Quyết định 212/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015 - 2020
Số hiệu: 212/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh Người ký: Nguyễn Văn Phong
Ngày ban hành: 09/02/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 212/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 09 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi;

Căn cứ Quyết định số 802/QĐ-BNN-TCTL ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 13/TTr-SNN ngày 12 tháng 01 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015 - 2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ; Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phong

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

I. MỤC TIÊU

Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi (gọi tắt là Đề án), nhằm nâng cao hiệu quả ngành thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nội dung Đề án, các chương trình, kế hoạch thực hiện Đề án

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Đề án, Chương trình hành động thực hiện Đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nội dung Kế hoạch này và các văn bản khác có liên quan đến các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Nâng cao chất lượng quy hoạch thủy lợi, tăng cường quản lý thực hiện theo quy hoạch

a) Đổi mới công tác quy hoạch

- Quy hoạch thủy lợi gắn chặt với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ thủy lợi và tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp.

- Quy hoạch phát triển thủy lợi gắn với nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi, khuyến khích hợp tác đầu tư công - tư tạo nguồn lực cho phát triển thủy lợi.

- Nâng cao tính khả thi, tăng cường hiệu lực quản lý đối với quy hoạch; coi giải pháp phi công trình là giải pháp quan trọng trong quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển thủy lợi.

- Đối với các quy hoạch đang xây dựng: Rà soát đề cương nhiệm vụ lập quy hoạch, nghiên cứu quan điểm, định hướng tái cơ cấu ngành thủy lợi, điều chỉnh nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phù hợp.

b) Rà soát quy hoạch thủy lợi đã được duyệt

- Tiếp tục tổ chức thực hiện các dự án quy hoạch thuộc lĩnh vực thủy lợi đã được phê duyệt (còn phù hợp) đến thời điểm hiện nay, trước mắt là năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. Trên cơ sở định hướng tái cơ cấu ngành thủy lợi, triển khai rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các quy hoạch không còn phù hợp, lưu ý làm rõ những hạn chế, bất cập, phân tích nguyên nhân, đề xuất điều chỉnh, bổ sung phù hợp điều kiện thực tế, nâng cao tính khả thi của từng quy hoạch.

- Rà soát, đánh giá toàn bộ hệ thống công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn bao gồm: cơ sở hạ tầng; tổ chức quản lý, khai thác; năng lực đội ngũ cán bộ … để làm căn cứ điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ thực hiện.

3. Hoàn thiện về thể chế

- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh thực thi các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương về thủy lợi, phòng, chống thiên tai;

- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy hình thức hợp tác công - tư trong lĩnh vực thủy lợi, nước sạch nông thôn;

- Ban hành Quyết định mới về phân cấp quản lý và Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.

- Đổi mới cơ chế, chính sách theo hướng thị trường trong quản lý khai thác công trình thủy lợi;

- Hoàn thiện hệ thống chính sách để củng cố, phát triển tổ chức thủy nông cơ sở.

4. Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (Quyết định số 1448/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh); Kế hoạch thực hiện đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn năm 2010 - 2020 (Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh). Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp.

- Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro thiên tai: xây dựng hoàn thiện hệ thống trang thiết bị dự báo, cảnh báo thiên tai; áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các dự án quy hoạch trồng rừng để từng bước phủ xanh bãi bồi ven biển phục vụ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - nước biển dâng.

5. Củng cố, nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

- Xây dựng các dự án đầu tư công trình thủy lợi nêu trong các quy hoạch đã được phê duyệt; củng cố, nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng gắn với quy hoạch, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, từng bước hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, nâng cao năng lực phục vụ nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

- Đẩy mạnh các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng chủ lực, như: lúa, bắp, đậu phộng, mía, rau màu, cây ăn trái, cây dừa.

- Ưu tiên phát triển hạ tầng thủy lợi phục vụ vùng thâm canh nuôi trồng thủy sản với đối tượng nuôi chủ lực như tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá lóc.

- Xây dựng và phát triển tổ chức thủy nông cơ sở (hợp tác xã, tổ hợp tác) bền vững. Nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ hệ thống. Trước mắt ưu tiên cho những vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn.

- Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn theo hướng bền vững về kết cấu hạ tầng, mô hình quản lý và tài chính.

6. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công và tiếp tục thực hiện các Chương trình

a) Rà soát sắp xếp, điều chỉnh dự án đầu tư

Trên cơ sở các quy hoạch thủy lợi được phê duyệt, lựa chọn danh mục dự án đầu tư ưu tiên đến 2020 phù hợp với Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Trà Vinh và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Điều chỉnh các dự án đầu tư theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng nội đồng để áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến; ưu tiên xây dựng mô hình trình diễn phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ xây dựng nông thôn mới; phục vụ nuôi trồng thủy sản; nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; cung cấp nước cho dân sinh, công nghiệp.

- Củng cố, nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng (kênh cấp 3) đáp ứng phương thức canh tác tiên tiến.

b) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung (hoặc đề xuất mới) các cơ chế chính sách đầu tư thủy lợi, thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển thủy lợi

- Xây dựng tiêu chí, phân loại các dự án đầu tư thủy lợi sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng nguồn đầu tư tín dụng, nguồn xã hội hóa (vốn tư nhân, PPP); xây dựng cơ chế để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn.

- Rà soát, phân loại và lập danh mục các dự án thủy lợi, dự án nước sạch nông thôn có khả năng thực hiện cơ chế công - tư kết hợp (PPP).

- Đổi mới quản lý đầu tư các dự án trên địa bàn xã theo hướng: Nhà nước hỗ trợ, giao quyền tự chủ cho chính quyền và nhân dân địa phương thực hiện, Tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

c) Tăng cường công tác quản lý đầu tư

Nâng cao chất lượng lựa chọn các dự án đầu tư, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường làm tiêu chí cơ bản để quyết định lựa chọn dự án đầu tư; công khai, minh bạch trong đầu tư; tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư; bố trí vốn tập trung, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán và không đồng bộ; phân bổ, quản lý và giám sát sử dụng vốn đầu tư theo quy hoạch và kế hoạch trung hạn.

d) Tiếp tục thực hiện các chương trình, đề án

- Chương trình mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông;

- Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

7. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ

- Nghiên cứu các giải pháp công nghệ tiên tiến, cơ chế, chính sách:

+ Đẩy mạnh việc thực hiện tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên các loại cây trồng chủ lực;

+ Phục vụ cấp nước, lọc nước, xử lý nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, trước mắt là những vùng nuôi nước mặn, lợ.

+ Phát triển hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung.

+ Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn đê điều; phòng, chống triều cường và xâm nhập mặn,

+ Nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi.

- Áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến phục vụ thiết kế, thi công các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu - nước biển dâng, chống ngập đô thị, công trình đê biển và chống xâm nhập mặn.

8. Củng cố bộ máy quản lý nhà nước

- Củng cố, cơ cấu nguồn nhân lực trong công tác quản lý nhà nước về chuyên ngành thủy lợi tại địa phương từ cấp tỉnh đến cấp xã;

- Thành lập, củng cố tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai các cấp từ tỉnh đến xã.

9. Đào tạo và hợp tác quốc tế

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi, trọng tâm là cán bộ cấp huyện, cấp xã;

- Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là đội ngũ quản lý khai thác công trình thủy lợi, quản lý thủy nông cơ sở.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về vốn đầu tư, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực…

III. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY LỢI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Vốn đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi đến năm 2020 được cân đối từ vốn ngân sách nhà nước hàng năm (ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, các nguồn vốn khác do Trung ương hỗ trợ), đóng góp của người dân vùng hưởng lợi và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Ngân sách Trung ương kết hợp ngân sách tỉnh đầu tư dự án: kênh trục cấp I, đê bao ven sông chính (sông Hậu, sông Cổ Chiên) và ven kênh trục, cống cấp I; các dự án chống biến đổi khí hậu; chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; công trình chống ngập đô thị, kè chống sạt lở bờ sông ở trung tâm thành phố, thị trấn… trong tỉnh;

Ngân sách tỉnh đầu tư: Dự án kênh cấp II, cấp III, đê bao ven các kênh cấp II, cấp III, các hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp - thủy sản, hệ thống thủy lợi phục vụ xây dựng nông thôn mới, kiên cố hóa cống, đập, công trình kè bảo vệ các thị trấn; cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng…;

Nhân dân đóng góp: Vốn, ngày công, mặt bằng đất đai, cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng;

Nguồn vốn khác: Tài trợ của các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện (hoặc phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai thực hiện) các nội dung Kế hoạch này, bảo đảm hoàn thành kịp thời, hiệu quả, phù hợp tình hình thực tế (chi tiết tại Phụ lục đính kèm).

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội dung Kế hoạch này, định kỳ tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Định kỳ quý, 6 tháng và hàng năm (trước ngày 01 tháng 12), các Sở, Ban, ngành, địa phương có liên quan báo cáo đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, nêu rõ những việc đã hoàn thành, những việc chưa hoàn thành hay đang thực hiện, nguyên nhân và đề xuất giải pháp, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống lụt, bão) tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy lợi).

Trong quá trình thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch, các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

TT

NHIỆM VỤ

TIẾN ĐỘ

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

CƠ QUAN THỰC HIỆN

CƠ QUAN PHỐI HỢP

I

Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nội dung, các chương trình, kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi

1

Tổ chức phổ biến và quán triệt chủ trương, nội dung Đề án, Kế hoạch thực hiện Đề án

Quý II/2015

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

2

Tổ chức thực hiện Đề án

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

II

Nâng cao chất lượng quy hoạch, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch

1

Tiếp tục triển khai các Quy hoạch ngành đã được phê duyệt (cấp nước sinh hoạt và VSMTNT, thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, triều cường, xâm nhập mặn,..).

Theo kế hoạch và quy hoạch

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

2

Rà soát, đánh giá các quy hoạch ngành đã được phê duyệt (cấp nước sinh hoạt và VSMTNT, thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, triều cường, xâm nhập mặn,..), đề xuất điều chỉnh, bổ sung phù hợp điều kiện thực tế, nâng cao tính khả thi của từng quy hoạch

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, Ban ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

3

Rà soát, đánh giá toàn bộ hệ thống công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn bao gồm: cơ sở hạ tầng; tổ chức quản lý, khai thác; năng lực đội ngũ cán bộ…

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

4

Hoàn thành các dự án:

- Quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Đề án quản lý bền vững công trình cấp nước nông thôn tỉnh Trà Vinh

2015

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

III

Hoàn thiện về thể chế

1

Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh thực hiện các quy định của Trung ương về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai

Theo hướng dẫn của Trung ương

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

2

Xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi

2015

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

3

Xây dựng một số cơ chế chính sách nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các hệ thống công trình thủy lợi theo quy định của Trung ương

Theo hướng dẫn của Trung ương

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

4

Xây dựng một số cơ chế chính sách thực hiện đặt hàng, đấu thầu nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi theo quy định của Trung ương

Theo hướng dẫn của Trung ương

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

5

Xây dựng Quy định về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Quý III/2015

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

6

Triển khai thực hiện các thể chế, chính sách nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của Trung ương

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

IV

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai

1

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (Quyết định số 1448/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND tỉnh); Kế hoạch thực hiện đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010 - 2020 (Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Hàng năm

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

2

Xây dựng Kế hoạch Phòng chống thiên tai các cấp

Hàng năm

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp

Các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

3

Xây dựng hoàn thiện hệ thống trang thiết bị dự báo, cảnh báo thiên tai; áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND các huyện, thành phố

V

Củng cố, nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

1

Rà soát các công trình thủy lợi, đê điều có nguy cơ mất an toàn và đề xuất biện pháp để đảm bảo an toàn

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

2

Xây dựng các dự án đầu tư các công trình thủy lợi nêu trong các quy hoạch đã được phê duyệt

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

3

Từng bước hoàn chỉnh hệ thống công trình cấp 3 nội đồng

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

VI

Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công

1

Rà soát, lựa chọn danh mục dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020 phù hợp với Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bao gồm:

- Hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung

- Hệ thống công trình thủy lợi tưới cho cây trồng chủ lực và phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố

2

Tiếp tục thực hiện Chương trình về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

3

Tiếp tục thực hiện Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

4

Tiếp tục thực hiện đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Hàng năm

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện, thành phố

VII

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ

1

Nghiên cứu các giải pháp công nghệ, cơ chế, chính sách trên lĩnh vực thủy lợi phục vụ: Tưới tiết kiệm nước phục vụ sản xuất các loại cây trồng chủ lực; phát triển hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung

Hàng năm

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố

2

Nghiên cứu tiếp tục từng bước nâng cao năng lực dự báo trong phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn đê điều và phòng chống triều cường và xâm nhập mặn, quản lý khai thác công trình thủy lợi

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

VIII

Củng cố bộ máy quản lý nhà nước

1

Củng cố, cơ cấu nguồn nhân lực trong công tác quản lý nhà nước về chuyên ngành thủy lợi tại địa phương từ cấp tỉnh đến cấp xã

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

2

Thành lập, củng cố tổ chức bộ máy phòng chống thiên tai các cấp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn

Hàng năm

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

UBND các huyện, thành phố

IX

Đào tạo và hợp tác quốc tế

1

Tăng cường đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi, trọng tâm là cán bộ cấp huyện, cấp xã; đội ngũ quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

2

Tăng cường hợp tác quốc tế về vốn đầu tư, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực…

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Ghi chú:

- PTNT: Phát triển nông thôn;

- VSMTNT: Vệ sinh môi trường nông thôn;

- PCTT và TKCN: Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

 

- Khoản này được bổ sung bởi ĐIều 1 Quyết định 1578/QĐ-UBND năm 2016

Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung thứ tự (TT) 2.1 và 2.2 tại khoản 2 mục II Phụ lục kèm theo Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh (Chi tiết Phụ lục đính kèm).
...
PHỤ LỤC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

(Nội dung xem tại văn bản)

Xem nội dung VB