Quyết định 269/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao tỉnh Hà Nam năm 2018
Số hiệu: | 269/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Nam | Người ký: | Trương Minh Hiến |
Ngày ban hành: | 02/02/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 269/QĐ-UBND |
Hà Nam, ngày 02 tháng 02 năm 2018 |
V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SINH SẢN, BÒ THỊT CHẤT LƯỢNG CAO TỈNH HÀ NAM NĂM 2018
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Theo Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tờ trình số 02/TTr-SNN ngày 02 tháng 01 năm 2018, đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 112/TTr-SKHĐT ngày 26 tháng 01 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mục tiêu chung: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt theo hướng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; góp phần thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt nói riêng, ngành chăn nuôi nói chung và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ dân.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao chất lượng và tăng quy mô đàn bò cái sinh sản của địa phương nhằm tạo ra đàn bò cái nên có năng suất, chất lượng cao thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi, thời tiết, khí hậu tại tỉnh.
- Xây dựng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 cho 20 khu chăn nuôi tập trung bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao; đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 07 khu chăn nuôi tập trung đảm bảo hạ tầng đồng bộ với quy mô 1.780 con bò sinh sản, bò thịt.
- Phấn đấu đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 31.275 con bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao: Huyện Duy Tiên 4.716 con, Lý Nhân 8.355 con, Kim Bảng 5.302 con, Thanh Liêm 5.624 con, Bình Lục 5.080 con và thành phố Phủ Lý 2.198 con.
- Quy hoạch 20 khu chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt tập trung với tổng diện tích khoảng 150-200 ha để xây dựng các trang trại chăn nuôi bò thịt tập trung quy mô diện tích mỗi khu quy hoạch từ 5-10ha, quy mô nuôi từ 100- 200 con; mỗi hộ chăn nuôi nuôi từ 10 con trở lên và đến năm 2020 đạt trên 20 con.
- Các hộ dân, doanh nghiệp đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, môi trường trong chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt.
- Đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác trong chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao, cung ứng thức ăn, tiêu thụ và chế biến sản phẩm thịt.
1. Kế hoạch phát triển đàn bò:
Phát triển đàn bò cái sinh sản, bò thịt chất lượng cao năm 2018 đạt 31.275 con, cụ thể: Huyện Duy Tiên 4.716 con, Lý Nhân 8.355 con, Kim Bảng 5.302 con, Thanh Liêm 5.624 con, Bình Lục 5.080 con và thành phố Phủ Lý 2.198 con, trong đó: trong khu dân cư là 29.495 con; trong khu quy hoạch là 1.780 con; số bê cái sinh ra là 6.958 con; tổng lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 2.520 tấn với doanh thu khoảng 202 tỷ đồng.
2. Kế hoạch xây dựng khu chăn nuôi bò tập trung và quy hoạch vùng trồng cỏ:
- Xây dựng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 cho 20 khu chăn nuôi tập trung bò sinh sản, bò thịt với tổng diện tích khoảng 150-200 ha; mỗi khu diện tích mỗi khu quy hoạch có diện tích từ 5-10ha, nuôi từ 100- 200 con/khu; quy mô mỗi hộ chăn nuôi từ 10 con trở lên và đến năm 2020 đạt trên 20 con.
- Đến hết năm 2018, hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông cho 07 khu chăn nuôi tập trung và có các hộ dân tham gia chăn nuôi trong khu: Huyện Duy Tiên (01 khu) tại xã Mộc Bắc; huyện Kim Bảng (01 khu) tại xã Tượng Lĩnh; huyện Thanh Liêm (01 khu) tại xã Thanh Hải; huyện Lý Nhân (02 khu) tại xã Nhân Đạo và Nhân Thịnh; huyện Bình Lục (02 khu) tại xã La Sơn và Vũ Bản.
- Quy hoạch vùng trồng cỏ với diện tích khoảng 1.564 ha đất trồng cỏ để đảm bảo chủ động cung cấp nguồn thức ăn thô xanh cho đàn bò của các địa phương.
3. Kế hoạch cải tạo giống bò địa phương:
Lựa chọn 7.500 lượt con bò vàng, bò lai Sind ở các địa phương có máu lai thấp dưới 70% để áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo nhằm nâng cao tỷ lệ máu ngoại, nâng cao tầm vóc đàn bò tại địa phương.
4. Kế hoạch lai tạo bò thịt chất lượng cao:
Sử dụng tinh bò thịt đông lạnh (nhập ngoại) gồm các giống bò chuyên thịt chất lượng cao như: Red Angus, Blanc Bleu Belge (BBB)... để phối giống nhân tạo cho bò cái lai Zebu (tỷ lệ máu lai ≥ 70% Zêbu) nhằm tạo ra bê lai hướng thịt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường. Dự kiến tổng số bò cái được phối giống có chửa khoảng 2.000 lượt con.
5. Công tác đào tạo, tập huấn, hội nghị triển khai:
- Về đào tạo, tập huấn cho dẫn tinh viên cơ sở: Tổ chức 02 lớp đào tạo, tập huấn cho dẫn tiên viên cơ sở với số lượng khoảng 50 lượt dẫn tinh viên cơ sở để nâng cao trình độ kỹ thuật phối giống, khám, chữa bệnh cho đàn sinh sản, bò thịt ở các địa phương;
- Về đào tạo, tập huấn cho các hộ chăn nuôi: Tổ chức 12 lớp đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt cho khoảng 720 lượt hộ chăn nuôi tại các cụm xã của 06 huyện, thành phố (mỗi địa phương tổ chức 02 lớp).
1. Giải pháp về quy hoạch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
1.1. Quy hoạch các khu chăn nuôi bò tập trung và khu trồng cỏ cho bò:
- Xây dựng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 cho 20 khu chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt tập trung.
- Quy hoạch vùng trồng cỏ khoảng 1.564 ha đất trồng cây thức ăn cho bò để đảm bảo chủ động cung cấp nguồn thức ăn thô xanh cho đàn bò. Các địa phương căn cứ vào quy hoạch vùng trồng cỏ, bố trí quỹ đất của địa phương mình để triển khai thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt.
1.2. Giải pháp về môi trường: Khuyến khích các hộ chăn nuôi xây dựng hệ thống xử lý chất thải có bể láng, bể bioga, hố ủ phân...đảm bảo dung tích khoảng 01m3 /1 bò nhằm xử lý chất thải phát sinh trong chăn nuôi; Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã phối hợp với Chi cục chăn nuôi và Thú y hướng dẫn các hộ dân thực hiện các biện pháp xử lý đối với chất thải rắn, khô (phân bò, rác...) đảm bảo vệ sinh môi trường.
2. Giải pháp về khoa học và công nghệ:
2.1. Giống và quản lý giống:
- Về giống: Thực hiện cải tạo nâng cao tầm vóc giống bò địa phương bằng việc sử dụng tinh bò Zêbu được cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định để phối giống nhân tạo cho đàn bò cái hiện có nhằm nâng tỷ lệ máu lai đạt từ 75% trở lên.
+ Thực hiện lai tạo bò chất lượng cao bằng việc sử dụng tinh các giống bò thịt chất lượng cao (tinh bò nhập ngoại) được cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định như: tinh bò giống Red Angus, BBB để phối giống nhân tạo trên nền bò cái lai ≥ 70% máu Zebu tạo ra bê lai hướng thịt chất lượng cao để nuôi thịt và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt tại tỉnh.
- Về quản lý giống: Đối các khu chăn nuôi tập trung, khuyến khích hộ chăn nuôi lựa chọn, mua con giống đảm bảo theo các tiêu chuẩn về giống quy định và có tỷ lệ lai máu ngoại đạt từ 75% trở lên. Bò giống mua ngoài tỉnh phải có giấy kiểm dịch động vật của cơ quan Thú y cấp tỉnh cấp để tránh lây lan dịch bệnh.
2.2. Giải pháp thức ăn, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh:
- Về thức ăn: Khuyến khích các hộ dân trồng các giống cỏ mới năng suất, chất lượng cao như: cỏ VA06, cỏ Mulato II, cỏ Mombasa, cỏ hỗn hợp Úc... đồng thời tận thu nguồn phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân cây ngô sau khi thu hoạch bắp, ngọn lá mía, thân lá cây đỗ, lạc... dự trữ làm thức ăn cho bò;
- Vệ sinh, phòng bệnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đơn vị chuyên môn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) thực hiện tiêm phòng bệnh lở mồng long móng định kỳ 02 lần/năm;
+ Tuyên truyền, vận động các hộ dân tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng định kỳ 02 lần/năm và tẩy giun sán định kỳ 06 tháng/lần/con;
+ Tăng cường công tác kiểm dịch động vật đối với bò nhập về để phòng ngừa dịch bệnh lây lan từ bên ngoài vào trong tỉnh và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh tại 20 khu quy hoạch chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao tập trung.
3. Giải pháp về cơ chế chính sách:
3.1. Hỗ trợ cơ sở, hạ tầng kỹ thuật khu chăn nuôi bò tập trung:
a) Hỗ trợ kinh phí quy hoạch: Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 cho 20 khu chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt tập trung.
b) Hỗ trợ về hạ tầng khu chăn nuôi tập trung:
- Hỗ trợ đường giao thông: Dự kiến hỗ trợ cứng hóa 7 km với kinh phí hỗ trợ khoảng 350 triệu đồng.
- Đường điện: Tỉnh giao trách nhiệm ngành điện xây dựng đường trục khu trang trại chăn nuôi tập trung để nông hộ có điện sản xuất theo tiến độ.
- Hỗ trợ đường nước sạch: dự kiến hỗ trợ xây dựng 7 km với kinh phí hỗ trợ khoảng 3.008,88 triệu đồng.
- Hỗ trợ mua máy thái cỏ: Dự kiến hỗ trợ mua mới 30 máy với kinh phí hỗ trợ khoảng 90 triệu đồng.
- Hỗ trợ xử lý môi trường: Dự kiến hỗ trợ xây dựng 30 hệ thống với kinh phí khoảng 300 triệu đồng.
3.2. Hỗ trợ kinh phí quản lý, nhân giống và phòng chống dịch bệnh:
- Hỗ trợ đeo thẻ tai: Dự kiến hỗ trợ đeo thẻ tai cho 1.000 bò cái với kinh phí khoảng 380 triệu đồng.
- Hỗ trợ tinh bò và vật tư phối giống: Hỗ trợ 100% kinh phí mua tinh bò và vật tư phối giống nhân tạo (tinh đông lạnh, Nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản) để phối giống cho 7.500 con bò sinh sản và 2.000 con bò thịt chất lượng cao; Dự kiến kinh phí hỗ trợ khoảng 2.733,1 triệu đồng....
- Hỗ trợ dụng cụ TTNT: Hỗ trợ 100% kinh phí mua mới bình chứa Nitơ, bình bảo quản tinh, cụ thể:
+ Hỗ trợ 04 bình chứa Nitơ lỏng dung tích ≥ 34 lít, 04 bình bảo quản tinh bò dung tích 15 lít cho 02 Trạm Chăn nuôi & Thú y huyện, thành phố (Trạm Bình Lục, Trạm Phủ Lý) và Chi cục Chăn nuôi & Thú y tỉnh để bảo quản cấp phát tinh bò;
+ Hỗ trợ 15 bình công tác cho 15 cán bộ dẫn tinh viên cơ sở tại các cụm xã được địa phương cử đi đào tạo tay nghề dẫn tinh viên.
+ Kinh phí dự kiến hỗ trợ khoảng 331 triệu đồng.
- Hỗ trợ phòng bệnh cho đàn bò: Thực hiện theo Kế hoạch hỗ trợ phòng chống dịch bệnh hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3.3. Hỗ trợ đào tạo tập huấn:
Hỗ trợ kinh phí 12 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt để nắm bắt được những tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng vào thực tế chăn nuôi; tổ chức 02 lớp đào tạo kỹ thuật viên thụ tinh nhân tạo bò tại các cụm xã có phát triển chăn nuôi bò cái sinh sản.
4. Giải pháp phát triển đàn bò tại các doanh nghiệp: Tăng cường thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt trên địa bàn tỉnh; Doanh nghiệp có dự án đầu tư chăn nuôi bò thịt được chấp thuận đầu tư và thỏa mãn điều kiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP .
5. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm: Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu giết mổ tập trung và cơ sở chế biến để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và tạo ra thương hiệu thịt bò của tỉnh; Đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh lân cận.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN: 43.943,33 triệu đồng (Bốn mươi ba tỷ chín trăm bốn mươi ba triệu ba trăm ba mươi nghìn đồng), trong đó:
- Vốn của hộ dân: 33.615,92 triệu đồng.
- Vốn ngân sách nhà nước: 10.327,41 triệu đồng.
(Chi tiết có phụ lục kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch; Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Sở phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch, đảm bảo đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao....
Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch năm 2018 và rút kinh nghiệm để có giải pháp điều chỉnh kịp thời khắc phục những vấn đề chưa phù hợp trong quá trình thực hiện để xây dựng kế hoạch năm 2019, 2020 đạt hiệu quả cao.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo, đài phát thanh và Truyền hình, các tổ chức hội đoàn thể, tăng cường công tác tuyên tuyền để người dân hiểu đầy đủ, đồng thuận và tích cực tham gia.
2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư và lồng ghép các chương trình dự án để thực hiện Kế hoạch; Hướng dẫn các thủ tục và thực hiện cấp phát kinh phí hỗ trợ theo quy định; phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư và lồng ghép các chương trình dự án để thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu được thuê đất để đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi bò thịt.
Hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý nhà nước về môi trường, phối hợp kiểm tra quy trình xử lý chất phát thải trong chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường theo quy định.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ về bò thịt; chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất.
6. Sở Công thương: Thông tin về thị trường tiêu thụ thịt trong nước và xuất nhập khẩu. Tăng cường xúc tiến thương mại, triển khai các chính sách khuyến khích, hỗ trợ theo hướng tăng cường mối liên kết giữa chăn nuôi với tiêu thụ sản phẩm.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp các chính sách pháp luật của Nhà nước về chăn nuôi, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản; các cơ chế, chính sách đầu tư của tỉnh nhằm khuyến khích đầu tư vào chăn nuôi.
8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh: Tạo điều kiện cho các hộ mua bò vay vốn với lãi suất ưu đãi, thời hạn cho vay theo khả năng hoàn vốn của dự án, thủ tục đơn giản, thuận tiện.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản của địa phương năm 2018 phù hợp với định hướng phát triển chăn nuôi của địa phương và phù hợp với kế hoạch chung của tỉnh.
10. Hộ nông dân: Tự nguyện, chịu trách nhiệm, trực tiếp lựa chọn và quyết định mua bò, chăm sóc nuôi dưỡng bò theo quy trình sản xuất thực phẩm sạch; Lập dự án vay vốn mua bò, thuê đất để xây dựng chuồng trại và trồng cỏ, ngô.
11. Doanh nghiệp: Thực hiện việc xin cấp phép đầu tư dự án theo trình tự thủ tục quy định, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, vay vốn, thuê đất...; đảm bảo vệ sinh môi trường, chấp hành nghiêm các quy định quản lý về chăn nuôi bò thịt của tỉnh và pháp luật quy định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã quy hoạch chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản và Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ SINH SẢN, BÒ THỊT NĂM 2018
TT |
Huyện, TP |
Đàn bò Năm 2017 (con) |
Kế hoạch phát triển đàn bò năm 2018 |
Chọn bò cái để TTNT |
|||
Tổng đàn bò (con) |
Trong dân cư |
Trong khu QH |
Diện tích đất trồng cỏ (ha) |
||||
1 |
Duy Tiên |
4,371 |
4,716 |
4,516 |
200 |
236 |
2,000 |
2 |
Kim Bảng |
4,915 |
5,302 |
5,102 |
200 |
265 |
2,000 |
3 |
Thanh Liêm |
5,213 |
5,624 |
5,424 |
200 |
281 |
1,500 |
4 |
Lý Nhân |
7,745 |
8,355 |
7,695 |
660 |
418 |
1,500 |
5 |
Bình Lục |
4,709 |
5,080 |
4,560 |
520 |
254 |
2,000 |
6 |
TP Phủ Lý |
2,038 |
2,198 |
2,198 |
0 |
110 |
500 |
|
Tổng |
28,991 |
31,275 |
29,495 |
1,780 |
1,564 |
9,500 |
TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BÒ SINH SẢN, BÒ THỊT NĂM 2018
ĐVT: nghìn đồng
TT |
Nội dung |
Số lượng |
Đơn giá |
Kinh phí thực hiện |
Ghi chú |
||
Tổng số |
NSNN hỗ trợ |
Vốn của dân |
|||||
|
Tổng |
|
|
43,943,330 |
10,327,410 |
33,615,920 |
|
I |
Xây dựng đề án |
|
|
33,000 |
33,000 |
0 |
|
II |
XD hạ tầng khu chăn nuôi tập trung |
|
|
38,650,800 |
6,934,880 |
31,715,920 |
|
1 |
Lập quy hoạch khu chăn nuôi tập trung |
20 khu tập trung |
159,300 |
3,186,000 |
3,186,000 |
0 |
|
2 |
Xây dựng đường giao thông |
7 km |
200,000 |
1,400,000 |
350,000 |
1,050,000 |
Tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng/km |
3 |
XD đường ống nước sạch |
7 km |
716,400 |
5,014,800 |
3,008,880 |
2,005,920 |
Tỉnh hỗ trợ 60% kinh phí xây dựng đường ống nước. Dự kiến xây dựng 7km |
4 |
Mua máy thái cỏ |
30 máy |
15,000 |
450,000 |
90,000 |
360,000 |
Tỉnh hỗ trợ 20% kinh phí mua máy thái cỏ/máy vắt sữa, tối đa 3 triệu đồng/máy, hỗ trợ mua 30 máy |
5 |
Xây dựng hệ thống xử lý chất thải |
30 hệ thống |
20,000 |
600,000 |
300,000 |
300,000 |
Hỗ trợ 50% xây dựng hệ thống xử lý chất thải, tối đa 10 triệu đồng/hệ thống, hỗ trợ 30 hệ thống |
6 |
Mua bò giống |
700 con |
30,000 |
21,000,000 |
0 |
21,000,000 |
|
7 |
Xây dựng chuồng trại |
700 con |
10,000 |
7,000,000 |
0 |
7,000,000 |
|
III |
Hỗ trợ quản lý, nhân giống và phòng chống dịch bệnh |
|
|
5,002,100 |
3,102,100 |
1,900,000 |
|
1 |
Kinh phí đeo thẻ tai |
|
|
38,000 |
38,000 |
0 |
|
|
- Thẻ tai |
1000 thẻ |
28 |
28,000 |
28,000 |
0 |
|
|
- Công đeo thẻ tai |
1000 thẻ |
10 |
10,000 |
10,000 |
0 |
|
2 |
Kinh phí hỗ trợ phối giống (9.500 con) |
|
|
4,633,100 |
2,733,100 |
1,900,000 |
|
|
- Tinh bò Zêbu |
15000 liều |
35.0 |
525,000 |
525,000 |
0 |
Thụ tinh nhân tạo cho 7.500 bò cái với 2 liều tinh/con |
|
- Tinh bò thịt cao sản (BBB) |
4000 liều |
300.0 |
1,200,000 |
1,200,000 |
0 |
Thụ tinh nhân tạo cho 2.000 bò cái hướng thịt (BBB) với 2 liều tinh/con |
|
- Công phối giống |
9500 công |
200.0 |
1,900,000 |
0 |
1,900,000 |
|
|
- Ni tơ bảo quản tinh (19.000 liều x 1,2 x 28.000 đồng/lít) |
22800 liều |
28.0 |
638,400 |
638,400 |
0 |
|
|
- Găng tay (19.000 liều x 1 chiếc x 4.400 đồng) |
19000 cái |
4.4 |
83,600 |
83,600 |
0 |
|
|
- Dẫn tinh quản (19.000 liều x 1 chiếc x 4.400 đồng) |
19000 cái |
4.4 |
83,600 |
83,600 |
0 |
|
|
Chi phí bảo quản, cấp phát tinh (19.000 liều x 10.000 đồng) |
19000 liều |
10.0 |
190,000 |
190,000 |
0 |
|
|
Vận chuyển Tinh bò, Ni tơ (25 chuyến x 500.000 đồng) |
25 chuyến |
500.0 |
12,500 |
12,500 |
0 |
|
3 |
Trang thiết bị chứa ni tơ bảo quản tinh bò |
|
|
331,000 |
331,000 |
0 |
|
|
Bình chứa Ni tơ 34 lít (04 chiếc x 37 triệu đồng) |
4 bình |
37,000.0 |
148,000 |
148,000 |
0 |
|
|
Bình chứa Ni tơ 15 lít (04 chiếc x 27 triệu ống) |
4 bình |
27,000.0 |
108,000 |
108,000 |
0 |
|
|
Bình chứa Ni tơ 2,5 - 3,7 lít (15 chiếc x 5 triệu đồng) |
15 bình |
5,000.0 |
75,000 |
75,000 |
0 |
|
IV |
Kinh phí đào tạo tập huấn, hội thảo, hội nghị triển khai |
|
|
257,430 |
257,430 |
0 |
|
1 |
Tập huấn thú y cấp tỉnh (02 lớp x 25 người) |
|
|
103,150 |
103,150 |
0 |
|
|
Tiền nước uống cho đại biểu (25 người x 7 ngày x 2 lớp x 7.000 đ) |
350 lượt người |
7.0 |
2,450 |
2,450 |
0 |
|
|
Tiền ăn cho đại biểu không hưởng lương 25x7 ngày x 2 lớp x 70.000 đ) |
350 lượt người |
70.0 |
24,500 |
24,500 |
0 |
|
|
Tiền tài liệu, bút (25 người x 2 lớp x 20.000 đ) |
50 bộ |
20.0 |
1,000 |
1,000 |
0 |
|
|
Tiền trang trí, hội trường (02 lớp x 500.000 đ) |
02 hội trường |
500.0 |
1,000 |
1,000 |
0 |
|
|
Tiền thuê giảng viên (7 ngày x 2 lớp x 500.000 đ) |
14 lượt thuê giảng viên |
500.0 |
7,000 |
7,000 |
0 |
|
|
Thuê xe đưa đón giảng viên (2 chuyến x 2 lớp x 1.000.000 đ) |
04 lượt |
1,000.0 |
4,000 |
4,000 |
0 |
|
|
Thuê bò thực tập (2 con x 6 ngày x 2 lớp 1.600.000 đ) |
24 lượt thuê bò |
1,600.0 |
38,400 |
38,400 |
0 |
|
|
Phục vụ |
14 lượt người |
100.0 |
1,400 |
1,400 |
0 |
|
|
Tiền nghỉ cho học viên (25 người x 6 ngày x 2 lớp x 70.000 đ) |
300 lượt |
70.0 |
21,000 |
21,000 |
0 |
|
|
Tiền ăn nghỉ cho giảng viên (6 ngày x 2 lớp x 200.000 đ) |
12 người |
200.0 |
2,400 |
2,400 |
0 |
|
2 |
Đào tạo tập huấn cho hộ chăn nuôi |
|
|
146,880 |
146,880 |
0 |
|
|
Tiền ăn cho học viên (60 người x 12 lớp x 12 ngày x 30.000đ) |
1440 lượt đại biểu |
30.0 |
43,200 |
43,200 |
0 |
|
|
Nước uống (60 người x 12 lớp x 2 ngày x 7.000đ) |
1440 lượt |
7.0 |
10,080 |
10,080 |
0 |
|
|
Khánh tiết (12 lớp x 300.000 đ) |
12 lượt |
300.0 |
3,600 |
3,600 |
0 |
|
|
Tài Liệu (60 bộ x 12 lớp x 20.000 đ) |
720 bộ |
20.0 |
14,400 |
14,400 |
0 |
|
|
Giảng viên (2 ngày x 12 lớp x 500.000 đ) |
24 lượt thuê giảng viên |
500.0 |
12,000 |
12,000 |
0 |
|
|
Thuê bò thực hành (3 con x 12 lớp x 1.600.000 đ) |
36 lượt thuê bò |
1,600.0 |
57,600 |
57,600 |
0 |
|
|
Phục vụ (2 ngày x 12 lớp x 100.000 đ) |
24 lượt |
100.0 |
2,400 |
2,400 |
0 |
|
|
Chi khác (12 lớp x 300.000 đ) |
12 bộ |
300.0 |
3,600 |
3,600 |
0 |
|
3 |
Hội nghị triển khai đề án tại tỉnh |
|
|
7,400 |
7,400 |
0 |
|
|
Nước uống (70 người x 10.000 đ) |
70 người |
10.0 |
700 |
700 |
0 |
|
|
Tài liệu (70 người x 10.000 đ) |
70 người |
10.0 |
700 |
700 |
0 |
|
|
Tiền ăn đại biểu không hưởng lương (50 người x 100.000 đ) |
50 lượt |
100.0 |
5,000 |
5,000 |
0 |
|
|
Khánh tiết (01 lần x 1.000.000 đ) |
01 hội trường |
1,000.0 |
1,000 |
1,000 |
0 |
|
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Ban hành: 29/08/2019 | Cập nhật: 08/11/2019
Quyết định 2083/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” giai đoạn 2019-2021 và năm 2019 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 09/08/2019 | Cập nhật: 21/03/2020
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Bưu chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau Ban hành: 21/12/2018 | Cập nhật: 08/04/2019
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở và lĩnh vực kinh doanh bất động sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng Ban hành: 13/12/2018 | Cập nhật: 12/04/2019
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Đắk Nông Ban hành: 14/12/2018 | Cập nhật: 14/03/2019
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 09/11/2018 | Cập nhật: 26/12/2018
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2018 về danh mục thành phần hồ sơ, tài liệu của cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ Lịch sử tỉnh Quảng Trị Ban hành: 10/09/2018 | Cập nhật: 16/10/2018
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 Ban hành: 30/11/2017 | Cập nhật: 20/12/2017
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Ban hành: 24/10/2017 | Cập nhật: 24/11/2017
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 08/12/2016 | Cập nhật: 20/07/2017
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 20/07/2016 | Cập nhật: 02/12/2016
Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Ban hành: 19/12/2013 | Cập nhật: 20/12/2013
Quyết định số 2083/QĐ-UBND năm 2013 về đổi tên Trung tâm Công tác xã hội trẻ em thành phố Cần Thơ thành Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội thành phố Cần Thơ Ban hành: 12/07/2013 | Cập nhật: 22/07/2013
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2012 về Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo vận động Quỹ nhân đạo tỉnh Bình Phước Ban hành: 10/10/2012 | Cập nhật: 20/08/2018
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề cương chương trình lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 28/06/2011 | Cập nhật: 18/08/2011
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 05/05/2009 | Cập nhật: 12/05/2009
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2008 về nâng mức kinh phí xây nhà tình nghĩa và nhà đại đoàn kết trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 20/06/2008 | Cập nhật: 27/09/2017
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt đề án củng cố, phát triển y dược học cổ truyền tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Ban hành: 13/11/2007 | Cập nhật: 07/12/2007