Quyết định 85/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chi tiết Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân - Hà Nội, tỷ lệ 1/500 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: 85/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Quốc Triệu
Ngày ban hành: 01/06/2006 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

Số: 85/2006/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT PHƯỜNG NHÂN CHÍNH,QUẬN THANH XUÂN - HÀ NỘI, TỶ LỆ 1/500

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
- Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội;
- Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020;
- Căn cứ Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch;
- Căn cứ Quyết định số 112/QĐ-UB ngày 28/12/1999 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Quận Thanh Xuân, tỷ lệ 1/2000 (phần sử dụng đất và giao thông);
- Căn cứ Quyết định số 175/2004/QĐ-UB ngày 26/11/2004 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Quận Thanh Xuân, tỷ lệ 1/2000 (phần quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật);
- Căn cứ Quy hoạch chi tiết trục đường Láng Hạ - Thanh Xuân, tỷ lệ 1/500 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 112/2002/QĐ-UB ngày 06/8/2002;
- Xét đề nghị của Sở Quy hoạch Kiến trúc tại Tờ trình số 1853/2005/TTr - QHKT ngày 10/11/2005,

QUYẾT ĐỊNH

Điều I: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân - Hà Nội, tỷ lệ 1/500 (phần Quy hoạch sử dụng đất và Quy hoạch giao thông) do Công ty Tư vấn phát triển đô thị và nông thôn, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam lập với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Vị trí, ranh giới, quy mô lập qui hoạch chi tiết:

1.1. Vị trí:

Khu vực lập quy hoạch nằm về phía Tây Thành phố Hà Nội, thuộc địa phận phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân.

1.2. Ranh giới: Quy hoạch chi tiết phường Nhân Chính, tỷ lệ 1/500 được giới hạn:

- Phía Bắc giáp Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy;

- Phía Nam giáp Phường Thanh Xuân Trung và Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân;

- Phía Đông giáp Phường Thượng Đình, Quận Thanh Xuân;

- Phía Tây và Tây Nam giáp Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân.

1.3. Quy mô:

Tổng diện tích đất trong phạm vi quy hoạch chi tiết khoảng 160,4523 ha thuộc địa giới hành chính của Phường Nhân Chính. Trong đó tập trung nghiên cứu khu vực dân cư làng xóm Phường Nhân Chính với quy mô khoảng 83.6181ha (Không tính phần diện tích thuộc dự án Quy hoạch chi tiết trục đường Láng Hạ - Thanh Xuân, tỷ lệ 1/500 đã được UBND Thành Phố phê duyệt tại Quyết định số 112/2002/QĐ-UB ngày 6/8/2002 với quy mô 76,8342 ha thuộc địa bàn Phường Nhân Chính và một số dự án khác).

Dân số: Dự kiến theo quy hoạch khoảng 27.000 người

(Trong đó khu vực làng xóm và lân cận khoảng 19.400 người)

2. Mục tiêu:

- Cụ thể hoá Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 và Quy hoạch chi tiết Quận Thanh Xuân tỉ lệ 1/2000 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt lại Quyết định số 112/1999/QĐ-UB ngày 28/12/1999 và Quy hoạch chi tiết quận Thanh Xuân (phần quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật) tỷ lệ 1/2000 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 175/2004/QĐ-UB ngày 26/11/2004;

- Điều tra khảo sát đánh giá hiện trạng sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực và các mối liên quan hệ quy hoạch khác, xác định quỹ đất có thể khai thác sử dụng cho các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các dự án khác.

- Đề xuất quy hoạch sử dụng đất và giải pháp quy hoạch chi tiết tổ chức không gian nhằm nâng cao điều kiện môi trường sống của khu dân cư làng xóm hiện có kết hợp với việc xây dựng các khu phát triển mới tạo nên một khu vực ổn định và phát triển bền vững.

- Đề xuất giải pháp quy hoạch các công trình công cộng hạ tầng xã hội và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đảm bảo nhu cầu sử dụng.

- Xây dựng điều lệ quản lý xây dựng của khu vực, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, đầu tư xây dựng trong khu vực.

3. Nội dung quy hoạch chi tiết:

3.1. Các chỉ tiêu cơ bản đạt được theo quy hoạch:

Các chỉ tiêu

Chỉ tiêu quy hoạch đạt được
(m2/người)

- Chỉ tiêu đất đô thị:

59,43

- Chỉ tiêu đất dân dụng:

58,32

+ Đất đơn vị ở:

38,94

+ Đất công cộng thành phố và khu ở

8,03

+ Đất cây xanh thành phố và khu ở

3,31

+ Đất đường giao thông:

15,31

- Bình quân diện tích đất trường học nhà trẻ/1 học sinh

10,93

(số hs = 5400)

3.2. Quy hoạch sử dụng đất: (bản vẽ QH-05):

+ Khu vực làng xóm hiện có được cải tạo chỉnh trang trên nguyên tắc không phá vỡ cảnh quan kiến trúc, tận dụng các khu đất trống, ưu tiên xây dựng các công trình phục vụ cho mục đích công cộng như cây xanh, sân chơi, bãi đỗ xe, câu lạc bộ, nhà trẻ... Các khu vực đã có quy hoạch chi tiết được duyệt, khi xây dựng cần tuân thủ các chức năng và chỉ tiêu đã khống chế. Cụ thể:

BẢNG 4A: TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHƯỜNG NHÂN CHÍNH

Loại đất

Tổng diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu (m2/ng)

1. Đất ở

532732

33,20

19,73

2. Đất công trình công cộng cấp phường

75698

4,72

2,80

a/ Đất công trình công cộng

17101

1,07

0,63

b/ Đất nhà trẻ, trường học

58597

3,65

2,17

3. Đất CX mặt nước

29531

1,84

1,09

4. Đất đường, bãi đỗ xe

413245

25,76

15,31

a/ Đất đường chính, nhánh

311844

19,44

11,55

b/ Đất đường nội bộ

89737

5,59

3,32

c/ Đất đỗ xe

11664

0,73

0,43

5. Đất CC, CQ không thuộc QL của phường

142366

8,87

5,27

6. Đất di tích tưởng niệm

15964

0,99

0,59

7. Đất y tế

604

0,04

0,02

8. Đất dân dụng chờ dự án

149293

9,30

5,53

9. Đất cx mặt nước thành phố

59781

3,73

2,21

10. Đất xí nghiệp

38731

2,41

1,43

11. Đất cx cách ly

1202

0,07

0,04

12. Đất hỗn hợp

97442

6,07

3,61

13. Đất chờ dự án thành phố

18131

1,13

0,67

14. Đất an ninh quốc phòng

20739

1,29

0,77

15. Đất ao hồ, kênh mương

9063

0,56

0,34

Tổng cộng

1604523

100

59,43

BẢNG 4B: TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KHU VỰC LÀNG XÓM VÀ LÂN CẬN

Quy mô Dân số: khoảng 19.400 người

Tổng diện tích: khoảng 83,62ha

Loại đất

Tổng diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu (m2/ng)

ĐẤT ĐƠN VỊ Ở

Gồm:

1. Đất ở

380963

45,56

19,64

2. Đất công trình công cộng cấp phường

42639

5,10

2,20

a/ Đất công trình công cộng

11308

1,35

0,58

b/ Đất nhà trẻ, trường học

31331

3,75

1,62

3. Đất CX mặt nước

27069

3,24

1,40

4. Đất đường, bãi đỗ xe

171227

20,48

8,83

a/ Đất đường chính, nhánh

128872

15,41

6,64

b/ Đất đường nội bộ

41930

5,01

2,16

c/ Đất đỗ xe

425

0,05

0,02

ĐẤT KHÁC KHÔNG THUỘC ĐƠN VỊ Ở

 

 

 

5. Đất CC, CQ không thuộc QL của phường

19874

2,38

1,02

6. Đất di tích

14709

1,76

0,76

7. Đất y tế

604

0,07

0,03

8. Đất dân dụng chờ dự án

149293

17,85

7,70

9. Đất an ninh quốc phòng

20740

2,48

1,07

10. Đất ao hồ, kênh mương

9063

1,08

0,47

Tổng cộng

836181

100

43,10

3.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan (bản vẽ QH-06)

Tập trung xây dựng các công trình cao tầng quy mô lớn, có chức năng sử dụng đất đa dạng trên tuyến đường Láng Hạ - Thanh Xuân. Tạo bộ mặt kiến trúc khang trang hiện đại ở cửa ngõ phía Tây Nam vào trung tâm Thành phố. Hình thành bộ mặt kiến trúc đẹp cho phường và quận.

- Các khu vực mở đường có không gian và tầm nhìn đẹp ưu tiên xây dựng các công trình tạo điểm nhấn kiến trúc cho trục đường.

- Các công trình kiến trúc xây dựng trong khu vực làng xóm hiện có yêu cầu mang tính truyền thống, hạn chế nhà cao tầng. Các công trình nên chọn màu sắc hài hoà, phù hợp môi trường khí hậu và cảnh quan.

- Các khu cây xanh được kết hợp với các công trình di tích tạo nên khu vực xanh, tạo cảnh quan và môi trường tốt cho phường.

- Các công trình di tích cần được bảo vệ và có kế hoạch trùng tu bảo tồn giá trị công trình. Riêng đối với các nhà thờ họ, các cổng làng cần được đánh giá, xếp hạng để có kế hoạch trùng tu bảo tồn, đặc biệt là 2 cổng Làng Chính Kinh (Cổng Thọ Lão và Cổng Vàng).

3.4. Quy hoạch giao thông: ( bản vẽ QH-07):

* Đường cấp khu vực và phân khu vực:

+ Tuân thủ theo Quy hoạch chi tiết Quận Thanh Xuân tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt.

+ Tuyến đường Vành đai 3 được xây dựng ở phía Tây theo dự án của Bộ Giao thông Vận tải với mặt cắt ngang điển hình rộng 68 m (đoạn từ đường Láng Hạ - Thanh Xuân đến đường Nguyễn Trãi có mặt cắt ngang > 68m).

+ Tuyến đường Vành đai 2,5 (đường Nguyễn Trãi - Nhân Chính - Yên Hoà - Xuân Đỉnh) mặt có mặt cắt ngang điển hình rộng 40m (6 làn xe). Tuyến đường này tiếp tục được thực hiện theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Tuyến đường Láng Hạ - Thanh Xuân có mặt cắt ngang rộng 40 - 53 m (6 làn xe) đã được xây dựng theo quy hoạch.

+ Các tuyến đường phân khu vực gồm tuyến đường 30m trong Khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính, tuyến dường Nguyễn Tuân (kéo dài) đã được xây dựng theo quy hoạch.

+ Tuyến đường ven Sông Tô Lịch có mặt cắt ngang điển hình rộng 15,50m: tiếp tục được xây dựng theo Dự án thoát nước Hà Nội, đáp ứng khai thác về mặt cảnh quan và thoát nước của thành phố.

* Đường nhánh:

+ Các tuyến đường nhánh: có mặt cắt ngang rộng từ 13,5m - 22m (2-3 làn xe) cơ bản tuân thủ theo quy hoạch chi tiết quận Thanh Xuân đã được duyệt.

+ Trục Bắc Nam: Trục đường Quan Nhân mở rộng theo quy hoạch Quận Thanh Xuân với mặt cắt là 17m - 20m.

+ Trục Đông Tây: với mặt cắt rộng 8,5m - 11,5m sẽ được cụ thể hoá ở bước lập dự án, đảm bảo hướng tuyến và các yêu cầu về mặt cắt thông xe, dịch vụ đô thị như cứu thương, cứu hoả, các yêu cầu hạ tầng kỹ thuật điện, nước thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng, không vi phạm các quy định hiện hành và không vi phạm di tích.

+ Chấp thuận điều chỉnh cục bộ tuyến đường nhánh qua Ao Dài và Ao Mục Dục theo đề nghị đã được thống nhất tại các cuộc họp với Quận và dân cư sở tại nhằm tránh việc phá dỡ bờ kè mới xây dựng và giữ lại mặt nước cho khu vực. Mặt cắt tuyến phù hợp với phấn tiếp theo của tuyến đường thông ra trục Láng Hạ - Thanh Xuân của đồ án Quy hoạch chi tiết trục đường Láng Hạ - Thanh Xuân đã được phê duyệt nhằm thông tuyến đảm bảo giao thông thuận lợi.

* Giao thông trong khu vực làng xóm cũ:

Mạng lưới đường làng ngõ xóm được thiết kế trên cơ sở mở rộng tối đa trục đường làng hiện có, ngoài ra còn xây dựng mới một số ngõ mới qua các khu vực có mật độ xây dựng thấp, đảm bảo các yêu cầu về mặt cắt thông xe, cứu thương, cứu hoả, các yêu cầu hạ tầng kỹ thuật điện, nước thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng, không vi phạm các quy định hiện hành và không vi phân di tích. Khoảng lùi xây dựng công trình tuỳ điều kiện của từng lô đất bố trí các điểm quay hợp lý đáp ứng yêu cầu sử dụng đất.

* Bãi đỗ xe:

Trong khu vực làng xóm bãi đỗ xe được tổ chức dọc các tuyến đường nhánh và lối vào nhà kết hợp các khu cây xanh trong lõi làm bãi đỗ xe tạm thời.

Đối với nhà vườn, các công trình dịch vụ thương mại, hành chính - chính trị phải có bãi đỗ xe trong công trình. Trường hợp do quỹ đất hạn chế có thể tính đến việc xây dựng các ga ra cao tầng trong các khu xây dựng mới.

* Giao thông công cộng:

Dọc theo các tuyến đường từ cấp phân khu vực và khu vực trở lên, cần bố trí các tuyến xe buýt chạy qua, khi thiết kế các tuyến đường này cần thiết kế các điểm dừng đỗ xe buýt (khoảng cách giữa các điểm đỗ lấy từ 350 - 500m) đáp ứng nhu cầu sử dụng.

* Các nút giao thông quan trọng:

Trong khu vực có một số nút giao thông quan trọng như: nút giao giữa đường Láng Hạ - Thanh Xuân với đường Vành đai 3 và với đường Vành đai 2,5; nút giao giữa đường Vành đai 2,5 với đường Nguyễn Trãi. Do hạn chế về quỹ đất xây dựng các nút giao thông này được xác định là giao bằng kết hợp sử dụng đèn tín hiệu giao thông.

* Một số chỉ tiêu chính:

Mật độ mạng lưới đường: 7.24km/km2 (tính đến đường nội bộ mặt cắt ngang 8,5m)

Điều II: Sở Quy hoạch Kiến trúc chịu trách nhiệm về nội dung hồ sơ thẩm định và xác nhận hồ sơ, bản vẽ kèm theo Quyết định này trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức công bố công khu Quy hoạch chi tiết được phê duyệt để các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết, thực hiện.

- Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, UBND phường Nhân Chính chịu trách nhiệm quản lý kiểm tra giám sát xây dựng theo quy hoạch và xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều III: Chánh Văn phòng UBND Thành phố. Giám đốc các Sở: Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Công chính, Xây dựng, Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, Tài chính; Chủ tịch UBND Quận Thanh Xuân; Chủ tịch UBND Phường Nhân Chính; Giám đốc Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Quốc Triệu

 





Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng Ban hành: 24/01/2005 | Cập nhật: 06/12/2012