Quyết định 30/2010/QĐ-UBND quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho thời kỳ 2011–2015 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Số hiệu: 30/2010/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Phạm Thế Dũng
Ngày ban hành: 20/12/2010 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2010/QĐ-UBND

Pleiku, ngày 20 tháng 12 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH CHO THỜI KỲ 2011-2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2008/NQ-QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội về việc kéo dài nhiệm kỳ hoạt động 2004 - 2009 của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước 2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011 và các chế độ chính sách của nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 19/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX kỳ họp thứ 21 về việc thông qua Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho thời kỳ 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho thời kỳ 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

(Có Quy định chi tiết đính kèm)

Điều 2.

- Căn cứ Quy định này, Thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành xây dựng dự toán thu - chi ngân sách hàng năm đảm bảo cân đối và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Quyết định này là cơ sở để xây dựng dự toán chi ngân sách của từng sở, ngành, địa phương. Định mức phân bổ ngân sách đã bao gồm toàn bộ tiền lương, theo mức lương tối thiểu 730.000 đồng.

- Định mức phân bổ chi ngân sách các huyện, thị xã, thành phố đã bao gồm chi ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Các định mức này mang tính chất tạo nguồn cho ngân sách huyện, không phải là định mức chi tiêu ngân sách. Căn cứ tổng nguồn được phân bổ, khả năng tài chính - ngân sách và đặc điểm tình hình ở địa phương, UBND các huyện, thị xã, thành phố trình HĐND cùng cấp ban hành định mức phân bổ cụ thể cho từng lĩnh vực chi, từng cấp ngân sách để làm căn cứ xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách ở địa phương năm 2011, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách mới. Đối với khoản chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề và khoa học công nghệ, địa phương xây dựng không được thấp hơn so với tỉnh giao. Định mức phân bổ dự toán chi của huyện, thị xã, thành phố được gửi về Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, thực hiện trong năm ngân sách 2011 và thời kỳ ổn định mới 2011-2015 theo Luật Ngân sách nhà nước. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc và khi Trung ương có các quy định mới, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ trình Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh lại cho phù hợp.

Quyết định này thay thế Quyết định số 85/2006/QĐ-UBND ngày 19/10/2006 của UBND tỉnh về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán ngân sách cho thời kỳ 2007-2010.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực tnh ủy(B/c);
- Thường trực HĐND t
nh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội t
nh;
- Bộ Tài ch
ính, Bộ KHĐT;
- CT, các PCT UBND t
nh;
- Cục Kiểm tra VBQPPL- Bộ Tư pháp;

- Lãnh đạo VP. UBND tnh;
- Lưu VT-TH-TT Tin học.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Thế Dũng

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH CHO THỜI KỲ 2011-2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI.

(kèm theo Quyết định s 30/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh)

CƠ SỞ PHÁP LÝ: Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 ca Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ; Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011 và các chế độ chính sách của nhà nước. Trên cơ sở kế thừa Đề án phân cấp ổn định nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán cho thời kỳ 2007-2010 đã được Hội đồng nhân dân tnh thông qua tại Nghị quyết số 26/2006/NQ-HĐND ngày 06/10/2006 và khả năng ngân sách của địa phương, khả năng quản lý để xây dựng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho thời k 2011-2015.

Phần I

PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

A. Phân cấp nguồn thu:

1) Nguyên tc chung v phân cp ngun thu trong thời kỳ 2011-2015:

a) Các khoản thuế; thu phạt, tịch thu và thu khác về thuế: Đi với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nhiều huyện, địa điểm kinh doanh không ổn định ngân sách cấp tỉnh được hưng.

b) Thu tiền sử dụng đất và tiền cho thuê đất: Dự án cấp nào đầu tư thực hiện thì cấp đó được hưng; tiền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế nộp (kể cả giao cho thành phthu) ngân sách cấp tỉnh được hưởng; tiền sử dụng đất thu từ các hộ gia đình, cá nhân ngân sách huyện được hưởng. Thu tin bán nhà thuộc sở hữu nhà nước (bao gồm cả tin bán nhà và tiền sử dụng đất): cấp nào quản lý cấp đó được hưởng.

c) Thu phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính và được cụ thể hóa tại Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND ngày 04/02/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2) Phân cấp nguồn thu:

a) Các khoản thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước, thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân; thu phạt, tịch thu và thu khác của ngành thuế:

- Ngân sách cấp tỉnh hưởng 100% gồm: Thu từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn tham gia của nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp không có vốn tham gia nhà nước do Cục thuế tỉnh thu.

- Ngân sách huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là ngân sách huyện) hưởng 100% gồm: Thu từ doanh nghiệp không có vốn tham gia của nhà nước (trừ Cục thuế tỉnh thu), hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể, đơn vị sự nghiệp do Chi cục thuế thu.

Riêng đối với thành phố Pleiku: Các khoản thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp thu từ doanh nghiệp không có vốn tham gia của nhà nước, hợp tác xã, thợp tác, hộ kinh doanh cá thể, đơn vị sự nghiệp do Chi cục thuế thành phố thu được điều tiết ngân sách cấp tỉnh 10%, ngân sách thành phố 90%.

Các khoản thuế, thu phạt, tịch thu và thu khác về thuế của doanh nghiệp không có vốn tham gia nhà nước, hp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể, đơn vị sự nghiệp giao Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố quản lý thu đuợc ổn định từ đầu năm 2011 đến hết năm 2015.

b) Thu tiền sử dụng đất và tiền cho thuê đất:

- Ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%: Dự án do ngân sách cấp tỉnh đầu tư thực hiện; Thu tiền sử dụng đất từ các tổ chức kinh tế (kể cả giao cho thành phố thu).

- Ngân sách huyện hưởng 100%: Dự án do ngân sách huyện đầu tư thực hiện; Thu tiền sử dụng đất từ các hộ gia đình, cá nhân.

c) Thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước (bao gồm cả tin bán nhà và tin sử dụng đất):

- Ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%: Do các cơ quan cấp tỉnh quản lý.

- Ngân sách huyện hưởng 100%: Do các cơ quan cấp huyện, cấp xã quản lý.

d) Thu phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông:

- Cơ quan cấp tỉnh và cơ quan Trung ương đóng chân trên địa bàn tỉnh xử lý: ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%.

- Cơ quan cấp huyện; Công an cấp huyện xử lý: ngân sách cấp tỉnh 70%, ngân sách cấp huyện 30%.

- Do Ủy ban nhân dân và các lực lượng cp xã xử lý: Ngân sách cấp xã 100%.

đ) Các khoản thu từ hoạt động xổ skiến thiết; thu phí xăng dầu; thu tiền bán cây đứng; thu hồi vốn, thu nhập từ vốn góp: Ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%.

e) Thu sự nghiệp; thu phí, lệ phí; thu tiền thuê mặt nước; thu tiền thuê nhà, thuê quy bán hàng, thu khấu hao cơ bản nhà; thu khác ngân sách; thu huy động, đóng góp; thu viện trợ:

- Ngân sách cấp tỉnh 100%: Do các cơ quan cấp tnh quản lý.

- Ngân sách huyện 100%: Do các cơ quan cấp huyện, cấp xã quản lý.

f) Thu phạt, tịch thu:

- Ngân sách cấp tỉnh 100%: Do các cơ quan cấp tỉnh xử lý.

- Ngân sách huyện 100%: Do các cơ quan cấp huyện, cấp xã (kể cả hạt kiểm lâm) xử lý.

g) Lệ phí trước bạ, thuế nhà đất: ngân sách huyện hưởng 100%.

Tlệ (%) phân chia nguồn thu giữa ngân sách cấp huyện với ngân sách cấp xã theo bản kê đính kèm.

B. Phân cấp nhiệm vụ chi:

1) Nhim vchi của ngân sách cp tnh:

1.1) Chi đầu tư phát triển:

a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do cấp tỉnh qun lý.

b) Đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

c) Trả nợ gốc và lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN; các khoản vay thực hiện kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn và các khon vay thực hiện các mục tiêu theo chỉ định của Chính phủ.

d) Bù lcho các hoạt động công ích; cấp vốn điều lệ và hỗ trợ các Quỹ hỗ trợ đầu tư, trích lập quỹ phát triển đất; hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thương mại của địa phương.

đ) Htrợ các dự án đầu tư được hưởng ưu đãi, chi thưởng cho các tổ chức kinh tế có thành tích thực hiện tốt các hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu, đóng góp nguồn thu v.v... được địa phương khuyến khích.

e) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

1.2) Chi thường xun:

a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do tnh qun lý:

- Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông trên các tuyến đường do tnh quản lý; hỗ trợ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn;

- Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi: hoạt động của các trung tâm, trạm, trại nông nghiệp do tnh quản lý; hoạt động bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông; hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi; chi cp bù miễn thu thủy lợi phí; chi các dự án nông nghiệp; phòng chống, khắc phục hậu quả lũ lụt; phòng chống dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi;

- Sự nghiệp lâm nghiệp: hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng; hoạt động khuyến lâm; chống khai thác, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trái phép;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành; quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị do tỉnh quản lý;

- Đo đạc, lập bản đồ, lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác;

- Chi các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, khuyến khích hỗ trợ đu tư khuyến công;

- Điều tra cơ bản và các sự nghiệp kinh tế khác.

b) Chi các hoạt động môi trường:

- Điều tra cơ bản, thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu về bo vệ môi trường;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; đào tạo, tập huấn chuyên môn, quản lý về bảo vệ môi trường; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Hoạt động các khu bảo tồn thiên nhiên; rừng quốc gia thuộc tỉnh quản lý;

- Các hoạt động sự nghiệp môi trường khác.

c) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề:

- Giáo dục trung học phổ thông (kể cả dân tộc nội trú, bổ túc văn hóa);

- Đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị tại các cơ sở thuộc tỉnh quản lý;

- Đào tạo lại cán bộ, công chức thuộc biên chế cấp tỉnh; tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại các cơ sở thuộc tỉnh quản lý;

- Bù miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ cho các trường do cấp tỉnh quản lý;

- Hỗ trợ giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ s (sách giáo khoa, đdùng dạy học, vở học sinh...);

- Hỗ trợ cán bộ công chức trình độ cao mới được đào tạo hoặc mới được tiếp nhận ở các cơ quan cp tnh;

- Chi các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo khác.

d) Các hoạt động sự nghiệp y tế:

- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác tại các bệnh viện và các cơ sy tế cấp tỉnh (k cbệnh viện đa khoa khu vực thị xã An Khê và thị xã AyunPa);

- Mua thẻ bảo hiểm y tế cho cựu chiến binh, người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và trẻ em dưới 6 tuổi.

- Htrợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng cận nghèo; học sinh, sinh viên theo học tại các trường do cấp tỉnh quản lý.

- Các hoạt động sự nghiệp y tế khác.

đ) Hoạt động khoa học và công nghệ do cấp tỉnh quản lý.

e) Các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình do cấp tỉnh quản lý.

f) Các hoạt động sự nghiệp xã hội:

- Hoạt động của các trung tâm, trại xã hội thuộc tỉnh quản lý;

- Mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ của các đối tượng do tỉnh quản lý;

- Hỗ trợ, cấp không thu tiền các mặt hàng chính sách cho đồng bào dân tộc, người nghèo và các đối tượng theo quy định;

- Hỗ trợ đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, đồng bào dân tộc, người nghèo, người bị nhiễm chất độc hoá học; cứu đói, cứu trợ xã hội đột xuất;

- Khắc phục thiên tai trên diện rộng, vượt quá khả năng của ngân sách huyện;

- Các hoạt động xã hội khác.

g) Các nhiệm vụ về quốc phòng:

- Hội nghị, tập huấn nghiệp vụ và báo cáo công tác quốc phòng do cấp tỉnh tổ chức;

- Thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ cấp tnh;

- Đảm bảo chế độ, chính sách đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị; đào tạo cán bộ quân sự địa phương; huấn luyện, bồi dưỡng các đối tượng khác do cấp tnh tổ chức;

- Thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, hậu phương quân đội và chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân địa phương do cấp tỉnh thực hiện;

- Công tác giáo dục quc phòng, bi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ, công chức học tại Trường Quân sự tỉnh;

- Mua sm trang phục của cán bộ, chiến sĩ dân quân nòng cốt theo quy định của pháp luật;

- Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa các công trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu, doanh trại, kho tàng của các cơ quan quân sự cấp tỉnh, trường Quân sự tỉnh theo khả năng của ngân sách cấp tỉnh;

- Các nhiệm vụ khác.

h) Các nhiệm vụ về an ninh và trật tự an toàn xã hội:

- Phòng chống tham nhũng, chống buôn lậu, gian lận thương mại do cấp tỉnh thực hiện;

- Quản lý vận chuyển, sử dụng vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, chất độc, chất phóng xạ và quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt;

- Quản lý việc đi lại, cư trú của người nước ngoài ở địa phương;

- Phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội; phòng, chống ma túy do cơ quan cấp tỉnh thực hiện;

- Công tác an toàn giao thông do các cơ quan cp tỉnh thực hiện;

- Công tác phòng cháy chữa cháy do Công an tỉnh thực hiện;

- Thực hiện công tác quản lý phân giới, bảo vệ biên giới;

- Chi cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiu strong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tquốc theo Chthị 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hỗ trợ xây dựng, cải tạo, và sửa chữa trụ sở làm việc, trại tạm giam, nhà tạm giữ, mua sm trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ cho các cơ quan Công an cấp tỉnh theo khả năng của ngân sách cấp tỉnh;

- Công tác an ninh và trật tự an toàn xã hội khác.

i) Hoạt động của Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước thuộc cấp tnh quản lý.

k) Hoạt động của các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam cấp tỉnh; hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp không có vốn tham gia của nhà nước, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp.

l) Hoạt động của các cơ quan cấp tỉnh của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

m) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở tnh đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước và hỗ trợ các cơ quan, đơn vị cấp trên có tham gia thực hiện những nhiệm vụ của địa phương theo khả năng ngân sách của cấp tỉnh.

n) Ch tuyên truyn, phổ biến, giáo dục pháp luật, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và các hoạt động giám định tư pháp do các cơ quan cấp tỉnh thực hiện.

o) Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia do địa phương thực hiện.

p) Trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách, trợ giá xuất bản báo Gia Lai.

q) Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của tnh.

r) Trợ cấp cân đối, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện.

s) Chuyển nguồn ngân sách tnh năm trước sang ngân sách tỉnh năm sau.

t) Chi cho các nhiệm vụ đối ngoại với nước bạn theo phân cấp của Chính phủ và theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.

u) Thực hiện vốn đối ứng theo quy định của pháp luật.

v) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

2) Nhim vchi của ngân sách cấp huyn:

2.1) Chi đầu tư phát triển:

a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng do cấp huyện, cấp xã quản lý (trừ các công trình đã được phân cấp chi cho ngân sách xã):

+ Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn đường nội thị, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, vỉa hè (trừ các tuyến đường thuộc các dự án trọng điểm do ngân sách tỉnh đầu tư);

+ Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn các công trình vệ sinh công cộng, hệ thống nước sinh hoạt, công trình bảo vệ môi trường; công viên, khu vui chơi giải trí và các công trình phúc lợi công cộng khác;

+ Xây dựng mi, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn trụ sở xã, trạm y tế xã, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở;

+ Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa trụ sở, cơ sở làm việc, trang thiết bị chuyên môn các cơ quan thuộc huyện;

+ Xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa lớn đường giao thông, đường điện, công trình thủy lợi.

b) Đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trích lập quỹ phát triển đất;

c) Chi chương trình 135 theo phân cấp của tỉnh;

d) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

2.2) Chi thường xuyên:

a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế:

- Sự nghiệp nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, lâm nghiệp, thủy lợi, chi cấp bù miễn thủy lợi phí, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công;

- Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình giao thông, cầu đường (trừ quốc lộ, tnh lộ), bến xe do cấp huyện, xã quản lý;

- Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, va hè, hệ thng thoát nước, giao thông nội thị, công viên, cây xanh, vệ sinh đô thị và các sự nghiệp thị chính khác;

- Quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết cấp huyện, cấp xã;

- Đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Duy tu, bảo dưỡng công trình phúc lợi công cộng và các sự nghiệp kinh tế khác.

b) Chi các hoạt động môi trường:

- Quản lý các công trình vệ sinh công cộng; trang bị thiết bị, phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở khu dân cư, nơi công cộng;

- Xử lý chất thải, xử lý chất thi nguy hại, xử lý, chôn lấp chất thải;

- Hoạt động quản lý về bảo vệ môi trường theo nhiệm vụ được phân cấp cho cấp huyện;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; đào tạo, tập huấn chuyên môn, quản lý về bảo vệ môi trường; khen thưởng việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Các hoạt động sự nghiệp môi trường khác.

c) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề:

- Hoạt động giáo dục mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo), tiểu học, trung học cơ sở (kể cả dân tộc nội trú, bổ túc văn hóa);

- Công tác xóa mù, phổ cập tiểu học, phổ cập trung học cơ s;

- Đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, dạy nghề tại các cơ sở thuộc huyện, thị xã, thành phố quản lý;

- Đào tạo lại cán bộ, công chức thuộc biên chế cấp huyện, xã, cán bộ không chuyên trách cấp xã, cán bộ thôn, làng, tổ dân phố; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở thuộc huyện quản lý;

- Bù miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ cho các trường do cấp huyện quản lý;

- Hỗ trợ cán bộ công chức trình độ cao mới được đào tạo hoặc mới được tiếp nhận ở các cơ quan cấp huyện, xã.

- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo khác.

d) Hoạt động sự nghiệp y tế:

- Phòng bệnh, chữa bệnh, và các hoạt động y tế khác tại bệnh viện đa khoa huyện, thành phố; trung tâm y tế dự phòng huyện, thị xã, thành phố; trạm y tế trung tâm và các trạm y tế xã, phường, thị trấn;

- Hoạt động dân số và kế hoạch hóa gia đình;

- Các hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác do cấp huyện quản lý. Riêng kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và hỗ trợ mua thbảo hiểm y tế cho đi tượng cận nghèo do ngân sách tỉnh đảm bảo;

- Hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh theo học tại các trường do cấp huyện quản lý (trừ trẻ em dưới 6 tuổi);

- Các hoạt động sự nghiệp y tế khác.

đ) Các hoạt động khoa học, công nghệ do cấp huyện, thị xã, thành phố quản lý.

e) Các hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin (kể cả chi triển khai, sơ kết, tng kết, khen thưng và các nội dung hoạt động khác của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sng văn hóa ở khu dân cư), hoạt động sự nghiệp thể dục thể thao do cấp huyện, thị xã, thành phố quản lý.

f) Chi hoạt động Đài truyền thanh, truyền hình; trạm phát lại truyền hình vùng lõm các huyện.

g) Các hoạt động sự nghiệp xã hội:

- Trợ cấp đối tượng xã hội cộng đồng, đối tượng nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi;

- Mua thẻ bảo him y tế cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ của các đối tượng do huyện quản lý;

- Cứu đói, cứu trợ, cứu tế xã hội thường xuyên và đột xuất;

- Công tác quản trang;

- Hỗ trợ đối tượng chính sách (thăm hỏi, sửa chữa nhà v.v...);

- Các hoạt động xã hội khác.

h) Các nhiệm vụ về quốc phòng:

- Hội nghị, tập huấn nghiệp vụ và báo cáo công tác quốc phòng do cấp huyện, thị xã, thành phố tổ chức;

- Tổ chức và huy động lực lượng dự bị động viên;

- Chế độ và hoạt động của đại đội dân quân cơ động, tiểu đội dân quân thường trực, trung đội dân quân súng máy phòng không 12,7 mm theo quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền;

- Đảm bảo chế độ, chính sách đối với sĩ quan dự bị;

- Đảm bảo công tác phòng không nhân dân;

- Thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, hậu phương quân đội và chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân địa phương do cấp huyện, thị xã, thành phố thực hiện;

- Tổ chức thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, công tác tuyển quân;

- Công tác giáo dục quốc phòng, huấn luyện quân nhân dự bị, dân quân tự vệ do cấp huyện, thị xã, thành phố thực hiện;

- Htrợ quân sự, công tác quân sự địa phương ở cơ sở và xã biên giới;

- Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa các công trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu, doanh trại, kho tàng của các cơ quan quân sự cấp huyện, thị xã, thành phố theo khả năng của ngân sách cấp huyện;

- Các nhiệm vụ khác.

i) Các nhiệm vụ về an ninh và trật tự an toàn xã hội:

- Phòng chống tham nhũng, chống buôn lậu, gian lận thương mại do cấp huyện, thị xã, thành phố thực hiện;

- Chi công tác phòng cháy, chữa cháy (trừ công tác phòng cháy chữa cháy do Công an tỉnh thực hiện);

- Chi phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội; phòng, chống ma túy do cơ quan cấp huyện, thị xã, thành phố thực hiện;

- Công tác an toàn giao thông do các cơ quan cấp huyện, thị xã, thành phố thực hiện;

- Thực hiện công tác quản lý và bảo vệ biên giới do các cơ quan cấp huyện, thị xã, thành phố thực hiện;

- Sơ kết, tổng kết, khen thưởng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Chi cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo Chthị 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Hỗ trợ an ninh trật tự ở cơ sở và xã biên giới;

- Hỗ trợ xây dng, cải tạo, và sửa chữa trụ sở làm việc, trại tạm giam, nhà tạm giữ, mua sắm trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ cho cơ quan Công an cấp huyện, thị xã, thành phố theo khả năng của ngân sách cấp huyện;

- Công tác an ninh và trật tự an toàn xã hội khác.

k) Hoạt động của hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước cấp huyện, thị xã, thành phố.

l) Hoạt động của cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam cấp huyện, thị xã, thành phố; hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức cơ s Đng trong các doanh nghiệp không có vốn tham gia của nhà nước, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp.

m) Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, thị xã, thành phố.

n) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp huyện, thị xã, thành phố đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ ca nhà nước và hỗ trợ các cơ quan, đơn vị cấp trên có tham gia thực hiện những nhiệm vụ của địa phương theo khả năng ngân sách của cấp huyện.

o) Chi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, rà soát văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan cấp huyện thực hiện.

p) Hoạt động của các trung tâm cụm xã trên địa bàn.

q) Thực hiện các nhiệm vụ chi được ngân sách cp tnh bổ sung có mục tiêu.

r) Chi bổ sung cho ngân sách cấp xã.

s) Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.

t) Chi cho các nhiệm vụ đối ngoại với nước bạn.

u) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

3) Nhim vchi của ngân sách cấp xã:

3.1) Chi đầu tư phát triển:

a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng do cấp xã quản lý:

+ Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn đường giao thông nội bộ (đường liên thôn, làng, đường hẻm);

+ Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn các công trình phúc lợi công cộng do cấp xã quản lý;

+ Xây dựng mới, cải tạo, nâng cp, sửa chữa lớn trụ sở, trường mm non, phòng họp, nhà sinh hoạt cộng đồng ở thôn, buôn, làng, tổ dân phố, công trình thủy lợi nhdo UBND cấp huyện quyết định phù hợp với khả năng quản lý của từng xã;

b) Các khoản chi đầu tư từ các nguồn vn do nhân dân đóng góp và các khoản chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

3.2) Chi thường xuyên:

a) Hoạt động ca hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam cấp xã.

c) Hoạt động của các tchức chính trị - xã hội cp xã; hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; hỗ trợ các hội, đoàn thể xã hội ở cấp xã theo quy định.

d) Chế độ tiền lương, phụ cấp và kinh phí hoạt động của cán bộ thôn, buôn, làng, tổ dân phố, già làng, trưởng bản theo quy định của trung ương và địa phương.

đ) Chi đảm bảo hoạt động thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình giao thông, thủy lợi, công trình phúc lợi công cộng do xã quản lý.

e) Hoạt động quản lý về bảo vệ môi trường theo nhiệm vụ được phân cp cho cp xã.

f) Chi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tủ sách pháp luật, hoạt động hòa giải ở cơ sở.

g) Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn. Hỗ trợ các hoạt động giáo dục (nhà trẻ, mẫu giáo, btúc văn hóa, xóa mù chữ, phcập giáo dục..).

h) Đào tạo lại cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ cơ sở theo nhiệm vụ được phân cấp.

i) Phụ cấp và kinh phí hoạt động cho cán bộ y tế thôn, buôn, làng. Hỗ trợ công tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc trẻ em.

k) Hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin (kể cả thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư), thể dục thể thao, truyền thanh do cấp xã quản lý.

l) Htrợ đối tượng chính sách; cứu đói, cứu trợ, cứu tế xã hội thường xuyên và đột xuất; trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc trước năm 1998.

m) Công tác quốc phòng và dân quân tự vệ do cấp xã thực hiện:

- Huấn luyện, diễn tập, hoạt động thường xuyên của lực lượng dân quân tự vệ;

- Tổ chức thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, công tác tuyển quân;

- Công tác giáo dục quốc phòng do cấp xã thực hiện;

- Đảm bảo chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ;

- Công tác quốc phòng khác.

n) Các nhiệm vụ về an ninh và trật tự an toàn xã hội:

- Chi đảm bảo hoạt động của Công an xã (trừ Công an phường), bảo vệ dân phố, công tác an ninh cơ sở, an ninh nông thôn;

- Chi đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội do cấp xã thực hiện;

- Thực hiện công tác quản lý và bảo vệ biên giới do cấp xã thực hiện;

- Sơ kết, tổng kết, khen thưởng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Công tác an ninh và trật tự an toàn xã hội khác.

o) Htrợ hoạt động của các trung tâm cụm xã trên địa bàn.

p) Thực hiện nhiệm vụ chi được ngân sách cấp huyện bổ sung có mục tiêu.

q) Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.

r) Hỗ trợ các cơ quan, đơn vị cấp trên có tham gia thực hiện những nhiệm vụ của địa phương theo khả năng ngân sách của cấp xã.

s) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

Phần II

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI NGÂN SÁCH

A. Những quy định chung:

1) V tiêu chí phân b:

- Đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh: chọn quy mô đi tượng chi làm tiêu chí cơ bản phân bổ chi ngân sách. Cụ thể:

+ Đi với các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề: chọn tiêu chí s lp;

+ Đối với các cơ sở khám chữa bệnh: chọn tiêu chí số giường bệnh;

+ Đối với các đơn vị quản lý hành chính: chọn tiêu chí biên chế và quỹ tiền lương.

Đi với một số đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh có nhiệm vụ chuyên môn tương đối rộng, không ổn định, khối lượng hóa được quy mô của các nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ thường chi có một đơn vị thực hiện. Do vậy, đối với các đơn vị này căn cứ nhiệm vụ hoạt động cụ thể hàng năm để tính toán mức phân bổ kinh phí.

- Đối với ngân sách huyện: chọn quy mô về dân số có phân loại theo khu vực, theo độ tuổi làm tiêu chí phân bổ chi ngân sách, để các khu vực khó khăn có kinh phí đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước, có điều kiện phát triển, đảm bảo tính công bằng. Riêng đối với các lĩnh vực chi được cơ quan có thẩm quyền giao chi tiêu cụ thể như: sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề, sự nghiệp y tế, Đài truyền thanh - truyền hình, quản lý hành chính được chọn tiêu chí về chỉ tiêu của cấp có thẩm quyền giao để phân bổ là chính; tiêu chí phân bổ theo quy mô dân số là phụ (vì: để tránh sự chênh lệch về quy mô dân sgiữa các huyện, thị xã, thành ph).

2) Định mức phân bổ chi ngân sách cho huyện, thị xã, thành phố đã bao gồm cả chi ngân sách cấp huyện và chi ngân sách cấp xã. Các định mức này mang tính chất tạo nguồn cho ngân sách huyện, không phải là định mức chi tiêu ngân sách. Căn cứ tng nguồn được phân bổ, HĐND huyện, thị xã, thành phố quyết định phân bổ cụ thể cho từng lĩnh vực chi, từng cấp ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ chi đã được phân cấp. Đối với khoản chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo - dạy nghề và khoa học công nghệ địa phương không được chi thấp hơn so với tỉnh giao.

3) Đối với các huyện, thị xã, thành phố nhận bổ sung cân đối từ ngân sách cấp tỉnh; căn cứ khả năng của ngân sách cấp tỉnh, hằng năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, Ủy ban nhân dân tnh sẽ trình Hội đồng nhân dân tỉnh hỗ trợ thêm cho các địa phương này một phần kinh phí để giảm bớt khó khăn cho các địa phương.

4) Dự toán chi các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định (từ năm 2012 trở đi) đối với lĩnh vực chi thuộc ngân sách cấp tỉnh như quản lý hành chính, sự nghiệp y tế, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp nghiên cứu khoa học được điều chỉnh tăng thêm hàng năm theo tỷ lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phù hp với yêu cầu thực hiện và khả năng của ngân sách cấp tỉnh.

B. Định mức phân bổ:

1. Định mức phân bổ chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh:

1.1. Định mức phân bchi quản lý hành chính:

Định mức phân bổ chi quản lý hành chính được tính bằng 50% trên tổng quỹ tiền lương và các khoản đóng góp theo lương của từng đơn vị theo số biên chế được giao.

- Phân bổ bổ sung: Các đơn vị có các khoản chi cho chuyên môn nghiệp vụ phục vụ nhiệm vụ chung của tỉnh bao gồm: Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng Đoàn ĐBQH và Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh khi giao dự toán được tính bổ sung thêm 50% trên định mức chi quản lý hành chính (đã trừ tổng quỹ lương); các Sở, ban, ngành, đoàn thể có lĩnh vực hoạt động mang tính tổng hợp và các hoạt động phong trào bao gồm: Sở Kế hoạch - Đầu tư, STài chính, Tỉnh Đoàn Thanh niên CSHCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh khi giao dự toán được tính bổ sung thêm 20% trên định mức chi quản lý hành chính (đã trừ tổng quỹ lương).

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chi đặc thù của Khối Đảng, HĐND tỉnh, UBND tnh, UB Mặt trận TQVN tỉnh sẽ được tính toán cụ thể, đảm bảo nhu cầu chi hợp lý, tiết kiệm, phù hp với khả năng ngân sách, nhiệm vụ của địa phương và đơn vị để tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm.

a. Định mức phân bổ nêu trên bao gồm:

- Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy các cơ quan phát sinh hàng năm (đã bao gồm các khoản: tiền làm đêm, thêm giờ, khen thưng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí, văn phòng phẩm, điện nước, xăng dầu,...).

- Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm (đã bao gồm chi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; chi quản lý ngành, lĩnh vực; chi thực hiện chđạo, kiểm tra, kinh phí xây dựng, hoàn thiện, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, ứng dụng công nghệ thông tin).

- Các khoản kinh phí mua sắm, thay thế công cụ, dụng cụ làm việc; kinh phí sửa cha nhỏ thường xuyên tài sản.

b. Định mức phân bổ nêu trên không bao gồm:

- Tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương tính theo quy định hiện hành của số biên chế được giao.

- Trang phục của toàn ngành theo quy định của trung ương.

- Chi mua ô tô, sa chữa lớn trụ slàm việc. Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho CBCCVC mi được bổ sung biên chế.

- Kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo đề án được UBND tnh phê duyệt.

- Kinh phí mua sắm, nâng cấp, sửa chữa TSCĐ có giá trị (của một hoặc một nhóm không thể tách rời) vượt quá khả năng kinh phí được bố trí hàng năm (trên 5% tổng số kinh phí được phân bổ).

- Đơn vị có cán bộ, công chức trình độ cao mới được đào tạo hoặc mới được tiếp nhận các cơ quan cấp tỉnh được hỗ trợ theo quy định của tỉnh.

- Chi tổ chức Đại hội (theo nhiệm kỳ); các hội nghị ngành có quy mô tổ chức lớn theo chỉ đạo ca tnh.

- Chi hoạt động của các Ban chỉ đạo, Ban Quản lý, Tổ (Đoàn) công tác liên ngành.

- Các Hội thuộc tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

- Các khoản chi mang tính chất riêng biệt phát sinh thường xuyên hoặc không thường xuyên của các S, Ban, Ngành ở tnh theo quy định của cấp có thẩm quyền.

c. Các nội dung cần lưu ý:

- Về chtiêu biên chế: Được xác định trên cơ sở quyết định giao chỉ tiêu biên chế hàng năm của UBND tnh và Ban Tổ chức Tỉnh ủy (kể cả biên chế dự bị và hợp đồng 68).

1.2. Đnh mức phân bổ chi snghiệp giáo dục Trung hc phổ thông:

Đơn vị tính: triệu đồng/lớp/năm

STT

Loại hình - Quy mô trường

Định mức phân bổ chi năm 2011

1

Từ 28 lớp trở lên

28

2

Từ 18 đến 27 lớp

30

3

Từ 17 lớp trở xuống

32

a. Định mức phân bnêu trên bao gồm toàn bộ hoạt động sự nghiệp giáo dục đã giao cho đơn vị, kể cả chi nghiệp vụ, chi phụ cấp dạy tăng, dạy thay, mua sắm, sửa chữa thường xuyên trang thiết bị giáo dục.

b. Định mức phân bổ nêu trên không bao gồm:

- Tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương tính theo quy định hiện hành ca số biên chế được giao (không kể phụ cấp dạy tăng, dạy thay).

- Chính sách htrợ CB, CC, VC đi học và thu hút người có trình độ cao.

- Kinh phí bù miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 ca Chính phủ.

- Các khoản chi mang tính chất riêng biệt phát sinh thường xuyên hoặc không thường xuyên của ngành theo quy định của cấp có thẩm quyền.

c. Các nội dung cn lưu ý:

- Các lớp chuyên được tính bằng 200% so với lp không chuyên.

- Các lp thuộc Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh được tính bằng 150% định mức trên.

- Các trường có số học sinh bình quân dưới 40 học sinh/lớp (trừ các lớp học sinh dân tộc nội trú và các lp chuyên) chỉ tính 95% định mức.

- Số lớp được tính bình quân số học giữa s lp đầu năm và số lớp sau khi khai giảng năm học mới.

- Trong năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015, trên cơ sở định mức có tính đến các yếu tố phụ nêu trên, nếu tiền lương, phụ cấp (không kể phụ cấp dạy tăng, dạy thay) và các khoản có tính chất lương (bảo him xã hội, bảo him y tế, bảo hiểm tht nghiệp, kinh phí công đoàn) của số biên chế được giao cao hơn 80% tổng chi, sẽ được b sung đđảm bảo đủ 20% cho các khon chi còn lại.

1.3. Đnh mức phân bổ chi đào to:

Phân bổ theo số lớp đào tạo:

Đơn vị tính: triệu đồng/lớp/năm

STT

Ngành nghề đào tạo

Định mức phân bổ năm 2011

1

Cao đẳng sư phạm

270

2

Trung học sư phạm

230

3

Trung học văn hóa nghệ thuật

240

4

Trung học y tế

250

5

Trung học chính trị

320

6

Đào tạo trung học khác

204

7

Đào tạo nghề

204

a. Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm:

Tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương tính theo quy định hiện hành ca số biên chế được giao và toàn bộ hoạt động sự nghiệp đào tạo đã giao cho đơn vị, kể cả chi nghiệp vụ, mua sắm, sửa chữa thường xuyên trang thiết bị.

b. Định mức phân bổ nêu trên không bao gồm:

- Chính sách hỗ trợ CB, CC, VC đi học và thu hút người có trình độ cao.

- Kinh phí bù miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ.

- Học bổng học sinh, tiền ăn, tiền tàu xe đi về của học viên thuộc diện được ngân sách hỗ trợ.

- Các khoản chi mang tính chất riêng biệt phát sinh thường xuyên hoặc không thường xuyên của ngành theo quy định của cấp có thẩm quyền.

c. Các nội dung cần lưu ý:

- Định mức trên áp dụng cho mỗi lớp có số học sinh là 35, thời gian học trong năm là 11 tháng. Các trường có số học sinh bình quân cao hơn hoặc thấp hơn 35 học sinh/lớp được cộng hoặc trừ tỷ lệ % so với định mức. Cụ thể:

+ Nếu số học sinh bình quân/lớp cao hơn 35, mỗi học sinh cao hơn (tính tròn) được cộng thêm 2% định mức.

+ Nếu số học sinh bình quân/lớp thấp hơn 35, mỗi học sinh thấp hơn (tính tròn) được trừ bớt 2% định mức.

- Số lớp được tính bình quân gia quyền theo số tháng học trong năm.

- Định mức trên chỉ áp dụng đối với các lp đào tạo do ngân sách tỉnh đài thọ và được UBND Tỉnh giao chi tiêu nhiệm vụ.

1.4. Định mức phân bổ chi khám chữa bệnh:

Phân bổ chi khám chữa bệnh theo sgiường bệnh:

Đơn vị tính: triệu đồng/giường bệnh/năm

STT

Loại giường bệnh

Định mức phân bổ năm 2011

1

Giường bệnh đa khoa BV tuyến tỉnh

70

2

Giường bệnh đa khoa ở BV khu vực

62

3

Giường bệnh của BV lao và bệnh phổi

62

4

Giường bệnh y học cổ truyền, điều dưỡng

55

a. Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm:

Tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương tính theo quy định hiện hành ca số biên chế được giao và toàn bộ hoạt động sự nghiệp y tế đã giao cho đơn vị, kể cả chi phụ cấp ngành Y tế, chi nghiệp vụ, mua sắm, sửa chữa thường xuyên trang thiết bị y tế có giá trị nhỏ.

b. Định mức phân bổ nêu trên không bao gồm:

- Chính sách hỗ trợ CB, CC, VC đi học và thu hút người có trình độ cao.

- Chi hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân thuộc diện chính sách xã hội.

- Vốn đối ứng cho các dự án.

- Đối với mua sắm trang thiết bị chuyên dùng có giá trị lớn, hàng năm căn cứ vào kh năng ngân sách của tnh Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tnh xem xét cân đối để thực hiện.

- Các khoản chi mang tính chất riêng biệt phát sinh thường xuyên hoặc không thường xuyên, đột xuất của ngành theo quy định của cấp có thẩm quyền.

1.5. Định mức phân bổ chi các lĩnh vc chi còn li:

Được tính toán theo nhiệm vụ chi, nội dung chi cụ thể hàng năm, tổng hợp vào phương án phân bổ ngân sách trình HĐND Tỉnh.

2. Định mức phân bổ chi ngân sách cho huyện, thị xã, thành phố:

2.1) Định mức phân b chi s nghiệp giáo dục - đào to và dạy ngh:

a) Phân bổ theo tiêu chí chính:

Tiền lương, phụ cấp (không kể phụ cấp dạy tăng, dạy thay), các khoản có tính chất lương (bảo him xã hội, bảo him y tế, bảo him tht nghiệp, kinh phí công đoàn) của scông chức, viên chức trong chỉ tiêu biên chế được giao.

b) Phân bổ theo dân số:

- Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục: được phân bổ theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 đến 18 tuổi.

Đơn vị tính :đồng/người dân/năm

Phân theo khu vực và xã đặc biệt khó khăn

Định mức phân bổ năm 2011

Hsố

Định mức

Khu vực 1

1,0

480.000

Khu vực 2

1,3

624.000

Xã đặc biệt khó khăn

1,7

816.000

- Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề: được phân bổ theo dân số (không kể dân số từ 1 đến 18 tuổi).

Đơn vị tính :đồng/người dân/năm

Phân theo khu vực và xã đặc biệt khó khăn

Định mức phân bổ năm 2011

Hsố

Định mức

Khu vực 1

1,0

16.100

Khu vực 2

1,3

20.930

Xã đặc biệt khó khăn

1,7

27.370

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm:

- Toàn bộ kinh phí hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghđược phân cấp cho huyện, thị xã, thành phố.

- Đã tính toán các khoản kinh phí thường xuyên; thực hiện chương trình đổi mới giáo dục; các chế độ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú theo quy định; kinh phí thực hiện các chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ và bù miễn giảm học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ;

Các ni dung cần lưu ý:

- Trên cơ sở định mức trên, nếu tiền lương, phụ cấp (không kể phụ cấp dạy tăng, dạy thay), các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) của số công chức, viên chức trong chtiêu biên chế được giao thời điểm cuối năm 2010 cao hơn 80% tổng chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề, sẽ được bổ sung để đảm bảo đủ 20% cho các khoản chi còn lại.

- Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập cho các đi tượng quy định tại Điều 6 Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hỗ trợ chi phí học tập, ngân sách tnh sẽ bổ sung có mục tiêu cho các huyện, thị xã, thành phố thực hiện theo chế độ quy định.

2.2) Định mức phân bổ chi snghip y tế:

a) Phân bổ theo dân số:

Đơn vị tính: đồng/người dân/năm

Phân theo khu vực và xã đặc biệt khó khăn

Định mức phân bổ năm 2011

Hsố

Định mức

Khu vực 1

1,0

15.000

Khu vực 2

1,4

21.000

Xã đặc biệt khó khăn

2,0

30.000

b) Phân bổ theo quyết định thành lập hoặc chỉ tiêu giao của cấp có thẩm quyền:

- Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố: 61 triệu đồng/giường bệnh/năm

- Trung tâm y tế dự phòng: 1.200 triệu đồng/trung tâm/năm

- Trạm y tế xã: 300 triệu đồng/trạm/xã

- Trạm y tế trung tâm: 600 triệu đồng/trạm/năm

(Tên gọi Trạm y tế trung tâm: Theo quyết định số 431/QĐ-UBND ngày 31/7/2008 ca Ủy ban nhân dân tnh).

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm:

- Toàn bộ kinh phí hoạt động sự nghiệp y tế được phân cấp cho huyện, thị xã, thành phố.

- Đã tính toán các chế độ chính sách phụ cấp đặc thù ngành y tế và kinh phí cho công tác dự phòng để thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội.

Các ni dung cần lưu ý:

- Đối với kinh phí thực hiện Nghị định 64/2009/NĐ-CP ngày 30/07/2009 của Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được bổ sung theo chế độ quy định.

- Đối với chế độ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên... căn cứ vào đi tượng tham gia bảo hiểm y tế ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ có mục tiêu hàng năm theo chế độ quy định.

2.3) Định mức phân bổ chi s nghip văn hóa thông tin:

a) Phân bổ theo dân số:

Đơn vị tính: đồng/người dân/năm

Phân theo khu vực và xã đặc biệt khó khăn

Định mức phân bổ năm 2011

Hsố

Định mức

Khu vực 1

1,0

11.200

Khu vực 2

1,4

15.680

Xã đặc biệt khó khăn

1,9

21.280

b) Phân bổ bsung cho các di tích lịch sử - văn hóa; di tích thng cảnh được xếp hạng và được giao cho cấp huyện, xã quản lý: 50 triệu đồng/di tích/năm.

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm:

- Toàn bộ kinh phí hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin đã phân cấp cho cấp huyện và cấp xã.

- Kinh phí thực hiện chế độ thông tin, tuyên truyền.

- Kinh phí thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư theo Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT/BTC-MTTW ngày 10/1/2002 và Thông tư liên tịch số 31/2006/TTLT/BTC-BVHTT ngày 7/4/2006.

- Kinh phí thực hiện các chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa, truyền thanh xã.

2.4) Định mức phân bổ chi s nghip phát thanh, truyền hình:

a) Phân bổ theo dân số:

Đơn vị tính: đồng/người dân/năm

Phân theo khu vực và xã đặc biệt khó khăn

Định mức phân bổ năm 2011

Hệ số

Định mức

Khu vực 1

1,0

2.000

Khu vực 2

1,4

2.800

Xã đặc biệt khó khăn

1,9

3.800

b) Phân bổ theo quyết định thành lập hoặc chtiêu giao của cấp có thẩm quyền:

- Tính năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách cho số biên chế được giao của đài truyền thanh - truyền hình (không kể biên chế giao cho các trạm phát lại truyền hình vùng lõm): 42 triệu đồng/biên chế/năm.

- Bổ sung kinh phí mua sắm, sửa chữa, chi cho công tác nghiệp vụ...Đài truyền thanh - truyền hình: 200 triệu đồng/đài/năm.

- Trạm phát lại truyền hình vùng lõm: 195 triệu đồng/trạm/năm.

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm: Kinh phí thực hiện tăng thời lượng phát sóng, phát thanh truyền hình bằng tiếng đồng bào dân tộc.

2.5) Định mức phân bổ chi snghiệp thể dục - thể thao:

Đơn vị tính: đồng/người dân/năm

Phân theo khu vực và xã đặc biệt khó khăn

Định mức phân bổ năm 2011

Hsố

Định mức

Khu vực 1

1,0

4.600

Khu vực 2

1,4

6.440

Xã đặc biệt khó khăn

1,9

8.740

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm:

- Toàn bộ kinh phí hoạt động thể dục thể thao đã phân cấp cho cấp huyện và cấp xã (kể cả kinh phí tổ chức đại hội TDTT cấp huyện, xã; kinh phí tham gia đại hội TDTT cấp tỉnh).

- Kinh phí thực hiện chương trình phát triển TDTT ở xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg ngày 10/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

2.6) Định mức phân bổ chi đm bảo xã hi:

a) Phân bổ theo dân số:

Đơn vị tính: đồng/người dân/năm

Phân theo khu vực và xã đặc biệt khó khăn

Định mức phân bổ năm 2011

Hệ số

Định mức

Khu vực 1

1,0

7.500

Khu vực 2

1,4

10.500

Xã đặc biệt khó khăn

1,9

14.250

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm: Toàn bộ kinh phí hoạt động xã hội đã phân cấp cho cấp huyện và cấp xã.

b) Phân bổ bổ sung:

- Kinh phí tăng thêm để thực hiện Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội được tính trên cơ squyết định giao dự toán năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Đối với các huyện, thị xã, thành phố có gia đình, đối tượng thuộc diện chính sách (gia đình: liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, quân nhân bị tai nạn nghề nghiệp) ngoài chế độ phụ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần do ngân sách trung ương đảm bảo; ngân sách huyện, thị xã, thành phđược phân bổ với mức 170.000 đng/gia đình, đối tượng thuộc diện chính sách để có thêm kinh phí thực hiện chế độ thăm hỏi, động viên các gia đình thuộc diện chính sách vào ngày lễ, tết.

- Kinh phí để thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghviệc theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/01/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) được hưởng theo quy định tại Nghị định số: 29/2010/NĐ-CP ngày 25/03/2010 của Chính phủ.

- Hỗ trợ dầu ha thắp sáng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo ở những nơi chưa có điện lưới theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Kinh phí hỗ trợ dầu hỏa thắp sáng được tính trên cơ sở Quyết định giao dự toán năm 2010 của y ban nhân dân tỉnh.

Các ni dung cần lưu ý: Hàng năm ngân sách tỉnh sẽ xem xét bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện chi: hỗ trợ đời sống cho đối tượng chính sách, các khoản hỗ trợ cứu đói, khắc phục hậu quả thiên tai cấp thiết, xảy ra trên diện rộng vượt quá khả năng đảm bảo của ngân sách huyện.

2.7) Định mức phân bổ chi quốc phòng, an ninh:

a) Phân bổ theo dân số:

Đơn vị tính: đồng/người dân/năm

Phân theo khu vực và xã đặc biệt khó khăn

Chi quốc phòng

Chi an ninh

Hệ số

Định mức

Hệ số

Định mức

Khu vực 1

1,0

20.000

1,0

6.600

Khu vực 2

1,5

30.000

1,5

9.900

Xã đặc biệt khó khăn

1,7

34.000

1,7

11.220

b) Phân bổ bổ sung:

- Bsung để tăng cường công tác bảo vệ quốc phòng - an ninh biên giới: 200 triệu đồng/xã biên giới/năm.

- Bổ sung để đảm bảo hoạt động của đại đội dân quân cơ động: 140 triệu đồng/đại đội/năm.

- Trung đội dân quân súng máy phòng không 12,7 mm: 50 triệu đồng/trung đội/năm.

- Bổ sung để đảm bảo hoạt động của tiểu đội dân quân thường trực: 335 triệu đồng/tiểu đội/năm.

- Bổ sung kinh phí phụ cấp Bảo vệ dân phố theo quyết định số 113/2007/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh cho thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã AyunPa và huyện Chư Sê.

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm: Toàn bộ kinh phí hoạt động quốc phòng, an ninh đã phân cấp cho cấp huyện và cấp xã.

Các ni dung cần lưu ý:

- Đối với các huyện, thị xã, thành phố có tổ chức diễn tập vận hành cơ chế theo Nghị quyết 28-NQTW, ngân sách cấp tỉnh sẽ hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương theo khả năng cân đối của ngân sách cp tnh.

- Ngoài số kinh phí được phân bổ theo định mức trên, kinh phí quốc phòng - an ninh còn được bổ sung từ các nguồn như sau:

+ Kinh phí quốc phòng - an ninh: được bổ sung từ nguồn thu đóng góp quỹ quốc phòng - an ninh theo quy định của cấp có thẩm quyền.

+ Kinh phí an ninh: được bổ sung từ nguồn thu tiền xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông theo quy định.

2.8) Định mức phân bổ chi quản lý hành chính:

a) Phân bổ theo biên chế và đơn vị hành chính:

- Tiền lương, phụ cấp (không kể phụ cấp làm đêm, thêm giờ), các khoản có tính cht lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) của scán bộ, công chức trong ch tiêu biên chế; phụ cp của cán bộ không chuyên trách xã và cán bộ thôn, buôn, làng, tổ dân phố.

- Phân bổ chi hoạt động hành chính theo đơn vị hành chính huyện, thị xã, thành ph(cấp huyện); xã, phường, thị trấn (cấp xã):

+ Cấp huyện: 1.275 triệu đng/huyện/năm

+ Cấp xã: 555 triệu đồng/xã/năm

- Htrợ kinh phí chi tiêu bảo đảm hoạt động của các huyện ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc Tỉnh ủy theo quyết định số 1132-QĐ/TU ngày 14/10/2009 của Tnh ủy: 300 triệu đồng/huyện/năm.

- Đối với các huyện, thị xã, thành phố có Phòng dân tộc được bổ sung thêm theo mức 50 triệu đồng/phòng/năm.

b) Phân bổ theo dân số:

Đơn vị tính: đồng/người dân/năm

Phân theo khu vực và xã đặc biệt khó khăn

Định mức phân bổ năm 2011

Hệ số

Định mức

Khu vực 1

1,0

4.700

Khu vực 2

1,5

7.050

Xã đặc biệt khó khăn

2,0

9.400

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm: Toàn bộ kinh phí chi hoạt động quản lý hành chính đã phân cấp cho cấp huyện và cấp xã; kể cả kinh phí thực hiện chế độ đối với cán bộ không chuyên trách, cán bộ cơ sở theo quy định của UBND Tỉnh.

Các ni dung cần lưu ý:

- Trên cơ sở định mức trên, nếu tiền lương, phụ cấp (không kể phụ cấp làm đêm, thêm giờ), các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) của số cán bộ, công chức trong chỉ tiêu biên chế ở thời điểm cuối năm 2010 cao hơn 70% tổng chi quản lý hành chính, sẽ được bổ sung để đảm bảo đủ 30% cho các khoản chi còn lại.

- Trong phạm vi ngân sách huyện, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng trình HĐND cấp mình phê chuẩn định mức chi cho Khối Đảng phù hợp Thông tư liên tịch số 216/2004/TTLT-BTCQT-BTC ngày 29/3/2004 của Ban Tài chính - Quản trị Trung ương (nay nhập vào Văn phòng Trung ương) - Bộ Tài chính và Quyết định số 1132-QĐ/TU ngày 14/10/2009 của Tỉnh ủy Gia Lai quy định một schế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động của các huyện ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc Tỉnh ủy.

- Các huyện, thị xã, thành phố tự xây dựng định mức chi đối với các cơ quan hành chính để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí qun lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ.

2.9) Định mức phân bổ chi s nghip kinh tế:

a) Dự toán chi sự nghiệp kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố phân bổ theo mức bng 10% chi thường xuyên các lĩnh vực chi (từ mục 2.1 đến mục 2.8 trừ khoản phân bổ bổ sung trong lĩnh vực chi quốc phòng - an ninh quy định tại điểm b mục 2.7). Đối với đô thị loại II, loại III, loại IV theo quy định tại nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính ph được phân bổ thêm: 15 tỷ đồng/ đô thị loại II/ năm; 7,5 tỷ đồng/ đô thị loại lV/năm; 5 tỷ đồng/đô thị loại IV/năm. Đi với Thành phố Pleiku được phân bổ tăng thêm 30%; thị xã An Khê và AyunPa được phân bổ tăng thêm 10% theo định mức nêu trên đthực hiện các nhiệm vụ về giao thông, đô thị.

b) Kinh phí miễn thu thủy lợi phí được tính toán trên cơ sdự toán miễn thu thủy lợi phí năm 2010 do Ủy ban nhân dân tnh quyết định.

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm: Toàn bộ kinh phí chi hoạt động sự nghiệp kinh tế đã phân cấp cho cấp huyện và cấp xã.

Các ni dung cần lưu ý: Ngoài số kinh phí được phân bổ, toàn bộ khoản thu tịch thu vi phạm lâm luật do các cơ quan cp huyện, thị xã, thành ph (kcả Hạt Kim lâm) và UBND cấp xã quyết định xlý được để lại bổ sung chi cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.

2.10) Định mức phân bổ chi s nghip môi trường:

a) Phân bổ theo tỷ lệ chi thường xuyên: tính bằng 1% chi thường xuyên phân bổ theo định mức từ mục 2.1 đến mục 2.9.

b) Bổ sung cho các đô thị:

- Thành phố: 3,5 tđồng/năm

- Thị xã: 1 tỷ đồng/năm

- Các huyện: Đăk Đoa, Chư sê, Đức Cơ, Kbang, Chư păh, Ia Grai, Krông Pa, Chư pưh, Chư Prông, Phú Thiện: 0,7 tỷ đồng/năm; các huyện : Đăk Pơ, la Pa, Kông Chro, Mang Yang: 0,4 tỷ đồng/năm.

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm: Toàn bộ kinh phí chi hoạt động sự nghiệp môi trường đã phân cấp cho cấp huyện và cấp xã.

2.11) Định mức phân bổ chi s nghip khoa hc - công ngh:

Nhiệm vụ chi sự nghiệp khoa học - công nghệ chưa thực hiện phân bổ theo định mức. Giao cho Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ xây dựng phương án phân bổ dự toán năm 2011 phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu và khả năng quản lý ca từng huyện, thị xã, thành phố báo cáo UBND tnh trình HĐND tỉnh quyết định.

2.12) Định mức phân bổ chi thường xun khác ngân sách:

a) Phân bổ tỷ trọng (bng 0,5%) tổng các khoản chi thường xuyên theo định mức từ mục 2.1 đến mục 2.10, trừ khoản phân bổ bổ sung trong lĩnh vực chi an ninh quốc phòng quy định tại điểm b mục 2.7.

b) Đối với các huyện có biên giới đất liền với Campuchia được bổ sung kinh phí mức 150 triệu đồng/xã biên giới/năm để thực hiện quan hệ với các địa phương nước bạn.

2.13) Phân bổ cho các huyn có chế độ phcấp đc bit:

Phân bổ theo mức chi trả thực tế của năm 2010. Cụ thể:

+ Huyện Đức Cơ: 1,64 tỷ đồng/năm

+ Huyện Chư Prông: 0,12 tỷ đồng/năm

+ Huyện Ia Grai: 0,12 tỷ đồng/năm

(Chế độ phụ cấp đặc biệt chi thực hiện ở 3 huyện nêu trên: Theo Quy định tại Thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày 05/11/2005 và công văn số 3695/BNV-TL ngày 19/12/2005 của Bộ Nội vụ).

2.14) Phân bổ bổ sung đối với những huyn, thxã dân số thấp; điều kin kinh tế xã hi khó khăn, mới chia tách huyn:

a) Đối với những huyện, thị xã có dân số thấp:

- Dân số ước tính trung bình năm 2011: dưới 40.000 dân được phân bổ thêm 4% số chi tính theo định mức dân số.

- Dân số ước tính trung bình năm 2011: từ 40.000 đến dưới 50.000 dân được phân bổ thêm 3% số chi tính theo định mức dân số.

- Dân sước tính trung bình năm 2011: từ 50.000 đến dưới 60.000 dân được phân bổ thêm 2% số chi tính theo định mức dân số.

b) Các huyện có điều kiện kinh tế khó khăn, huyện mới chia tách:

+ Các huyện Kông Chro, Kbang, Krôngpa, Iapa : 500 triệu đồng/năm.

+ Các huyện Đức Cơ, Mang Yang, Chư Păh, Chưprông, Đăk Pơ, Ia Grai: 350 triệu đồng/năm.

+ Huyện mới thành lập: huyện Phú Thiện: 500 triệu đồng/năm; huyện ChưPưh: 800 triệu đồng/năm.

2.15) Đối với thành phố Pleiku có tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh: Được phân bổ thêm 20% schi tính theo định mức dân sđể bổ sung chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường.

2.16) Định mức phân bổ chi d phòng ngân sách:

Tính bằng 3% tổng chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB được phân bổ theo định mức.

2.17) Đối với xã, phường, thị trấn; thôn, buôn, làng, tổ dân phố; trạm y tế trung tâm, trạm y tế xã; giường bệnh của bệnh viện huyện, thành phố; di tích văn hóa, lịch sử; trạm phát lại truyền hình vùng lõm, đại đội dân quân cơ động, trung đội dân quân súng máy phòng không 12,7 mm, tiểu đội dân quân thường trực được xác định theo quyết định thành lập, quyết định công nhận hoặc chtiêu giao của cơ quan có thẩm quyền. Trong thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 nếu có tăng thêm mới sẽ được tính toán bsung có mục tiêu như sau:

a) Xã, phường, thị trấn:

- Bổ sung chi thường xuyên: 1.500 triệu đồng/ đơn vị/năm

- Xã, phường, thị trấn mới thành lập: Năm đầu được bổ sung: 500 triệu đồng/đơn vị. Trong hai năm tiếp theo, mỗi năm được bổ sung: 250 triệu đồng/ đơn vị. Số bổ sung này để xã, phường, thị trấn mua sắm trang thiết bị làm việc, bu cvà các khoản chi cần thiết khác.

b) Thôn, buôn, làng, tổ dân phố: 55 triệu đồng/đơn vị/năm

c) Trạm y tế trung tâm: 600 triệu đồng/trạm/năm

d) Trạm y tế xã: 300 triệu đồng/trạm/năm

đ) Bệnh viện huyện, thành phố: 61 triệu đồng/giường bệnh/năm

e) Di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng: 50 triệu đồng/di tích/năm

f) Trạm phát lại truyền hình vùng lõm: 195 triệu đồng/trạm/năm

g) Đại đội dân quân cơ động: 140 triệu đồng/đại đội/năm

h) Trung đội dân quân súng máy phòng không 12,7 mm: 50 triệu đng/trung đội/năm.

k) Tiểu đội dân quân thường trực: 335 triệu đồng/tiểu đội/năm

C. Phương pháp xác định một số tiêu chí, căn cứ của định mức phân bổ ngân sách nhà nước:

1. Vdân số:

Dân số các xã thuộc khu vực 1, khu vực 2 và các xã đặc biệt khó khăn của từng huyện, thị xã, thành phố được xác định theo số liệu dân strung bình năm 2010 do Cục Thống kê tỉnh công bố, cụ thể như sau:

- Đối với các xã thuộc khu vực 1, khu vực 2 được thực hiện theo quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 và Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 06/9/2007 ca y ban Dân tộc;

- Đối với các xã đặc biệt khó khăn thực hiện theo các quyết định của Thủ tướng Chính ph;

2. Số người nghèo được xác định theo chun nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ; tỷ lệ người nghèo của từng địa phương năm 2011 xác định trên cơ sở yêu cầu phấn đấu và kết quả thực hiện giảm nghèo theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đi với năm 2009, năm 2010. Sngười dân thuộc hộ nghèo của Nhà nước thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do y ban Dân tộc xác định./.

 


Stt

Nội dung các khoản

Pleiku

Đăk Đoa

M. Yang

An Khê

Kbang

K.Chro

Chư Sê

Chư Prông

AyunPa

Krông Pa

Đức Cơ

IaGrai

Chư h

IaPa

Đăk Pơ

Phú Thiện

Chư Pưh

NS cấp huyện

NS cấp xã

NS cấp huyện

NS cấp xã

NS cấp huyện

NS cấp xã

NS cấp huyện

NS cấp xã

NS cấp huyện

NS cấp xã

NS cấp huyện

NS cấp xã

NS cấp huyện

NS cấp xã

NS cấp huyện

NS cấp xã

NS cấp huyện

NS cấp xã

NS cấp huyện

NS cấp xã

NS cấp huyện

NS cấp xã

NS cấp huyện

NS cấp xã

NS cấp huyện

NS cấp xã

NS cấp huyện

NS cấp xã

NS cấp huyện

NS cấp xã

NS cấp huyện

NS cấp xã

NS cấp huyện

NS cấp xã

I

THU TỪ KHU VC CÔNG THƯƠNG NGHIỆP- VÀ DỊCH VỤ NGOÀI QUC DOANH DO CHI CỤC THU THU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có vốn tham gia của Nhà nước (1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp

90

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

b

Thuế môn bài

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

c

Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dch vụ hàng hóa sản xuất trong nước, thuế tài nguyên và thu khác ca thuế

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

2

Thu thộ kinh doanh cá th

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu trên địa bàn các phường, th trấn

85

5

50

50

80

20

95

5

90

10

30

70

100

 

70

30

90

10

70

30

70

30

70

30

70

30

30

70

50

50

95

5

50

50

 

- Thu trên địa bàn các xã

80

10

65

35

40

60

80

20

 

100

 

100

70

30

70

30

60

40

50

50

 

100

70

30

50

50

30

70

30

70

50

50

20

80

 

- Thu qua thanh tra, thu qua khâu lưu thông hoc thu các đi tượng không xác định địa bàn xã, phường, thị trn

90

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

b

Thuế môn bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu trên địa bàn các phường, th trn

80

20

 

100

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

 

100

30

70

 

100

 

100

30

70

 

100

 

- Thu trên địa bàn các xã

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

c

Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ hàng hóa sn xuất trong nước, thuế tài nguyên, các khon thu pht, tịch thu và thu khác của thuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu trên địa bàn các phường, thị trn

70

30

 

100

 

100

50

50

30

70

 

100

 

100

50

50

100

 

 

100

50

50

 

100

 

100

30

70

 

100

 

100

 

100

 

- Thu trên địa n các xã

50

50

 

100

 

100

50

50

 

100

 

100

 

100

30

70

100

 

 

100

 

100

 

100

 

100

30

70

 

100

 

100

 

100

 

- Thu qua thanh tra, thu qua khâu lưu thông hoặc thu các đối tượng không xác định địa bàn xã, phường, th trn

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

II

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu trên địa bàn các phường, th trn

80

20

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

 

100

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

 

100

 

- Thu trên địa bàn các xã

30

70

30

70

30

70

30

70

 

100

 

100

30

70

30

70

 

100

 

100

30

70

 

100

 

100

30

70

30

70

10

90

 

100

III

THU NHÀ ĐT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu trên địa bàn các phường, th trn

70

30

 

100

30

70

50

50

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

 

100

30

70

30

70

20

80

 

- Thu trên địa bàn các xã

30

70

 

100

30

70

 

100

 

100

 

100

30

70

30

70

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

30

70

30

70

 

100

IV

THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP KHÔNG CÓ VỐN THAM GIA CỦA NHÀ NƯỚC; HỢP TÁC XÃ; HỘ KINH DOANH CÁ THỂ; ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP DO CẤP HUYỆN, XÃ QUẢN LÝ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu trên địa bàn các phường, thị trấn

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

30

70

 

100

30

70

 

100

30

70

30

70

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

- Thu trên địa bàn các xã

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

30

70

 

100

 

100

 

100

 

100

30

70

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

V

LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lệ phí trước bạ (không klệ phí trước bạ nhà đất)

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

2

L phí trước bạ nhà đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu trên địa bàn các phường, thị trn

80

20

 

100

30

70

70

30

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

30

70

20

80

 

- Thu trên địa bàn các xã

30

70

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

30

70

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

30

70

30

70

 

100

20

80

VI

TIN SỬ DỤNG ĐT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thu tiền sdụng đất dự án do ngân sách huyện đu tư thực hiện

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

2

Thu tiền sử dựng đất thu từ các hộ gia đình, cá nhân

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

VII

TIỀN CHO THUÊ ĐẤT DO CƠ QUAN CP HUYỆN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN CP XÃ QUYT ĐỊNH THU

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

VIII

THU PHẠT VI PHẠM TRT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Do các cơ quan cp huyn, công an huyện, th xã, thành phố x

30

 

30

 

30

 

30

 

30

 

30

 

30

 

30

 

30

 

30

 

30

 

30

 

30

 

30

 

30

 

30

 

30

 

2

Do y ban nhân dân và lc lượng cp xã x

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

IX

CÁC KHOẢN THU CÒN LẠI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Các khoản thu ngân sách cấp huyn hưởng 100% (2)

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

2

Các khon thu ngân sách cp xã hưởng 100% (3)

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

GHI CHÚ:

(1) Doanh nghiệp người quốc doanh không có vốn tham gia của nhà nước: Bao gồm kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác), các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (không có vốn tham gia của Nhà nước), đơn vị sự nghiệp do cấp huyện, cấp xã quản lý.

(2) Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100% gồm: Thu khấu hao cơ bản nhà và tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước do cấp huyện, cấp xã quản lý; Tiền cho thuê mặt nước do ngân sách cấp huyện đầu tư và do cơ quan cấp huyện quản lý: Tiền thuê nhà, thuê quầy bán hàng do cơ quan cấp huyện quản lý;Thu phí và lệ phí (phần nộp theo quy định của pháp luật) của các đơn vị do cấp huyện quản lý; Thu tiền đền bù thiệt hại đất do cấp huyện, cấp xã quản lý; Thu sự nghiệp, thu thanh lý tài sản và thu khác ngân sách của các đơn vị do cấp huyện quản lý; Thu phạt, tịch thu (trừ phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông) do các cơ quan cấp huyện xử lý (kể cả Hạt kiểm lâm); Thu huy động đóng góp, thu viện trợ do các cơ quan cấp huyện quản lý thực hiện, Thu bổ sung ngân sách cấp huyện, thu kết dư ngân sách cấp huyện, thu chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang năm sau của cấp huyện; Thu từ ngân sách cấp dưới nộp lên.

(3) Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% gồm: Tiền cho thuê mặt nước do UBND cấp xã quyết định; Tiền thuê nhà, thuê quầy bán hàng do UBND cấp xã quản lý, Thu phí và lệ phí (phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật) của các bộ phận do cấp xã quản lý; Thu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản cấp xã quản lý; Thu sự nghiệp, thu thanh lý tài sản và thu khác ngân sách do cấp xã quản lý; Thu phạt, tịch thu (trừ phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông) do cấp xã xử lý; Thu huy động đóng góp, thu viện trợ do cấp xã quản lý thực hiện. Thu bổ sung ngân sách cấp xã, thu kết dư ngân sách cấp xã, thu chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang năm sau của cấp xã.

 





Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị Ban hành: 07/05/2009 | Cập nhật: 09/05/2009

Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước Ban hành: 06/06/2003 | Cập nhật: 06/12/2012