Quyết định 35/2010/QĐ-UBND Quy định dạy học thêm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu: | 35/2010/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng | Người ký: | Huỳnh Đức Hòa |
Ngày ban hành: | 15/10/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giáo dục, đào tạo, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2010/QĐ-UBND |
Đà Lạt, ngày 15 tháng 10 năm 2010 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về dạy thêm học thêm;
Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 741/TTr-SGDĐT ngày 26/7/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 29/2007/QĐ-UBND ngày 27/8/2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy định dạy thêm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐ -UBND ngày 15 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Dạy thêm, học thêm được đề cập trong Quy định này là hoạt động dạy học ngoài giờ học thuộc kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, với nội dung dạy học trong phạm vi chương trình giáo dục phổ thông. Quy định này quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường và dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường; trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện dạy thêm, học thêm.
2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân thực hiện dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện dạy thêm
1. Dạy thêm phải được tổ chức quản lý trên cơ sở đảm bảo tính sư phạm và sự tự nguyện của người học. Nội dung và phương pháp dạy thêm học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh; phải phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và đặc điểm tâm sinh lý người học; không gây nên tình trạng học quá nhiều và vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Hoạt động dạy thêm có thu tiền chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
3. Không được dùng các biện pháp trực tiếp hay gián tiếp dưới mọi hình thức ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Điều 3. Các trường hợp không thực hiện dạy thêm học thêm
1. Đối với các trường dạy học 02 buổi trong một ngày, nhà trường và giáo viên không được tổ chức dạy thêm, học thêm cho học sinh; việc ôn thi tốt nghiệp, ôn thi chuyển cấp, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ bố trí trong các buổi học tại trường.
2. Không tổ chức dạy thêm cho học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: nhận quản lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình; phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém trong nhà trường; bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao; luyện tập kỹ năng đọc, viết cho học sinh đã được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép.
3. Cơ sở giáo dục đại học không tổ chức dạy thêm, học thêm theo chương trình giáo dục phổ thông cho người học không phải là học sinh, học viên của cơ sở giáo dục đại học đó.
DẠY THÊM, HỌC THÊM TRONG NHÀ TRƯỜNG VÀ DẠY THÊM, HỌC THÊM NGOÀI NHÀ TRƯỜNG
Điều 4. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường
1. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm học thêm do nhà trường phổ thông, cơ sở giáo dục khác dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông thực hiện.
2. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường bao gồm: phụ đạo học sinh học lực yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi; dạy thêm cho những học sinh có nguyện vọng củng cố, bổ sung kiến thức, ôn thi tuyển sinh vào trung học phổ thông cho học sinh lớp 9; ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, luyện thi tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh lớp 12.
Điều 5. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm học thêm do các tổ chức khác, ngoài các tổ chức nói tại Khoản 1 Điều 4 của Quy định này, hoặc do cá nhân có đủ điều kiện quy định tại Điều 12 thực hiện.
2. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường bao gồm: bồi dưỡng kiến thức, ôn luyện thi.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DẠY THÊM, HỌC THÊM
Điều 6. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố
1. Chịu trách nhiệm quản lý đối với hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo Quy định tại Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/01/2007của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định này.
2. Tổ chức kiểm tra, thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn để phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tình hình dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Tổ chức thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo hiệu lực của Quy định về dạy thêm, học thêm; phát hiện những biểu hiện tiêu cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
2. Thẩm định, cấp và thu hồi giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân mở các lớp dạy thêm theo thẩm quyền được Quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 16 của Quy định này.
3. Hướng dẫn việc thực hiện quy định này đối với cá nhân, tổ chức ngoài nhà trường và các đơn vị trong ngành có tham gia dạy thêm. Tổ chức quán triệt chủ trương của Nhà nước quy định về dạy thêm học thêm đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành. Chỉ đạo các đơn vị cơ sở thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ về chuyên môn để ngăn chặn các hành vi tiêu cực, ép học sinh học thêm tràn lan trái với quy định.
4. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các cơ quan chức năng tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm; phối hợp cùng các cơ quan thông tin đại chúng, các đoàn thể tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh học sinh nắm được chủ trương của Nhà nước về dạy thêm, học thêm để việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn hoạt động có hiệu quả, thiết thực; chống việc học thêm tràn lan.
5. Phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh quy định khung học phí về dạy thêm.
6. Thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại của bộ phận tiếp dân để tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân về những vấn đề tiêu cực trong dạy thêm, học thêm trên địa bàn để kịp thời xử lý.
Điều 8. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo
1. Phòng Giáo Dục và Đào tạo thực hiện các yêu cầu, chỉ đạo của UBND các huyện, thành phố; Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Quy định dạy thêm, học thêm; tổ chức thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo hiệu lực của quy định về dạy thêm, học thêm; phát hiện nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
2. Cấp và thu hồi giấy phép dạy thêm theo Khoản 2 và Khoản 4 Điều 16 của Quy định này.
3. Thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại của bộ phận tiếp dân để tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân về những vấn đề tiêu cực trong dạy thêm, học thêm trên địa bàn để kịp thời xử lý.
Điều 9. Trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường phổ thông và người đứng đầu cơ sở giáo dục khác
Hiệu trưởng nhà trường và người đứng đầu cơ sở giáo dục khác nêu tại Khoản 1 Điều 4 của Quy định này chịu trách nhiệm:
1. Tổ chức và quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường dạy học theo chương trình phổ thông; bảo đảm quyền, lợi ích của người học; kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường của cán bộ, giáo viên do nhà trường mình quản lý. Thực hiện đúng tiến độ quy định của phân phối chương trình; không cắt xén chương trình, nội dung dạy học đã được quy định cho dạy thêm, học thêm.
2. Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm; định kỳ tổng kết theo năm học và báo cáo tình hình dạy thêm học, thêm theo yêu cầu của cơ quản lý giáo dục.
Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện dạy thêm ngoài nhà trường
1. Thực hiện các quy định tại văn bản này và các quy định khác có liên quan về hoạt động giáo dục. Trước khi thực hiện dạy thêm, người tổ chức dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép kế hoạch dạy thêm, nội dung dạy thêm, danh sách người dạy.
2. Quản lý người học và tôn trọng quyền, lợi ích của người học. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm, phải báo cáo với cơ quan cấp giấy phép và thông báo công khai cho người học biết trước ít nhất 30 ngày tính đến ngày tạm dừng hoặc chấm dứt dạy thêm, hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện.
Điều 11. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan
Các ngành Công an, Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các cấp quản lý giáo dục tổ chức kiểm tra, quản lý về hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn.
Điều 12. Tiêu chuẩn và điều kiện của người dạy thêm
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, được cơ quan, đơn vị đang công tác đồng ý cho dạy thêm. Đối với người đã nghỉ hưu hoặc không làm việc trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước phải được chính quyền địa phương cấp xã đồng ý đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét cho mở lớp dạy thêm và được các cơ sở khám chữa bệnh (từ Bệnh viện cấp huyện trở lên) xác nhận có đủ điều kiện về sức khoẻ để hành nghề.
2. Có bằng cấp đạt chuẩn sư phạm hoặc chứng chỉ sư phạm phù hợp với yêu cầu bộ môn và cấp học dạy thêm.
3. Giáo viên tham gia dạy thêm phải thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường giao và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ được xếp từ loại khá trở lên được thủ trưởng đơn vị xác nhận.
Điều 13. Điều kiện của lớp dạy thêm
1. Có đủ cơ sở vật chất và lớp học bảo đảm yêu cầu về vệ sinh trường học theo Quy định tại Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/04/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Cơ sở vật chất lớp học phải có đủ diện tích tối thiểu 1m2 cho một học sinh, bàn ghế đúng qui cách, phù hợp với người học, thoáng mát, đủ ánh sáng và các điều kiện trật tự an ninh, an toàn cháy nổ. Không mở lớp ở những nơi môi trường ô nhiễm gây nguy hiểm cho người học và người dạy
2. Số lượng học sinh tham gia học thêm ở các lớp THPT không quá 45 học sinh /lớp; các lớp THCS không quá 40 học sinh /lớp.
Điều 14. Các yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân dạy thêm
1. Thực hiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục đăng ký mở lớp dạy thêm theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Thực hiện đúng các quy định về dạy thêm. Đảm bảo việc học thêm là tự nguyện, không được ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào. Tự chịu trách nhiệm về tổ chức, quản lý nhóm, lớp, về nội dung chương trình và chất lượng dạy thêm. Không được lợi dụng việc mở lớp dạy thêm để truyền bá tôn giáo, xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
3. Chịu sự kiểm tra và xử lý của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về việc thực hiện các quy định dạy thêm và an ninh trật tự tại địa phương.
4. Chỉ được mở lớp khi được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép dạy thêm và báo cáo với cơ quan cấp giấy phép khi có thay đổi về lớp học hoặc ngưng việc mở lớp.
5. Đối với các tổ chức, cá nhân mở lớp dạy thêm phải mở sổ sách thu, chi học phí, làm cơ sở cho việc quản lý và kiểm tra của các cơ quan chức năng.
Thời gian được tổ chức dạy thêm trong ngày:
- Buổi sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30.
- Buổi chiều: Bắt đầu từ 13 giờ 30 đến 17 giờ.
- Buổi tối kết thúc trước 20 giờ 30.
Điều 16. Thẩm quyền, hồ sơ cấp giấy chứng nhận dạy thêm
1. Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép dạy thêm và thực hiện việc quản lý đối với các lớp dạy thêm kiến thức trong phạm vi chương trình trung học phổ thông.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép dạy thêm, thực hiện việc quản lý đối với các lớp dạy thêm kiến thức trong phạm vi chương trình trung học cơ sở và tiểu học và các trường hợp cho phép dạy thêm thuộc Khoản 2 Điều 3.
3. Hiệu trưởng các nhà trường phối hợp với Chủ tịch Công đoàn nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thẩm định việc mở lớp dạy thêm của giáo viên thuộc nhà trường quản lý, trình các cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép dạy thêm của cấp học nào thì có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép dạy thêm đối với cấp học đó, đồng thời kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý về các vi phạm có liên quan khác theo quy định của pháp luật.
5. Hồ sơ cấp giấy phép dạy thêm:
- Đối với các tổ chức thực hiện dạy thêm:
+ Tờ trình về việc xin mở lớp dạy thêm;
+ Kế hoạch mở lớp;
+ Danh sách giáo viên;
+ Biên bản kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm.
- Đối với các cá nhân tổ chức dạy thêm:
+ Đơn xin mở lớp;
+ Bản sao bằng cấp, chứng chỉ đào tạo;
+ Kế hoạch mở lớp;
+ Biên bản kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm (đối với các cá nhân đang giảng dạy tại các nhà trường thì do đơn vị quản lý trực tiếp lập, đối với các cá nhân ngoài nhà trường thì do Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo lập tùy theo từng bậc học).
6. Giấy phép dạy thêm được cấp mỗi năm học một lần và cấp vào tháng 9 hàng năm.
7. Thời gian cấp phép: không quá 15 ngày (kể từ khi cơ quan cấp phép nhận đầy đủ hồ sơ).
Điều 17. Học phí và việc sử dụng học phí
1. Dạy thêm dưới hình thức phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi; luyện tập kỹ năng đọc viết cho học sinh ở bậc tiểu học thực hiện trong nhà trường. Nhà trường sử dụng giáo viên và kinh phí trong kế hoạch hàng năm của trường để tổ chức thực hiện. Trường hợp nhà trường không cân đối đủ kinh phí thì có thể thỏa thuận với Hội cha mẹ học sinh thu học phí để hỗ trợ một phần chi trả cho công tác giảng dạy.
2. Dạy thêm dưới các hình thức: củng cố, bổ sung kiến thức, ôn thi tuyển sinh vào trung học phổ thông, ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, luyện thi tuyển sinh vào Đại học và Cao đẳng cho học sinh lớp 12, nhận quản lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình và bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao ở bậc Tiểu học được thực hiện trong nhà trường, nhà trường thu học phí (thực hiện theo thỏa thuận với cha mẹ học sinh trong phạm vi khung học phí do UBND tỉnh quy định) để chi trả các chi phí theo cơ cấu định mức chi như sau:
- 80% tiền học phí chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy.
- 10% tiền học phí chi cho công tác tổ chức, quản lý.
- 10% chi trả tiền điện nước, khấu hao tài sản.
3. Học phí học thêm áp dụng cho các đối tượng đăng ký học thêm theo nhu cầu của người học ngoài nhà trường, thực hiện theo thoả thuận giữa người dạy và người học trong phạm vi khung học phí do UBND tỉnh quy định. Cơ cấu định mức chi như sau:
- 97% tổng thu của học sinh, giáo viên dạy thêm được hưởng trực tiếp.
- 3% tổng thu của học sinh, giáo viên nộp về cơ quan quản lí để chi các hoạt động quản lý, kiểm tra ngoài giờ hành chính.
THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường và dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục và của chính quyền các cấp.
Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy định về dạy thêm, học thêm và được các cơ quan quản lý giáo dục đánh giá có nhiều đóng góp nâng cao chất lượng giáo dục thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 49/2005/ NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
2. Cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm học thêm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
3. Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm quy định về dạy thêm học, thêm có hành vi lừa đảo hoặc tổ chức dạy thêm học thêm trái quy định, vi phạm các quy định về an ninh trật tự an toàn xã hội thì tuỳ mức độ bị áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./-
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 35/2006/QĐ-UBND về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2007 tỉnh Bạc Liêu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Ban hành: 27/12/2007 | Cập nhật: 30/01/2010
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND thành lập thanh tra xây dựng quận 5 và thanh tra xây dựng 15 phường do Ủy ban nhân dân quận 5 ban hành Ban hành: 14/12/2007 | Cập nhật: 09/01/2008
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND bổ sung mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ phần trăm trích, nộp Ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Ban hành: 11/12/2007 | Cập nhật: 15/05/2010
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND về quy định tạm thời đơn giá cho thuê đất tại Điểm công nghiệp huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 27/11/2007 | Cập nhật: 03/09/2015
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 15/2007/QĐ-UBND về quy trình tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Sơn La do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Ban hành: 05/12/2007 | Cập nhật: 25/07/2009
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND quy định mức phụ cấp cho cán bộ thú y, khuyến nông, cán bộ Bảo vệ dân phố và điều chỉnh mức phụ cấp của cán bộ không chuyên trách, Giáo viên mầm non ngoài biên chế ở các xã, phường, thị trấn Ban hành: 17/12/2007 | Cập nhật: 23/07/2013
Quyết định số 29/2007/QĐ-UBND Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu Dịch vụ - Du lịch dọc tuyến đường ven biển Cửa Tùng - Vịnh Mốc đến năm 2015 có tính đến 2020 Ban hành: 25/12/2007 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND Quy định về định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trong tỉnh Trà Vinh Ban hành: 09/11/2007 | Cập nhật: 13/07/2015
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND quy định một số biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và giảm thiệt hại do tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 04/09/2007 | Cập nhật: 30/07/2013
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND bãi bỏ Phụ lục 2, 3 theo Quyết định 23/2005/QĐ-UB về chế độ chi sự nghiệp; bãi bỏ Quyết định 64/2005/QĐ-UBND quy định mức phụ cấp lưu trú và chi hội nghị do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 31/08/2007 | Cập nhật: 02/07/2012
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND về Quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 13/09/2007 | Cập nhật: 23/10/2012
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND về Quy chế hòa giải viên ở cơ sở Ban hành: 23/08/2007 | Cập nhật: 25/09/2018
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền lệ phí cấp giấy phép xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Ban hành: 06/09/2007 | Cập nhật: 10/08/2010
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND bổ sung vị trí và giá đất ở khu vực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 27/07/2007 | Cập nhật: 29/09/2012
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển cây chè, cây mía trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 - 2010 Ban hành: 28/08/2007 | Cập nhật: 26/05/2015
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND Quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 27/08/2007 | Cập nhật: 29/03/2011
Quyết định 29/QĐ-UBND năm 2007 quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 14/08/2007 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND ban hành Đơn giá và Quy định về nộp tiền san tạo mặt bằng, tiền thuê đất tại các khu kinh tế trọng điểm thuộc khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 05/07/2007 | Cập nhật: 05/04/2010
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND về Quy chế khen thưởng danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu” và “Doanh nhân tiêu biểu” tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 12/07/2007 | Cập nhật: 11/07/2015
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND Quy định mức chi công tác phí, tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Ban hành: 06/08/2007 | Cập nhật: 08/11/2007
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Công chứng do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 05/07/2007 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về khuyến khích và ưu đãi đầu tư vào Khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 31/07/2007 | Cập nhật: 09/09/2010
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND điều chỉnh nội dung quy định tại Quyết định 04/2007/QĐ-UBND về quy định giá các loại đất năm 2007 do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 04/07/2007 | Cập nhật: 03/06/2011
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 26/06/2007 | Cập nhật: 06/11/2012
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND về mức thu, tỷ lệ phân bổ số thu, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán lệ phí đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 20/06/2007 | Cập nhật: 30/03/2011
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Quy hoạch vị trí tuyên truyền cổ động chính trị và Quảng cáo thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 12/06/2007 | Cập nhật: 25/08/2010
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng trong quá trình thi công xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 05/06/2007 | Cập nhật: 01/03/2010
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND về Đề án phát triển xã hội hóa bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 Ban hành: 05/06/2007 | Cập nhật: 30/07/2013
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND về giá bán nước máy trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Ban hành: 09/05/2007 | Cập nhật: 08/09/2010
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND quy định áp dụng thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân xã tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Ban hành: 08/06/2007 | Cập nhật: 22/01/2011
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đất Công ty dệt 8-3 Địa điểm: phường Vĩnh Tuy - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 13/03/2007 | Cập nhật: 25/12/2007
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND về Chương trình xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010 Ban hành: 27/04/2007 | Cập nhật: 15/04/2015
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định giá tiêu thụ nước sinh hoạt nông thôn đối với các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Ban hành: 30/01/2007 | Cập nhật: 12/12/2009
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND Quy định mức phụ cấp đối với trưởng ban công tác mặt trận và trưởng các đoàn thể ở thôn, bản, tổ dân phố do Ủy ban ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành Ban hành: 27/03/2007 | Cập nhật: 27/04/2015
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Y tế Dự phòng quận Gò Vấp trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 23/02/2007 | Cập nhật: 05/05/2007
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND về quy hoạch, xây dựng, quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 19/06/2007 | Cập nhật: 26/05/2015
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND bổ sung Bảng giá đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Châu Phú kèm theo Quyết định 51/2006/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 14/06/2007 | Cập nhật: 22/10/2009
Quyết định 03/2007/QĐ-BGDĐT Quy định về dạy thêm, học thêm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 31/01/2007 | Cập nhật: 07/03/2007
Nghị định 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức Ban hành: 17/03/2005 | Cập nhật: 07/12/2012
Quyết định 1221/2000/QĐ-BYT ban hành Quy định về vệ sinh trường học của Bộ trưởng Bộ Y tế Ban hành: 18/04/2000 | Cập nhật: 31/03/2007