Quyết định 44/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Số hiệu: 44/2020/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre Người ký: Trần Ngọc Tam
Ngày ban hành: 03/12/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2020/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 03 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình s 3292/TTr-SNN ngày 19 tháng 11 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Tổng biên tập Báo Đồng Khởi; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, các xã nơi có Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Giám đốc Ban quản lý cảng cá; thủ trưởng các cơ quan đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020 và thay thế Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Quy chế quản lý Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Bến Tre./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Website Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tổng cục Thủy sản;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực T
nh ủy;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ VN tỉnh;
- Sở Tư pháp (tự kiểm tra);
- Báo Đồng Khởi; Đài PT&TH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Phòng Kinh tế;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Tam

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 44/2020/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định việc quản lý các Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Bến Tre (sau đây gọi tắt là Khu neo đậu tránh trú bão) và kết cấu hạ tầng có liên quan thuộc Khu neo đậu tránh trú bão.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chế áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác và sử dụng các Khu neo đậu tránh trú bão trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khu neo đậu tránh trú bão là khu vực được giới hạn bởi vùng đất và vùng nước thuộc khu neo đậu theo quy hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, bao gồm: Bến cập tàu, vùng nước đậu tàu, luồng vào, hệ thống phao neo, trụ neo, phao tiêu dẫn luồng, biển báo, đường công vụ và khu đất để xây dựng các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.

2. Kết cấu hạ tầng của Khu neo đậu tránh, trú bão là tổng thể các công trình, hạng mục công trình gồm: Hệ thống luồng lạch, vùng nước neo đậu tránh trú bão, vùng nước bến cập tàu, vùng nước quay trở, đường nội bộ, các trụ neo, hệ thống phao tiêu báo hiệu, hệ thống thông tin liên lạc và các tài sản khác.

Điều 3. Tổ chức quản lý Khu neo đậu tránh trú bão

1. Trong thời gian không phục vụ tàu cá neo đậu tránh trú bão

Các Khu neo đậu tránh trú bão trên địa bàn tỉnh được giao cho Ban quản lý cảng cá (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quản lý, khai thác, sử dụng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Trong thời gian phục vụ tàu cá neo đậu tránh trú bão

Trong thời gian sử dụng cho tàu cá neo đậu khi có bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thiên tai khác thì Khu neo đậu tránh trú bão do Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện nơi có Khu neo đậu tránh trú bão (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện) quản lý, điều hành.

Chương II

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SỬ DỤNG KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO

Điều 4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

1. Chấp hành nghiêm nội quy và Quy chế quản lý Khu neo đậu tránh trú bão.

2. Tuân thủ phương án sắp xếp tàu thuyền của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ trong Khu neo đậu tránh trú bão. Có biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, tránh va đập làm hư hỏng tài sản hoặc đứt neo, dây buộc làm trôi dạt tàu thuyền, gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản. Tuân thủ lệnh điều động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trong trường hợp khẩn cấp.

3. Trong điều kiện bình thường, trước khi đưa tàu cá vào Khu neo đậu tránh trú bão, chủ tàu cá, thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá phải thông báo trước ít nhất 01 giờ cho Ban quản lý cảng cá.

4. Tàu thuyền vào tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thiên tai khác, khi đã neo đậu an toàn, chủ tàu cá, thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá phải cung cấp thông tin cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện về tên, số đăng ký, tình trạng của tàu, số người trên tàu và các yêu cầu khác (nếu có).

5. Tàu thuyền vào tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thiên tai, chỉ được phép rời khỏi Khu neo đậu tránh trú bão khi có lệnh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.

6. Bảo vệ và sử dụng an toàn các công trình hạ tầng kỹ thuật Khu neo đậu tránh trú bão.

7. Thuyền trưởng hoặc chủ tàu có trách nhiệm phân công người trực tàu để thực hiện các hướng dẫn của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và tự bảo quản tài sản trên tàu trong Khu neo đậu tránh trú bão.

8. Tham gia tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả các sự cố hoặc thiên tai gây ra trong Khu neo đậu tránh trú bão. Trong trường hợp không chấp hành nghiêm các quy định, sự sắp xếp của cơ quan chức năng để xảy ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

9. Các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 82 và khoản 4, Điều 85 Luật Thủy sản năm 2017.

Điều 5. Quyền hạn của tổ chức, cá nhân

1. Được sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các loại hình dịch vụ theo hợp đồng với Ban quản lý cảng cá và yêu cầu được giúp đỡ trong quá trình sử dụng Khu neo đậu tránh trú bão.

2. Được cung cấp các thông tin về thời tiết, ngư trường khai thác (nếu có), nội quy và các quy định của Ban quản lý cảng cá và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.

Chương III

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA BAN QUẢN LÝ CẢNG CÁ

Điều 6. Trách nhiệm của Ban quản lý cảng cá

1. Lập stheo dõi tình hình hoạt động, tình trạng kỹ thuật các công trình, hạng mục công trình, trang thiết bị của Khu neo đậu tránh trú bão.

2. Phối hợp với Công an cấp huyện nơi có Khu neo đậu tránh trú bão và Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh triển khai thực hiện tốt các quy định về phòng chống cháy nổ, tổ chức tập huấn về công tác phòng chống cháy nổ cho các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng Khu neo đậu tránh trú bão.

3. Phối hợp với Bộ đội Biên phòng trong việc huy động tàu thuyền vào nơi tránh trú bão, sắp xếp tàu thuyền neo đậu đảm bảo an toàn theo quy định.

4. Các trách nhiệm khác được thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 81 Luật Thủy sản năm 2017.

Điều 7. Quyền hạn của Ban quản lý cảng cá

1. Được ngân sách tỉnh cấp kinh phí cho công tác quản lý và bảo trì Khu neo đậu tránh trú bão trên cơ sở dự toán hàng năm.

2. Được cấp có thẩm quyền giao vùng nước quản lý (không thu tiền) thuộc Khu neo đậu tránh trú bão.

3. Các quyền hạn khác được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 81 Luật Thủy sản năm 2017.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN CẤP HUYỆN NƠI CÓ KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO

Điều 8. Trách nhiệm của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện

1. Hàng năm, xây dựng phương án sắp xếp tàu thuyền neo đậu khi có bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thiên tai khác; dự toán nguồn kinh phí hoạt động cho Khu neo đậu tránh trú bão (khi có bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thiên tai khác xảy ra) đồng thời phối hợp tổ chức diễn tập phương án đã xây dựng.

2. Trường hợp có bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thiên tai khác xảy ra:

a) Chủ động đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thiên tai khác và tình hình tàu cá đang neo đậu tại Khu neo đậu tránh trú bão, để các tàu thuyền trong vùng bị ảnh hưởng chọn nơi neo đậu an toàn và thuận lợi nhất.

b) Phối hợp với Ban quản lý cảng cá treo tín hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thiên tai khác.

c) Phối hợp với Ban quản lý cảng cá hướng dẫn, sắp xếp cho tàu thuyền vào neo đậu đúng nơi quy định, đảm bảo an toàn theo quy trình và phương án quản lý, vận hành đã được phê duyệt.

Điều 9. Quyền hạn của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện

1. Quyết định theo thẩm quyền huy động nhân lực, vật lực, phương tiện của các tổ chức, cá nhân để ứng cứu, cứu trợ kịp thời các tình huống cấp bách xảy ra trong Khu neo đậu tránh trú bão.

2. Quyết định các biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai trong Khu neo đậu tránh trú bão; yêu cầu các ngành, các cấp triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, báo cáo cấp có thẩm quyền về thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ.

3. Trong trường hợp đặc biệt, mặc dù tàu đã neo đậu trong Khu neo đậu tránh trú bão, nhưng để đảm bảo tính mạng của ngư dân, có quyn ra lệnh yêu cầu ngư dân rời khỏi tàu và tổ chức đưa đến nơi trú ẩn an toàn, nếu không chấp hành thì áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN TRONG VIỆC PHỐI HỢP CHỈ ĐẠO QUẢN LÝ KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO

Điều 10. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp với Ban quản lý cảng cá trong công tác quản lý, điều động, sắp xếp tàu thuyền khi có bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thiên tai khác.

2. Định kỳ tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chế này trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được giao; phối hợp các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức đào tạo, tập huấn về pháp luật, nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ, nhân viên quản lý Khu neo đậu tránh trú bão trong toàn tỉnh.

3. Lập danh bạ Khu neo đậu tránh trú bão thuộc quyền quản lý; số điện thoại, tần số liên lạc của thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện; Định kỳ báo cáo và công bố danh mục Khu neo đậu tránh trú bão đủ điều kiện cho các cơ quan có liên quan.

Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng

Chỉ đạo các Đồn Biên phòng trên địa bàn tỉnh:

1. Trong điều kiện bình thường, phối hợp với Ban quản lý cảng cá, chính quyền địa phương, các lực lượng liên quan trên địa bàn thường xuyên tuần tra, hướng dẫn tàu cá vào Khu neo đậu tránh trú bão.

2. Khi có bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thiên tai khác xảy ra, phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và Ban quản lý cảng cá hướng dẫn, điều động tàu cá vào Khu neo đậu tránh trú bão.

3. Phối hợp với các lực lượng có liên quan đảm bảo an ninh, trật tự trong Khu neo đậu tránh trú bão đồng thời xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và các đơn vị chức năng có liên quan:

1. Phối hợp với Ban quản lý cảng cá tuần tra, hướng dẫn tàu cá vào Khu neo đậu tránh trú bão.

2. Phối hợp với Ban quản lý cảng cá trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng, chống dịch bệnh trong Khu neo đậu tránh trú bão theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan

1. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đồng Khởi phối hợp với Ban quản lý cảng cá thông báo tình hình luồng lạch, phao tiêu báo hiệu, tình hình an toàn trụ neo cho các tàu cá ra vào Khu neo đậu tránh trú bão.

2. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp với Ban quản lý cảng cá trong công tác điều tiết tàu thuyền, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy; thông tin về luồng lạch, phao tiêu báo hiệu, vùng nước neo đậu; hỗ trợ phương tiện phục vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi cần thiết.

3. Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường các biện pháp đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt khi có bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thiên tai khác; phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy chế này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, không phù hợp phải bổ sung, sa đổi thì các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng Khu neo đậu tránh trú bão phản ánh bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.





Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản Ban hành: 08/03/2019 | Cập nhật: 08/03/2019