Quyết định 3275/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020"
Số hiệu: | 3275/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa | Người ký: | Đào Công Thiên |
Ngày ban hành: | 12/11/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, Chính sách xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3275/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 12 tháng 11 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016-2020”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 về việc xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”;
Căn cứ Chương trình hành động số 08-CTr-TU ngày 11/01/2007 của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Bí thư;
Căn cứ Nghị quyết số 17/2007/NQ-HĐND ngày 14/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 1834/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Khánh Hòa.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Công văn số 2688/SYT-KHTC ngày 04/11/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020”, với các nội dung cụ thể sau:
I. QUAN ĐIỂM VỀ ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS, GIAI ĐOẠN 2016-2020
1. Nhà nước bảo đảm đầu tư các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS, khả năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó tập trung đầu tư cho các hoạt động thiết yếu, mang tính bền vững, lâu dài có hiệu quả cao bao gồm dự phòng là chủ đạo và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.
2. Tăng tính chủ động của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong việc bố trí ngân sách thích hợp nhằm bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương mình.
3. Tiếp tục vận động, kêu gọi và đa dạng hóa các nguồn viện trợ quốc tế, thu hút các nhà tài trợ mới để thu hẹp khoảng trống thiếu hụt. Các nhà tài trợ các dự án hiện đang được triển khai phải có lộ trình chuyển giao cụ thể và đảm bảo tính bền vững sau khi dự án kết thúc.
4. Đa dạng hóa các nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) sẵn có của xã hội và của ngành y tế cho phòng, chống HIV/AIDS. Chuyển dần nhiệm vụ điều trị người nhiễm HIV/AIDS từ nguồn lực của các chương trình, dự án sang nhiệm vụ của Quỹ bảo hiểm y tế. Tăng cường quản lý, tổ chức, xây dựng, triển khai các mô hình, các dịch vụ, các hoạt động theo hướng chi phí - hiệu quả.
5. Phòng, chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành của tất cả các cấp ủy Đảng, các ngành, chính quyền các cấp và là bổn phận, trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng.
II. MỤC TIÊU VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Mục tiêu chung:
Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Tăng dần tỷ lệ chi tiêu cho phòng, chống HIV/AIDS từ ngân sách nhà nước ở tỉnh. Tiến tới ngân sách nhà nước ở tỉnh (bao gồm cả nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước ở trung ương thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia) bảo đảm được nhu cầu kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh;
- Bảo đảm 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp;
- Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để tự cân đối thu - chi cho các hoạt động của các dịch vụ này;
- Bảo đảm quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhóm giải pháp về huy động kinh phí:
a) Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho các hoạt động thiết yếu, có hiệu quả để bảo đảm tính bền vững của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Tăng tính chủ động của các Sở, ngành, đoàn thể trong việc huy động và bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi quản lý;
- Vận động, kêu gọi và đa dạng hóa các nguồn viện trợ quốc tế, thu hút các nhà tài trợ mới và các đối tác mới thông qua các cơ chế hợp tác song phương và đa phương;
- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích vận động tài trợ và thu hút tài trợ từ nước ngoài cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
b) Phát huy vai trò chủ động và trách nhiệm của địa phương trong đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương
- Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách về vai trò, trách nhiệm của các địa phương trong việc lập kế hoạch và phân bổ ngân sách cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại địa phương;
- Đưa mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tiến tới đưa các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thành các hoạt động thường xuyên, liên tục trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
c) Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách về vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và phân bổ kinh phí hàng năm cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp;
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc;
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản có liên quan, như hướng dẫn thu nhập chịu thuế, xây dựng các nội dung chi, mức chi của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc.
d) Tăng cường chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS
- Hoàn thiện các hướng dẫn nhằm cụ thể hóa chính sách bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của người nhiễm HIV khi tham gia BHYT;
- Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS theo hướng đẩy mạnh sự tham gia của BHYT đối với các dịch vụ được cung cấp;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện bảo hiểm y tế tại địa phương nhằm tăng tính chủ động của địa phương trong việc mở rộng độ bao phủ của BHYT đối với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động và hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia BHYT;
- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số dịch vụ trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS vào văn bản hướng dẫn quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí y tế dự phòng và phí kiểm dịch y tế biên giới;
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể và cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương chủ động tự thí điểm và mở rộng triển khai tiếp thị xã hội bao cao su, bơm kim tiêm và các vật tư phòng, chống HIV/AIDS;
- Khuyến khích địa phương đẩy mạnh công tác xã hội hóa Chương trình điều trị Methadone theo Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ trong đó ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho một số đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 23, phân cấp tổ chức chương trình và chủ động bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn khác;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử phạt vi phạm hành chính trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và có cơ chế sử dụng nguồn thu từ hoạt động này.
2. Nhóm giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí:
a) Hoàn thiện cơ chế điều phối, phân bổ nhằm kiểm soát hiệu quả nguồn kinh phí huy động được
- Đẩy mạnh tính chủ động của tỉnh trong việc điều phối, phân bổ và sử dụng nguồn lực;
- Hoàn thiện tiêu chí và cơ cấu phân bổ nguồn kinh phí phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh và các nguồn kinh phí huy động khác phù hợp với các đặc điểm về mức độ tình hình dịch, địa lý, tình hình kinh tế - xã hội, khả năng tự bảo đảm kinh phí của địa phương. Tập trung ưu tiên kinh phí phân bổ cho các nhiệm vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS;
- Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS, các ban, ngành, các nhà tài trợ và liên tục cập nhật về các lĩnh vực, địa bàn và đối tượng cần ưu tiên can thiệp nhằm chủ động bố trí và điều phối nguồn lực cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
- Xây dựng lộ trình tiếp nhận các hoạt động và dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả được thực hiện bởi kinh phí của các nhà tài trợ quốc tế theo từng giai đoạn, lĩnh vực và địa bàn;
- Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc phân bổ nguồn lực đối với các chương trình, dự án tuyến huyện, thị xã, thành phố nhằm bảo đảm việc tuân thủ các nội dung cam kết trong văn kiện, thỏa thuận dự án.
b) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí:
- Tăng cường vai trò giám sát của Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm tỉnh đối với việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.
- Định kỳ, Sở tài chính và kế hoạch đầu tư phối hợp với Sở Y tế tiến hành kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính của các chương trình, dự án và của các cơ quan đơn vị tham gia phòng, chống HIV/AIDS.
c) Thực hiện các giải pháp quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực
- Củng cố, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến nhằm tăng cường điều phối tập trung và có hiệu quả các nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các cấp, các ngành, các đơn vị;
- Định kỳ nghiên cứu xác định các ưu tiên trong phòng, chống HIV/AIDS (địa bàn, lĩnh vực, hoạt động, đối tượng) để có sự phân bổ kinh phí hợp lý;
- Thực hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS tai địa phương;
- Rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng và ban hành mới các cơ chế, chính sách và các hướng dẫn đưa công tác phòng, chống HIV/AIDS thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, các đoàn thể và được thực hiện bởi các nguồn kinh phí thường xuyên của các địa phương, đơn vị;
- Thiết lập và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ có tính chi phí - hiệu quả. Mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV được tiếp cận sớm với các dịch vụ này, đặc biệt là người nhiễm HIV có thể tiếp cận sớm với các dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS;
- Tổ chức cung ứng thuốc, sinh phẩm và trang thiết bị của chương trình theo hướng hiệu quả, tiết kiệm;
- Huy động các tổ chức xã hội, các tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động được (từ các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ khác);
- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các hệ thống, thiết chế kinh tế - xã hội hiện có, đặc biệt là hệ thống y tế và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng của địa phương, đơn vị.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH THEO MỤC TIÊU
Mục tiêu 1: Tăng dần tỷ lệ chi tiêu cho phòng, chống HIV/AIDS từ ngân sách nhà nước ở tỉnh. Tiến tới ngân sách nhà nước ở tỉnh (bao gồm cả nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước ở trung ương thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia) bảo đảm được nhu cầu kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh.
- Hoạt động 1: Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách về vai trò, trách nhiệm của các địa phương trong việc lập kế hoạch và phân bổ ngân sách cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.
- Hoạt động 2: Đưa mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tiến tới đưa các hoạt động phòng chống HIV/AIDS thành các hoạt động thường xuyên, liên tục trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Mục tiêu 2: Bảo đảm 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp
- Hoạt động 1: Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách về vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và phân bổ kinh phí hàng năm cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp.
- Hoạt động 2: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc;
- Hoạt động 3: Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản có liên quan, như hướng dẫn thu nhập chịu thuế, xây dựng, các nội dung chi, mức chi của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc.
Mục tiêu 3: Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HlV/AIDS để tự cân đối thu - chi cho các hoạt động của các dịch vụ này
- Hoạt động 1: Hoàn thiện các hướng dẫn nhằm cụ thể hóa chính sách bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của người nhiễm HIV khi tham gia bảo hiểm y tế.
- Hoạt động 2: Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS theo hướng đẩy mạnh sự tham gia của BHYT đối với các dịch vụ được cung cấp
- Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện bảo hiểm y tế tại địa phương nhằm tăng tính chủ động của địa phương trong việc mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS
- Hoạt động 4: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động và hỗ trợ người nhiễm HlV tham gia bảo hiểm y tế.
- Hoạt động 5: Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số dịch vụ trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS vào văn bản hướng dẫn quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí y tế dự phòng và phí kiểm dịch y tế biên giới
- Hoạt động 6: Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương chủ động tự thí điểm và mở rộng triển khai tiếp thị xã hội bao cao su, bơm kim tiêm và các vật tư phòng, chống HIV/AIDS
- Hoạt động 7: Khuyến khích các địa phương đẩy mạnh công tác xã hội hóa Chương trình điều trị Methadone theo Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ, trong đó ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho một số đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 23, phân cấp tổ chức chương trình và chủ động bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn khác
- Hoạt động 8: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử phạt vi phạm hành chính trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và có cơ chế sử dụng nguồn thu từ hoạt động này
Mục tiêu 4: Bảo đảm quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành
- Hoạt động 1: Hoàn thiện cơ chế điều phối, phân bổ nhằm kiểm soát hiệu quả nguồn kinh phí huy động được
- Hoạt động 2: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí
- Hoạt động 3: Thực hiện các giải pháp quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí:
- Ngân sách Trung ương;
- Ngân sách tỉnh;
- Nguồn viện trợ và các nguồn hợp pháp khác.
2. Sử dụng kinh phí:
Các đơn vị lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ/hoạt động và dự toán ngân sách cần thiết gửi về Sở Y tế để tổng hợp và phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết theo các quy định hiện hành.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Y tế
- Căn cứ nội dung kế hoạch được phê duyệt tại Quyết định này, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
- Có kế hoạch tiếp nhận các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS từ các dự án quốc tế theo lộ trình thống nhất với nhà tài trợ;
- Thường xuyên rà soát, thống kê tất cả điểm triển khai các dự án viện trợ quốc tế trên địa bàn tỉnh, chủ động nghiên cứu, đề xuất việc cắt giảm các hoạt động không hiệu quả; tập trung, ưu tiên đầu tư cho các hoạt động dự phòng, điều trị HIV/AIDS nhằm duy trì, bảo đảm tính bền vững của chương trình;
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan để đề xuất các giải pháp huy động tài chính cụ thể cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
- Chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí hiệu quả, không để thất thoát, thực hiện thanh toán và quyết toán theo đúng quy định;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch trên địa bàn tỉnh;
- Định kỳ sáu tháng và hàng năm, báo cáo ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế về tình hình thực hiện Đề án này trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính
Căn cứ tình hình ngân sách hàng năm, cân đối, thẩm định dự toán kinh phí thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 và các mục tiêu đã xác định tại Đề án này trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình huy động và sử dụng kinh phí hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, sử dụng có hiệu quả kinh phí và tuân thủ các quy định tài chính, kế toán hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Lồng ghép, phối hợp và điều hành thực hiện các mục tiêu, giải pháp của Kế hoạch này với các chương trình, dự án do tỉnh trực tiếp quản lý.
4. Sở Thông tin và truyền thông
Định hướng, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng chống HIV/AIDS và chính sách hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS khi tham gia bảo hiểm y tế.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách tài chính, chi tiêu cho phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường bằng nguồn kinh phí thường xuyên của các nhà trường theo thẩm quyền.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ cho vay vốn, tổ chức tạo việc làm đối với người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tạo điều kiện cho họ có thể tự chi trả một phần chi phí dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
7. Bảo hiểm xã hội tỉnh
Đẩy mạnh và mở rộng việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đối với người nhiễm HIV/AIDS thông qua hệ thống bảo hiểm y tế.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Xây dựng các chương trình, hoạt động cụ thể về phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với nội dung Kế hoạch này và tình hình thực tế của địa phương.
- Bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS (ngoài các nguồn chi của ngành y tế theo quy định của Nhà nước).
9. Đề nghị ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên tăng cường huy động các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động được; triển khai phong trào "Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào quần chúng, sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 Ban hành: 09/12/2020 | Cập nhật: 12/01/2021
Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực du lịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên Ban hành: 21/10/2020 | Cập nhật: 17/11/2020
Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2019 về Đề án “Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Sơn La giai đoạn 2019-2025” Ban hành: 26/07/2019 | Cập nhật: 03/09/2019
Quyết định 1834/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư năm 2019 Ban hành: 17/06/2019 | Cập nhật: 04/07/2019
Quyết định 1899/QĐ-TTg năm 2017 về danh sách đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành: 28/11/2017 | Cập nhật: 30/11/2017
Quyết định 1834/QĐ-UBND điều chỉnh và cho phép thực hiện dự án, công trình sử dụng đất năm 2017 Ban hành: 09/10/2017 | Cập nhật: 01/08/2019
Quyết định 1899/QĐ-TTg năm 2016 về thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại Ban hành: 04/10/2016 | Cập nhật: 12/10/2016
Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái Ban hành: 01/09/2016 | Cập nhật: 07/10/2016
Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2016 về ban hành Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội định hướng thị trường hàng năm cấp xã (MoSEDP cấp xã) áp dụng thí điểm tại 40 xã vùng dự án SRDP tỉnh Quảng Bình Ban hành: 17/06/2016 | Cập nhật: 08/01/2020
Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Hoàng Thanh tại xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ và xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội Ban hành: 19/04/2016 | Cập nhật: 26/04/2016
Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030 Ban hành: 11/08/2015 | Cập nhật: 15/08/2015
Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh Bảng giá tối thiểu để tính lệ phí trước bạ đối với xe ô tô, xe máy và xe máy điện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 19/07/2016 | Cập nhật: 14/10/2016
Quyết định 1899/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015) Ban hành: 21/10/2014 | Cập nhật: 22/10/2014
Quyết định 1834/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai khảo sát, xác định chỉ số hài lòng của tổ chức, công dân đối với dịch vụ công trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2014 Ban hành: 05/06/2014 | Cập nhật: 03/07/2014
Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2013 công nhận kết quả đánh giá dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến từ tỉnh đến huyện Ban hành: 28/10/2013 | Cập nhật: 15/01/2014
Quyết định 1899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020” Ban hành: 16/10/2013 | Cập nhật: 18/10/2013
Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế tổ chức đối thoại trực tuyến trên môi trường mạng giữa lãnh đạo tỉnh với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 17/09/2013 | Cập nhật: 24/09/2013
Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ lịch sử tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 30/07/2013 | Cập nhật: 12/12/2013
Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện “Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông” trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 11/07/2013 | Cập nhật: 08/10/2013
Nghị định 96/2012/NĐ-CP quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Ban hành: 15/11/2012 | Cập nhật: 16/11/2012
Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ Ban hành: 06/08/2012 | Cập nhật: 31/12/2012
Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 31/07/2012 | Cập nhật: 21/08/2012
Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2011 công bố thủ tục hành chính mới, được sửa đổi và bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Ban hành: 16/08/2011 | Cập nhật: 26/08/2011
Nghị quyết 17/2007/NQ-HĐND về nhiệm vụ năm 2008 Ban hành: 19/12/2007 | Cập nhật: 01/04/2014
Nghị quyết số 17/2007/NQ-HĐND về việc phân loại đơn vị hành chính huyện Hóc Môn do Hội đồng nhân dân huyện Hóc Môn ban hành Ban hành: 18/12/2007 | Cập nhật: 24/01/2008
Nghị quyết 17/2007/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 Ban hành: 14/12/2007 | Cập nhật: 25/07/2013
Nghị quyết 17/2007/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với xã viên hành nghề xe lôi, xe ba gác máy Ban hành: 07/12/2007 | Cập nhật: 26/07/2013
Nghị quyết 17/2007/NQ-HĐND về phân loại đường phố và giá đất tại tỉnh Yên Bái năm 2008 Ban hành: 07/12/2007 | Cập nhật: 17/12/2012
Nghị quyết số 17/2007/NQ-HĐND về việc tổng quyết toán ngân sách thành phố năm 2006 do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 06/12/2007 | Cập nhật: 09/01/2008
Nghị quyết số 17/2007/NQ-HĐND về việc phê chuẩn kết quả phân loại đơn vị hành chính tỉnh Ninh Thuận do Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Ban hành: 17/12/2007 | Cập nhật: 05/01/2008
Nghị quyết 17/2007/NQ-HĐND quy định về mặt hàng, địa bàn, đối tượng, mức hỗ trợ, đơn vị cung ứng mặt hàng chính sách và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được sản xuất tại địa phương giai đoạn 2008-2010 Ban hành: 12/12/2007 | Cập nhật: 06/07/2018
Nghị quyết 17/2007/NQ-HĐND thông qua Danh mục và mức phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa VII, kỳ họp thứ 10 ban hành Ban hành: 30/11/2007 | Cập nhật: 12/01/2011
Nghị quyết 17/2007/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2008 - 2010 của tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 29/10/2007 | Cập nhật: 31/01/2013
Nghị quyết 17/2007/NQ-HĐND phê chuẩn Quy định về tiêu chuẩn, thủ tục công nhận danh hiệu xã, phường, thị trấn văn hóa Ban hành: 17/08/2007 | Cập nhật: 18/08/2014
Nghị quyết số 17/2007/NQ-HĐND về việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch vị trí cổ động chính trị và quảng cáo ngoài trời trên địa bàn quận 2 giai đoạn 2007 - 2010 do Hội đồng nhân dân Quận 2 ban hành Ban hành: 11/07/2007 | Cập nhật: 25/12/2007
Nghị quyết 17/2007/NQ-HĐND về phát triển kinh tế - xã hội miền núi giai đoạn 2006 - 2010 Ban hành: 16/07/2007 | Cập nhật: 01/08/2013
Nghị quyết 17/2007/NQ-HĐND về Chương trình phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa IV, kỳ họp thứ 8 ban hành Ban hành: 14/07/2007 | Cập nhật: 28/09/2010