Quyết định 349/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế hoạt động của Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành Hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Điện Biên
Số hiệu: | 349/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Điện Biên | Người ký: | Phạm Xuân Kôi |
Ngày ban hành: | 24/05/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 349/QĐ-UBND |
Điện Biên, ngày 24 tháng 05 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐIỀU HÀNH VÀ NHÓM CÔNG TÁC LIÊN NGÀNH HỆ THỐNG BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15/6/2004;
Căn cứ Quyết định số 267/2011/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020;
Căn cứ Văn bản số 292/BVCSTE-BVTE ngày 29/6/2012 của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng và thực hiện các dự án, mô hình thuộc Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 09/5/2013 của UBND tỉnh Điện Biên về việc thành lập Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành Hệ thống Bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Điện Biên;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành Hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Điện Biên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 245/QĐ-UBND ngày 03/5/2013 của UBND tỉnh Điện Biên về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành Hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Điện Biên.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; các thành viên Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành Hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐIỀU HÀNH VÀ NHÓM CÔNG TÁC LIÊN NGÀNH HỆ THỐNG BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2013 của UBND tỉnh Điện Biên)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về nguyên tắc hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp hoạt động của Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành Hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Điện Biên (sau đây gọi tắt là Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị, cá nhân trong Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành Hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Điện Biên (được thành lập theo Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2013 của UBND tỉnh Điện Biên).
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động
1. Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành làm việc theo chế độ tập thể, thông qua các phiên họp thường kỳ và đột xuất dưới sự chủ trì của Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban (khi được ủy quyền).
2. Thành viên Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành và nhiệm vụ do Trưởng Ban điều hành phân công.
Chương 2.
NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG BAN ĐIỀU HÀNH VÀ NHÓM CÔNG TÁC LIÊN NGÀNH
Điều 4. Nhiệm vụ của Ban điều hành
1. Tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; hỗ trợ các Sở, ban, ngành, đơn vị lập kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
2. Chỉ đạo, điều phối và huy động nguồn lực phục vụ cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các ngành thành viên thực hiện việc cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo quy trình thống nhất và liên tục.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách và các chương trình, dự án, mô hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.
4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên trong Hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh.
5. Thiết lập hệ thống thông tin, trao đổi, chia sẻ dữ liệu về trẻ em và các nhóm trẻ em cần sự bảo vệ, chăm sóc đặc biệt.
6. Hỗ trợ kỹ thuật và giám sát Ban điều hành cấp huyện thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
7. Báo cáo định kỳ (báo cáo quý, 6 tháng, hàng năm) và đột xuất về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh về UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
Điều 5. Nhiệm vụ của các thành viên trong Ban điều hành:
1. Trưởng Ban:
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; điều phối nguồn lực và sự phối hợp hoạt động của các ngành thành viên trong Ban điều hành để bảo vệ, chăm sóc trẻ em; quyết định các giải pháp hỗ trợ đối với trường hợp đặc biệt của trẻ em trên địa bàn tỉnh.
- Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ban điều hành, điều phối và phân công nhiệm vụ cho các thành viên; tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.
2. Phó Ban thường trực:
- Thay mặt Trưởng Ban chỉ đạo, điều hành các công việc do Trưởng Ban phân công hoặc được ủy quyền.
- Giúp Trưởng Ban tổ chức, điều hành thực hiện các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh theo mục tiêu các chương trình, kế hoạch, dự án đã đề ra.
- Chủ trì xây dựng, đề xuất các chương trình, kế hoạch, dự án và các hoạt động của Ban điều hành, các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban điều hành, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Chủ trì xây dựng báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Phó Ban:
- Giúp việc cho Phó Ban thường trực và thực hiện những nhiệm vụ do Trưởng Ban và Phó Ban thường trực phân công.
- Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo hoạt động của Nhóm công tác liên ngành. Tham mưu, đề xuất với Trưởng Ban việc điều phối các dịch vụ trợ giúp trẻ em; phối hợp với các thành viên liên quan trong Ban điều hành điều phối dịch vụ trợ giúp trẻ em.
- Tiếp nhận và giải quyết đối với các trường hợp trẻ em cần hỗ trợ thuộc thẩm quyền hoặc đề xuất biện pháp giải quyết đối với trường hợp vượt quá thẩm quyền.
- Tham mưu, đề xuất việc thực hiện các nội dung hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em; trực tiếp theo dõi, giám sát, đánh giá hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.
- Hàng tháng, báo cáo với Phó Ban thường trực về tình hình và kết quả hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.
4. Các thành viên trong Ban điều hành:
- Trực tiếp tổ chức các hoạt động và cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị, đoàn thể. Xử lý thông tin thuộc thẩm quyền của ngành, đơn vị, đoàn thể; chuyển thông tin không thuộc thẩm quyền tới các ngành chức năng liên quan đề nghị trả lời, hỗ trợ, xử lý, giúp đỡ đối tượng.
- Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các thành viên khác trong Ban điều hành để việc giải quyết các vấn đề của trẻ em có liên quan; phối hợp tham mưu, đề xuất cho Trưởng Ban về cơ chế, chính sách và giải quyết các vấn đề tồn tại, bức xúc thuộc lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em của tỉnh.
- Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tham gia các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.
- Kịp thời thông báo cho Phó Ban thường trực hoặc Phó Ban thông tin về trường hợp trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng hoặc có nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng để kịp thời có biện pháp xử lý, giải quyết.
- Tuyên truyền, vận động cán bộ, viên chức và người lao động trong ngành, đơn vị, hội viên thuộc các đoàn thể thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Phát hiện, tố giác hành vi vi phạm quyền trẻ em, trợ giúp trẻ em và gia đình của trẻ...
- Báo cáo định kỳ, đột xuất về kết quả công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của ngành cho thường trực Ban điều hành để tổng hợp báo cáo chung của tỉnh.
Điều 6. Nhiệm vụ của Nhóm công tác liên ngành:
- Tham mưu, giúp việc cho Ban điều hành những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban điều hành; đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp để bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình của tỉnh; đề xuất với Ban điều hành các hoạt động để tăng cường và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề bức xúc, tồn tại, hạn chế, các vụ việc xảy ra đối với trẻ em trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành cấp huyện trong việc cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em phù hợp và thực hiện chuyển tuyến đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc của trẻ em và gia đình.
- Tham dự đầy đủ các hoạt động họp giao ban, hoạt động nâng cao năng lực bảo vệ, chăm sóc trẻ em khi được triệu tập.
Điều 7. Nhiệm vụ của các thành viên trong Nhóm công tác liên ngành:
1. Trưởng nhóm:
- Giúp Phó Ban trong việc tham mưu, đề xuất, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.
- Là đầu mối tiếp nhận thông tin từ các ngành, địa phương, đơn vị về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và các vấn đề về trẻ em cần sự bảo vệ, chăm sóc đặc biệt.
- Phối hợp với các thành viên trong Nhóm công tác liên ngành và các phòng chức năng của Sở, ngành liên quan trong việc tham mưu, đề xuất và thực hiện các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Giúp Phó Ban theo dõi, đôn đốc hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, cập nhật thường xuyên thông tin, số liệu, theo dõi và quản lý đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất kết quả hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em của tỉnh. Chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Ban điều hành.
2. Các thành viên trong Nhóm công tác liên ngành:
- Trực tiếp giúp việc cho lãnh đạo là thành viên Ban điều hành trong việc xây dựng kế hoạch, quản lý, triển khai các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị.
- Là đầu mối tiếp nhận và đề xuất xử lý, giải quyết các thông tin, vấn đề về trẻ em thuộc thẩm quyền của ngành, đơn vị; chuyển những thông tin không thuộc thẩm quyền tới ngành chức năng liên quan đề nghị trả lời, hỗ trợ xử lý, giúp đỡ đối tượng, đồng thời thông báo cho Trưởng Nhóm biết để tổng hợp, theo dõi, đôn đốc và cùng phối hợp; thông báo kết quả xử lý, giải quyết cho đối tượng và cho nơi cung cấp thông tin.
- Chủ động phối hợp với các thành viên trong Nhóm công tác liên ngành và các đơn vị, địa phương liên quan để nắm thông tin, tình hình trẻ em thuộc lĩnh vực của ngành quản lý để kịp thời tham mưu cho Ban điều hành có giải pháp hỗ trợ trẻ em, đồng thời đề xuất cơ chế, chính sách, mô hình, dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Thực hiện chế độ báo cáo công việc hằng quý (trước ngày 10 tháng cuối quý) với lãnh đạo là thành viên Ban điều hành về tình hình và kết quả hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em của ngành, đơn vị trong quý và dự kiến hoạt động quý sau. Báo cáo đột xuất các vụ việc, vấn đề liên quan đến trẻ em cần giải quyết.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Cơ quan thường trực của Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành. Cơ quan thường trực có nhiệm vụ:
1. Chủ trì, phối hợp với các ngành trong việc xây dựng kế hoạch, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách, mô hình, dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cấp huyện, cấp xã.
2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên trong Hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh.
3. Căn cứ Văn bản số 292/BVCSTE-BVTE hướng dẫn cấp huyện thành lập tổ chức bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, xã; hướng dẫn nội dung quy định nhiệm vụ và cơ chế phối hợp của các thành viên, đơn vị trong Hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, xã.
4. Là cơ quan đầu mối tiếp nhận thông tin về các vấn đề của trẻ em, kết nối với các ngành, địa phương trong việc giải quyết các vấn đề của trẻ em. Tổng hợp báo cáo của tỉnh về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Điều 9. Các ngành, đơn vị trong Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành
1. Chủ động liên hệ với cơ quan thường trực trong công tác tham mưu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, báo cáo đánh giá về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
2. Hàng năm, xây dựng kế hoạch công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của ngành, đơn vị gửi cơ quan thường trực (trước ngày 15/7 hàng năm) để tổng hợp vào kế hoạch chung của tỉnh báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Thiết lập hệ thống thông tin dữ liệu về đối tượng trẻ em và kết quả thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc nhiệm vụ của ngành, đơn vị và thông báo cho cơ quan thường trực theo định kỳ (06 tháng, một năm) để tổng hợp vào hệ thống dữ liệu chung về trẻ em của tỉnh. Kịp thời cung cấp thông tin, vấn đề về trẻ em cho cơ quan thường trực hoặc cơ quan Công an để phối hợp giải quyết.
4. Báo cáo định kỳ kết quả hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em của ngành, đơn vị hàng quý (trước ngày 15/3), 06 tháng (trước ngày 15/6), hàng năm (trước ngày 15/12) gửi cơ quan thường trực Ban điều hành để tổng hợp báo cáo chung của tỉnh.
5. Cung cấp kịp thời cho đối tượng những dịch vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị, cụ thể:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Thực hiện bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo hành, chăm sóc khẩn cấp đối với trường hợp trẻ em bị buôn bán, bỏ rơi, bị xâm hại, bạo lực và sống trong điều kiện nguy hiểm, mất an toàn.
- Tiếp nhận, nuôi dưỡng trẻ em không nơi nương tựa; giải quyết chính sách trợ cấp xã hội cho trẻ em ở cộng đồng: Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em thuộc hộ nghèo, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; giải quyết chính sách hỗ trợ cho trẻ em mắc bệnh có chi phí khám chữa bệnh ở mức cao; hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em bị bạo lực hoặc tai nạn, thương tích có mức thương tật từ 21% trở lên.
- Tư vấn, giáo dục nâng cao kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho trẻ em và gia đình ở cộng đồng; tham gia giám hộ cho các nạn nhân là trẻ em trong các vụ việc buôn bán, xâm hại, bạo lực.
- Trợ giúp trẻ em từ các chương trình: Đỡ đầu, cấp học bổng, xe đạp, áo ấm, chăn ấm, hỗ trợ đột xuất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo; hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật...
b) Công an tỉnh:
- Điều tra, xử lý các vụ xâm hại trẻ em, trẻ em vi phạm pháp luật.
- Tham vấn và hỗ trợ cho các nạn nhân là trẻ em bị buôn bán; cảm hóa, giáo dục, thực hiện các biện pháp phục hồi và hòa nhập cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật, tạo điều kiện cho các em phục hồi, hòa nhập cộng đồng.
Phối hợp với cán bộ bảo vệ trẻ em, cán bộ xã hội và cộng tác viên xã hội thực hiện nhiệm vụ bảo vệ trẻ em, bảo vệ người tố cáo các hành vi xâm hại trẻ em.
c) Sở Y tế:
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 06 tuổi, trẻ em là nạn nhân của buôn bán người, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em thuộc đối tượng bảo trợ xã hội của Nhà nước, trẻ em thuộc hộ nghèo; tư vấn, xét nghiệm, hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế, cấp thuốc điều trị cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS ở cộng đồng; phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật; khám điều trị phục hồi chức chức năng cho trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột...
- Giám định và chăm sóc sức khoẻ các trường hợp trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột. Cung cấp kết quả giám định cho công an để làm chứng cứ xử lý đối với các trường hợp ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em.
- Phối hợp với cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cán bộ xã hội trong quá trình thực hiện quy trình cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong những trường hợp cần thiết.
d) Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em trong trường học; giáo dục bổ trợ kiến thức cho trẻ em bị tai nạn, thương tích, trẻ em bị xâm hại, bạo lực (do bị ảnh hưởng về tâm lý và thời gian gián đoạn trong học tập); tổ chức dạy học miễn phí tại nhà cho trẻ em khuyết tật có khả năng tiếp thu nhưng không có khả năng đến trường.
- Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập; tổ chức vận động các cơ sở giáo dục ủng hộ quần áo, sách vở, đồ dùng học tập... để hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và thực hiện các chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ.
- Phối hợp với cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cán bộ xã hội trong quá trình thực hiện quy trình cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong những trường hợp cần thiết.
đ) Sở Tư pháp:
- Tư vấn, trợ giúp pháp lý cho gia đình và trẻ em thuộc đối tượng theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý; thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, quốc tịch, về nuôi con nuôi, khai sinh đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về pháp luật, chính sách liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Phối hợp với cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cán bộ xã hội trong quá trình thực hiện quy trình cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong những trường hợp cần thiết.
e) Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
- Xây dựng các mô hình tư vấn, cung cấp kiến thức tiền hôn nhân và kỹ năng làm cha mẹ cho thanh thiếu niên; chủ trì, hướng dẫn tổ chức và hoạt động của nhóm trẻ em nòng cốt, câu lạc bộ trẻ em, câu lạc bộ phóng viên nhỏ và các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
- Vận động các cơ sở Đoàn và cộng đồng nhận đỡ đầu, trợ giúp trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây dựng công trình nhân ái cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Tham gia tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên về bảo vệ trẻ em, chống xâm hại, bóc lột, sao nhãng đối với trẻ em.
- Phối hợp với cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cán bộ xã hội trong quá trình thực hiện quy trình cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong những trường hợp cần thiết.
g) Hội Liên hiệp phụ nữ:
- Tư vấn, can thiệp, trợ giúp trẻ em là nạn nhân bị xâm hại, buôn bán hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực gia đình; giúp trẻ em và người nuôi dưỡng trẻ tạm lánh an toàn trong trường hợp khẩn cấp hoặc cần cách ly tạm thời với gia đình.
- Vận động các cơ sở Hội phụ nữ và cộng đồng nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu, trợ giúp trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây dựng công trình nhân ái cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Tham gia tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho phụ nữ và gia đình về các vấn đề xâm hại, bóc lột và sao nhãng trẻ em.
- Phối hợp với cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cán bộ xã hội trong quá trình thực hiện quy trình cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong những trường hợp cần thiết.
Điều 10. Các cơ sở dịch vụ trợ giúp trẻ em
- Đề xuất việc áp dụng chính sách hỗ trợ trẻ em và phát triển mạng lưới dịch vụ tư vấn, hỗ trợ trẻ em; thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng nhằm nâng cao năng lực bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Trao đổi thông tin về trường hợp trẻ em cần sự trợ giúp và đề nghị các vấn đề liên quan đến nâng cao năng lực nghiệp vụ về bảo vệ, chăm sóc trẻ em hoặc đề nghị giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền hay vượt quá khả năng với thường trực Ban điều hành Hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em cùng cấp.
- Cung cấp và kết nối các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho trẻ em và gia đình tại cộng đồng, trường học, bệnh viện, bao gồm: Quản lý trường hợp, tham vấn, tư vấn, trị liệu tâm lý, trợ giúp phục hồi, trợ giúp tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội khác... và lưu giữ hồ sơ, số liệu liên quan đến các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Tham mưu cho Ban điều hành Hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Tham gia các cuộc họp giao ban định kỳ với Ban điều hành bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, báo cáo kết quả hoạt động của đơn vị theo quy định.
Điều 11. Kinh phí hoạt động
Hàng năm, cơ quan thường trực của Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động kèm theo dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.
Kinh phí hoạt động của Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành bố trí từ nguồn ngân sách địa phương hoặc nguồn đảm bảo xã hội, Quỹ xã hội từ thiện, Quỹ bảo trợ trẻ em và từ tài trợ, đóng góp của các cơ quan, tổ chức xã hội, cá nhân và cộng đồng hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng trẻ em.
Điều 12. Chế độ làm việc của Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành
1. Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành họp định kỳ (6 tháng, một năm) để đánh giá tình hình hoạt động đã triển khai, bàn biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và đề ra các hoạt động trong thời gian tiếp theo.
2. Ban điều hành thực hiện việc kiểm tra, dự giao ban hoạt động về bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở theo kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh và báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
Quyết định 264/QĐ-UBND năm 2020 công bố thủ tục hành chính, quy trình nội bộ của thủ tục hành chính lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 23/03/2020 | Cập nhật: 06/04/2020
Quyết định 264/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục và Quy trình nội bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 20/01/2020 | Cập nhật: 23/11/2020
Quyết định 264/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Nghị định 61/2018/NĐ-CP thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính Ban hành: 27/09/2018 | Cập nhật: 05/12/2018
Quyết định 264/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Kon Tum Ban hành: 22/05/2018 | Cập nhật: 17/09/2018
Quyết định 264/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 09/02/2018 | Cập nhật: 31/05/2018
Quyết định 264/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 10/02/2017 | Cập nhật: 01/03/2017
Quyết định 264/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 Ban hành: 14/01/2016 | Cập nhật: 15/02/2016
Quyết định 264/QĐ-UBND năm 2015 về bãi bỏ thủ tục hành chính trong bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 29/01/2015 | Cập nhật: 26/10/2015
Quyết định 264/QĐ-UBND năm 2014 công nhận và tái công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã năm 2013 Ban hành: 28/02/2014 | Cập nhật: 18/04/2014
Quyết định 264/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Ban hành: 13/01/2014 | Cập nhật: 12/03/2014
Quyết định 264/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương và kinh phí lập Quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 Ban hành: 10/02/2014 | Cập nhật: 13/05/2014
Quyết định 264/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành Hệ thống bảo vệ chăm sóc trẻ em tỉnh Điện Biên Ban hành: 09/05/2013 | Cập nhật: 05/12/2014
Quyết định 264/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án “Tuyên tuyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong loại hình doanh nghiệp giai đoạn II (2013-2016) trên địa bàn tỉnh Bình Phước” Ban hành: 21/02/2013 | Cập nhật: 15/03/2013
Quyết định 264/QĐ-UBND năm 2013 về bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Ban hành: 29/01/2013 | Cập nhật: 12/05/2014
Quyết định 1555/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 Ban hành: 17/10/2012 | Cập nhật: 19/10/2012
Công văn 292/BVCSTE-BVTE năm 2012 về hướng dẫn xây dựng và thực hiện các dự án, mô hình thuộc Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Ban hành: 29/06/2012 | Cập nhật: 14/09/2013
Quyết định 264/QĐ-UBND năm 2012 công bố mới thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương tỉnh Trà Vinh Ban hành: 06/03/2012 | Cập nhật: 28/08/2012
Quyết định 1555/QĐ-TTg năm 2011 về thành lập Trường Đại học Thái Bình Ban hành: 08/09/2011 | Cập nhật: 13/09/2011
Quyết định 1555/QĐ-TTg năm 2009 về xuất gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Nghệ An cứu đói do dịch bệnh hại lúa Ban hành: 29/09/2009 | Cập nhật: 01/10/2009
Quyết định 1555/QĐ-TTg năm 2007 về việc tặng thưởng cờ thi đua của Chính phủ cho Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên và Trường Tiểu học số 1 Thị trấn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên Ban hành: 16/11/2007 | Cập nhật: 22/11/2007