Quyết định 22/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương, tỉnh Hà Nam
Số hiệu: | 22/2012/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Nam | Người ký: | Mai Tiến Dũng |
Ngày ban hành: | 27/09/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2012/QĐ-UBND |
Hà Nam, ngày 27 tháng 9 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG, TỈNH HÀ NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 28 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 43/2006/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh Ban hành quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với mạng lưới đường bộ của tỉnh Hà Nam.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG, TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Quy định về quản lý, sử dụng, khai thác và xây dựng các công trình thiết yếu, đấu nối trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng, khai thác và xây dựng các công trình thiết yếu, đấu nối trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đảm bảo an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông đường bộ trên hệ thống đường địa phương, tỉnh Hà Nam.
Điều 3. Phạm vi quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Thực hiện theo nội dung Điều 14, Điều 15, Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ.
Điều 4. Phân cấp quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Sở Giao thông vận tải quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh, quốc lộ được uỷ thác;
2. UBND cấp huyện, thành phố quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường huyện, đường đô thị;
3. UBND cấp xã quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường xã;
4. Chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình đường chuyên dùng chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường chuyên dùng.
Điều 5. Quản lý, sử dụng, khai thác, phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
Thực hiện theo nội dung Điều 10, Điều 11, Điều 17, Điều 18 Chương III, Thông tư 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của bộ Giao thông vận tải và thực hiện đầy đủ các quy định sử dụng khai thác, phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do tỉnh Hà Nam quy định.
1. Trình tự chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu
Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, Chủ đầu tư hoặc Chủ sử dụng công trình thiết yếu phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận thiết kế đến cơ quan có thẩm quyền sau để được xem xét giải quyết:
- Sở Giao thông vận tải Hà Nam chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trên các tuyến đường tỉnh;
- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trên các tuyến đường huyện, đường đô thị, đường xã.
- Cơ quan quản lý đường chuyên dùng chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trên các tuyến đường chuyên dùng do đơn vị quản lý.
2. Hồ sơ chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này.
- Hồ sơ thiết kế, trong đó có bình đồ, trắc dọc, trắc ngang vị trí đoạn tuyến có xây dựng công trình (bản chính). Đối với hồ sơ thiết kế công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác, phải có Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (bản sao có xác nhận của chủ công trình).
- Cam kết di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền; không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các kinh phí có liên quan.
b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
c) Thời hạn giải quyết trong 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
d) Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu có giá trị trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ban hành; nếu quá 12 tháng, phải gia hạn. Thủ tục gia hạn quy định như sau:
- Đơn đề nghị gia hạn chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của chủ công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định này.
- Thời gian giải quyết: trong 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Thời gian gia hạn: Chỉ gia hạn một (01) lần, thời gian không quá 12 tháng.
1. Trình tự cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu
Sau khi có văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của các cơ quan được nêu tại Khoản 1, Điều 6 quy định này, Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng công trình thiết yếu phải hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế theo văn bản chấp thuận, tổ chức thẩm định hồ sơ thiết kế, phê duyệt dự án theo quy định hiện hành và gửi hồ sơ đề nghị cấp phép thi công đến các cơ quan có thẩm quyền theo Điều 4 tại quy định này để được xem xét giải quyết.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Quy định này;
- Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư);
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công, bảo đảm an toàn giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).
b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ; riêng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công là 02 bộ.
c) Thời hạn giải quyết trong 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
d) Mọi chi phí phát sinh để thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông, bền vững công trình đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu do Chủ đầu tư công trình thiết yếu chi trả và phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu hạng mục công trình đường bộ.
1. Cá nhân, tổ chức lắp đặt biển quảng cáo phải làm hồ sơ đề nghị chấp thuận và hồ sơ đề nghị cấp phép thi công gửi cơ quan có thẩm quyền như đối với công trình thiết yếu được nêu tại Điều 6, Điều 7 quy định này để được xem xét giải quyết.
2. Trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ, thời gian giải quyết thủ tục chấp thuận xây dựng hoặc cấp phép thi công thực hiện như đối với công trình thiết yếu.
QUẢN LÝ ĐẤU NỐI TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG
Điều 9. Đấu nối đường nhánh vào hệ thống đường tỉnh.
1. Quy định khoảng cách đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh.
a) Đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh phải thông qua điểm đấu nối nằm trong quy hoạch các điểm đấu nối đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối liền kề cùng phía vào đường tỉnh được thực hiện như sau:
- Trong khu vực nội thành, nội thị các đô thị (theo phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị): Khoảng cách giữa các điểm đấu nối xác định theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền về quản lý đô thị phê duyệt nhưng không nhỏ hơn 500m (năm trăm mét);
- Ngoài khu vực nội thành, nội thị các đô thị:
+ Đối với đường xây dựng mới không nhỏ hơn 1.500m/điểm (Một nghìn năm trăm mét/điểm).
+ Đối với đường hiện có khi cải tạo nâng cấp không nhỏ hơn 1.000m/điểm (Một nghìn mét/điểm).
- Các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ hoặc các dự án khác xây dựng dọc đường bộ phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ và phải có đường gom nối từ dự án vào các đường nhánh; Trường hợp không có đường nhánh, được đấu nối trực tiếp đường gom vào đường tỉnh nhưng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào đường tỉnh theo Điểm b, Khoản 1, Điều này. Trường hợp đặc biệt do điều kiện địa hình, địa vật khó khăn hoặc không đủ quỹ đất, có thể xem xét cho phép một phần đường gom nằm trong hành lang an toàn đường bộ.
- Trong trường hợp đặc biệt tại những vị trí đấu nối thuộc đoạn tuyến không đủ điều kiện làm đường gom, chủ đầu tư dự án báo cáo Sở Giao thông vận tải để xem xét hoặc chấp thuận cho phép đấu nối trực tiếp với đường tỉnh. Thiết kế nút giao đấu nối phải có giải pháp mở rộng mặt đường bắt buộc phải thiết kế làn chuyển tốc tại khu vực đấu nối và bố trí đầy đủ hệ thống trang thiết bị đảm bảo an toàn giao thông, biển báo hiệu theo quy định.
2. Trình tự thủ tục chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối.
a) Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, Chủ đầu tư hoặc Chủ sử dụng công trình nút giao phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối đến cơ quan có thẩm quyền như đối với với công trình thiết yếu được quy định tại Khoản 1, Điều 6 quy định này để được xem xét giải quyết.
b) Hồ sơ chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối.
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo quy định này;
+ Cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo nút giao và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo (bản chính).
+ Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh đã được phê duyệt (bản sao có chứng thực); hoặc văn bản chấp thuận của Sở Giao thông vận tải Hà Nam cho phép đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh đối với các trường hợp đường tỉnh chưa có Quy hoạch các điểm đấu nối;
+ Văn bản của cấp có thẩm quyền (bản chính) giao tổ chức, cá nhân làm Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao;
+ Thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao (có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) do tổ chức tư vấn được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ lập (bản chính).
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết trong 10 ngày (mười ngày) làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao có giá trị trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ban hành, nếu quá 12 tháng, làm đơn đề nghị gia hạn. Thủ tục gia hạn quy định như sau:
- Đơn đề nghị gia hạn chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định này;
- Thời gian giải quyết: trong 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định;
- Thời gian gia hạn: Chỉ gia hạn một lần với thời gian không quá 12 tháng;
3. Cấp phép thi công xây dựng nút giao đấu nối.
a) Sau khi có văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối của các cơ quan được nêu tại Điểm a, Khoản 2, Điều 9 tại quy định này, chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng công trình nút giao phải hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế theo văn bản chấp thuận, tổ chức thẩm định hồ sơ thiết kế, phê duyệt dự án theo quy định hiện hành và gửi hồ sơ đề nghị cấp phép thi công đến các cơ quan có thẩm quyền theo Điều 4 tại quy định này để được xem xét giải quyết.
b) Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng dựng nút giao đấu nối vào đường tỉnh.
- Thành phần hồ sơ gồm: Thực hiện như điểm a, khoản 2, Điều 7 của quy định này.
- Số lượng bộ hồ sơ: 02 bộ
- Thời hạn giải quyết trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Nút giao phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu hoàn thành và chấp thuận đưa vào khai thác, sử dụng.
Chủ sử dụng nút giao chịu trách nhiệm bảo trì nút giao, khi sửa chữa định kỳ nút giao phải đề nghị chấp thuận bằng văn bản.
Điều 10. Đấu nối đường nhánh tạm có thời hạn vào đường tỉnh đang khai thác
1. Đối với dự án, công trình xây dựng do điều kiện địa hình trong khu vực khó khăn, hoặc điều kiện kỹ thuật của thiết bị, cho phép mở điểm đấu nối tạm thời để làm đường công vụ vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển thiết bị máy móc. Chủ công trình, dự án phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi 01(một) bộ hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải xem xét chấp thuận thiết kế, phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào đường tỉnh.
Thành phần hồ sơ chấp thuận gồm:
- Văn bản đề nghị chấp thuận đấu nối tạm thời nêu rõ lý do, vị trí, lý trình điểm đấu nối, thời gian sử dụng điểm đấu nối tạm;
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, các tài liệu liên quan khác (nếu có);
- Bản vẽ bình đồ đoạn tuyến có điểm đấu nối tạm thời và phương án tổ chức giao thông của nút giao.
- Bản cam kết thực hiện dỡ bỏ đường tạm khi hết thời hạn sử dụng theo quy định. Thời hạn giải quyết trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; trường hợp không chấp thuận đấu nối tạm thời phải trả lời bằng văn bản.
2. Thời hạn sử dụng điểm đấu nối tạm quy định tại Khoản 1 Điều này bằng tiến độ thi công của dự án nhưng không quá 12 tháng (mười hai tháng), trường hợp đặc biệt có thể gia hạn một lần nhưng tổng thời gian mở điểm đấu nối tạm không quá 24 tháng (hai mươi bốn tháng). Hết thời hạn, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm xóa bỏ điểm đấu nối tạm và hoàn trả hành lang an toàn đường bộ như hiện trạng ban đầu.
Trường hợp dự án, công trình có tiến độ thi công lớn hơn 24 tháng (hai mươi bốn tháng), phải làm đường gom nối từ dự án đến nút giao điểm đấu nối gần nhất có trong quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt.
Điều 11. Đấu nối đường nhánh vào đường huyện, đường đô thị, đường chuyên dùng
1. Lập quy hoạch các điểm đấu nối vào đường huyện, đường đô thị, đường chuyên dùng: Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBND các huyện, thành phố, chủ đầu tư đường chuyên dùng có trách nhiệm xây dựng quy hoạch các điểm đấu nối; Trước khi trình phê duyệt phải có văn bản thẩm định của Sở Giao thông vận tải về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tính phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh.
2. Phê duyệt quy hoạch đấu nối vào đường huyện, đường đô thị, đường chuyên dùng. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố ra quyết định phê duyệt quy hoạch đấu nối vào đường huyện, đường đô thị và đường chuyên dùng.
Điều 12. Đấu nối các cửa hàng xăng dầu vào hệ thống đường địa phương.
1. Quy định khoảng cách đấu nối
a) Khoảng cách đấu nối giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề (tính từ điểm giữa của cửa hàng) hoặc đấu nối đường dẫn vào đường tỉnh vừa phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối được quy định tại Khoản 1, Điều 9 tại quy định này, đồng thời bảo đảm khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu nhưng phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu, cụ thể như sau:
b) Đối với đường tỉnh, đường huyện, đường chuyên dùng:
- Trong khu vực nội thành, nội thị (theo quy định của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị): Khoảng cách đấu nối giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề dọc theo mỗi bên đường không nhỏ hơn 1.000m (một nghìn mét);
- Ngoài khu vực nội thành, nội thị các đô thị khoảng cách đấu nối giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề dọc theo mỗi bên đường không nhỏ hơn 6.000m (sáu nghìn mét).
c) Đối với đường xã: Khoảng cách đấu nối giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề dọc theo mỗi bên đường không nhỏ hơn 1.500m (Một nghìn năm trăm mét);
d) Đối với những tuyến đường đã có quy hoạch các CHXD thì thực hiện theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài các nội dung trên các cửa hàng xăng dầu được xây dựng phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới xăng dầu do ngành Công thương và các ngành liên quan khác quy định.
2. Trình tự thủ tục chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối cửa hàng xăng dầu vào hệ thống đường địa phương.
Thực hiện theo nội dung Khoản 2, Điều 9 của quy định này.
3. Trình tự thủ tục cấp phép thi công nút giao đấu nối cửa hàng xăng dầu vào hệ thống đường địa phương.
Thực hiện theo nội dung tại Khoản 3, Điều 9 của quy định này.
Điều 13. Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác.
Việc xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu, công trình đường bộ, công trình đấu nối, lắp đặt biển quảng cáo tạm thời xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chỉ được thực hiện sau khi có giấy phép thi công của cấp có thẩm quyền theo mẫu tại Phụ lục 5 kèm theo.
Cơ quan cấp giấy phép thi công có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, cập nhật thông tin bổ sung vào hồ sơ quản lý công trình của tuyến đường bộ được giao quản lý; gửi giấy phép thi công về Thanh tra giao thông - Sở Giao thông vận tải để theo dõi, giám sát và xử lý khi có vi phạm xảy ra theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Thẩm định an toàn giao thông đường bộ:
Thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông. Trình tự thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông được thực hiện theo các nội dung từ Điều 49 đến Điều 60, Chương VII, Thông tư 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG
Điều 16. Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan
1. Sở Giao thông vận tải
a) Quản lý thực hiện và thoả thuận quy hoạch việc xây dựng đối với các dự án liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
b) Cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường tỉnh, quốc lộ được uỷ thác.
c) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông:
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao;
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ hoàn thiện hồ sơ vi phạm hành lang an toàn đường bộ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị cưỡng chế để giải tỏa;
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ hoàn thiện hồ sơ vi phạm công trình đường bộ, lấn, chiếm và sử dụng trái phép đất của đường bộ; xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, chuyển hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Công an tỉnh có trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra, xử lý xe quá khổ quy định của cầu, đường; xe quá tải trọng thiết kế; xử lý các vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền trong xử lý, cưỡng chế, giải toả các vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Sở Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn lập và quản lý quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền; hướng dẫn quản lý xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong đô thị.
4. Sở Công Thương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc quy hoạch, xây dựng hệ thống trạm xăng dầu, công trình điện và các cơ sở dịch vụ khác dọc theo đường bộ tuân thủ theo các quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành có liên quan và địa phương điều chỉnh hoặc xoá bỏ cửa hàng xăng dầu không đúng quy hoạch hoặc mất an toàn giao thông.
Điều 17. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố
1. Chỉ đạo UBND cấp xã thường xuyên thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông và các lực lượng liên quan xử lý kịp thời các hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ theo thẩm quyền.
2. Chủ trì, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giải toả, cưỡng chế vi phạm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ.
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
4. Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.
5. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình; kịp thời phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ thực hiện việc khắc phục hư hỏng công trình đường bộ do thiên tai, địch hoạ gây ra để khôi phục và đảm bảo giao thông thông suốt trên địa bàn.
6. Cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường huyện, đường đô thị theo đúng quy định hiện hành.
Điều 18. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Thường xuyên thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ các tuyến đường thuộc địa bàn quản lý. Phát hiện và phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông và các lực lượng liên quan kiểm tra, lập biên bản và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ theo thẩm quyền.
2. Xây dựng kế hoạch, huy động lực lượng tham gia công tác giải toả, cưỡng chế vi phạm hành lang an toàn đường bộ theo kế hoạch.
3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; các văn bản về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong các tầng lớp nhân dân.
4. Quản lý, sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận bàn giao và quản lý, bảo vệ mốc lộ giới, hành lang an toàn đường bộ; xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.
Điều 19. Trách nhiệm của đơn vị quản lý đường bộ:
Đơn vị quản lý đường bộ có trách nhiệm chính trong công tác quản lý, bảo vệ công trình đường bộ và đất của đường bộ. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, các hành vi lấn, chiếm và sử dụng trái phép đất của đường bộ. Ngay khi phát hiện đơn vị quản lý đường bộ phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành lập biên bản vi phạm, yêu cầu dừng ngay các hành vi vi phạm; nếu cần thiết, phải áp dụng các biện pháp tạm thời nhằm bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ. Có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra đường bộ và chính quyền địa phương thực hiện giải toả công trình lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ, báo cáo cơ quan quản lý đường bộ cấp trên về công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Giao thông vận tải Hà Nam để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............./............ |
............., ngày........tháng.........năm 201.... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU
TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Chấp thuận xây dựng (…3…)
Kính gửi: ...........................................(4)
- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Quyết định số …../2012/QĐ-UBND ngày … tháng …. năm 2012 của UBND tỉnh Hà Nam ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- (...5...)
(…..2….) đề nghị được chấp thuận xây dựng công trình (…6…) trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của (…7…).
Gửi kèm theo các tài liệu sau:
- Hồ sơ thiết kế của (...6...);
- Bản sao (...8...) Báo cáo kết quả thẩm tra Hồ sơ thiết kế của (...6...) do (...9...) thực hiện.
- (...10...)
(…2…) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình thiết yếu và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.
Địa chỉ liên hệ: ……… Số điện thoại: ..............
Nơi nhận: |
(……2…..) QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu.
(3) Ghi vắn tắt tên công trình, đường tỉnh, địa phương; ví dụ “Chấp thuận xây dựng đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường tỉnh ĐT.491, địa phận huyện Thanh Liêm”.
(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình thiết yếu.
(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư công trình thiết yếu của cấp có thẩm quyền.
(6) Ghi rõ, đầy đủ tên, nhóm dự án của công trình thiết yếu.
(7) Ghi rõ tên đường tỉnh, cấp kỹ thuật của đường hiện tại và theo quy hoạch, lý trình, phía bên trái hoặc bên phải đường tỉnh, các vị trí cắt ngang qua đường tỉnh (nếu có).
(8) Bản sao có xác nhận của chủ công trình (nếu công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác).
(9) Tổ chức tư vấn (độc lập với tổ chức tư vấn lập Hồ sơ thiết kế) được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ.
(10) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết./.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............./............ |
............., ngày........tháng.........năm 201.... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU
TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Gia hạn xây dựng (…3…)
Kính gửi: ...........................................(4)
- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Quyết định số …../2012/QĐ-UBND ngày … tháng …. năm 2012 của UBND tỉnh Hà Nam ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- (...5...)
(…..2….) đề nghị được gia hạn xây dựng công trình, nêu rõ lý do gia hạn. Gửi kèm theo các tài liệu sau:
- Bản sao chụp Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu;
- (...6...)
(…2…) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình thiết yếu và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được gia hạn xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận gia hạn.
Địa chỉ liên hệ: ……… Số điện thoại: ..............
Nơi nhận: |
(……2…..) QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị gia hạn xây dựng công trình thiết yếu.
(3) Ghi vắn tắt tên công trình, đường tỉnh, địa phương; ví dụ “Gia hạn xây dựng đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường tỉnh ĐT.491, địa phận huyện Thanh Liêm”.
(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình thiết yếu.
(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư công trình thiết yếu của cấp có thẩm quyền.
(6) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết./.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............./............ |
............., ngày........tháng.........năm 201.... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Cấp phép thi công (…3…)
Kính gửi: ...........................................(…4…)
- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Quyết định số …../2012/QĐ-UBND ngày … tháng …. năm 2012 của UBND tỉnh Hà Nam ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Căn cứ (…5..);
(…..2….) đề nghị được cấp phép thi công (…6…) tại (…7…). Thời gian thi công bắt đầu từ ngày …tháng … năm ... đến hết ngày …tháng … năm ...
Xin gửi kèm theo các tài liệu sau:
+ (…5…) (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư).
+ (…8…) (bản chính).
+ (…9…)
(…2…) Đối với thi công công trình thiết yếu: xin cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.
(…2…) Đối với thi công trên đường bộ đang khai thác: xin cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, hạn chế ùn tắc giao thông đến mức cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường.
(…2…) xin cam kết thi công theo đúng Hồ sơ thiết kế đã được (…10…) phê duyệt và tuân thủ theo quy định của Giấy phép thi công. Nếu thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, (…2…) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Địa chỉ liên hệ: ……… Số điện thoại: ..............
Nơi nhận: |
(……2…..) QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị
(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp phép thi công (công trình thiết yếu hoặc thi công trên đường bộ đang khai thác);
(3) Ghi vắn tắt tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép, quốc lộ, địa phương; ví dụ “Cấp phép thi công đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường tỉnh ĐT.491, địa phận huyện Thanh Liêm”.
(4) Tên cơ quan cấp phép thi công;
(5) Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế công trình của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
(6) Ghi đầy đủ tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép thi công.
(7) Ghi đầy rõ lý trình, tên đường, thuộc địa phận huyện nào.
(8) Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(9) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết.
(10) Cơ quan phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công./.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN THIẾT KẾ KỸ THUẬT NÚT GIAO, ĐƯỜNG NHÁNH ĐẤU NỐI VÀO ĐƯỜNG TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............./............ |
............., ngày........tháng.........năm 201.... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN THIẾT KẾ KỸ THUẬT
NÚT GIAO ĐƯỜNG NHÁNH ĐẤU NỐI VÀO ĐƯỜNG TỈNH
Chấp thuận xây dựng (…3…)
Kính gửi: ...........................................(4)
- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Quyết định số …../2012/QĐ-UBND ngày … tháng …. năm 2012 của UBND tỉnh Hà Nam ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- (...5...)
(…..2….) đề nghị được chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đường nhánh đấu nối (…6…).
Gửi kèm theo các tài liệu sau:
+ Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh đã được UBND cấp huyện phê duyệt (bản sao có chứng thực); hoặc Văn bản chấp thuận của Sở GTVT cho phép đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh đối với các trường hợp đường tỉnh chưa có Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh được phê duyệt (bản sao);
+ Văn bản của UBND cấp huyện (bản chính) giao tổ chức, cá nhân làm Chủ đầu tư nút giao nếu quy hoạch hoặc văn bản chấp thuận đơn lẻ của Sở GTVT chưa xác định rõ chủ đầu tư nút giao;
+ Hồ sơ Thiết kế và Phương án tổ chức giao thông của nút giao (có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) do Tổ chức tư vấn được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ lập (bản chính).
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
(…2…) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình thiết yếu và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.
Địa chỉ liên hệ: ……… Số điện thoại: ..............
Nơi nhận: |
(……2…..) QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đường nhánh đấu nối (Do Chủ đầu tư đứng đơn).
(3) Ghi vắn tắt tên công trình, quốc lộ, địa phương; ví dụ “Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đường nhánh đấu nối tại Km..+.../Trái tuyến hoặc phải tuyến/đường tỉnh ....”.
(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình nút giao đấu nối đường nhánh.
(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư công trình thiết yếu của cấp có thẩm quyền.
(6) Ghi rõ, đầy đủ tên đường, cấp kỹ thuật của đường, lý trình, phía bên trái hoặc bên phải đường tỉnh./.
MẪU GIẤY PHÉP THI CÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
UBND TỈNH HÀ NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........./.......-.......... |
.........., ngày........tháng........năm 201.... |
GIẤY PHÉP THI CÔNG
Công trình:.........................(1)...............................
Lý trình:........................................đường tỉnh....
- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Quyết định số …../2012/QĐ-UBND ngày … tháng …. năm 2012 của UBND tỉnh Hà Nam ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Căn cứ văn bản số:....../.....ngày..../...../200...của…..(2) chấp thuận thiết kế công trình...(1)...;
- Căn cứ Đơn đề nghị cấp phép thi công của....(3)... kèm theo cam kết tự di dời và không đòi bồi thường của chủ đầu tư (5) và hồ sơ thiết kế, tổ chức thi công được duyệt.
1. Cấp cho:............(3)..........
- Địa chỉ..............................................;
- Điện thoại..........................................;
- ............................................................
2. Được phép thi công công trình:...(1)... trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng công trình giao thông đường bộ từ lý trình Km...... đến Km..... đường....., theo hồ sơ thiết kế và tổ chức thi công được duyệt theo Quyết định số:......../..... ngày..../...../200.. của .....(4)…, gồm các nội dung chính như sau:
a)...........................................................................................................;
b)..........................................................................................................;
c)...........................................................................................................;
..)...........................................................................................................
3. Các yêu cầu đối với đơn vị thi công công trình:
- Mang giấy này đến đơn vị quản lý đường bộ (trực tiếp quản lý tuyến đường) để nhận bàn giao mặt bằng hiện trường; tiến hành thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông theo hồ sơ tổ chức thi công được duyệt và các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đất dành cho đường bộ;
- Sau khi nhận mặt bằng hiện trường, đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm về an toàn giao thông, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông và cơ quan có thẩm quyền khác;
- Kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng, nếu đơn vị thi công không thực hiện việc tổ chức giao thông, gây mất an toàn giao thông sẽ bị đình chỉ thi công; mọi trách nhiệm liên quan đến tai nạn giao thông và chi phí thiệt hại khác (nếu có) đơn vị thi công tự chịu, ngoài ra còn chịu xử lý theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về đền bù thiệt hại công trình đường bộ do lỗi của đơn vị thi công gây ra khi thi công trên đường bộ đang khai thác;
- Khi kết thúc thi công phải bàn giao lại mặt bằng, hiện trường cho đơn vị quản lý đường bộ;
- .............(các nội dung khác nếu cần thiết).............
4. Thời hạn thi công:
Giấy phép thi công này có thời hạn từ ngày....../...../201...đến ngày...../...../201... Quá thời hạn quy định phải đề nghị cấp gia hạn./.
Nơi nhận: |
(…2….) QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Hướng dẫn nội dung ghi trong mẫu Giấy phép thi công:
(1): Ghi tên dự án, công trình cấp giấy phép thi công.
(2): Ghi tên cơ quan thẩm quyền chấp thuận thiết kế (Sở Giao thông vận tải...).
(3): Ghi tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thi công;
(4): Chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền (trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực phê duyệt thiết kế).
(5): Cam kết tự di dời và không đòi bồi thường của chủ đầu tư công trình thiết yếu, biển quảng cáo, nút giao đấu nối./.
Ghi chú:
Trên đây là các nội dung chính của mẫu Đơn, các tổ chức, cá nhân căn cứ từng công trình cụ thể để ghi các nội dung và gửi kèm theo văn bản liên quan cho phù hợp./.
Thông tư 39/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 18/05/2011 | Cập nhật: 04/06/2011
Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Ban hành: 24/02/2010 | Cập nhật: 27/02/2010
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND về Chương trình phối hợp liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Ban hành: 29/12/2006 | Cập nhật: 16/09/2009
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND điều chỉnh định mức thanh toán nêu tại tiết 5.1.3, điểm 5.1, khoản 5, mục 1 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong tỉnh (kèm theo Quyết định 05/2005/QĐ-UBND) Ban hành: 28/12/2006 | Cập nhật: 03/09/2014
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 3 do Ủy ban nhân dân quận 3 ban hành Ban hành: 26/12/2006 | Cập nhật: 17/11/2007
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND về việc thành lập trung tâm học tập cộng đồng xã Tam Thôn Hiệp do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành Ban hành: 12/12/2006 | Cập nhật: 25/12/2007
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND về phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Ban hành: 18/12/2006 | Cập nhật: 13/04/2011
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động phòng, chống tham nhũng (giai đoạn 2006 - 2010) do Ủy ban nhân dân Quận 8 ban hành Ban hành: 07/11/2006 | Cập nhật: 25/12/2007
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND quy định chính sách khuyến khích phát triển thủy sản áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 06/10/2006 | Cập nhật: 05/08/2013
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong thực hiện quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 13/11/2006 | Cập nhật: 17/01/2011
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND về Bộ đơn giá xây dựng công trình - phần xây dựng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Ban hành: 10/11/2006 | Cập nhật: 25/06/2011
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND Quy định chế độ quản lý, sử dụng tiền thu từ chống buôn lậu, hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 28/08/2006 | Cập nhật: 05/06/2009
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND về đơn giá thuê đất và khung giá thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 05/09/2006 | Cập nhật: 22/12/2010
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND về Bảng giá dự toán ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 24/08/2006 | Cập nhật: 25/06/2012
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Bưu chính - Viễn thông tỉnh Lai Châu Ban hành: 14/06/2006 | Cập nhật: 30/03/2015
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND về mật độ cây trồng để làm cơ sở tính bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Ban hành: 12/06/2006 | Cập nhật: 28/07/2009
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND công nhận xã Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai là đô thị loại V Ban hành: 30/06/2006 | Cập nhật: 16/03/2015
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND về Bộ Đơn giá xây dựng công trình - Phần xây dựng” do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 06/07/2006 | Cập nhật: 02/12/2011
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ - thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 30/05/2006 | Cập nhật: 24/11/2009
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 81/2005/QĐ-UBND về chế độ hỗ trợ cán bộ, công chức và đối tượng không hưởng lương từ ngân sách được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực và chế độ hỗ trợ nguồn cán bộ quy hoạch dự bị dài hạn Ban hành: 08/06/2006 | Cập nhật: 25/05/2015
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ hàng tháng đối với đối tượng theo chủ trương thu hút nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 03/05/2006 | Cập nhật: 15/10/2010
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND về giao chỉ tiêu thu-nộp Quỹ phòng, chống lụt, bão đối với công dân trên địa bàn thành phố năm 2006 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 17/03/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND về Quy chế giao ban, báo cáo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, dân quân tự vệ và giáo dục quốc phòng trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 03/05/2006 | Cập nhật: 05/08/2013
Chỉ thị 43/2006/QĐ-UBND về tăng cường chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 09/03/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND điều chỉnh đơn giá bồi thường về đất tại Quyết định 156/2005/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 11/04/2006 | Cập nhật: 23/09/2010
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND điều chỉnh chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 14/02/2006 | Cập nhật: 19/07/2012