Quyết định 295/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án "Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020"
Số hiệu: | 295/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang | Người ký: | Nguyễn Đình Quang |
Ngày ban hành: | 07/09/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 295/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 07 tháng 9 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 18/QĐ-TTg ngày 05/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;
Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 635/QĐ-TTg ngày 30/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành Nông nghiệp và PTNT đến năm 2020” thuộc Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Doanh nghiệp Việt Nam đến 2020”;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 2426/QĐ-TTg ngày 28/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp”;
Căn cứ Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020;
Căn cứ Quyết định số 1166/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Kế hoạch hành động ngành Nông nghiệp và PTNT thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015-2020);
Căn cứ Nghị quyết số 16 - NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh (Khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025;
Căn cứ Kết luận số 49-KL/TU ngày 17/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (kỳ họp thứ 8); Thông báo số 233-TB/TU ngày 12/8/2016 của Thường trực Tỉnh ủy;
Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-UBND ngày 31/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 1770/QĐ-CT ngày 31/12/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc điều chỉnh quy hoạch phân 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 14/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1747/TTr-SNN ngày 22/8/2016 về việc đề nghị phê duyệt Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020", với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm
- Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng phải gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và phải phù hợp với kinh tế thị trường, gắn liền quá trình trồng rừng với chế biến, tiêu thụ gỗ và lâm sản từ gỗ; xác định đúng khâu trọng yếu, đề ra các giải pháp đột phá nhằm phát triển nhanh và bền vững.
- Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng trên cơ sở thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích, thu hút và huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư vào lâm nghiệp, liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; phát huy vai trò của doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; đẩy mạnh phát triển hợp tác công tư và cơ chế đồng quản lý, phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp.
- Tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; đồng thời sử dụng hợp lý các giá trị tổng hợp từ rừng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
- Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng để phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, có giá trị và tính cạnh tranh cao, bền vững; đa dạng hóa sản phẩm của rừng trồng sản xuất, phát huy tối đa tiềm năng, nâng cao thu nhập của cá nhân, hộ gia đình và tổ chức tham gia sản xuất lâm nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ (trên cơ sở rừng gỗ thuộc rừng sản xuất, xác định rõ khả năng nguyên liệu và quy hoạch theo tiểu vùng gắn với nhà máy chế biến); thu hút các nguồn vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, đặc biệt các doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng nguyên liệu. Xây dựng cơ sở chế biến sâu, bảo đảm môi trường bền vững.
- Góp phần duy trì độ che phủ rừng trên 60%, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì và nâng cao giá trị các dịch vụ môi trường của rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
b) Mục tiêu cụ thể
- Hàng năm trồng trên 10.000 ha rừng tập trung, phấn đấu đến năm 2020 diện tích rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh đạt trên 140.000 ha, có trên 80% diện tích rừng được trồng bằng cây giống tiến bộ kỹ thuật, có năng suất, chất lượng cao.
- Năng suất rừng trồng đạt bình quân trên 100m3/ha/chu kỳ không quá 7 năm, đạt trên 120m3/ha/chu kỳ không quá 10 năm; xây dựng 11.000 ha rừng kinh doanh gỗ lớn: Đưa tỷ lệ gỗ lớn bình quân (gỗ xẻ có đường kính Ф ≥ 15cm) từ 30% sản lượng khai thác hiện nay lên 50% vào năm 2020 và trên 60% từ năm 2020 trở đi.
- Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp quản lý rừng bền vững; phấn đấu đến năm 2020 có trên 11.000 ha rừng được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương.
- Đẩy mạnh hoạt động chế biến lâm sản và các sản phẩm xuất khẩu từ gỗ rừng trồng; đa dạng hóa sản phẩm rừng trồng, kết hợp giữa trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy, sản xuất dăm gỗ với cung cấp gỗ lớn phục vụ chế biến đồ mộc đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; phát triển lâm sản ngoài gỗ, phát triển rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái, nâng cao thu nhập từ rừng.
- Nâng tỷ lệ gỗ khai thác từ rừng trồng đưa vào tinh chế, sản xuất đồ mộc (chiếm khoảng 28% sản lượng khai thác hàng năm) nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ và nhà máy giấy, (chiếm 67,5% lượng khai thác hàng năm) và đảm bảo cho nhu cầu xã hội khác (khoảng 4,5% lượng khai thác hàng năm); đồng thời đảm nhiệm vai trò trung tâm chế biến gỗ lớn trên địa bàn tỉnh và khu vực.
- Rừng trồng phòng hộ, đặc dụng chủ yếu được bảo vệ nghiêm theo kế hoạch, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; mục tiêu chủ yếu là đảm bảo về mặt xã hội, bảo vệ môi trường và phòng hộ đầu nguồn.
1. Nhiệm vụ
a) Sản xuất cây giống mới năng suất cao, chất lượng tốt theo phương pháp nuôi cấy mô và đưa cây mô vào trồng rừng đại trà
- Ưu tiên đưa các dòng Keo lai đã được khảo nghiệm, khẳng định cho năng suất và chất lượng cao (Các dòng BV10, BV16, BV32, vv...) vào trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2016-2020 trồng 19.500 ha rừng sản xuất bằng cây mô; 16.500 ha keo lai mô hom (có biểu 01, 02 kèm theo).
- Đầu tư xây dựng một số cơ sở trọng điểm sản xuất giống cây lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô theo hướng xã hội hóa; khuyến khích tạo điều kiện để các Công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất giống đạt tiêu chuẩn, chất lượng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp theo Quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp.
b) Áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến
- Nhận chuyển giao và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong thâm canh rừng trồng từ khâu trồng, chăm sóc, tỉa thưa rừng trồng; đặc biệt chú trọng công tác quản lý bảo vệ rừng, đảm bảo rừng đến tuổi khai thác có mật độ cây tối ưu; áp dụng cơ giới hóa trong các khâu cuốc hố, khai thác, vận chuyển và chế biến.
- Nghiên cứu, lựa chọn một số loài cây trồng có năng suất, chất lượng cao đã được công nhận phục vụ trồng rừng thâm canh nhằm đa dạng hóa sản phẩm rừng trồng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao giá trị và hiệu quả trồng rừng.
c) Nâng cao hiệu quả của rừng trồng
- Tăng giá trị của sản phẩm gỗ rừng trồng thông qua phương thức quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC, CFC...
- Tổ chức lại sản xuất nhằm thu hút các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, các hộ gia đình, các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp để hỗ trợ mua cây giống mới chất lượng cao; hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật thâm canh tiến bộ và huy động người dân góp đất vào trồng rừng liên doanh, liên kết.
- Thực hiện có hiệu quả phương thức kinh doanh gỗ nguyên liệu giấy, kết hợp kinh doanh gỗ lớn; bảo toàn và phát triển độ che phủ của rừng; phát huy mạnh mẽ tác dụng xã hội, tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường của rừng phòng hộ, đặc dụng; tận dụng triệt để diện tích đất để trồng rừng kết hợp cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng; kết hợp kinh doanh rừng với nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng.
- Xác định rõ mục tiêu kinh doanh và sản phẩm chính của từng diện tích rừng trồng để chọn loài cây phù hợp; đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao hiệu quả sử dụng của các sản phẩm từ rừng trồng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tiến bộ, chu kỳ kinh doanh tối ưu.
d) Xây dựng các Dự án, hoạt động ưu tiên
Đề xuất 09 Dự án ưu tiên (có biểu 03 kèm theo).
2. Giải pháp thực hiện
a) Về quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền gắn với việc củng cố tổ chức, bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền trên tất cả các lĩnh vực.
b) Về quy hoạch và quản lý đất lâm nghiệp
Rà soát điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025; Quy hoạch mạng lưới chế biến lâm sản gắn kết với vùng nguyên liệu; Quy hoạch phát triển rừng gỗ lớn gắn với chính sách, nguồn lực cho phát triển bền vững.
Hoàn thành việc phê duyệt phương án sử dụng đất được các công ty lâm nghiệp bàn giao cho địa phương; hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và các loại đất khác theo quy định của Nhà nước.
c) Về cơ chế, chính sách
- Hỗ trợ cây giống (mô) và một số giống cây lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận phục vụ trồng rừng sản xuất; hỗ trợ quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC, đầu tư xây dựng và đổi mới công nghệ chế biến gỗ xuất khẩu.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Ban hành chính sách cụ thể để liên kết, hỗ trợ cho các hộ trồng rừng nhất là hỗ trợ về cây giống tốt, hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư thâm canh và thực hiện thu mua gỗ trực tiếp đến người trồng rừng để động viên, khuyến khích các hộ yên tâm đầu tư trồng rừng, bán sản phẩm gỗ cho nhà máy chế biến.
d) Về khoa học và công nghệ
Nhận chuyển giao kỹ thuật nhân giống cây keo lai (giống mới, có năng suất cao, chất lượng tốt) theo phương pháp nuôi cấy mô; nhận chuyển giao kỹ thuật nhân giống, trồng thử nghiệm một số giống bạch đàn mô (giống mới, có năng suất cao, chất lượng tốt, như UP 99, PNCT3,... Trồng rừng luân canh); biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng tiến bộ từ các Trung tâm, Viện, Trường Đại học để chuyển giao tới doanh nghiệp và nông dân.
đ) Về tổ chức sản xuất lâm nghiệp, quản lý giống và tái sản xuất kinh doanh rừng
- Hoàn thành sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động các Công ty lâm nghiệp thuộc tỉnh theo đề án đã được phê duyệt.
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện, cấp xã theo phân cấp tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, phát triển và sử dụng rừng đối với các doanh nghiệp được thuê rừng trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường liên kết giữa các hộ gia đình, doanh nghiệp và cơ sở chế biến, tiến tới hình thành Hiệp hội doanh nghiệp lâm nghiệp tỉnh.
- Thực hiện đúng Quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp và thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp chính, đồng thời nghiên cứu ban hành quy định của tỉnh về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh cho phù hợp; tổ chức quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các nguồn giống cây lâm nghiệp trên địa bàn; tổ chức theo dõi, quản lý, giám sát các khâu sản xuất, kinh doanh mọi loại vật liệu giống, các loại vật liệu giống phải được thu hoạch từ các nguồn giống được công nhận thuộc Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
e) Giải pháp tài chính
- Thực hiện huy động lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện bảo vệ và phát triển rừng. Tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương, nguồn vốn ngân sách địa phương để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng và hỗ trợ một phần cây giống trồng rừng sản xuất; chú trọng đẩy mạnh các hình thức liên doanh - liên kết để đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh, vật tư phân bón...
- Huy động mọi nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư cho phát triển giống cây trồng lâm nghiệp; đồng thời huy động nguồn vốn trong dân để đầu tư trồng rừng sản xuất.
g) Về hợp tác quốc tế
- Tăng cường việc xúc tiến đầu tư các dự án, giải quyết nhanh các thủ tục về đầu tư, đất đai, cho thuê đất phục vụ dự án lâm nghiệp.
- Tranh thủ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế qua các chương trình, dự án hỗ trợ. Sử dụng hợp lý nguồn vốn theo chương trình, dự án đầu tư trong nước, dự án đầu tư vốn nước ngoài.
- Đẩy mạnh thực hiện quản lý rừng bền vững và được cấp chứng chỉ rừng (FSC) hoặc các chứng chỉ tương đương.
h) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Tăng cường các hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, và cán bộ về thị trường về lâm nghiệp; tổ chức đào tạo, đào tạo lại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao kỹ thuật và quy trình sản xuất mới cho các hộ nông dân.
1. Tổng mức đầu tư dự kiến: 1.890.941 triệu đồng. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:
- Vốn ngân sách Trung ương: 55.000 triệu đồng, chiếm 2,9%.
- Vốn ngân sách địa phương: 34.141 triệu đồng, chiếm 1,8%.
- Vốn vay, vốn tự có của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác: 1.801.800 triệu đồng, chiếm 95,3%.
(Có biểu 03, 04 kèm theo)
2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 - 2020.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án, trong đó cần tập trung: Tăng cường công tác khuyến lâm để hỗ trợ nhân dân trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đào tạo nghề cho nông dân; khảo nghiệm, chọn lọc các giống cây phù hợp, có chất lượng tốt, để phục vụ sản xuất; thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra kinh doanh giống cây lâm nghiệp, xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định của Nhà nước.
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực thực hiện Đề án.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân yên tâm đầu tư sản xuất; giao rừng cho nhân dân quản lý, bảo vệ theo các chính sách hiện hành của nhà nước.
- Theo dõi, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sơ, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu bố trí vốn lồng ghép từ các Chương trình, Dự án để thực hiện Đề án; hướng dẫn việc lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan nghiên cứu các chính sách, cơ chế thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước cho phát triển lâm nghiệp.
3. Sở Tài chính
Chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan cân đối ngân sách để hỗ trợ triển khai thực hiện Đề án này; hỗ trợ để thực hiện các cơ chế liên quan đến phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các cơ quan liên quan xây dựng cụ thể kế hoạch thực hiện để quý I năm 2017 hoàn thành việc tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất các công ty lâm nghiệp trả lại địa phương theo quy định của nhà nước; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện, thành phố rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp theo quy hoạch phân 3 loại rừng và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đề xuất các chính sách liên quan đến đến sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ban, ngành có liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan tới tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ, hỗ trợ ngành Nông nghiệp thực hiện Đề án.
- Chủ động mời gọi các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ liên kết nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, chuyển giao công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lâm nghiệp và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển lâm nghiệp.
6. Sở Công thương
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm lâm sản, sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản của tỉnh tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện quy hoạch và cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản lâm sản (theo Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020).
- Thu hút sản xuất điện sinh khối từ phụ phẩm khai thác rừng trồng.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý nghiêm các hoạt động buôn lậu các mặt hàng lâm sản.
7. Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản trong nước và xuất khẩu. Rà soát xây dựng cơ sở dữ liệu để quảng bá, mời gọi đầu tư, tổ chức các hoạt động đối thoại với các nhà đầu tư.
8. Ngân hàng nhà nước tỉnh
- Chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh, triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp; tạo cơ chế thông thoáng về hồ sơ, thủ tục vay vốn để người dân có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các chương trình tín dụng cụ thể phục vụ phát triển lâm nghiệp góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng theo kế hoạch. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển các chương trình lâm nghiệp trọng điểm của tỉnh.
9. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020.
- Chỉ đạo các đơn vị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn và Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng hàng năm; củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo trồng rừng cấp huyện, cấp xã.
- Phối hợp chặt chẽ với các Nhà máy, cơ sở chế biến gỗ tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức thực hiện liên doanh, liên kết trồng rừng nguyên liệu và thu mua nguyên liệu.
- Quản lý chặt chẽ quỹ đất lâm nghiệp theo quy định; khẩn trương hoàn thành việc xây dựng, phê duyệt phương án giao đất, tổ chức thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân nhận bàn giao đất từ nông, lâm trường theo quy định của pháp luật; xử lý tranh chấp, vi phạm sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích theo quy định.
- Tổ chức thành lập các tổ hợp tác, các Hợp tác xã chuyên trồng rừng, thu mua gỗ nguyên liệu theo vùng quy hoạch.
10. Các Công ty lâm nghiệp, Doanh nghiệp thu mua, chế biến gỗ rừng trồng
- Lập Đề án, phương án đầu tư cụ thể trên diện tích được giao, thuê theo quy hoạch.
- Tập trung đầu tư xây dựng vườn ươm sản xuất cây giống, tốt nhất là cây mô cung ứng cho nhân dân.
- Phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã vận động nhân dân tích cực tham gia đăng ký và trồng rừng.
- Thực hiện tốt công tác dịch vụ, phục vụ đầu vào cho sản xuất nhất là cung ứng cây giống, vật tư, phân bón.
- Tổ chức hệ thống cán bộ kỹ thuật để gắn kết với người dân trồng rừng, thu mua gỗ cho chủ rừng.
11. Các cơ quan, đơn vị có liên quan, theo chức năng có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao, góp phần thực hiện có hiệu quả đề án.
12. Các cơ quan thông tin đại chúng: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tuyên truyền kịp thời kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BIỂU 01: DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số: 295/QĐ-UBND ngày 08/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT |
Trồng rừng theo các năm |
Đơn vị tính |
Tổng giai đoạn |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Ghi chú |
||||||
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
|
|||
I |
Trồng rừng |
|
55.500 |
100,0 |
10.650 |
|
11.900 |
|
11.750 |
|
10.700 |
|
10.500 |
|
|
1 |
Trồng rừng tập trung |
Ha |
53.000 |
95,5 |
10.150 |
95,3 |
11.400 |
95,8 |
11.250 |
95,7 |
10.200 |
95,3 |
10.000 |
95,2 |
|
a |
Phòng hộ, đặc dụng |
Ha |
500 |
0,9 |
250 |
2,3 |
250 |
2,1 |
|
|
|
|
|
|
Loài cây: Lát, Mỡ |
b |
Sản xuất |
Ha |
52.500 |
94,6 |
9.900 |
93,0 |
11.150 |
93,7 |
11.250 |
95,7 |
10.200 |
95,3 |
10.000 |
95,2 |
Keo tai tượng, Keo lai hom, Keo lai mô, Bồ đề, Bạch đàn |
|
+ Keo tai tượng |
Ha |
16.500 |
29,7 |
5.500 |
51,6 |
4.750 |
39,9 |
3.600 |
30,6 |
1.550 |
14,5 |
1.100 |
10,5 |
|
|
+ Keo lai hom |
Ha |
16.500 |
29,7 |
4.050 |
38,0 |
3.350 |
28,2 |
3.450 |
29,4 |
3.150 |
29,4 |
2.500 |
23,8 |
|
|
+ Keo lai mô |
Ha |
19.500 |
35,1 |
350 |
3,3 |
3.050 |
25,6 |
4.200 |
35,7 |
5.500 |
51,4 |
6.400 |
61,0 |
|
2 |
Trồng cây phân tán |
Ha |
2.500 |
4,5 |
500 |
4,7 |
500 |
4,2 |
500 |
4,3 |
500 |
4,7 |
500 |
4,8 |
Loài cây: Keo tai tượng, Lát, Mỡ, Xoan |
II |
Sản xuất cây giống |
1.000 cây |
95.931 |
100,0 |
19.722 |
|
21.025 |
|
20.218 |
|
17.829 |
|
17.137 |
|
|
(Kèm theo Quyết định số: 295/QĐ-UBND ngày 08/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT |
Loại cây giống |
Nhu cầu cây giống lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020 |
Ghi chú |
|||||||||||
Giai đoạn 2016-2020 |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
|||||||||
Số lượng (nghìn cây) |
Tỷ lệ % so với cây trồng chính |
Số lượng (nghìn cây) |
Tỷ lệ % so với cây trồng chính |
Số lượng (nghìn cây) |
Tỷ lệ % so với cây trồng chính |
Số lượng (nghìn cây) |
Tỷ lệ % so với cây trồng chính |
Số lượng (nghìn cây) |
Tỷ lệ % so với cây trồng chính |
Số lượng (nghìn cây) |
Tỷ lệ % so với cây trồng chính |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
I |
Keo |
88.787 |
98,73 |
17.950 |
96,91 |
19.253 |
97,11 |
19.018 |
100,00 |
16.629 |
100,00 |
15.937 |
100,00 |
|
1 |
Keo tai tượng |
30.129 |
33,50 |
10.043 |
54,22 |
8.674 |
43,75 |
6.574 |
34,57 |
2.830 |
17,02 |
2.009 |
12,61 |
Mật độ 1.826 cây/ha (Bao gồm cả 10% dăm) |
2 |
Keo lai |
58.658 |
65,23 |
7.907 |
42,69 |
10.579 |
53,36 |
12.444 |
65,43 |
13.798 |
82,98 |
13.928 |
87,39 |
|
2.1 |
Keo lai hom |
30.129 |
33,50 |
7.395 |
39,93 |
6.117 |
30,86 |
6.300 |
33,13 |
5.752 |
34,59 |
4.565 |
28,64 |
Mật độ 1.826 cây/ha (Bao gồm cả 10% dăm) |
2.2 |
Keo lai mô |
28.529 |
31,72 |
512 |
2,76 |
4.462 |
22,51 |
6.145 |
32,31 |
8.047 |
48,39 |
9.363 |
58,75 |
Mật độ 1.423 cây/ha (Bao gồm cả 10% dăm) |
II |
Lát |
456 |
0,51 |
228 |
1,23 |
228 |
1,15 |
|
0,00 |
|
0,00 |
|
0,00 |
Mật độ 1.826 cây/ha (Bao gồm cả 10% dăm) |
III |
Mỡ |
688 |
0,77 |
344 |
1,86 |
344 |
1,74 |
|
0,00 |
|
0,00 |
|
0,00 |
Mật độ 2.750 cây/ha (Bao gồm cả 10% dăm) |
|
Cây trồng chính (I+II+III) |
89.931 |
|
18.522 |
|
19.825 |
|
19.018 |
|
16.629 |
|
15.937 |
|
|
IV |
Cây khác |
6.000 |
6,25 |
1200 |
6,08 |
1200 |
5,71 |
1200 |
5,94 |
1200 |
6,73 |
1200 |
7,00 |
(Bạch đàn, Thông, Bồ đề, Xoan, Sơn, Tre luồng…) |
|
Tổng cộng |
95.931 |
|
19.722 |
|
21.025 |
|
20.218 |
|
17.829 |
|
17.137 |
|
|
Ghi chú: Tỷ lệ cây Keo trong cơ cấu cây trồng chính từ năm 2016 đến năm 2020 giữ ở mức 98,73%, tuy nhiên về cơ cấu từng loài Keo được điều chỉnh theo hướng: Năm 2016: Keo tai tượng 54,22%, Keo lai hom 39,93%, Keo lai mô 2,76%. Năm 2017: Keo tai tượng giảm còn 43,75%, Keo lai hom 30,86%, Keo lai mô tăng lên 22,51%. Năm 2018: Keo tai tượng giảm còn 34,75%, Keo lai hom 33,13%, Keo lai mô tăng lên 32,31%. Năm 2019: Keo tai tượng giảm còn 17,02%, Keo lai hom 34,59%, Keo lai mô tăng lên 48,39%. Năm 2020: Keo tai tượng giảm còn 12,61%, Keo lai hom 28,64%, Keo lai mô tăng lên 58,75%.
(Kèm theo Quyết định số: 295/QĐ-UBND ngày 07/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Hoạt động |
Tổng dự trù kinh phí |
Chia ra các năm |
||||||||||
Tổng |
Vốn NS |
Vốn vay, DN và TPKT khác |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
|||||||||
Trung ương |
Địa phương |
Tổng |
Vốn NS |
Vốn vay, DN và TPKT khác |
Tổng |
Vốn NS |
Vốn vay, DN và TPKT khác |
||||||
Trung ương |
Địa phương |
Trung ương |
Địa phương |
||||||||||
|
|
1.890.941 |
55.000 |
34.141 |
1.801.800 |
370.183 |
15.000 |
10.583 |
344.600 |
411.040 |
21.500 |
2.840 |
386.700 |
1 |
Dự án Phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang; trồng chăm sóc bảo vệ rừng |
1.850.338 |
50.000 |
15.338 |
1.785.000 |
351.600 |
15.000 |
|
336.600 |
399.100 |
20.000 |
|
379.100 |
2 |
Dự án Đầu tư sản xuất giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô Trường Đại học Tân Trào; Công ty cổ phần giấy An Hòa và nâng cấp vườn ươm |
16.600 |
- |
4.600 |
12.000 |
9.600 |
|
4.600 |
5.000 |
7.000 |
|
|
7.000 |
3 |
Dự án ứng dụng kỹ thuật trồng rừng sản xuất bằng loài cây Keo lai sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô. |
3.200 |
- |
2.000 |
1.200 |
1.820 |
|
980 |
840 |
780 |
|
540 |
240 |
4 |
Dự án đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất lâm nghiệp. |
5.000 |
- |
5.000 |
- |
1.000 |
|
1.000 |
|
1.000 |
|
1.000 |
|
5 |
Dự án xây dựng hệ thống thông tin thị trường lâm sản. |
2.000 |
- |
2.000 |
- |
- |
|
|
|
1.000 |
|
1.000 |
|
6 |
Dự án Điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025. |
3.803 |
- |
3.803 |
- |
3.803 |
|
3.803 |
|
- |
|
|
|
7 |
Dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật thâm canh rừng trồng, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của rừng trồng. |
5.000 |
5.000 |
- |
- |
- |
|
|
|
1.500 |
1.500 |
|
|
8 |
Dự án truyền thông, tuyên truyền thực hiện Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. |
1.400 |
- |
1.400 |
- |
200 |
|
200 |
|
300 |
|
300 |
|
9 |
Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC đối với rừng sản xuất |
3.600 |
- |
- |
3.600 |
2.160 |
|
|
2.160 |
360 |
|
|
360 |
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Hoạt động |
Chia ra các năm |
|||||||||||
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
|||||||||||
Tổng |
Vốn NS |
Vốn vay, DN và TPKT khác |
Tổng |
Vốn NS |
Vốn vay, DN và TPKT khác |
Tổng |
Vốn NS |
Vốn vay, DN và TPKT khác |
|||||
Trung ương |
Địa phương |
Trung ương |
Địa phương |
Trung ương |
Địa phương |
||||||||
|
|
397.260 |
11.500 |
2.780 |
382.980 |
358.023 |
6.000 |
4.863 |
347.160 |
354.435 |
1.000 |
13.075 |
340.360 |
1 |
Dự án Phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang; trồng chăm sóc bảo vệ rừng |
392.500 |
10.000 |
|
382.500 |
355.363 |
5.000 |
3.563 |
346.800 |
351.775 |
|
11.775 |
340.000 |
2 |
Dự án Đầu tư sản xuất giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô Trường Đại học Tân Trào; Công ty cổ phần giấy An Hòa và nâng cấp vườn ươm |
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
3 |
Dự án ứng dụng kỹ thuật trồng rừng sản xuất bằng loài cây Keo lai sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô. |
600 |
|
480 |
120 |
- |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Dự án đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất lâm nghiệp. |
1.000 |
|
1.000 |
|
1.000 |
|
1.000 |
|
1.000 |
|
1.000 |
|
5 |
Dự án xây dựng hệ thống thông tin thị trường lâm sản. |
1.000 |
|
1.000 |
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
6 |
Dự án Điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025. |
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
7 |
Dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật thâm canh rừng trồng, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của rừng trồng. |
1.500 |
1.500 |
|
|
1.000 |
1.000 |
|
|
1.000 |
1.000 |
|
|
8 |
Dự án truyền thông, tuyên truyền thực hiện Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. |
300 |
|
300 |
|
300 |
|
300 |
|
300 |
|
300 |
|
9 |
Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC đối với rừng sản xuất |
360 |
|
|
360 |
360 |
|
|
360 |
360 |
|
|
360 |
BIỂU 04: NHU CẦU ĐẦU TƯ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số: 295/QĐ-UBND ngày 08/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Nguồn vốn |
Nhu cầu vốn cho các năm |
||||||||||||||
Tổng giai đoạn 2016-2020 |
2016 |
2017 |
||||||||||||||
Khối lượng |
Chia ra các nguồn |
Khối lượng (ha) |
Chia ra các nguồn |
Khối lượng (ha) |
Chia ra các nguồn |
|||||||||||
Tổng |
Ngân sách |
Huy động dân, doanh nghiệp |
Vay tín dụng |
Tổng |
Ngân sách |
Huy động dân, doanh nghiệp |
Vay tín dụng |
Tổng |
Ngân sách |
Huy động dân, doanh nghiệp |
Vay tín dụng |
|||||
|
Tổng |
235.105,1 |
1.555.928 |
39.018 |
1.291.910 |
225.000 |
35.090,9 |
234.493 |
12.003 |
177.490 |
45.000 |
47.381,0 |
349.879 |
12.644 |
292.235 |
45.000 |
I |
Trồng rừng |
55.500,0 |
819.053 |
9.153 |
584.900 |
225.000 |
10.650,0 |
156.790 |
4.590 |
107.200 |
45.000 |
11.900,0 |
175.513 |
4.563 |
125.950 |
45.000 |
1 |
Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng |
500,0 |
6.553 |
6.553 |
- |
- |
250,0 |
3.290 |
3.290 |
|
|
250,0 |
3.263 |
3.263 |
|
|
2 |
Trồng rừng sản xuất |
52.500,0 |
787.500 |
2.600 |
559.900 |
225.000 |
9.900,0 |
148.500 |
1.300 |
102.200 |
45.000 |
11,150,0 |
167.250 |
1.300 |
120.950 |
45.000 |
3 |
Trồng cây phân tán |
2.500,0 |
25.000 |
- |
25.000 |
- |
500,0 |
5.000 |
|
5.000 |
|
500,0 |
5.000 |
|
5.000 |
|
II |
Chăm sóc |
112.909,1 |
722.445 |
15.435 |
707.010 |
- |
11.101,7 |
74.817 |
4.527 |
70.290 |
- |
22.141,8 |
171.480 |
5.195 |
166.285 |
- |
1 |
Chăm sóc rừng trồng PH, ĐD |
3.609,1 |
15.435 |
15.435 |
- |
- |
1.201,7 |
4.527 |
4.527 |
|
|
1.091,8 |
5.195 |
5.195 |
|
|
2 |
Chăm sóc rừng trồng sản xuất |
109.300,0 |
707.010 |
- |
707.010 |
- |
9.900,0 |
70.290 |
|
70.290 |
|
21.050,0 |
166.285 |
|
166.285 |
|
III |
Khoán Bảo vệ rừng |
66.696,0 |
14.430 |
14.430 |
- |
- |
13.339,2 |
2.886 |
2.886 |
|
|
13.339,2 |
2.886 |
2.886 |
|
|
Ghi chú: Hỗ trợ trồng 500 rừng sản xuất bằng loài cây Keo mô trong 2 năm 2016, 2017 từ tiền của Dự án Phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang (mỗi năm dự kiến hỗ trợ 250 ha, với số là 1.300 triệu đồng/năm)
BIỂU 04: NHU CẦU ĐẦU TƯ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Nguồn vốn |
Nhu cầu vốn cho các năm |
||||||||||||||
2018 |
2019 |
2020 |
||||||||||||||
|
Chia ra các nguồn |
|
Chia ra các nguồn |
|
Chia ra các nguồn |
|||||||||||
Khối lượng (ha) |
Tổng |
Ngân sách |
Huy động dân, doanh nghiệp |
Vay tín dụng |
Khối lượng (ha) |
Tổng |
Ngân sách |
Huy động dân, doanh nghiệp |
Vay tín dụng |
Khối lượng (ha) |
Tổng |
Ngân sách |
Huy động dân, doanh nghiệp |
Vay tín dụng |
||
|
Tổng |
58.065,5 |
389.861 |
6.436 |
338.425 |
45.000 |
48.092,4 |
305.733 |
4.533 |
256.200 |
45.000 |
46.475,3 |
275.962 |
3.402 |
227.560 |
45.000 |
I |
Trồng rừng |
11.750,0 |
173.750 |
- |
128.750 |
45.000 |
10.700,0 |
158.000 |
- |
113.000 |
45.000 |
10.500,0 |
155.000 |
- |
110.000 |
45.000 |
1 |
Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng |
|
- |
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
- |
|
|
|
2 |
Trồng rừng sản xuất |
11.250,0 |
168.750 |
|
123.750 |
45.000 |
10.200,0 |
153.000 |
|
108.000 |
45.000 |
10.000,0 |
150.000 |
|
105.000 |
45.000 |
3 |
Trồng cây phân tán |
500,0 |
5.000 |
|
5.000 |
|
500,0 |
5.000 |
|
5.000 |
|
500,0 |
5.000 |
|
5.000 |
|
II |
Chăm sóc |
32.976,3 |
213.225 |
3.550 |
209.675 |
- |
24.053,2 |
144.847 |
1.647 |
143.200 |
- |
22.636,1 |
118.076 |
516 |
117.560 |
- |
1 |
Chăm sóc rừng trồng PH, ĐD |
676,3 |
3.550 |
3.550 |
|
|
453,2 |
1.647 |
1.647 |
|
|
186,1 |
516 |
516 |
|
|
2 |
Chăm sóc rừng trồng sản xuất |
32.300,0 |
209.675 |
|
209.675 |
|
23.600,0 |
|
|
143.200 |
|
22.450,0 |
117.560 |
|
117.560 |
|
III |
Khoán Bảo vệ rừng |
13.339,2 |
2.886 |
2.886 |
|
|
13.339,2 |
2.886 |
2.886 |
|
|
13.339,2 |
2.886 |
2.886 |
|
|
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính ngành Công Thương thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 03/04/2020 | Cập nhật: 13/07/2020
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Bảo vệ thực vật, Lâm nghiệp và Trồng trọt thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên Ban hành: 06/03/2020 | Cập nhật: 31/03/2020
Quyết định 208/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã năm 2020 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới theo Quyết định 1600/QĐ-TTg Ban hành: 17/02/2020 | Cập nhật: 01/04/2020
Quyết định 208/QĐ-UBND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng năm 2020 Ban hành: 17/01/2020 | Cập nhật: 28/11/2020
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 15/01/2020 | Cập nhật: 11/05/2020
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trong kỳ 2014-2018 Ban hành: 12/03/2019 | Cập nhật: 11/07/2019
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2018 quy định về mức đóng góp, chế độ miễn, giảm, hỗ trợ cho học viên cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện ma túy, tại cộng đồng và chế độ miễn cho học viên cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 09/10/2018 | Cập nhật: 02/03/2019
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2018 về điều chỉnh phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị giúp đỡ xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020 Ban hành: 15/03/2018 | Cập nhật: 23/03/2018
Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2018 về thành lập Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Ban hành: 11/01/2018 | Cập nhật: 16/01/2018
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 20/06/2017 | Cập nhật: 21/06/2017
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 17/01/2017 | Cập nhật: 17/07/2019
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Khu công nghệ cao Hòa Lạc đến 2030 Ban hành: 27/05/2016 | Cập nhật: 01/06/2016
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án “Nâng cao năng lực xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020” Ban hành: 22/01/2016 | Cập nhật: 08/12/2016
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Danh mục công trình, dự án để thanh toán chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo quy định Ban hành: 21/01/2016 | Cập nhật: 05/03/2016
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2016 về ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển Thanh Hóa quản lý hoạt động của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 18/01/2016 | Cập nhật: 07/06/2016
Quyết định 2426/QĐ-TTg năm 2015 về Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung Quy hoạch đến năm 2025 Ban hành: 28/12/2015 | Cập nhật: 05/01/2016
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020 Ban hành: 14/07/2015 | Cập nhật: 21/05/2016
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt đồ án Quy hoạch chung thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 08/07/2015 | Cập nhật: 04/05/2018
Quyết định 635/QĐ-TTg năm 2015 về xuất cấp hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia cho tỉnh Bến Tre, Thừa Thiên Huế Ban hành: 13/05/2015 | Cập nhật: 16/05/2015
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2015 thành lập bản Suối Cáu, xã Quy Hướng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Ban hành: 27/01/2015 | Cập nhật: 05/02/2015
Quyết định 1166/QĐ-BNN-KHCN năm 2014 về Kế hoạch hành động ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 28/05/2014 | Cập nhật: 21/08/2015
Quyết định 774/QĐ-BNN-TCLN phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020 Ban hành: 18/04/2014 | Cập nhật: 02/08/2014
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2014 công bố bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 13/01/2014 | Cập nhật: 18/01/2014
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên Ban hành: 08/02/2014 | Cập nhật: 24/02/2014
Quyết định 2426/QĐ-TTg năm 2013 giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 cho dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây nguyên Ban hành: 12/12/2013 | Cập nhật: 14/12/2013
Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN năm 2013 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Ban hành: 08/07/2013 | Cập nhật: 09/08/2013
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2013 công nhận huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang là đơn vị đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi Ban hành: 26/06/2013 | Cập nhật: 10/10/2013
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” Ban hành: 10/06/2013 | Cập nhật: 11/06/2013
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2013 công nhận các huyện, thị xã, thành phố duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 năm 2012 Ban hành: 17/04/2013 | Cập nhật: 29/10/2013
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Bến Tre Ban hành: 01/02/2013 | Cập nhật: 27/02/2013
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam Ban hành: 06/02/2013 | Cập nhật: 04/03/2013
Quyết định 635/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Dự án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành Nông nghiệp đến năm 2020" thuộc Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020" Ban hành: 30/05/2012 | Cập nhật: 31/05/2012
Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng Ban hành: 08/02/2012 | Cập nhật: 13/02/2012
Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 Ban hành: 09/01/2012 | Cập nhật: 12/01/2012
Quyết định 2426/QĐ-TTg năm 2011 điều chỉnh dự toán thu, chi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành: 22/12/2011 | Cập nhật: 23/12/2011
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ môi trường đến năm 2020 Ban hành: 10/06/2011 | Cập nhật: 11/06/2011
Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2011 phê chuẩn kết quả miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2004 – 2011 Ban hành: 10/01/2011 | Cập nhật: 12/01/2011
Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt việc triển khai Tùy viên văn hóa tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài Ban hành: 12/01/2010 | Cập nhật: 15/01/2010
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư công trình: đường giao thông từ km14+600 đường 316C đến trung tâm xã Long Cốc, huyện Tân Sơn - thuộc địa bàn xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Ban hành: 22/01/2010 | Cập nhật: 14/04/2010
Quyết địnhố 899/QĐ-TTg năm 2009 bổ nhiệm và miễn nhiệm Ủy viên Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2009 – 2014 Ban hành: 24/06/2009 | Cập nhật: 29/06/2009
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông Ban hành: 11/02/2009 | Cập nhật: 21/07/2013
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 14/07/2008 | Cập nhật: 23/07/2008
Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2008 tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ cho 05 tập thể của các khối thuộc Bộ Giao thông vận tải Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 15/01/2008
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2007 về ủy quyền cho Sở Công nghiệp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 22/01/2007 | Cập nhật: 08/04/2011
Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng Ban hành: 03/03/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 57/QĐ-TTg về đầu tư Dự án Trung tâm truyền máu khu vực Ban hành: 15/01/2002 | Cập nhật: 27/03/2013
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2000 về việc thay đổi chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh Ban hành: 20/09/2000 | Cập nhật: 11/04/2007
Quyết định 635/QĐ-TTg năm 1998 về thành viên lãnh đạo Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp trung ương Ban hành: 22/07/1998 | Cập nhật: 10/11/2007