Quyết định 21/2009/QĐ-UBND về định mức hỗ trợ áp dụng cho Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II
Số hiệu: 21/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Huỳnh Đức Hòa
Ngày ban hành: 06/06/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2009/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 06 tháng 6 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc giai đoạn 2006-2010;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 676/2006-TTLT/UBDT-KH&ĐT-TC-XD-NN&PTNT ngày 8/8/2006 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Thông tư số 12/2009/TT-BNN ngày 6/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 73/TTr- SNN ngày 04/5/2009 và Văn bản số 1283/SNN-KH ngày 05/6/2009; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 75/BC-STP ngày 04/6/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này định mức hỗ trợ áp dụng cho Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 10/03/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chủ tịch UBND các huyện chỉ đạo chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II căn cứ vào định mức hỗ trợ để lập kế hoạch đầu tư, dự toán chi tiết và tổ chức thẩm định, phê duyệt làm cơ sở thực hiện.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Dân tộc, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./-

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục kiểm tra VB- Bộ Tư pháp;
- TT.TU.TT. HĐND tỉnh;
- Các TV. UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Như điều 4;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Báo lâm Đồng, Đài PTTH tỉnh;
- LĐVP; CV: KH, TC;
- Lưu: VT, NN.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa

 

QUY ĐỊNH

ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II (2006- 2010)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 06/6/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Đối tượng và phạm vi áp dụng gồm các hộ nghèo và nhóm hộ cư trú tại các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006- 2010 (sau đây gọi là Chương trình 135 giai đoạn II) trên địa bàn tỉnh.

1. Hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006- 2010 ban hành theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ (trường hợp có sự thay đổi chuẩn nghèo thì áp dụng theo qui định mới của Thủ tướng Chính phủ).

2. Nhóm hộ gồm các hộ nghèo và những hộ không nghèo đang sinh sống trên cùng một địa bàn cụm dân cư thôn, bản, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng giúp đỡ người khác, có cùng nguyện vọng phát triển sản xuất, dịch vụ, tự nguyện tham gia nhóm, được đa số thành viên trong nhóm tán thành và được UBND xã chấp nhận. Đối với nhóm hộ có từ 5 hộ trở lên thì số hộ không nghèo tham gia nhóm hộ không được vượt quá 20% tổng số hộ trong nhóm. Nhóm hộ có trưởng nhóm do các hộ bầu ra để quản lý điều hành các hoạt động của nhóm.

Điều 2. Nội dung hỗ trợ

1. Hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất: Giống cây trồng, vật nuôi và các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp; máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, chế biến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

2. Hỗ trợ thực hiện các nội dung sự nghiệp: Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công; tập huấn chuyển giao kỹ thuật; xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất mới.

Chương II

ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ

Điều 3. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất

1. Hỗ trợ cho hộ nghèo tối đa: 3.000.000 đồng/hộ.

2. Hỗ trợ cho nhóm hộ (từ 5 hộ trở lên) tối đa: 25.000.000 đồng/nhóm hộ.

3. Tỷ lệ hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ 100% giống cây trồng, vật nuôi và vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất.

4. Danh mục hỗ trợ cây trồng, vật nuôi theo Phụ lục I đính kèm quy định này.

5. Định mức kinh tế- kỹ thuật cây trồng, vật nuôi theo phụ lục III đính kèm quy định này.

Điều 4. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch

1. Hỗ trợ cho hộ nghèo tối đa: 5.000.000 đồng/hộ.

2. Hỗ trợ cho nhóm hộ (từ 5 hộ trở lên) tối đa: 35.000.000 đồng/nhóm hộ.

3. Tỷ lệ hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ 70% giá trị mua thiết bị máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch.

4. Danh mục hỗ trợ theo phụ lục II đính kèm quy định này.

Điều 5. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông

1. Hỗ trợ tập huấn, trình diễn, chuyển giao mô hình sản xuất tiên tiến:

a) Mức hỗ trợ tối đa 7 triệu đồng/mô hình.

b) Mức hỗ trợ mô hình kỹ thuật cao không quá 10 triệu đồng/mô hình, trong đó:

- Hỗ trợ nước uống, văn phòng phẩm, tài liệu cho nông dân trong thời gian tập huấn tối đa không quá 15.000 đồng/người/ngày.

- Hỗ trợ nước uống, văn phòng phẩm, tài liệu cho người nghèo trong thời gian tập huấn tối đa không quá 20.000 đồng/người/ngày.

- Bồi dưỡng cho hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật 40.000 đồng/người/ngày.

- Hỗ trợ tiền ăn cho nông dân trong thời gian tập huấn tối đa 20.000 đồng/ người/ngày

2. Hỗ trợ tham quan, khảo sát mô hình sản xuất đang áp dụng thành công ở các địa phương khác (các mô hình ngoài tỉnh, ngoài huyện).

a) Hỗ trợ tiền tàu, xe đi và về theo mức giá vé tàu, vé xe thông thường của tuyến đường đi tham quan, khảo sát.

b) Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian tham quan, khảo sát tối đa: 50.000 đồng/người/ ngày.

c) Hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ (nếu phải nghỉ qua đêm) tối đa không quá 100.000 đồng/người/ngày.

3. Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới

a) Mức hỗ trợ mô hình áp dụng công cụ cải tiến kỹ thuật tối đa 10.000.000 đồng/mô hình.

b) Mức hỗ trợ đối với một số mô hình có tính đặc thù riêng:

- Mô hình công nghệ cao hỗ trợ tối đa 50.000.000 triệu đồng/ mô hình;

- Mô hình cơ giới hoá nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề khác tối đa 75.000.000 triệu đồng/mô hình, trong đó hỗ trợ tối đa 50% thiết bị chính.

Điều 6. Phương thức hỗ trợ

Hỗ trợ theo định mức tại chương II nêu trên và giá giống, vật tư, máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông, lâm sản theo giá thời điểm tại địa phương; chủ đầu tư lựa chọn đơn vị có chức năng sản xuất, kinh doanh cung cấp theo phương thức chào hàng cạnh tranh. Trường hợp mua bán giữa các hộ dân không có hóa đơn tài chính thì chỉ cần có giấy biên nhận giữa các hộ mua bán nhưng đơn giá không được vượt quá định mức trong dự toán và phải được trưởng thôn, buôn và UBND xã xác nhận.

Chương III

QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN

Điều 7. Mức hỗ trợ kinh phí quản lý

Mức hỗ trợ kinh phí quản lý điều hành dự án tối đa không quá 5% tổng kinh phí dự toán theo kế hoạch đầu tư được giao hàng năm, bao gồm các hạng mục chi phí theo tỷ lệ như sau:

- Chi phí lập dự án, kế hoạch đầu tư 15%.

- Chi phí thẩm định 2%.

- Chi phí chuyển giao kỹ thuật, kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao 60%.

- Chi phí đánh giá, giám sát các hoạt động 20%.

- Chi phí khác 3%.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm của các ngành cấp tỉnh

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Hướng dẫn quy trình, thủ tục, nội dung lập và thực hiện kế hoạch đầu tư dự án. Tổng hợp kế hoạch toàn tỉnh, gửi UBND tỉnh xem xét báo cáo Ủy ban Dân tộc và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Hàng năm, căn cứ các quy định hiện hành và tình hình biến động giá, tổ chức rà soát định mức hỗ trợ các nội dung dự án; tham mưu UBND tỉnh quyết định điều chỉnh cho phù hợp quy định và sát thực tế.

c) Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện; tổng hợp báo cáo định kỳ 6 tháng và 1 năm về UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nội dung, biểu mẫu báo cáo áp dụng theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBDT ngày 08/8/2008 của Ủy ban Dân tộc về việc ban hành chế độ và biểu mẫu báo cáo Chương trình 135 giai đoạn II.

2. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Dân tộc tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ các xã, thôn ĐBKK cho UBND các huyện trong kế hoạch vốn Chương trình 135 theo quy định.

3. Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm ứng vốn cho các chủ đầu tư khi đã có kế hoạch vốn được phê duyệt và có đơn yêu cầu. Mức tạm ứng tối thiểu là 30% kinh phí hỗ trợ cho các hộ.

Điều 9. Trách nhiệm của UBND cấp huyện

1. Giao chủ đầu tư và giao vốn cho UBND xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II trên cơ sở kế hoạch từng xã đã được phê duyệt. Trường hợp UBND xã chưa đủ điều kiện là chủ đầu tư thì UBND huyện giao đơn vị chức năng làm nhiệm vụ chủ đầu tư trong năm 2009; đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã, cử cán bộ giúp đỡ các xã để đến năm 2010 đủ năng lực đảm nhận nhiệm vụ chủ đầu tư.

2. Chỉ đạo việc tuyên truyền về chính sách dự án và tổ chức bình xét đối tượng được hỗ trợ đảm bảo công khai, công bằng theo đúng quy định của chương trình; lựa chọn nội dung hỗ trợ phù hợp lợi thế và định hướng phát triển sản xuất của địa phương, trên cơ sở nhu cầu và bàn bạc, thống nhất của các hộ dân thuộc đối tượng hưởng lợi. Không nhất thiết phải đầu tư tất cả các hoạt động trên một địa bàn để tập trung nguồn vốn, tránh đầu tư dàn trải.

3. Tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư của các xã và gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc và các ngành liên quan để tổng hợp kế hoạch toàn tỉnh.

4. Chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát đảm bảo thực hiện dự án đúng nội dung, đúng đối tượng và nguồn vốn; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Ban chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) theo quy định./-

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC HỖ TRỢ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 06/ 6 /2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

DANH MỤC

Ghi chú

A

CÂY TRỒNG

 

I

Nhóm cây công nghiệp

 

1

Cây điều ghép dòng BO1.PN1.MH4/5.MH5/4

 

2

Cây giống điều lùn ĐD67-15, ĐDH 66-14

 

3

Cây ca cao giống TĐ1, TĐ3, TĐ5, TĐ6, TĐ8 và TĐ10, TĐ2, TĐ14

 

4

Cây cà phê chè giống Catimor

 

5

Cây cà phê vối dòng TR4, TR5, TR6, TR9, TR11,TS1, TS2, TS4

 

6

Cây chè cành giống: TB14, LD97, LĐP1, LĐP2

 

7

Cây chè chất lượng cao: Thuý ngọc, Kim tuyên, Tứ quý, Ôlong

 

8

Cây cao su PB 235, GT1, PB255, PB260, PB311, LH82/156, LH82/158, LH82/182, RRIC 110, RRIC121, RRIM600, RRIM712, RRIV4, VM515

 

9

Cây đậu tương

 

10

Cây dâu tằm: Sa nhị luân109, TS7-CB, TKB, Quế ưu 12, Quế ưu 62, Tam bội 36, Tam bội 28, dâu lai VH13

 

11

Cây dứa Cayen

 

12

Cây đậu xanh: VN115, HL89E3, V91-15, V94-208

 

13

Cây đậu nành: MTĐ 176, HL203, ĐVN5, ĐT22

 

14

Mía: Quế đường11, VN84-1437, các giống Roc từ 1 đến 23, F156, F157

 

15

Cây tre lấy măng: Tre Điền trúc, Tre bát độ, luồng Thanh Hoá, Mạnh tông, tầm vông.

 

II

Nhóm cây ăn quả

 

1

Cây sầu riêng: Cơm vàng hạt lép, Chín hoá, Mon thon, Ri-6, Dona. S1BL, S2BL, Khổ qua xanh ghép

 

2

Cây cam sành, cam Neva, cam Bù, Quýt đường, Quýt tiều

 

3

Chôm chôm: giống Thái lan, giống DoNa

 

4

Cây ăn quả: bơ ghép BLĐ/012, BLĐ/007, BLĐ/005, BLĐ/004, BLĐ/011, BLĐ/033, BLĐ/018 và các dòng B01DL, B13ĐT, B18DL, B02LH

 

5

Cây măng cụt: giống hiện  nay đang có trong sản xuất

 

6

Cây mít nghệ cao sản

 

7

Cây hồng ghép không hạt

 

III

Nhóm cây lương thực

 

1

Cây ngô lai: LVN10, Bioseed, 9698, ĐK888, ĐK999, ĐK171, G49,CP3Q, C919, VN8960

 

2

Cây sắn: KM60, KM94

 

3

Cây khoai lang Nhật

 

4

Cây lúa lai: Nhị ưu 838, Quế ưu 1, VQ14,CNR36

 

5

Cây lúa cạn: LC 93-1,LC 93-4

 

6

Cây lúa chất lượng cao: Nếp quýt, Việt đài 20, OM 516, Hương thơm 1, Tám thơm, Jasmin 85, Nghi Hương 2308.

 

IV

Nhóm cây thực phẩm

 

1

Cây súp lơ

 

2

Cây bắp cải

 

3

Cây rau ăn lá các loại

 

4

Cây cà chua

 

5

Cây khoai tây: Diamond, PO3,38-6, KT2, KT3, Atlantic

 

6

Nấm ăn

 

7

Cây tre lấy măng

 

V

Nhóm cây nguyên liệu

 

1

Cây mây nếp

 

2

Cỏ thâm canh: cỏ Voi, cỏ Sweet Jumbo, Superdant, Ghinê, Stylo, VA.06, Bermuda, Cruzada, Zuziginal.

Phục vụ chăn nuôi

3

Keo lai (hom giống)

Không sử dụng hạt

4

Keo tai tượng, keo lá tràm

 

5

Cây sa nhân

 

B

VẬT NUÔI

 

1

Bò đực giống Zêbu, lai Zêbu F2 trở lên (khối lượng bò trưởng thành từ 350 kg trở lên)

 

2

Bò cái lai sind (khối lượng bò trưởng thành từ 220 kg trở lên)

 

3

Dê địa phương, dê Bách thảo

 

4

Heo ngoại nạc: Ba xuyên, Thuộc nhiêu, F1 Yorkshire, Duroc …

 

5

Gà Lương Phượng, gà Tam hoàng, các giống gà địa phương

 

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC HỖ TRỢ MÁY MÓC, CÔNG CỤ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN SẢN PHẨM SAU THU HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 06/ 6/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

DANH MỤC

Ghi chú

1

Máy vò chè quy mô hộ

 

2

Máy thu hoạch chè lá

 

3

Máy xay xát cà phê theo phương pháp chế biến khô

 

4

Máy xay xát cà phê theo phương pháp chế biến ướt

 

5

Máy xay xát và đánh mịn cám gạo

 

6

Máy sấy nông sản các loại

 

7

Máy thái cỏ, khoai mỳ

 

8

Máy bóc bẹ tẽ hạt ngô

 

9

Máy cắt cỏ

 

10

Máy bơm thuốc

 

11

Công cụ xạ lúa theo hàng

 

12

Máy gặt lúa

 

13

Máy suốt lúa

 

14

Máy gieo hạt rau

 

15

Máy bơm nước

 

16

Máy phóng mây

 

17

Máy vắt sữa bò

 

18

Máy làm đất đa năng

 

 

PHỤ LỤC III

ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 06/6 /2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

A. CÂY TRỒNG:

1. Nhóm cây công nghiệp:

1.1. Định mức cho 01 ha trồng cây điều ghép năm thứ nhất:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

250

2

Urê

Kg

25

3

Lân Supe

Kg

250

4

Kali Clorua

Kg

15

5

Vôi bột

Kg

250

6

Thuốc BVTV

Kg

4

1.2. Định mức cho 01 ha cây ca cao trồng xen năm thứ nhất:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

160

2

Urê

Kg

115

3

Lân Supe

Kg

435

4

Kali Clorua

Kg

85

5

Vôi bột

Kg

320

6

Thuốc BVTV

Kg

4,6

1.3. Định mức cho 01 ha trồng cây cà phê giống mới:

1.3.1 Đối với cà phê chè năm thứ nhất:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

5.000

2

Urê

Kg

250

3

Lân Supe

Kg

1.000

4

Kali Clorua

Kg

150

5

Vôi bột

Kg

1.000

6

Thuốc BVTV

Kg

4

1.3.2 Đối với cà phê vối năm thứ nhất:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

1.100

2

URê

Kg

130

3

Lân Supe

Kg

550

4

Kali Clorua

Kg

50

5

Vôi bột

Kg

220

6

Thuốc BVTV

Kg

2

1.4. Định mức cho 01 ha mô hình ghép cải tạo cà phê vối:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Chồi ghép (03 chồi/gốc)

Chồi

3.300

2

Dây ghép

Kg

2

3

Urê

Kg

100

4

Lân supe

Kg

250

5

Kali clorua

Kg

50

6

Thuốc BVTV

Kg

2

1.5. Định mức cho 01 ha trồng cây chè cành năm thứ nhất:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

16.500

2

Urê

Kg

150

3

Lân Supe

Kg

1.000

4

Kali Clorua

Kg

90

5

Thuốc BVTV

Kg

4

1.6. Định mức cho 01 ha trồng cây cao su tiểu điền năm thứ nhất:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

630

2

Urê

Kg

430

3

Lân Supe

Kg

1400

4

Kali Clorua

Kg

120

5

Thuốc BVTV

Kg

8

1.7. Định mức cho 01 ha trồng cây đậu tương:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Kg

100

2

Urê

Kg

90

3

Lân Supe

Kg

350

4

Kali Clorua

Kg

150

5

Vôi bột

Kg

300

6

Thuốc BVTV

Kg

5

1.8. Định mức cho 01 ha trồng cây lạc:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống (lạc vỏ)

Kg

200

2

Urê

Kg

150

3

Lân Supe

Kg

400

4

Kali Clorua

Kg

150

5

Vôi bột

Kg

500

1.9. Định mức cho 01 ha trồng cây dâu lai (dâu tằm):

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Hom

33.000

2

Urê

Kg

750

3

Lân Supe

Kg

510

4

Kali Clorua

Kg

350

5

Vôi bột

Kg

1.000

6

Thuốc BVTV

Kg

5

1.10. Định mức cho 01 ha trồng cây dứa Cayen năm thứ nhất:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

55.000

2

Urê

Kg

1.200

3

Lân Supe

Kg

1.600

4

Kali Clorua

Kg

1.800

5

Vôi bột

Kg

1.000

6

Thuốc BVTV và trừ cỏ

Kg

20

2. Nhóm cây ăn quả:

2.1. Định mức cho 01 ha trồng cây sầu riêng năm thứ nhất:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

200

2

Urê

Kg

100

3

Lân Supe

Kg

200

4

Kali Clorua

Kg

60

5

Vôi bột

Kg

200

6

Thuốc BVTV

Kg

4

2.2. Định mức cho 01 ha trồng cây cam, quý năm thứ nhất:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

1.000

2

Urê

Kg

400

3

Lân Supe

Kg

1.300

4

Kali Clorua

Kg

400

5

Vôi bột

Kg

700

6

Thuốc BVTV

Kg

8

2.3. Định mức cho 01 ha trồng cây hồng ghép không hạt năm thứ nhất:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

600

2

Urê

Kg

300

3

Lân Supe

Kg

600

4

Kali Clorua

Kg

180

5

Vôi bột

Kg

600

6

Thuốc BVTV

Kg

4

2.4. Định mức cho 01 ha trồng cây ăn quả khác năm thứ nhất:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

400

2

Urê

Kg

200

3

Lân Supe

Kg

400

4

Kali Clorua

Kg

120

5

Vôi bột

Kg

400

6

Thuốc BVTV

Kg

4

2.5. Định mức cho 01 ha trồng cây chuối:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

2.000

2

Urê

Kg

600

3

Lân Supe

Kg

1.000

4

Kali Clorua

Kg

500

5

Vôi bột

Kg

1.000

6

Thuốc BVTV

Kg

5

3. Nhóm cây lương thực:

3.1. Định mức cho 01 ha trồng cây ngô lai:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Kg

40

2

Urê

Kg

250

3

Lân Supe

Kg

450

4

Kali Clorua

Kg

100

5

Thuốc BVTV

Kg

2

3.2. Định mức cho 01 ha trồng cây sắn:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Hom

10.000

2

Urê

Kg

80

3

Lân Supe

Kg

140

4

Kali Clorua

Kg

80

5

Vôi bột

Kg

80

3.3. Định mức cho 01 ha trồng cây khoai lang:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Kg

1.000

2

Urê

Kg

32

3

Lân Supe

Kg

100

4

Kali Clorua

Kg

64

5

Vôi bột

Kg

200

3.4. Định mức cho 01 ha sản xuất lúa chất lượng cao:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Kg

120

2

Urê

Kg

250

3

Lân Supe

Kg

550

4

Kali Clorua

Kg

150

5

Thuốc BVTV

1.000đồng

1.000

6

Thuốc trừ cỏ

1.000đồng

200

3.5. Định mức cho 01 ha sản xuất lúa lai:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Kg

50

2

Urê

Kg

250

3

Lân Supe

Kg

550

4

Kali Clorua

Kg

170

5

Thuốc BVTV

1.000đồng

1.000

6

Thuốc trừ cỏ

1.000đồng

200

3.6. Định mức cho 01 ha sản xuất lúa cạn:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Kg

120

2

Urê

Kg

150

3

Lân Supe

Kg

250

4

Kali Clorua

Kg

120

5

Thuốc BVTV

1.000đồng

500

6

Thuốc trừ cỏ

1.000đồng

200

4. Nhóm cây thực phẩm:

4.1. Định mức cho 01 ha trồng rau các loại:

4.1.1. Cây súp lơ:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống:

+ Cây giống

+ Hoặc hạt giống

 

Cây

Kg

 

30.000

0,3-0,5

2

Urê

Kg

250

3

Lân Supe

Kg

350

4

Kali Clorua

Kg

200

5

Thuốc BVTV

1.000 đ

600

4.1.2. Cây bắp cải:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống:

+ Cây giống

+ Hoặc hạt giống

 

Cây

Kg

 

33.000

0,4

2

Urê

Kg

300

3

Lân Supe

Kg

400

4

Kali Clorua

Kg

250

5

Thuốc BVTV

1.000 đ

600

4.1.3. Cây rau ăn lá các loại:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống:

Kg

6

2

Urê

Kg

100

3

Lân Supe

Kg

150

4

Kali Clorua

Kg

100

5

Thuốc BVTV

1.000 đ

300

4.1.4. Cây cà chua:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống:

+ Cây giống

+ Hoặc hạt giống

 

Cây

Kg

 

32.000

0,15-0,25

2

Urê

Kg

300

3

Lân Supe

Kg

600

4

Kali Clorua

Kg

300

5

Thuốc BVTV

1.000 đ

300

4.1.5. Cây khoai tây:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống:

Kg

1.000

2

URê

Kg

330

3

Lân Supe

Kg

600

4

Kali Clorua

Kg

250

5

Thuốc BVTV

1.000 đ

500

4.2. Nấm ăn (tính cho 01 tấn nguyên liệu):

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

I

Đối với nấm mỡ:

 

 

1

Giống:

Kg

18

2

Nguyên liệu

Kg

1.000

3

Urê

Kg

5

4

Đạm sunphat

Kg

20

5

Lân supe

Kg

30

6

Bột nhẹ

Kg

30

II

Đối với nấm sò

 

 

1

Giống

Kg

45

2

Nguyên liệu

Kg

1.000

3

Túi PE (30x45)

Kg

6

4

Nút, bông, chun …

Kg

6

5

Giàn giá, dụng cụ

1.000 đ

1.000

III

Đối với nấm rơm

 

 

1

Giống

Kg

12

2

Nguyên liệu

Kg

1.000

3

Giàn giá, dụng cụ

1.000 đ

500

4.3. Định mức cho 01 ha trồng tre lấy măng:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống:

Cây

500

2

Phân NPK

Kg

100

3

Phân chuồng

Tấn

5

5. Nhóm cây nguyên liệu:

5.1. Định mức cho 01 ha cây mây nếp:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống:

Cây

2.500

2

Phân NPK

Kg

500

5.2. Định mức cho 01 ha trồng cỏ thâm canh:

STT

Loại vật tư

ĐV T

Số lượng

1

Giống cỏ:

- Cỏ thân đứng (cỏ voi): hom

- Cỏ thân bụi, thân bò:

   + Dùng hom:

   + Hoặc dùng hạt (Ghinê, Stylo):

- Cỏ hỗn hợp, Sweet Jumbo, Superdan, VA.06

 

Kg

 

Kg

Kg

Kg

 

7.000

 

5.000

7

10

2

Đạm:

- Cỏ thân đứng, hỗn hợp, Sweet Jumbo, Superdan, VA.O6

- Cỏ thân bụi, thân bò

 

Kg

 

Kg

 

400

 

350

3

Lân:

- Cỏ thân đứng, hỗn hợp, Sweet Jumbo, Superdan, VA.06

- Cỏ thân bụi, thân bò

 

Kg

 

Kg

 

300

 

250

4

Kali:

- Cỏ thân đứng, hỗn hợp, Sweet Jumbo, Superdan, VA.06

- Cỏ thân bụi, thân bò

 

Kg

 

Kg

 

200

 

150

5.3. Định mức cho 01 ha trồng keo lai vô tính:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống:

Cây

1.330

2

Phân bón NPK theo tỷ lệ 3:5:2

Kg

266

3

Thuốc BVTV

Kg

5

5.4. Định mức cho 01 ha trồng keo tai tượng, keo lá tràm:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống:

Cây

1.660

2

Phân bón NPK theo tỷ lệ 3:5:2

Kg

400

5.5. Định mức cho 01 ha trồng cây sa nhân:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống:

Cây

2.000

2

Phân bón NPK theo tỷ lệ 3:5:2

Kg

400

II. Vật nuôi:

1. Định mức hỗ trợ nuôi gia cầm (01 mô hình):

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Gà giống

Con/mô hình

50-100

2

Thức ăn bổ sung

Kg/1 kg tăng trọng

1,5

3

Thuốc thú y (vắc xin và thuốc chữa bệnh)

1.000đ/con

2

2. Định mức cho nuôi gia súc:

2.1. Định mức hỗ trợ nuôi bò sinh sản (01con):

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Chuồng trại

M2/con

4

2

Hỗ trợ thức ăn bổ sung:

- Cỏ voi:

- Tinh bột

 

Kg/năm

Kg/năm

 

4.000

45

3

Thuốc thú y

1.000đ/con

200

2.2. Định mức hỗ trợ nuôi bò vỗ béo (01con):

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Chuồng trại

M2/con

4

2

Số lượng

con

1

3

Thức ăn tinh

Kg/con

270

4

Thuốc tẩy ký sinh trùng

- Ngoại ký sinh

- Giun tròn

- Sán lá gan

 

Liều/con

Liều/con

Liều/con

 

1

1

1

2.3. Định mức hỗ trợ nuôi dê sinh sản (01mô hình):

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống (01 dê đực; 04 dê cái)

Con

5

2

Chuồng trại

M2/con

1

3

Thức ăn tinh

Kg/con

18

4

Thuốc thú y

1.000đ/con

50

5

Hỗ trợ trồng cỏ cây họ đậu

M2/con

60

2.4. Định mức hỗ trợ nuôi heo thịt giống nội (01mô hình):

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Kg/Con

10

2

Số lượng

Con

5

3

Hỗ trợ thức ăn bổ sung: cám gạo

Kg/kg tăng trọng

3

4

Thuốc thú y

1.000đ/con

100

2.5. Định mức hỗ trợ nuôi heo ngoại sinh sản hướng nạc (01mô hình):

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống heo

Kg/Con

30

2

Số lượng

Con

2

3

Thức ăn hỗn hợp

Kg/con

92

4

Thuốc thú y

1.000đ/con

200