Quyết định 31/2016/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: 31/2016/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Đỗ Ngọc An
Ngày ban hành: 01/09/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/2016/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 01 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/NĐ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Căn cứ Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”;

Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cho giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 30/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020;

Theo đề nghị tại Tờ trình số 819/TTr-SLĐTBXH ngày 12/8/2016 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - TB&XH, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Đỗ Ngọc An

 

CHƯƠNG TRÌNH

GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Công tác giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư trên cả nước.

Lai Châu là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước, trong những năm qua nền kinh tế của tỉnh có những bước phát triển nhưng chưa bền vững, sản xuất nông nghiệp vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; toàn tỉnh có 06/8 huyện, thành phố nằm trong những huyện nghèo nhất cả nước theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP và có 75 xã đặc biệt khó khăn, 617 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh, phục vụ sản xuất còn thiếu; việc chuyển đổi ngành nghề thay thế cho sản xuất nông nghiệp thuần nông còn rất hạn chế; trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật chưa cao.

Một bộ phận người nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao, nhất là khi gặp thiên tai hoặc dịch bệnh xảy ra; tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng, khu vực trong tỉnh (hiện 98% hộ nghèo thuộc người dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa); tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện để thực hiện giảm nghèo bền vững. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, chưa đạt hiệu quả cao.

Nguồn lực để thực hiện các mục tiêu thuộc Chương trình giảm nghèo còn hạn chế, việc huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa tương xứng với tiềm năng của một số huyện. Giai đoạn 2016-2020 thực hiện theo Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều” tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 40,4% tương đương trên 36 nghìn hộ nghèo và gần 9 nghìn hộ cận nghèo, trong đó hộ nghèo có xu hướng tập trung ở vùng nông thôn, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Xuất phát từ thực trạng đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số, yêu cầu đặt ra là phải xem xét có những chính sách đặc thù ưu tiên đầu tư nguồn lực nhằm tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện phát triển sản xuất tăng thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững; góp phần giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác giảm nghèo bền vững; đây là chủ trương, chính sách đúng đắn và cần thiết.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, với định hướng triển khai đồng bộ các chương trình, giải pháp giảm nghèo bền vững, giảm khoảng cách chênh lệch về đời sống giữa các vùng, các dân tộc, cần thiết phải xây dựng chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020.

Chương trình được xây dựng trên những căn cứ sau:

- Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;

- Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020;

- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP);

- Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 80/NQ-CP);

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

- Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;

- Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”;

- Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

- Nghị quyết số 145/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh về chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh năm 2016.

- Quyết định số 1582/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh về việc Ban hành chương trình công tác năm 2016.

Chương trình được triển khai thực hiện đối với: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống tại các thôn/bản, các xã vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; các huyện nghèo, xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới, cách thủ đô Hà Nội gần 500 km về phía Tây Bắc, diện tích tự nhiên của tỉnh là 9.067,87 km2, chiếm 2,75% tổng diện tích cả nước. Toàn tỉnh có 08 huyện, thành phố, 108 xã, 1.164 thôn bản, trong đó có 06 huyện nghèo (theo Nghị quyết 30a), 75 xã, 622 thôn bản đặc biệt khó khăn. Dân số tỉnh Lai Châu tính đến 31/12/2015 là trên 43 vạn dân, mật độ dân số trung bình 47 người/km2. Toàn tỉnh có 20 dân tộc cùng sinh sống, người dân tộc thiểu số chiếm gần 87% tổng dân số. Tỷ lệ hộ nghèo đến 31/12/2015 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 là 18,75 %, theo chuẩn nghèo 2016 - 2020 là 40,4%. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đều ảnh hưởng không nhỏ tới thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Cụ thể gồm:

1. Điều kiện tự nhiên

- Về vị trí địa lý: Phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La. Nằm trên các trục đường bộ và đường thủy sông Đà. Đây là những điều kiện thuận lợi cho Lai Châu phát triển trao đổi hàng hóa và du lịch, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, với vị trí cách xa các trung tâm phát triển, đồng thời cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư, khả năng cạnh tranh của hàng hóa địa phương…

- Đất rộng, địa hình cao, sinh thái đa dạng, lượng mưa lớn, khí hậu mát mẻ thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp, cây công nghiệp (cao su, chè), cây dược liệu (thảo quả, astiso...). Tuy nhiên, địa hình rộng nhưng diện tích đất sản xuất và có khả năng sản xuất ít; khí hậu diễn biến phức tạp mang lại nhiều rủi ro trong sản xuất.

- Có hệ thống sông suối dầy đặc, là vùng đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, Lai Châu có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

- Là một tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, đá vôi…đây là điều kiện thuận lợi để Lai Châu phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, đồng thời góp phần tạo việc làm cho khu vực công nghiệp - xây dựng. Tuy nhiên, do trữ lượng khoáng sản thấp, điều kiện khai thác thủ công nên giá thành thiếu cạnh tranh so với các hàng hóa của địa phương khác.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Trong 10 năm qua, nền kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá, song quy mô nhỏ bé, thu ngân sách thấp, do đó ngân sách địa phương bố trí để thực hiện chương trình giảm nghèo còn hạn chế, đa số là ngân sách trung ương.

- Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất ở địa phương tăng nhanh về số lượng song quy mô vừa và nhỏ, do đó không đủ nguồn lực để đầu tư vào các dự án lớn, nhất là trong các lĩnh vực tiềm năng (thủy điện, nông nghiệp …). Các chính sách thu hút đầu tư được tỉnh ban hành với nhiều ưu đãi song do nhiều nguyên nhân (cơ sở hạ tầng còn thấp kém; quy mô thị trường nhỏ; vị trí địa lý xa các trung tâm kinh tế lớn…) nên việc thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế tham gia đầu tư ở địa phương còn khiêm tốn.

- Thị trường hàng hóa phát triển manh mún, tự phát, hệ thống thông tin thị trường yếu nên gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm cho người lao động.

- Lai Châu có lực lượng lao động dồi dào (quy mô dân số trẻ, tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động cao), đây là điều kiện thuận lợi để Lai Châu đẩy mạnh thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Song trình độ tay nghề còn hạn chế, chưa quen với tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp nên tìm kiếm việc làm trong và ngoài tỉnh gặp nhiều khó khăn.

- Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống với nhiều nét văn hóa độc đáo, đây là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa. Trong những năm qua đã có nhiều mô hình phát triển du lịch sinh thái gắn với văn hóa cộng đồng được thành lập và đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, do trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao, tư tưởng tự thỏa mãn và trông chờ, ỷ lại còn tồn tại tiếp tục ảnh hưởng tới việc thực thi các giải pháp giảm nghèo.

II. THỰC TRẠNG NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

- Hiện tại tỉnh Lai Châu có 6/8 huyện, thành phố thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo; có 75 xã đặc biệt khó khăn và có 617 bản đặc biệt khó khăn.

- Theo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đề án đa chiều tại thời điểm 01/01/2016 tổng số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh là 36.094 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 40,4%; số hộ cận nghèo là 8.982 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo là 10,05%. Trong đó: Số hộ nghèo khu vực nông thôn là 34.246 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 48,74%; một số xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 90% như: Bum Tở 94,8%, Pa Vệ Sủ 94%, Pa Ủ 94%. Số hộ nghèo khu vực thành thị là 1.848 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 9,68%; một số thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo cao như: Thị trấn Tân Uyên 34,38%, Thị trấn Nậm Nhùn 15,18%, thị trấn Sìn Hồ 14%.

Số hộ cận nghèo khu vực nông thôn là 8.694 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo là 12,37%; số hộ cận nghèo khu vực thành thị là 288 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo là 1,51%.

- Một số mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh: Trong tổng số 36.094 hộ nghèo mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cụ thể như sau:

+ Tiếp cận dịch vụ y tế là 1.917 hộ, chiếm 5,31%.

+ Bảo hiểm y tế 2.381 hộ, chiếm 6,6%.

+ Trình độ giáo dục của người lớn là 9.820 hộ, chiếm 27,21%.

+ Tình trạng đi học của trẻ em là 1.799 hộ, chiếm 4,98%.

+ Chất lượng nhà ở là 10.400 hộ, chiếm 28,81%.

+ Diện tích nhà ở là 11.627 hộ, chiếm 32,21%.

+ Nguồn nước sinh hoạt là 5.079 hộ, chiếm 14,07%.

+ Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh là 25.460 hộ, chiếm 70,54%.

+ Sử dụng dịch vụ viễn thông là 5.958 hộ, chiếm 16,51%.

+ Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin là 8.871 hộ, chiếm 24,58%.

III. CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2011-2015

1. Kết quả đạt được:

- Hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm vượt chỉ tiêu tỉnh giao trung bình mỗi năm giảm 5,6% vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 46,78% tại thời điểm 01/01/2011 giảm xuống còn 18,75% tại thời điểm 31/12/2015.

- Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh đã giảm dần, một số hộ nghèo đã tự nguyện xin thoát nghèo.

- Đời sống của người dân ở các xã nghèo từng bước được nâng lên. Bình quân thu nhập đầu người toàn tỉnh nói chung đặc biệt là vùng khó khăn nói riêng đều có tốc độ tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người từ 8,2 triệu đồng đầu năm 2010 lên 18,2 triệu đồng năm 2015.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn từng bước được đầu tư toàn diện, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội như các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, trường lớp học, nhà bán trú cho học sinh...từ đó đã phát huy hiệu quả thiết thực phục để vụ sản xuất và đời sống Nhân dân.

- Công tác chỉ đạo, điều hành đã có nhiều đổi mới về nội dung; nhận thức trách nhiệm về công tác giảm nghèo của các cấp, các ngành và người dân được nâng lên, đã huy động được cả hệ thống chính trị để thực hiện công tác giảm nghèo.

- Các chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm đã tạo điều kiện cho người lao động tự tạo được việc làm hoặc tìm kiếm được việc làm có thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình; các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục đã tạo điều kiện để người dân dần được tiếp cận và hưởng thụ với các dịch vụ xã hội tiên tiến hơn.

- Các chính sách về hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn các huyện và giúp cho người nghèo tiếp cận được khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Những kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo đã góp phần củng cố và tăng cường đoàn kết các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

2.1. Hạn chế, yếu kém

- Hàng năm đã giảm tỷ lệ hộ nghèo theo kế hoạch đề ra nhưng kết quả xóa đói giảm nghèo chưa bền vững. Các hộ đã thoát nghèo đời sống còn rất khó khăn, nguy cơ tái nghèo cao (hàng năm có khoảng 5-10% hộ mới thoát nghèo tái nghèo trở lại khi gặp thiên tai, hỏa hoạn).

- Công tác phối hợp trong chỉ đạo điều hành của một số cấp ủy, chính quyền, các ngành và các tổ chức chính trị, xã hội chưa thực sự chặt chẽ. Một số cấp ủy ở cơ sở chưa xây dựng được chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện Nghị quyết hoặc có xây dựng nhưng chưa sát với tình hình thực tế quả địa phương.

- Công tác tuyên truyền vận động mặc dù đã thu được kết quả đáng kể nhưng chưa thực sự sâu rộng đến các hộ nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo. Một bộ phận nhân dân là dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu vùng xa vẫn còn nhiều tập tục lạc hậu, một bộ phận người dân vẫn còn tình trạng du canh du cư.

- Nguồn lực cho công tác giảm nghèo còn hạn chế. Một số địa phương chưa huy động được nguồn lực tại chỗ của cộng đồng, dòng họ hoặc huy động chưa tương xứng với tiềm năng để giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên.

- Cán bộ làm công tác giảm nghèo tại các xã thay đổi thường xuyên, trình độ chuyên môn còn hạn chế nên việc tham mưu cho chính quyền cơ sở chưa tốt, việc điều tra khảo sát các nhu cầu hỗ trợ cho người nghèo chưa sát thực tế, dẫn đến kết quả thực hiện một số chương trình còn thấp.

- Một số chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 30a và Chương trình 135 còn chồng chéo về mức quy định hỗ trợ và trùng lặp đối tượng thụ hưởng. Việc phân cấp cho các xã làm chủ đầu tư thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo còn khó khăn do trình độ cán bộ cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu.

2.2. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

- Nguyên nhân khách quan: Vị trí địa lý không thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn hàng hóa sản xuất ra chưa tạo được lợi thế cnh tranh so với các tỉnh khác; tình hình biến đổi khí hậu, các dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân nhất là người nghèo; cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội tuy đã được cải thiện nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ.

- Nguyên nhân chủ quan: Công tác lãnh, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quyết liệt, chưa thật sự chủ động, tích cực; tuy đã xây dựng được chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện Nghị quyết nhưng chưa sát với thực tế nên khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện; đội ngũ làm công tác giảm nghèo tại các cấp thay đổi thường xuyên đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chỉ đạo điều hành công tác giảm nghèo tại địa phương. Một số cán bộ làm công tác giảm nghèo tại cơ sở trình độ còn hạn chế nên công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tại địa phương chưa đạt hiệu quả cao.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi:

- Công tác giảm nghèo tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước; sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự vào cuộc, phối hợp có trách nhiệm của các cấp, các ngành; sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

- Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và TPP; tham gia các hiệp định thương mại tự do, hội nhập quốc tế với tầm sâu rộng hơn; trong đó sẽ có nhiều cơ hội để người lao động tìm được việc làm mới ổn định, có thu nhập cao hơn và tích lũy những kinh nghiệm, tay nghề cho bản thân.

- Đo lường nghèo đa chiều được Chính phủ ban hành sẽ giúp người nghèo có nhiều cơ hội để nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và đảm bảo an sinh xã hội.

- Kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo được nâng lên. Giai đoạn 2016-2020 Chính phủ thực hiện hai chương trình mục tiêu quốc gia là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Do đó nguồn lực cho giảm nghèo sẽ được đầu tư trọng tâm hơn.

- Công tác giảm nghèo của tỉnh trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả và bài học kinh nghiệm tốt để làm tiền đề triển khai có hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo. Một bộ phận người nghèo đã có ý thức tự phấn đấu vươn lên giảm nghèo; học hỏi cách làm ăn, tận dụng các cơ hội và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp ngày càng được củng cố và phát triển đi sâu về chất, có trình độ nghiệp vụ, có tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Khó khăn:

- Với đặc trưng của tỉnh miền núi giao thông khó khăn, kinh tế còn nhiều hạn chế, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số và có tỷ lệ hộ nghèo cao, sản xuất của hộ gia đình vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

- Trình độ dân trí còn hạn chế, không đồng đều giữa các dân tộc, các vùng, do đó việc tiếp thu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Trong sinh hoạt và sản xuất của một số dân tộc đặc biệt khó khăn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, phương thức sản xuất cũ nên năng suất lao động thấp.

- Cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, xã nghèo chưa đáp ứng đủ cho phát triển kinh tế xã hội; một bộ phận người nghèo, người lao động vùng dân tộc thiểu số còn thiếu việc làm tại chỗ. Thu nhập của hộ nghèo thiếu ổn định, không đủ tích lũy để đề phòng khi tai nạn, ốm đau…xảy ra, luôn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo.

- Chuẩn nghèo chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 40,4%, với trên 36 nghìn hộ nghèo và 9 nghìn hộ cận nghèo; hộ nghèo tập trung ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số. Do đó nguồn lực để thực hiện giảm nghèo sẽ phải tăng lên.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giảm tỷ lệ tái nghèo; tập trung tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân đặc biệt là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tại các địa bàn nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, tiếp cận thông tin. Thực hiện các chính sách giảm nghèo gắn với đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện, các xã biên giới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

2.1. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3-4%/năm (riêng các huyện nghèo giảm từ 4%/năm trở lên); giảm tỷ lệ hộ cận nghèo từ 1 đến 1,5%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020. Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng 1,5 lần so với năm 2015.

2.2. Phấn đấu có 1 đến 2 huyện nghèo ra khỏi danh sách các huyện nghèo của cả nước; 15% số xã, thôn bản đặc biệt khó khăn ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

2.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân. Cụ thể:

+ 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, mặt đường được nhựa hóa; trên 90% thôn, bản có đường xe máy, ô tô đi lại thuận lợi.

+ Trên 95% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.

+ Phát triển hệ thống các công trình thủy lợi đáp ứng trên 85% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích lúa nước và một số loại cây hàng năm.

2.4. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn dưới 70% lao động xã hội; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 50%; mỗi năm tạo việc làm cho trên 7.000 lao động.

2.5. Tiếp cận các dịch vụ xã hội theo tiêu chí nghèo đa chiều:

2.5.1. Về y tế: Trên 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 12 bác sỹ/1vạn dân; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,9%; tỷ lệ giảm sinh bình quân 0,5‰/năm; trên 95% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ 8 loại vắc xin; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 20%; trên 70% số trạm y tế xã có bác sỹ làm việc; trên 96% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 96%.

2.5.2. Về giáo dục: Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia các cấp học: Mầm non 37%, Tiểu học 44%, Trung học cơ sở 33%, Trung học phổ thông 39%.

2.5.3. Về nhà ở: Hoàn thành trên 90% công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015.

2.5.4. Về nước sạch: Trên 95% dân số đô thị được sử dụng nước sạch, trên 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

2.5.5. Về thông tin truyền thông: 100% số xã có cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền, cổ động; 95% các hộ dân được tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm sản xuất, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh thông qua các chương trình phát thanh, truyền hình sách, ấn phẩm truyền thông.

III. NHIỆM VỤ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1. Thực hiện, triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập của hộ nghèo, nhất là hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn:

1.1. Hỗ trợ phát triển sản xuất: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương; tạo sự chuyển biến nhanh hơn về thu nhập và đời sống cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững. Thực hiện các nội dung cụ thể sau:

- Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất;

- Hỗ trợ khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang, để sản xuất nông nghiệp ở những khu vực có khả năng khai hoang, phục hóa.

- Hỗ trợ giống, vật tư, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao;

- Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, bao gồm: bổ sung và nâng cao kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình; giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ tín dụng, thông tin thị trường; xây dựng các mô hình khuyến nông, lâm, ngư và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất...;

Nguồn vốn thực hiện: Từ nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình 30a và Chương trình 135.

(Chi tiết theo biểu số 1 đính kèm)

1.2. Hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo: Hỗ trợ đa dạng các hình thức tạo sinh kế cho người nghèo, thực hiện nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất và đa dạng hóa về thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo; tạo cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường. Thực hiện các nội dung cụ thể sau:

- Nhân rộng các mô hình: khuyến nông, lâm, ngư, mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để người nghèo tiếp cận và tham gia; mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh - quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo ở xã biên giới.

- Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm cho người nghèo thông qua thực hiện đầu tư mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình phân cấp, trao quyền cho cơ sở, người dân trong tổ chức thực hiện chương trình.

- Nhân rộng các mô hình giảm nghèo đã được thử nghiệm thành công khác do các địa phương, các tổ chức quốc tế đã thực hiện.

Nguồn vốn thực hiện: Từ nguồn vốn dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

 (Chi tiết theo biểu số 2 đính kèm)

1.3. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm:

Hỗ trợ đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, thí điểm thực hiện các mô hình đào tạo nghề gắn kết giữa cơ quan quản lý, đơn vị đào tạo và đơn vị sử dụng lao động. Dự kiến bình quân mỗi năm đào tạo nghề ngắn hạn cho 6.000 lao động nông thôn để đảm bảo đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50%, trong đó đào tạo nghề đạt trên 38%.

Đầu tư các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội thu hút, tạo việc làm mới cho người lao động; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút tạo nhiều việc làm. Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo để phát triển sản xuất và vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền tư vấn, giới thiệu việc làm trong nước và tiếp tục tăng cường công tác xuất khẩu lao động. Đảm bảo trong giai đoạn 2016-2020 mỗi năm tạo việc làm cho trên 7.000 lao động.

(Chi tiết theo biểu số 3 đính kèm)

2. Đầu tư cơ sở hạ tầng:

Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn để hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn, thủy lợi...phục vụ sản xuất, dân sinh; các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh; các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã như trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về trạm y tế; các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục như xây dựng lớp tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ở giáo viên, trang thiết bị dạy và học; tiếp tục cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất.

(Chi tiết theo biểu số 1 đính kèm)

3. Hỗ trợ người nghèo thiếu hụt 05 nhu cầu xã hội cơ bản theo đề án nghèo đa chiều của Thủ tướng Chính phủ: Giải quyết cơ bản các thiếu hụt về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch vệ sinh môi trường và thông tin truyền thông cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh theo đề án nghèo đa chiều của Thủ tướng Chính phủ cụ thể:

3.1. Giáo dục: Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; huy động mọi nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất cho việc dạy và học; xây dựng các mô hình giáo dục đặc thù để nâng cao chất lượng.

- Vận động học sinh bỏ học ra lớp, duy trì số lượng học sinh; huy động giáo viên tham gia giảng dạy các lớp phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng học sinh trường nội trú, bán trú; tăng cường giáo dục toàn diện; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp để tạo hứng thú và thu hút học sinh đến trường.

Hỗ trợ miễn, giảm học phí và chi phí học tập, bán trú ăn trưa cho trên 495 nghìn học sinh là con em hộ nghèo nhằm tăng tỷ lệ học sinh đến lớp, tổng kinh phí dự kiến là 330.153 triệu đồng.

(Chi tiết theo biểu số 4 đính kèm)

3.2. Y tế: Tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành để từng bước làm chủ khoa học, kỹ thuật phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.

- Phát triển mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực; chú trọng chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Nâng cao chất lượng cung ứng thuốc, vật tư y tế, bổ sung trang thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của Nhân dân; phát triển các vùng được liệu tại địa phương, từng bước triển khai sản xuất thuốc đông dược phục vụ điều trị cho Nhân dân; đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Dự kiến mua thẻ bảo hiểm y tế cho gần 1,5 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số sống tại các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tổng kinh phí dự kiến là 1.054.300 triệu đồng.

(Chi tiết theo biểu số 5 đính kèm)

3.3. Nhà ở: Tập trung chỉ đạo quyết liệt để cơ bản hoàn thành công tác xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015. Trong đó huy động cả hệ thống chính trị tại cơ sở vào cuộc để giúp đỡ các hộ nghèo đặc biệt là các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; các đoàn thể xã hội như: Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hộ Phụ nữ và anh em dòng họ. Tổng kinh phí dự kiến là 213.610 triệu đồng.

(Chi tiết theo biểu số 6 đính kèm)

3.4. Nước sạch và vệ sinh môi trường:

Tiếp tục xây mới, tổ chức duy tu, sửa chữa định kỳ các công trình nước sinh hoạt trên địa bàn, để đảm bảo cung cấp nước sử dụng cho sinh hoạt của Nhân dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, nhất là các xã xây dựng nông thôn mới. Dự kiến chương trình quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường đầu tư 278.682 triệu đồng để thực hiện cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.

(Chi tiết theo biểu số 7 đính kèm)

3.5. Tiếp cận thông tin - truyền thông: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan thông tin truyền thông; tăng cường quyền tiếp cận thông tin của mọi người dân. Tiếp tục đầu tư, trang bị các phương tiện tuyên truyền cổ động; đầu tư, nâng cấp các đài phát thanh và truyền hình cấp huyện, các trạm phát lại phát thanh truyền hình và đài truyền thanh cơ sở; đầu tư hạ tầng mạng cáp quang đến 100% các xã; thực hiện hỗ trợ phương tiện nghe - xem cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (ưu tiên các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách thuộc dân tộc ít người tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn).

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của người dân nhất là người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức khơi dậy ý chí chủ động, tích cực lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo.

Trong giai đoạn 2016 - 2020 tổ chức và hỗ trợ đầu tư để thực hiện các hoạt động truyền thông giảm nghèo, tổng kinh phí thực hiện 27.600 triệu đồng.

(Chi tiết theo biểu số 8 đính kèm)

4. Nâng cao năng lực cho cán bộ giảm nghèo: Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp nhất là cấp thôn, bản và cấp xã để phấn đấu hàng năm 100% cán bộ, công chức xã, trưởng thôn, bản và cán bộ đoàn thể được tập huấn một số kiến thức cơ bản về kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án, lập kế hoạch về công tác giảm nghèo. Trong giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến tập huấn nâng cao năng lực cho gần 1.600 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo, tổng kinh phí dự kiến là 1.610 triệu đồng.

(Chi tiết theo biểu số 9 đính kèm)

5. Thực hiện các chính sách giảm nghèo khác:

5.1. Tăng cường hỗ trợ tín dụng cho các hộ nghèo, cận nghèo:

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận với các nguồn vốn vay. Đảm bảo sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong việc hướng dẫn người dân sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.

(Chi tiết theo biểu số 10 đính kèm)

5.2. Hỗ trợ khuyến nông - khuyến lâm: Trong giai đoạn 2016 - 2020 xây dựng 14 mô hình khuyến nông - khuyến lâm, tổng kinh phí thực hiện 1.950 triệu đồng.

(Chi tiết theo biểu số 11 đính kèm)

5.3. Hoạt động giám sát, đánh giá: Hỗ trợ kinh phí tổ chức các đoàn đi giám sát, đánh giá thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh và học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn. Trong giai đoạn 2016 - 2020 tổng kinh phí dự kiến là 1.610 triệu đồng.

IV. TỔNG KINH PHÍ

 (Chi tiết theo biểu số 12 đính kèm)

- Tổng kinh phí là: 4.585.972 triệu đồng, cụ thể như sau:

+ Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, chương trình 135: 2.272.221 triệu đồng;

+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo: 10.000 triệu đồng;

+ Hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm: 157.750 triệu đồng;

+ Hỗ trợ giáo dục cho con em hộ nghèo: 330.153 triệu đồng;

+ Hỗ trợ mua BHYT miễn phí cho người nghèo, cận nghèo; người DTTS sống tại vùng khó khăn, ĐBKK: 1.054.300 triệu đồng;

+ Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTG: 213.610 triệu đồng;

+ Hỗ trợ nước sạch - vệ sinh môi trường: 278.482 triệu đồng;

+ Truyền thông giảm nghèo: 14.100 triệu đồng;

+ Nâng cao năng lực cán bộ giảm nghèo: 796 triệu đồng;

+ Vay vốn tín dụng hộ nghèo, vay VSMT: 251.000 triệu đồng;

+ Hỗ trợ khuyến nông khuyến lâm: 1.950 triệu đồng;

+ Hoạt động giám sát giảm nghèo: 1.610 triệu đồng.

- Phân theo nguồn vốn:

+ Ngân sách trung ương: 4.063.212 triệu đồng;

+ Ngân sách địa phương là: 33.635 triệu đồng;

+ Vốn tín dụng là: 372.625 triệu đồng;

+ Huy động khác: 116.500 triệu đồng.

- Phân kỳ phân kỳ đầu tư:

+ Năm 2016: 802.683 triệu đồng;

+ Năm 2017: 890.229 triệu đồng;

+ Năm 2018: 941.187 triệu đồng;

+ Năm 2019: 970.055 triệu đồng;

+ Năm 2020: 981.817 triệu đồng.

- Theo nội dung đầu tư:

+ Vốn đầu tư: 1.649.913 triệu đồng;

+ Vốn sự nghiệp: 2.446.934 triệu đồng;

+ Vốn tín dụng là: 372.625 triệu đồng;

+ Huy động khác: 116.500 triệu đồng.

(Cụ thể theo biểu số 13 đính kèm)

V. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành:

Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo từ tỉnh đến cơ sở; phân công rõ trách nhiệm của các ngành thành viên Ban chỉ đạo trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền:

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bằng nhiều hình thức và nhiều thứ tiếng để phù hợp với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc. Tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương (đặc biệt là tuyên truyền trên đài phát thanh các xã).

3. Xây dựng các cơ chế, chính sách:

- Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo hiện hành như: Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về y tế, giáo dục, khuyến nông - khuyến lâm, hỗ trợ sản xuất...Trong đó trọng tâm là thực hiện các chính sách tạo việc làm, tăng thu nhập, giáo dục đào tạo, dạy nghề nâng cao dân trí để giảm nghèo bền vững.

- Mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về thực hiện các chính sách giảm nghèo từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch; triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện. Bảo đảm tính công khai, minh bạch và tính trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện.

4. Huy động các nguồn lực:

Tỉnh tiếp tục huy động mọi nguồn lực phục vụ cho công tác giảm nghèo, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác giảm nghèo, tạo thành phong trào sâu rộng, thu hút và động viên sự tham gia của các tầng lớp dân cư trong việc thực hiện các chương trình giảm nghèo, việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo. Ngoài nguồn vốn từ các chương trình, dự án do Trung ương cấp, phải tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các nguồn vốn tài trợ quốc tế,...tỉnh cũng bố trí một phần ngân sách địa phương để thực hiện công tác giảm nghèo.

Triển khai lồng ghép chương trình giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nhằm huy động tối đa nguồn lực cho giảm nghèo, đảm bảo người nghèo được thụ hưởng đúng, đủ, kịp thời các chính sách.

5. Về nguồn nhân lực:

Tiếp tục thực hiện tăng cường, luân chuyển cán bộ của huyện xuống xã làm nhiệm vụ giảm nghèo, kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tại chỗ từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước đối với cán bộ tăng cường cơ sở để động viên, khuyến khích cán bộ làm việc có hiệu quả, yên tâm gắn bó với cơ sở.

6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết:

Tăng cường và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch và các chính sách giảm nghèo để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và uốn nắn những sai phạm trong tổ chức thực hiện.

Thực hiện sơ kết giữa kỳ và tổng kết thực hiện đề án để đánh giá kết quả tổ chức thực hiện, tìm ra những mô hình hay, cách làm tốt trong việc thực hiện công tác giảm nghèo; động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích trong triển khai thực hiện chương trình.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành tỉnh:

- Sở Lao động - TBXH (Cơ quan thường trực chương trình): Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn, thực hiện các chính sách: Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, hoạt động giám sát giảm nghèo.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các ngành có liên quan chủ trì cân đối đảm bảo nguồn vốn đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác thuộc lĩnh vực được giao quản lý để thực hiện chương trình.

- Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn vốn sự nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác thuộc lĩnh vực được giao quản lý để thực hiện chương trình. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc quá trình triển khai thực hiện và quyết toán nguồn vốn thực hiện chương trình theo quy định.

- Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan chủ trì hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến nông khuyến lâm, hỗ trợ sản xuất và nước sạch vệ sinh môi trường.

- Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục cho con em hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ Thông tin - truyền thông giảm nghèo.

- Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo, cho vay vốn làm nhà ở theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg và cho vay nước sạch.

- Các sở, ban ngành khác căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành lồng ghép và phối hợp tích cực với các ngành trên để thực hiện chương trình.

- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lai Châu và các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia xây dựng và thực hiện chương trình theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn quy định, đồng thời phát triển mạnh các mô hình, cách làm có hiệu quả trong thời gian qua nhằm thúc đẩy giảm nghèo bền vững.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

Xây dựng kế hoạch giảm nghèo của các huyện, thành phố giai đoạn 2016 - 2020 và các kế hoạch giảm nghèo hàng năm. Trực tiếp và phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, dự án và kế hoạch trên địa bàn.

3. Ủy ban nhân dân các xã/phường, thị trấn:

Kiện toàn Ban chỉ đạo XĐGN cấp xã/phường, thị trấn. Xây dựng kế hoạch giảm nghèo ngắn và dài hạn. Trực tiếp tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch và hệ thống chính sách đối với hộ nghèo.

4. Chế độ báo cáo:

- UBND các huyện, thành phố báo cáo định kỳ quý, 6 tháng, 1 năm về UBND tỉnh thông qua Sở Lao động - TBXH để tổng hợp.

- Thời gian gửi báo cáo:

+ Báo cáo quý vào ngày 25 của tháng cuối quý.

+ Báo cáo 6 tháng vào ngày 20 của tháng cuối quý 2.

+ Báo cáo năm vào ngày 10 của tháng cuối năm.

+ Báo cáo 5 năm vào tháng 11 năm 2020.

KẾT LUẬN

Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016- 2020 được triển khai sẽ góp phần quan trọng cho nhiệm vụ giảm nghèo trên phạm vi toàn tỉnh và đặc biệt là những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa đảm bảo công bằng xã hội và làm nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giảm chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, giữa các dân tộc.

Chương trình được thiết kế với một hệ thống giải pháp, cơ chế, chính sách đồng bộ, nhằm nâng cao năng lực, cũng như khả năng tiếp cận của hộ nghèo, hộ cận nghèo về các dịch vụ phát triển sản xuất, dịch vụ xã hội, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội thuận lợi để người nghèo tự vươn lên thoát nghèo bền vững từng bước nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống vững tin vào đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước./.

 

Biểu số 1

THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH CHƯƠNG TRÌNH 30A, CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

1

Chương trình 30a

Tr.đ

1.670.581

257.070

290.820

328.910

372.230

421.551

 

 

- Vốn sự nghiệp

Tr.đ

756.240

123.870

136.260

149.880

164.870

181.360

 

 

- Vốn đầu tư

Tr.đ

914.341

133.200

154.560

179.030

207.360

240.191

 

2

Chương trình 135

 

601.640

120.328

120.328

120.328

120.328

120.328

 

 

- Vốn sự nghiệp

Tr.đ

177.640

35.528

35.528

35.528

35.528

35.528

 

 

- Vốn đầu tư

Tr.đ

424.000

84.800

84.800

84.800

84.800

84.800

 

3

Tổng nguồn vốn

Tr.đ

2.272.221

377.398

411.148

449.238

492.558

541.879

 

 

NSTW

Tr.đ

2.272.221

377.398

411.148

449.238

492.558

541.879

 

 

NSĐP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 2

NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO (THUỘC CT MTQG GIẢM NGHÈO) GIAI ĐOẠN 2016-2020

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

1

Số mô hình được thực hiện

 

20

2

3

4

5

6

 

2

Kinh phí thực hiện

Tr.đ

10.000

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách TW

Tr.đ

10.000

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

 

 

Ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 3

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2016-2020

STT

Nội dung

ĐVT

Tổng số

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

I

Công tác đào tạo nghề

 

125.000

25.000

25.000

25.000

25.000

25.000

 

1

Số Lao động được đào tạo

30.000

6.000

6.000

6.000

6.000

6.000

 

 

Kinh phí thực hiện

Tr.đ

80.000

16.000

16.000

16.000

16.000

16.000

 

 

- Ngân sách TW

Tr.đ

50.000

10.000

10.000

10.000

10.000

10.000

 

 

- Ngân sách ĐP

Tr.đ

30.000

6.000

6.000

6.000

6.000

6.000

 

2

Kinh phí đầu tư Trường TCN nội trú

Tr.đ

45.000

9.000

9.000

9.000

9.000

9.000

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr.đ

45.000

9.000

9.000

9.000

9.000

9.000

 

II

Công tác giải quyết việc làm

 

32.750

6.350

6.450

6.550

6.650

6.750

 

1

Số lao động được tạo việc làm mới

Người

35.200

6.800

6.900

7.020

7.180

7.300

 

2

Kinh phí thực hiện

Tr.đ

32.750

6.350

6.450

6.550

6.650

6.750

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vay vốn quốc gia việc làm

Tr.đ

25.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

 

 

- Chương trình MT giáo dục nghề nghiệp- việc làm và an toàn lao động

Tr.đ

6.000

1.000

1.100

1.200

1.300

1.400

 

 

- Hỗ trợ hệ thống dịch vụ việc làm

Tr.đ

1.750

350

350

350

350

350

 

III

Nguồn vốn:

 

157.750

31.350

31.450

31.550

31.650

31.750

 

 

- Vốn đầu tư

Tr.đ

45.000

9.000

9.000

9.000

9.000

9.000

 

 

- Vốn sự nghiệp

Tr.đ

87.750

17.350

17.450

17.550

17.650

17.750

 

 

- Vốn tín dụng

Tr.đ

25.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

 

 

Biểu số 4

KẾ HOẠCH HỖ TRỢ HỌC SINH NGHÈO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

TT

Nguồn kinh phí

Đơn vị tính

Tổng số

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

1

Số học sinh được miễn học phí

Lượt h/s

116.276

23.725

23.488

23.253

23.020

22.790

 

2

Số học sinh được giảm học phí

Lượt h/s

67.898

13.854

13.715

13.578

13.443

13.308

 

3

Hỗ trợ chi phí học tập

Lượt h/s

147.025

29.999

29.699

29.402

29.108

28.817

 

4

Hỗ trợ học sinh bán trú ăn trưa

Lượt h/s

164.398

31.974

32.613

32.940

33.269

33.602

 

5

Kinh phí thực hiện

Tr.đ

330.153

65.669

66.048

66.093

66.143

66.200

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngân sách TW

Tr.đ

330.153

65.669

66.048

66.093

66.143

66.200

 

 

- Ngân sách ĐP

Tr.đ

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 5

HỖ TRỢ MUA BẢO HIỂM Y TẾ MIỄN PHÍ

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

1

Số lượt người được mua BHYT miễn phí

L/người

1.491.160

286.998

292.508

298.124

303.848

309.682

 

2

Kinh phí thực hiện

Tr.đ

1.054.300

184.425

209.568

215.751

220.109

224.447

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngân sách TW

Tr.đ

1.054.300

184.425

209.568

215.751

220.109

224.447

 

 

- Ngân sách ĐP

Tr.đ

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 6

HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 33/2015/QĐ-TTg

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

1

Số hộ hỗ trợ

hộ

3.865

773

1.160

1.160

772

 

 

2

Tổng số kinh phí

Tr.đ

213.610

42.675

64.145

64.145

42.645

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vốn vay từ NHCSXH

Tr.đ

96.625

19.325

29.000

29.000

19.300

 

 

 

-Vốn huy động khác

Tr.đ

116.500

23.250

35.000

35.000

23.250

 

 

 

- Kinh phí quản lý (NSĐP)

Tr.đ

485

100

145

145

95

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 7

CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

 

Tổng kinh phí thực hiện

Tr.đ

278.482

55.696,4

55.696,4

55.696,4

55.696,4

55.696,4

 

 

- Vốn đầu tư

 

266.572

53.314,4

53.314,4

53.314,4

53.314,4

53.314,4

 

 

- Vốn sự nghiệp

 

11.910

2.382

2.382

2.382

2.382

2.382

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngân sách TW

Tr.đ

278.482

55.696,4

55.696,4

55.696,4

55.696,4

55.696,4

 

 

- Ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 8

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG GIẢM NGHÈO

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

 

Tổng kinh phí

 

14.100

2.820

2.820

2.820

2.820

2.820

 

 

Trong đó: - NSTW

Tr.đ

12.600

2.520

2.520

2.520

2.520

2.520

 

 

- NSĐP

Tr.đ

1.500

300

300

300

300

300

 

1

Đào tạo kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin, truyền thông ở cơ sở

Tr.đ

800

160

160

160

160

160

 

 

Trong đó: - NSTW

Tr.đ

600

120

120

120

120

120

 

 

- NSĐP

Tr.đ

200

40

40

40

40

40

 

2

Sản xuất, biên tập, phát hành, phát sóng các ấn phẩm truyền thông phục vụ nhân dân

Tr.đ

3.000

600

600

600

600

600

 

 

Trong đó: - NSTW

Tr.đ

2.000

400

400

400

400

400

 

 

- NSĐP

Tr.đ

1.000

200

200

200

200

200

 

3

Trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động cơ sở

Tr.đ

10.300

2.060

2.060

2.060

2.060

2.060

 

 

Trong đó: - NSTW

Tr.đ

10.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

 

 

- NSĐP

Tr.đ

300

60

60

60

60

60

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 9

NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ GIẢM NGHÈO

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

1

Số cán bộ được tập huấn

 

1.592

232

340

340

340

340

 

2

Kinh phí thực hiện

Tr.đ

796

116

170

170

170

170

 

 

Ngân sách TW

Tr.đ

516

116

100

100

100

100

 

 

Ngân sách địa phương

 

280

 

70

70

70

70

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 10

BIỂU VAY VỐN HỘ NGHÈO, VAY NƯỚC SẠCH VSMT TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

1

Tổng vốn vay

Tr.đ

251.000

41.000

47.000

53.000

55.000

55.000

 

2

Vay vốn hộ nghèo

Tr.đ

183.000

30.000

35.000

38.000

40.000

40.000

 

3

Vay vệ sinh môi trường

Tr.đ

68.000

11.000

12.000

15.000

15.000

15.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 11

HỖ TRỢ KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN LÂM CHO NGƯỜI NGHÈO

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

1

Số mô hình được xây dựng

MH

14

2

3

3

3

3

 

2

Số người được tập huấn

Người

950

150

200

200

200

200

 

3

Kinh phí thực hiện

Tr.đ

1.950

300

400

400

400

450

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngân sách TW

Tr.đ

820

170

150

180

170

150

 

 

- Ngân sách địa phương

Tr.đ

1.130

130

250

220

230

300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 12

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT GIẢM NGHÈO

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

1

Kinh phí thực hiện

Tr.đ

1.610

234

284

324

364

404

 

2

Ngân sách TW

Tr.đ

1.370

234

254

274

294

314

 

3

Ngân sách địa phương

 

240

 

30

50

70

90

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 13

TỔNG KINH PHÍ CỦA KẾ HOẠCH GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

TT

Danh mục

Đơn vị tính

Tổng số

Theo nguồn vốn

Theo các năm

Theo nội dung đầu tư

NSTW

NSĐP

Vốn tín dụng

Vốn khác

2016

2017

2018

2019

2020

Nguồn đầu tư

Nguồn sự nghiệp

Vốn vay

Huy động khác

1

Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, chương trình 135

Tr.đ

2.272.221

2.272.221

 

 

 

377.398

411.148

449.238

492.558

541.879

1.338.341

933.880

 

 

2

Nhân rộng mô hình giảm nghèo

Tr.đ

10.000

10.000

 

 

 

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

 

10.000

 

 

3

Hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Tr.đ

157.750

102.750

30000

25.000

 

31.350

31.450

31.550

31.650

31.750

45.000

87.750

25.000

 

4

Hỗ trợ giáo dục cho con em hộ nghèo

Tr.đ

330.153

330.153

 

 

 

65.669

66.048

66.093

66.143

66.200

 

330.153

 

 

5

Hỗ trợ mua BHYT miễn phí cho người nghèo, cận nghèo; người DTTS sống tại vùng khó khăn, ĐBKK

Tr.đ

1.054.300

1.054.300

 

 

 

184.425

209.568

215.751

220.109

224.447

 

1.054.300

 

 

6

Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ- TTG

Tr.đ

213.610

 

485

96.625

116.500

42.675

64.145

64.145

42.645

 

 

485

96.625

116.500

7

Hỗ trợ nước sạch - vệ sinh môi trường

Tr.đ

278.482

278.482

 

 

 

55.696,4

55.696,4

55.696,4

55.696,4

55.696,4

266.572

11.910

 

 

8

Truyền thông giảm nghèo

Tr.đ

14.100

12.600

1.500

 

 

2.820

2.820

2.820

2.820

2.820

 

14.100

 

 

9

Nâng cao năng lực cán bộ giảm nghèo

Tr.đ

796

516

280

 

 

116

170

170

170

170

 

796

 

 

10

Vay vốn tín dụng hộ nghèo, vay VSMT

Tr.đ

251.000

 

 

251.000

 

41.000

47.000

53.000

55.000

55.000

 

 

251.000

 

11

Hỗ trợ khuyến nông khuyến lâm

Tr.đ

1.950

820

1.130

 

 

300

400

400

400

450

 

1.950

 

 

12

Hoạt động giám sát giảm nghèo

Tr.đ

1.610

1.370

240

 

 

234

284

324

364

404

 

1.610

 

 

 

Tổng cộng

Tr.đ

4.585.972

4.063.212

33.635

372.625

116.500

802.683

890.229

941.187

970.055

981.817

1.649.913

2.446.934

372.625

116.500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 14

DỰ KIẾN CÁC XÃ, HUYỆN THOÁT KHỎI TÌNH TRẠNG XÃ ĐBKK, HUYỆN NGHÈO TẠI THỜI ĐIỂM 31/12/2020

TT

Huyện, xã

Ghi chú

I

Thoát khỏi huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ

 

1

Huyện Than Uyên

 

2

Huyện Tân Uyên

 

II

Các xã thoát khỏi tình trạng ĐBKK (Chương trình 135)

 

1

Xã Bản Bo - Huyện Tam Đường

 

2

Xã Bản Hon - Huyện Tam Đường

 

3

Xã Bản Giang - Huyện Tam Đường

 

4

Xã Thèn Sin - Huyện Tam Đường

 

5

Xã Nậm Cần - Huyện Tân Uyên

 

6

Xã Tà Mít - Huyện Tân Uyên

 

7

Xã Pú Đao - Huyện Nậm Nhùn

 

8

Xã Mường Kim - Huyện Than Uyên

 

9

Xã Ta Gia - Huyện Than Uyên

 

10

Xã Bum Nưa - Huyện Mường Tè

 

11

Xã Lùng Thàng - Huyện Sìn Hồ