Quyết định 417/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: 417/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Nguyễn Đình Quang
Ngày ban hành: 22/11/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 417/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 22 tháng 11 năm 2017.

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2017-2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính về việc quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/ 9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc Quy định chi tiết nội dung thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đọan 2017-2020.

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại báo cáo số 462/BC-SKH ngày 03/10/2017 về kết quả thẩm định Đề án thực hiện Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định chi tiết nội dung thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2020, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

- Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2020.

- Kiểm soát, quản lý chặt chẽ con giống vật nuôi; góp phần thực hiện có hiệu quả việc tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, đúng đối tượng, phát huy hiệu quả nguồn lực được hỗ trợ; thực hiện việc cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định hiện hành của nhà nước.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

- Hỗ trợ nông hộ giống gia súc, gia cầm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế đối với chăn nuôi nông hộ, góp phần xoá đói giảm nghèo và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Duy trì tốc độ đàn trâu tăng 1,98%/năm, đàn bò tăng 5,06%/năm, đàn lợn tăng 6,2%/năm, đàn gia cầm tăng 6,7%/năm. Phấn đấu đến năm 2020 tổng đàn trâu đạt 119.520 con, sản lượng thịt 4.500 tấn; đàn bò đạt 24.650 con, sản lượng thịt đạt trên 1.200 tấn, sản lượng sữa tươi đạt 24.000 tấn; đàn lợn đạt 795.750 con, đàn gia cầm đạt 7,15 triệu con, sản lượng thịt gia cầm hơi toàn tỉnh đạt 14.900 tấn

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hỗ trợ con giống: Trâu đực giống: 120 con; Bò đực giống: 100 con; Lợn đực giống: 150 con; Gà, vịt giống bố mẹ hậu bị: 50.000 con.

- Hỗ trợ tinh gia súc: Tinh lợn: 29.440 liều; Tinh bò thịt: 20.000 liều; Tinh trâu: 15.000 liều.

- Hỗ trợ về đào tạo tập huấn: Đào tạo dẫn tinh viên làm công tác thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò 39 người; Hỗ trợ kỹ thuật phối giống nhân tạo cho lợn nái sinh sản 141 lớp.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

3.1. Nhiệm vụ

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các sở, đơn vị có liên quan, xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức, triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án này.

3.2. Giải pháp

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2017 - 2020 quy định tại Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đến mọi tầng lớp nhân dân thông qua các hình thức như: Tổ chức Hội nghị, thông qua các phương tiện truyền thông...

- Rà soát, thống kê tình hình chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các đối tượng được hưởng hỗ trợ theo quy định đảm bảo minh bạch, kịp thời và hiệu quả.

- Thực hiện có hiệu quả công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, từ đó góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh đảm bảo chăn nuôi phát triển hiệu qủa bền vững.

- Củng cố, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất: Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, chú trọng phát triển các loại hình kinh tế hợp tác hoạt động sản xuất gắn với cung ứng dịch vụ nông nghiệp tổng hợp theo chuỗi giá trị sản phẩm.

- Hàng năm xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch thực hiện đề án; bố trí nguồn kinh phí đảm bảo sát thực tế, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng chính sách của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu; tổ chức quản lý nguồn vốn hỗ trợ đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng quy định.

- Huy động và thực hiện đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư cho phát triển chăn nuôi nông hộ, phát huy nội lực từ chính người tham gia; nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại cơ sở.

4. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí dự kiến 20.144.390.000 đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 9.305.450.000 đồng

- Ngân sách tỉnh: 10.838.940.000 đồng

(Có dự toán kinh phí chi tiết kèm theo)

5. Tổ chức thực hiện

5.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng và ban hành hướng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính, thanh quyết toán đến các tổ chức, cá nhân thực hiện đảm bảo tính minh bạch, kịp thời và hiệu quả.

b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp kết quả rà soát, thống kê tình hình chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh.

c) Hướng dẫn các định mức tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương làm cơ sở cho việc chọn mua đực giống (trâu, bò, lợn) và gà, vịt giống bố, mẹ hậu bị trong quá trình thực hiện Đề án.

d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án này.

e) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án.

f) Hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện chính sách và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả về Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những bất cập trong quá trình thực hiện (nếu có).

5.2. Sở Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu trình cấp có thẩm quyền cân đối bố trí nguồn kinh phí để triển khai Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định chi tiết nội dung thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2020.

b) Hàng năm, chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định giá các loại tinh hỗ trợ (trâu, bò, lợn) và các loại vật tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm căn cứ thực hiện.

c) Theo dõi việc sử dụng kinh phí hỗ trợ, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành kinh phí hỗ trợ đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết nội dung thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2020.

d) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và các đơn vị liên quan kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả.

5.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí lồng ghép từ các chương trình, dự án để nâng cao hiệu quả thực hiện Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp thẩm định, tổng hợp kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ cùng với kỳ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách hàng năm.

5.4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung hỗ trợ của Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh để các đối tượng thụ hưởng chính sách trên địa bàn biết và thực hiện.

b) Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn quản lý.

c) Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả.

d) Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý các sai phạm trong thực hiện Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ (nếu có).

e) Báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh để có biện pháp tháo gỡ, tạo điều kiện để các huyện, thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ.

5.5. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

a) Tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi nội dung Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh để các đối tượng hưởng chính sách trên địa bàn biết và thực hiện.

b) Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Khoản 5, điều 3, Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

5.6. Các cơ quan, đơn vị có liên quan, theo chức năng có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao, góp phần thực hiện có hiệu quả đề án.

5.7. Các cơ quan thông tin đại chúng: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tuyên truyền kịp thời kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các Ban đảng của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh;
- UBMT Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh;
- Như Điều 3;
- Các Phó VP UBND tỉnh;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Báo Tuyên Quang;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Phòng Tin học - Công báo;
- Trưởng phòng KT;
- Lưu VT, NLN (Hòa)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Quang

 

DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2017-2020

(Kèm theo Quyết định số 417/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

STT

Nội dung hỗ trợ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (1000 đồng)

Thành tiền (1000 đồng)

Tổng kinh phí

2018

2019

2020

Vốn ngân sách TƯ

Ngân sách địa phương

Vốn ngân sách TƯ

Ngân sách địa phương

Vốn ngân sách TƯ

Ngân sách địa phương

Vốn ngân sách TƯ

Ngân sách địa phương

Tổng cộng

 

 

 

20.144.390

9.305.450

10.838.940

4.019.817

4.884.507

3.695.317

4.060.717

1.590.317

1.893.717

A

Phần kinh phí theo Quyết định số 50/QĐ-TTG

 

 

 

19.402.300

9.305.450

10.096.850

4.019.817

4.584.417

3.695.317

3.808.717

1.590.317

1.703.717

I

Hỗ trợ công tác thụ tinh nhân tạo

 

 

 

8.089.400

4.044.700

4.044.700

1.348.233

1.348.233

1.348.233

1.348.233

1.348.233

1.348.233

1

Hỗ trợ tinh lợn

Liều

29.440

 

2.089.400

1.044.700

1.044.700

348.233

348.233

348.233

348.233

348.233

348.233

 -

Lợn nái nội (chiếm 40%)

 

11.800

50

590.000

295.000

295.000

98.333

98.333

98.333

98.333

98.333

98.333

 -

Lợn nái lai ( chiếm 30%)

 

8.820

70

617.400

308.700

308.700

102.900

102.900

102.900

102.900

102.900

102.900

 -

Lợn nái ngoại ( chiếm 30%)

 

8.820

100

882.000

441.000

441.000

147.000

147.000

147.000

147.000

147.000

147.000

2

Hỗ trợ tinh bò thịt

Liều

20.000

150

3.000.000

1.500.000

1.500.000

500.000

500.000

500.000

500.000

500.000

500.000

3

Hỗ trợ tinh trâu

Liều

15.000

200

3.000.000

1.500.000

1.500.000

500.000

500.000

500.000

500.000

500.000

500.000

II

Hỗ trợ mua con giống

 

 

 

8.250.000

4.125.000

4.125.000

2.062.500

2.062.500

2.062.500

2.062.500

 

 

1

Trâu đực giống

Con

120

25.000

3.000.000

1.500.000

1.500.000

750.000

750.000

750.000

750.000

 

 

2

Bò đực giống

Con

100

20.000

2.000.000

1.000.000

1.000.000

500.000

500.000

500.000

500.000

 

 

3

Lợn đực giống

Con

150

5.000

750.000

375.000

375.000

187.500

187.500

187.500

187.500

 

 

4

Gà giống bố mẹ

Con

50.000

50

2.500.000

1.250.000

1.250.000

625.000

625.000

625.000

625.000

 

 

III

Vật tư phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò

 

 

 

3.062.900

1.135.750

1.927.150

609.083

1.173.683

284.583

397.983

242.083

355.483

1

Đào tạo tập huấn

 

 

 

939.000

469.500

469.500

322.000

322.000

95.000

95.000

52.500

52.500

 -

Số người đào tạo làm công tác thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò (39 người)

Người

39

6.000

234.000

117.000

117.000

117.000

117.000

 

 

 

 

 -

Số người đào tạo làm công tác thụ tinh nhân tạo cho lợn (01 lớp/xã x 141 xã, phường)

lớp

141

5.000

705.000

352.500

352.500

205.000

205.000

95.000

95.000

52.500

52.500

2

Vật tư, phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò

 

 

 

2.123.900

666.250

1.457.650

287.083

851.683

189.583

302.983

189.583

302.983

 

Bình chưa Nito loại 35-47 lít (03 bình/ huyện)

Bình

21

20.000

420.000

 

420.000

 

420.000

 

 

 

 

 -

Bình Nitơ loại 1-3,7 lít (cho người làm dịch vụ phối giống)

Bình

39

5.000

195.000

97.500

97.500

97.500

97.500

 

 

 

 

 -

Nitơ bảo quản tinh cho dẫn tinh viên (1,5 lít/bò, 3 lít/trâu cái chửa)

Lít

26.250

30

787.500

393.750

393.750

131.250

131.250

131.250

131.250

131.250

131.250

 -

Ni tơ lỏng 540 lít/huyện x 7 huyện x 3 năm

Lít

11.340

30

340.200

 

340.200

 

113.400

 

113.400

 

113.400

 -

Súng bắn tinh (01 cái/dẫn tinh viên)

Cái

39

800

31.200

 

31.200

 

31.200

 

 

 

 

 -

Găng tay (01 đôi/liều tinh)

Đôi

35.000

5

175.000

87.500

87.500

29.167

29.167

29.167

29.167

29.167

29.167

 -

Ống gen (01 cái/liều tinh)

Cái

35.000

5

175.000

87.500

87.500

29.167

29.167

29.167

29.167

29.167

29.167

B

Phần kinh phí Ngân sách tỉnh bổ sung để thực hiện chính sách

 

 

 

742.090

 

742.090

 

300.090

 

252.000

 

190.000

I

Công tác quản lý giống

 

 

 

742.090

 

742.090

 

300.090

 

252.000

 

190.000

1

Hỗ trợ công bình tuyển trâu đực giống và bấm số tai

Con

120

200

24.000

 

24.000

 

12.000

 

12.000

 

 

2

Hỗ trợ công bình tuyển bò đực giống và bấm số tai

Con

100

200

20.000

 

20.000

 

10.000

 

10.000

 

 

3

Hỗ trợ công bình tuyển lợn đực giống và bấm số tai

Con

150

200

30.000

 

30.000

 

15.000

 

15.000

 

 

4

Kiểm tra gia cầm

Hộ

250

200

50.000

 

50.000

 

25.000

 

25.000

 

 

5

Số ghi chép thụ tinh nhân tạo

Quyển

240

20

4.800

 

4.800

 

4.800

 

 

 

 

6

Thước bình tuyển

Cái

50

250

12.500

 

12.500

 

12.500

 

 

 

 

7

Mua số tai trâu đực giống

Đôi

120

7

840

 

840

 

840

 

 

 

 

8

Mua số tai bò đực giống

Đôi

100

7

700

 

700

 

700

 

 

 

 

9

Mua số tai lợn đực giống

Đôi

150

5

750

 

750

 

750

 

 

 

 

10

Kìm bấm tai

Cái

30

450

13.500

 

13.500

 

13.500

 

 

 

 

11

Bút viết số tai

Cái

60

250

15.000

 

15.000

 

15.000

 

 

 

 

12

Kiểm tra thực hiện

 

 

 

570.000

 

570.000

 

190.000

 

190.000

 

190.000

 -

Cấp tỉnh (50 triệu đồng/năm)

Năm

3

50.000

150.000

 

150.000

 

50.000

 

50.000

 

50.000

 -

Cấp huyện, TP (20 triệu đồng/huyện/năm)

Năm

3

140.000

420.000

 

420.000

 

140.000

 

140.000

 

140.000