÊN CÁT |
V |
8,000 |
576.0 |
57.6 |
|
633.6 |
700 |
450 |
1,150 |
63 |
ĐT BÃI TRÀNH |
V |
10,000 |
720.0 |
72.0 |
|
792.0 |
800 |
5,300 |
6,100 |
|
XXIII. THƯỜNG XUÂN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|