Quyết định 2067/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa trong lĩnh vực Lâm nghiệp áp dụng chung tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Cà Mau
Số hiệu: | 2067/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau | Người ký: | Lê Văn Sử |
Ngày ban hành: | 02/12/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2067/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 02 tháng 12 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐÃ ĐƯỢC CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP ÁP DỤNG CHUNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, TỈNH CÀ MAU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế, bị thay thế; thủ tục hành chính bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 489/TTr-SNN ngày 21/11/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 14 thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa trong lĩnh vực Lâm nghiệp áp dụng chung tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Cà Mau; đồng thời bãi bỏ 10 thủ tục hành chính được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau công bố tại Quyết định số 1490/QĐ-UBND ngày 30/9/2014.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUẨN HÓA LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP ÁP DỤNG CHUNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số:2067/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục hành chính ban hành để thực hiện
STT |
Tên thủ tục hành chính |
01 |
Xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với lâm sản: chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, nhập khẩu, sau xử lý tịch thu; lâm sản sau chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên; lâm sản sau chế biến có nguồn gốc nhập khẩu, sau xử lý tịch thu (Đối với cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản có vi phạm các quy định của Nhà nước về hồ sơ lâm sản hoặc chấp hành chưa đầy đủ các quy định của Nhà nước); động vật rừng gây nuôi trong nước và bộ phận dẫn xuất của chúng |
02 |
Cấp giấy phép vận chuyển Gấu |
03 |
Xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung; cây có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp; cây xử lý tịch thu |
04 |
Xác nhận mẫu vật khai thác là động vật rừng thông thường |
05 |
Cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại |
06 |
Cấp bổ sung giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại |
07 |
Thu hồi rừng của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư ấp, khóm được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện |
08 |
Thẩm định và phê duyệt dự án lâm sinh (đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư ấp, khóm) |
09 |
Cấp giấy chứng nhận trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (nuôi mới) |
10 |
Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân |
11 |
Giao rừng cho cộng đồng dân cư ấp, khóm |
12 |
Cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân |
13 |
Cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng |
14 |
Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng phòng hộ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ấp, khóm |
2. Thủ tục hành chính bãi bỏ
STT |
Số hồ sơ TTHC |
Tên thủ tục hành chính |
Tên văn bản quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính |
01 |
TT-CMU-264935-TT |
Giao rừng đối với cộng đồng dân cư ấp, khóm |
Quyết định số 3142/QĐ- BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế, bị thay thế; thủ tục hành chính bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
02 |
TT-CMU-264937-TT |
Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân |
|
03 |
TT-CMU-264939-TT |
Cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân |
|
04 |
TT-CMU-264941-TT |
Cấp phép khai thác rừng trồng tập trung bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, vốn ngân sách nhà nước đối với chủ rừng là hộ gia đình |
|
05 |
TT-CMU-264943-TT |
Đăng ký khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh (đối với rừng tự nhiên) |
|
06 |
TT-CMU-264944-TT |
Đăng ký khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình, hoặc sử dụng vào mục đích khác |
|
07 |
TT-CMU-264949-TT |
Đăng ký khai thác tận dụng những cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy và tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh (tận thu sản phẩm đối với gỗ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại) |
|
08 |
TT-CMU-264952-TT |
Cấp phép khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ, tre nứa trong rừng tự nhiên, rừng trồng trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng (Các loại lâm sản có trong danh mục quản lý Cites và nhựa thông trong rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại) |
|
09 |
TT-CMU-264953-TT |
Cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên |
|
10 |
TT-CMU-264954-TT |
Cấp phép khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ cho nhu cầu hàng năm |
Phần II
NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với lâm sản: chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, nhập khẩu, sau xử lý tịch thu; lâm sản sau chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên; lâm sản sau chế biến có nguồn gốc nhập khẩu, sau xử lý tịch thu (Đối với cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản có vi phạm các quy định của Nhà nước về hồ sơ lâm sản hoặc chấp hành chưa đầy đủ các quy định của Nhà nước); động vật rừng gây nuôi trong nước và bộ phận dẫn xuất của chúng.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ lâm sản nộp hồ sơ trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm nơi có lâm sản, liên hệ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay cho chủ lâm sản biết và hướng dẫn chủ lâm sản hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đảm bảo đúng quy định thì tiến hành xác nhận ngay.
Xác minh nguồn gốc (nếu có): Trường hợp cần phải xác minh về nguồn gốc lâm sản cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành xác minh những vấn đề chưa rõ về hồ sơ lâm sản. Thời hạn xác nhận lâm sản tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Bước 3: Trả kết quả: Chủ lâm sản nhận kết quả xác nhận tại Hạt Kiểm lâm nơi nộp hồ sơ.
1.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp.
1.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
1.3.1. Thành phần hồ sơ:
- Bảng kê lâm sản (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012);
- Hóa đơn bán hàng (nếu có);
- Tài liệu về nguồn gốc lâm sản.
1.3.2. Số lượng: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
- Tối đa 02 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp không phải xác minh).
- Tối đa 05 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải xác minh về nguồn gốc lâm sản).
1.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm cấp huyện.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm cấp huyện.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.
1.7. Lệ phí: Không.
1.8. Mẫu đơn, tờ khai:
- Bảng kê lâm sản;
- Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản.
1.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận trên bảng kê lâm sản.
1.10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
- Thông tư số 40/2015/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.
Mẫu số 01: Bảng kê lâm sản, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BNN ngày 04/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
……………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:................/BKLS |
|
Tờ số:…….
BẢNG KÊ LÂM SẢN
(Kèm theo .............................ngày........./......../20... của........................................)
TT |
Tên lâm sản |
Nhóm gỗ |
Đơn vị tính |
Quy cách lâm sản |
Số lượng |
Khối lượng |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN |
Ngày..........tháng.........năm 20..... |
Mẫu số 02: Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BNN ngày 04/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SỔ THEO DÕI NHẬP, XUẤT LÂM SẢN
NHẬP XƯỞNG |
XUẤT XƯỞNG |
||||||||||
Ngày tháng năm |
Tên lâm sản (Nếu là gỗ thì ghi thêm nhóm gỗ) |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Khối lượng |
Hồ sơ nhập lâm sản kèm theo |
Ngày tháng năm |
Tên lâm sản (Nếu là gỗ thì ghi thêm nhóm gỗ) |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Khối lượng |
Hồ sơ xuất lâm sản kèm theo |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: cuối mỗi tháng ghi tổng hợp số lượng, khối lượng từng loại lâm sản nhập, xuất, tồn kho trong tháng vào cuối trang của tháng đó.
2. Cấp giấy phép vận chuyển gấu.
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Nộp hồ sơ
Chủ nuôi Gấu lập 01 bộ hồ sơ đề nghị vận chuyển gấu gửi Hạt Kiểm lâm, liên hệ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
- Bước 2: Thẩm định, kiểm tra
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ vận chuyển Gấu thẩm định, kiểm tra chíp điện tử (đối với các cá thể Gấu đã gắn chíp điện tử), lập biên bản xác nhận số Gấu vận chuyển đi và cấp giấy phép vận chuyển Gấu theo quy định.
- Bước 3: Trả kết quả: Thời gian trao trả giấy phép vào các giờ hành chính theo quy định hiện hành.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua bưu điện.
2.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
2.3.1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đề nghị vận chuyển gấu (Phụ lục VI Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN);
b) Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về Gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử;
c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi của nơi đến. Trường hợp vận chuyển Gấu ra địa bàn ngoài tỉnh chủ nuôi Gấu thông báo bằng văn bản với Cơ quan kiểm lâm sở tại đến làm biên bản kiểm tra xác nhận.
2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển Gấu phải hoàn thành biên bản xác nhận số Gấu vận chuyển và ra văn bản cho phép vận chuyển gấu trong phạm vi nội tỉnh hoặc cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt ra địa bàn ngoài tỉnh; trường hợp không giải quyết cho phép vận chuyển phải có văn bản trả lời người đề nghị về lý do không giải quyết.
2.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm cấp huyện.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm cấp huyện.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
2.7. Lệ phí: Không.
2.8. Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị (theo mẫu tại Phụ lục VI Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN).
2.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép vận chuyển Gấu.
2.10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
2.11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Điều 5, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010;
- Điều 10, Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý Gấu nuôi.
6.12. Mẫu đơn
TÊN ĐƠN VỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP DI CHUYỂN GẤU
Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau
Tên tôi là:
Số CMND: cấp ngày: Tại:
Địa chỉ thường trú:
Được cấp Giấy chứng nhận trại nuôi gấu số: , ngày tháng năm 20…..;
Cơ quan cấp:......
Đề nghị cho phép di chuyển số gấu như sau:
1.Loài…………………..Giới tính (đực, cái).............. Cân nặng................(kg)
Đặc điểm…………………………………….Số chíp điện tử………………………
2……………………………………………………………………………………..
(Nếu số lượng nhiều thì lập danh sách riêng kèm theo)
Đang nuôi nhốt tại địa chỉ:………………………………………………………….
Tới địa điểm mới là:………………………………………………………………...
Lý do di chuyển:…………………………………………………………………….
Tôi xin cam đoan thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về QL Gấu nuôi nhốt và đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
(kèm theo bản sao hồ sơ các con gấu nói trên)
|
Ngày... tháng... năm 20… |
3. Xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung; cây có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp; cây xử lý tịch thu.
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ cây cảnh nộp hồ sơ trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm nơi có cây cảnh, liên hệ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay cho chủ cây cảnh biết và hướng dẫn chủ cây cảnh hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ: Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm nơi có cây cảnh xem xét xác nhận cho chủ cây cảnh trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp cần phải xác minh về nguồn gốc cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ trước khi xác nhận cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho chủ cây cảnh biết và tiến hành xác minh những vấn đề chưa rõ về hồ sơ nguồn gốc cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ, số lượng, khối lượng, loài cây; kết thúc xác minh phải lập biên bản xác minh. Thời hạn xác nhận nguồn gốc cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ trong trường hợp này tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Bước 3: Chủ cây cảnh nhận kết quả xác nhận tại Hạt Kiểm lâm nơi nộp hồ sơ.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp.
3.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
3.3.1. Thành phần hồ sơ:
- Bảng kê cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ ban hành tại Quyết định số 39/2012/QĐ-TTg ;
- Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng (nếu có);
- Tài liệu về nguồn gốc cây cảnh.
3.3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết:
- Tối đa 02 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp không phải xác minh).
- Tối đa 05 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải xác minh về nguồn gốc cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ).
3.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm cấp huyện.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm cấp huyện. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
3.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.
3.7. Lệ phí: Không.
3.8. Mẫu đơn, tờ khai: Bảng kê cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ ban hành tại Quyết định số 39/2012/QĐ-TTg .
3.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận trên bảng kê lâm sản.
3.10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
3.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
Quyết định số 39/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ.
Mẫu bảng kê cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ)
(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢNG KÊ CÂY CẢNH, CÂY BÓNG MÁT, CÂY CỔ THỤ
Kèm theo (2)… ...ngày........./......../20... của ..............
TT |
Loài cây |
Quy cách cây |
Số lượng (cây) |
Ghi chú |
||
Tên thông dụng |
Tên khoa học |
Đường kính tại vị trí sát gốc (cm) |
Chiều cao dưới cành (m) |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày..........tháng.........năm 20.....
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN |
KIỂM LÂM ĐỊA BÀN (4) |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC (3), CỘNG ĐỒNG, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN |
4. Xác nhận mẫu vật khai thác là động vật rừng thông thường.
4.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Trong thời hạn 01 ngày làm việc sau khi: kết thúc mỗi đợt khai thác; khai thác hết số lượng mẫu vật được cấp; giấy phép khai thác hết thời hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác lập bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường đã khai thác theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT- BNNPTNT và gửi Chi cục Kiểm lâm để xác nhận, liên hệ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
- Bước 2: Xác nhận thực tế mẫu vật khai thác
Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường đã khai thác có trách nhiệm tổ chức việc xác nhận thực tế kết quả khai thác. Trường hợp không xác nhận, Chi cục Kiểm lâm phải thông báo bằng văn bản rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đó.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua bưu điện.
4.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
4.3.1. Thành phần hồ sơ: Bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường đã khai thác.
4.3.2. Số lượng: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
4.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau.
- Cơ quan phối hợp: Không.
4.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
4.7. Lệ phí: Không.
4.8. Mẫu đơn, tờ khai: Bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường đã khai thác (mẫu đề nghị đính kèm).
4.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận số lượng thực tế mẫu vật động vật rừng thông thường đã khai thác.
4.10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
4.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
Điều 6 Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.
Mẫu số 5: Bảng kê mẫu vật rừng thông thường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
………………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............/BKĐVR |
Tờ số:……. |
BẢNG KÊ MẪU VẬT ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
Stt |
Tên loài |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Mô tả mẫu vật |
Nguồn gốc |
Thời gian có mẫu vật |
Ghi chú |
|
Tên thông thường |
Tên khoa học |
|||||||
1 2 3 … |
|
|
|
|
|
|
|
|
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN |
Ngày..........tháng.........năm ..... |
5. Cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại.
5.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau tại số 51 A, đường Hùng Vương, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau để được hướng dẫn và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
- Bước 2: Cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi.
Chi cục Kiểm lâm cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
- Bước 3: Trả kết quả
Tổ chức cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Chi cục Kiểm lâm nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện.
5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua bưu điện.
5.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
5.3.1. Thành phần hồ sơ:
Bản chính đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
5.3.2. Số lượng: 01 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
5.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
5.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
5.7. Lệ phí: Không.
5.8. Mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (mẫu đề nghị đính kèm).
5.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại hoặc văn bản thông báo lý do không cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi.
5.10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
5.11. Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 8 Thông tư số 47/2012/TT- BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.
Mẫu số 6: Đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT , ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI
ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
Kính gửi: …………………………………
1. Tên và địa chỉ tổ chức đề nghị:
Tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập
2. Nội dung đề nghị cấp đăng ký:
Cấp mới □; Cấp đổi □; Cấp bổ sung □; Khác □ (nêu rõ) ….
3. Loài động vật rừng thông thường đề nghị nuôi:
Stt |
Tên loài |
Số lượng (cá thể) |
Mục đích gây nuôi |
Nguồn gốc |
Ghi chú |
|
Tên thông thường |
Tên khoa học |
|||||
1 2 3 … |
|
|
|
|
|
|
4. Địa điểm trại nuôi:
5. Mô tả trại nuôi:
6. Các tài liệu kèm theo:
- Hồ sơ nguồn gốc;
- …
Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã |
…….., ngày…….. tháng …… năm ....…. |
6. Cấp bổ sung giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại.
6.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau tại số 51 A, đường Hùng Vương, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau để được hướng dẫn và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
- Bước 2: Cấp bổ sung giấy chứng nhận trại nuôi
Chi cục Kiểm lâm cấp bổ sung giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp bổ sung giấy chứng nhận trại nuôi cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
- Bước 3: Trả kết quả
Tổ chức cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Chi cục Kiểm lâm hoặc qua đường bưu điện.
6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua bưu điện.
6.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
6.3.1. Thành phần hồ sơ:
Bản chính đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
6.3.2. Số lượng: 01 bộ.
6.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
6.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau.
- Cơ quan phối hợp: Không.
6.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6.7. Lệ phí: Không.
6.8. Mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (mẫu đề nghị đính kèm).
6.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại hoặc văn bản thông báo lý do không cấp bổ sung giấy chứng nhận trại nuôi.
6.10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
6.11. Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 8 Thông tư số 47/2012/TT- BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.
Mẫu số 6: Đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT , ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI
ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
Kính gửi: …………………………………
1. Tên và địa chỉ tổ chức đề nghị:
Tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập
2. Nội dung đề nghị cấp đăng ký:
Cấp mới □; Cấp đổi □; Cấp bổ sung □; Khác □ (nêu rõ) ….
3. Loài động vật rừng thông thường đề nghị nuôi:
Stt |
Tên loài |
Số lượng (cá thể) |
Mục đích gây nuôi |
Nguồn gốc |
Ghi chú |
|
Tên thông thường |
Tên khoa học |
|||||
1 2 3 … |
|
|
|
|
|
|
4. Địa điểm trại nuôi:
5. Mô tả trại nuôi:
6. Các tài liệu kèm theo:
- Hồ sơ nguồn gốc;
- ….
Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã |
…….., ngày…….. tháng …… năm ....…. |
7. Thu hồi rừng của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư ấp, khóm được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện.
7.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Gửi văn bản về việc trả lại rừng
Khi chuyển đi nơi khác hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng, chủ rừng có trách nhiệm gửi văn bản trả lại rừng kèm theo quyết định giao rừng, cho thuê rừng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ quan nhà nước như sau:
- Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ấp, khóm gửi văn bản đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
- Bước 2: Xử lý văn bản
Sau khi nhận được văn bản trả lại rừng của chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và giao trách nhiệm cho cơ quan có chức năng cấp huyện thẩm tra, chỉ đạo xác minh đặc điểm khu rừng khi cần thiết trong thời gian 15 ngày làm việc trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định việc thu hồi rừng.
- Bước 3: Quyết định thu hồi rừng
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ấp, khóm đến cơ quan có chức năng, Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo việc xác định và xử lý giá trị chủ rừng đã đầu tư vào khu rừng trong thời gian 10 ngày làm việc (nếu có).
7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua bưu điện.
7.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
7.3.1. Thành phần hồ sơ:
Văn bản trả lại rừng của chủ rừng kèm theo Quyết định giao rừng, cho thuê rừng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
7.3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
7.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.
7.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan có chức năng cấp huyện.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã.
7.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
7.7. Lệ phí: Không.
7.8. Mẫu đơn, tờ khai: Không.
7.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định.
7.10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
7.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Điểm 3 mục IV Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng;
- Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 11 Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT- BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp;
- Khoản 6, Điều 3 Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010;
- Điều 1 Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNN , 78/2011/TT-BNNPTNT , 25/2011/TT-BNNPTNT .
8. Thẩm định và phê duyệt dự án lâm sinh (đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư ấp, khóm).
8.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ấp, khóm gửi hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân huyện thôn thông báo cho tổ chức để hoàn thiện hồ sơ, trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định;
- Trong thời hạn 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng chức năng của Ủy ban nhân dân huyện phải có báo cáo thẩm định và trình Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định.
- Bước 3: Trả kết quả
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã thẩm định của phòng chức năng, Ủy ban nhân dân huyện phải ra quyết định phê duyệt dự án lâm sinh và trả kết quả cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ấp, khóm.
8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua bưu điện.
8.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
8.3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án (theo mẫu tại phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011; bản chính);
- Dự án lâm sinh, có ký tên, đóng dấu của chủ đầu tư và tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án; bản chính);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản đồ tác nghiệp lâm sinh;
- Biên bản nghiệm thu ngoại nghiệp giữa Chủ đầu tư với tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (bản chính);
- Biên bản nghiệm thu nội nghiệp giữa Chủ đầu tư với tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (bản chính);
- Các văn bản pháp lý có liên quan (các Quyết định của cấp có thẩm quyền như: chủ trương cho phép đầu tư, đề cương kỹ thuật và dự toán cho lập dự án (nếu có), chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao chứng thực) hoặc chủ trương cho phép sử dụng đất của cấp có thẩm quyền, quy hoạch phát triển lâm nghiệp.
8.3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 05 bộ (01 bộ chính, 04 bộ sao chụp).
8.4. Thời hạn giải quyết: 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
8.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Một số phòng chức năng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
8.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư ấp, khóm.
8.7. Lệ phí: Không.
8.8. Mẫu đơn, tờ khai:
- Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án (theo mẫu tại phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ;
- Dự án lâm sinh, có ký tên, đóng dấu của chủ đầu tư và tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (theo mẫu tại Phụ lục 1, phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 69/2011/TT- BNNPTNT).
8.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản phê duyệt Dự án lâm sinh.
8.10. Điều kiện thực hiện TTHC:
Có diện tích đất hoặc diện tích rừng rõ ràng, có ranh giới cụ thể; Diện tích đất của dự án có chủ cụ thể; khu đất nằm trong quy hoạch 3 loại rừng; Dự án phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương; trong trường hợp trên địa bàn chưa có quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc diện tích đất của dự án nằm ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp hoặc không nằm trong Dự án phát triển lâm nghiệp thì phải có chủ trương cho lập dự án.
8.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Điều 4, Điều 8, Điều 9 Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
PHỤ LỤC 4
QUY ĐỊNH MẪU VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, NGHIỆM THU DƯ ÁN LÂM SINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 69 /2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A. TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN LÂM SINH
CHỦ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
........., ngày... tháng... năm....... |
TỜ TRÌNH
Thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
Kính gửi: …
Căn cứ Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Qui chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Chủ đầu tư trình thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình với các nội dung chính sau:
1. Tên dự án, chủ đầu tư, hình thức đầu tư
- Tên dự án:
- Chủ đầu tư:
- Hình thức đầu tư
2. Địa điểm lập dự án
3. Mục tiêu của dự án
4. Nội dung và quy mô của dự án
5. Tổng mức đầu tư của dự án:
Tổng cộng:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
6. Nhu cầu vốn và tiến độ giải ngân
Stt |
Nguồn vốn cho dự án |
Tổng số |
Năm 20.. |
Năm 20.. |
Năm 20.. |
|
Tổng nhu cầu |
|
|
|
|
|
Vốn Nhà nước |
|
|
|
|
|
Vốn liên doanh liên kết |
|
|
|
|
|
Vốn vay |
|
|
|
|
|
Vốn tự có của doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
Vốn tự có của dân |
|
|
|
|
|
Nguồn vốn khác |
|
|
|
|
7. Hình thức thực hiện dự án:
8. Lực lượng tham gia thực hiện dự án:
9. Hình thức quản lý dự án:
10. Thời gian thực hiện dự án:
11. Tiến độ thực hiện:
STT |
Nội dung hoạt động của dự án |
Đơn vị tính |
Năm 20.. |
Năm 20.. |
Năm 20.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12. Các nội dung khác:
Chủ đầu tư trình... thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh./.
Nơi nhận: |
Chủ đầu tư |
9. Cấp giấy chứng nhận trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (nuôi mới).
9.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại, trên địa bàn huyện nào nộp hồ sơ tại Hạt Kiểm lâm huyện đó, đối với huyện nào không có hạt Kiểm lâm và thành phố Cà Mau nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, số 51 A, đường Hùng Vương, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau (để được hướng dẫn và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật) vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
- Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ được nộp trực tiếp theo thời gian nêu trên hoặc gửi qua đường bưu điện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì hướng dẫn một lần để chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ đúng theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ thì tiếp nhận, ghi vào sổ theo dõi và viết phiếu hẹn trao cho người nộp hồ sơ.
- Bước 3. Trả kết quả:
Tổ chức, cá nhân đem theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ, theo thời gian ghi trong phiếu hẹn.
Trường hợp không cấp giấy phải thông báo rõ lý do bằng văn bản.
9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua bưu điện.
9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
9.3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Bản chính đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại, đề nghị phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT , bản chính 01 bản.
- Bản sao có chứng thực phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật.
9.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
9.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau và Hạt Kiểm lâm.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau và Hạt Kiểm lâm.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại.
9.8. Phí, lệ phí: Không.
9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 47/2012/TT- BNNPTNT).
9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Điều 7 và 8, Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI
ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
Kính gửi: …………………………………
1. Tên và địa chỉ tổ chức đề nghị:
Tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập
2. Nội dung đề nghị cấp đăng ký:
Cấp mới □; Cấp đổi □; Cấp bổ sung □; Khác □ (nêu rõ) ….
3. Loài động vật rừng thông thường đề nghị nuôi:
Stt |
Tên loài |
Số lượng (cá thể) |
Mục đích gây nuôi |
Nguồn gốc |
Ghi chú |
|
Tên thông thường |
Tên khoa học |
|||||
1 2 3 … |
|
|
|
|
|
|
4. Địa điểm trại nuôi:
5. Mô tả trại nuôi:
6. Các tài liệu kèm theo:
- Hồ sơ nguồn gốc;
Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã |
…….., ngày…… tháng …… năm … |
10. Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân.
10.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng; viết giấy xác nhận thành phần hồ sơ tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả.
+ Xem xét đề nghị giao rừng của hộ gia đình, cá nhân; kiểm tra thực địa (vị trí, ranh giới, tranh chấp) khu rừng theo đề nghị của hộ gia đình, cá nhân đảm bảo các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật.
+ Xác nhận và chuyển đề nghị giao rừng của hộ gia đình, cá nhân đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thời gian thực hiện Bước 1 không quá 08 (tám) ngày làm việc kể từ khi Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được hồ sơ đề nghị giao rừng của hộ gia đình, cá nhân.
- Bước 2: Thẩm định và xác định hiện trạng rừng
Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ở nơi không có Hạt Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng của hộ gia đình, cá nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, có trách nhiệm:
- Thẩm định về hồ sơ đề nghị giao rừng của hộ gia đình, cá nhân.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác định và đánh giá hiện trạng khu rừng tại thực địa. Kết quả kiểm tra và đánh giá hiện trạng phải lập thành biên bản xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng, có xác nhận và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ rừng liền kề.
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân.
Thời gian thực hiện Bước 2 không quá 13 (mười ba) ngày làm việc.
- Bước 3: Quyết định giao rừng
Sau khi nhận được hồ sơ giao rừng do Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo mẫu Quyết định tại Phụ lục 4 Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư ấp, khóm.
Thời gian thực hiện Bước 3 không quá 02 (hai) ngày làm việc.
- Bước 4: Bàn giao rừng
Sau khi nhận được Quyết định giao, cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức bàn giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình, cá nhân. Việc bàn giao phải xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng được giao và lập thành biên bản, có ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các chủ rừng liền kề theo mẫu Biên bản tại Phụ lục 5 và 6 Thông tư 38/2007/TT-BNN .
Thời gian thực hiện Bước 4 không quá 3 (ba) ngày làm việc.
Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, nếu hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện được giao, được thuê rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho hộ gia đình, cá nhân và thông báo rõ lý do không được giao, được thuê rừng.
10.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua bưu điện.
10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
10.3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
Đề nghị giao rừng (Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT- BNNPTNT ngày 30/6/2016).
10.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
10.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 36 ngày làm việc.
10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân.
10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan chức năng cấp huyện (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
d) Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thuế.
10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
10.8. Phí, lệ phí: Không.
10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị giao rừng.
10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 20/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT , 25/2011/TT- BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT , 80/2011/TT-BNNPTNT , 99/2006/TT-BNN .
PHỤ LỤC 01
MẪU ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG DÙNG CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG
Kính gửi: .............................................................
Họ và tên người đề nghị giao rừng (1) .................................................................
năm sinh.............................. ; CMND (hoặc Căn cước công dân):.................,
Ngày cấp.................... Nơi cấp.........................................
Họ và tên vợ hoặc chồng: ......................................................................................
năm sinh..............................; Số CMND (hoặc Căn cước công dân):..............................
Ngày cấp........................ Nơi cấp......................................
2. Địa chỉ thường trú...............................................................................................
....................................................................................................................................
3. Địa Điểm khu rừng đề nghị giao (2)....................................................................
....................................................................................................................................
4. Diện tích đề nghị giao rừng (ha) .........................................................................
5. Để sử dụng vào Mục đích (3)..............................................................................
....................................................................................................................................
6. Cam kết sử dụng rừng đúng Mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
|
........ngày... tháng.... năm ..... |
Xác nhận của UBND xã
1. Xác nhận về địa chỉ thường trú hộ gia đình, cá nhân........................................
2. Về nhu cầu và khả năng sử dụng rừng của người đề nghị giao rừng......................
3. Về sự phù hợp với quy hoạch ...........................................................................
|
...... ngày... tháng... năm..... |
_____________
1. Đối với hộ gia đình thì ghi cả hai vợ chồng cùng đề nghị giao rừng thì ghi họ, tên, số CMND (hoặc Căn cước công dân) và ngày, nơi cấp của vợ hoặc chồng
2. Địa Điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên tiểu khu, Khoảnh, xã, huyện, tỉnh, có thể ghi cả địa danh địa phương.
3. Quản lý, bảo vệ (phòng hộ) hoặc sản xuất (rừng sản xuất).
PHỤ LỤC 02
MẪU KẾ HOẠCH SỬ DỤNG RỪNG DÙNG CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số:20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG RỪNG
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí khu rừng: Diện tích............ha, Thuộc Khoảnh, ..............lô ...............
Các mặt tiếp giáp........................................................;
Địa chỉ khu rừng: thuộc xã...........huyện..............tỉnh;
2. Địa hình: Loại đất..................độ dốc.........................;
3. Khí hậu:......................................................;
4. Tài nguyên rừng (nếu có): Loại rừng ...............................................;
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG RỪNG
1. Diện tích đất chưa có rừng:..................................
2. Diện tích có rừng: Rừng tự nhiên............ha; Rừng trồng............ha
- Rừng tự nhiên
+ Trạng thái rừng...............loài cây chủ yếu..............
+ Trữ lượng rừng.........................m3, tre, nứa..................cây
- Rừng trồng
+ Tuổi rừng..................loài cây trồng ......................mật độ......................
+ Trữ lượng.....................
- Tình hình khai thác, tận thu các loại lâm sản qua các năm..........
III. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG RỪNG
1. Khái quát phương hướng, Mục tiêu phát triển giai đoạn 5 năm tới
- Kế hoạch trồng rừng đối với diện tích đất chưa có rừng:
+ Loài cây trồng............
+ Mật độ........
+ ...................................
- Kế hoạch chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng:
+ ..............................
+ ..............................
- Kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, Phòng trừ sâu, bệnh hại rừng:.......................................................................
+ Xây dựng đường băng....................
+ Các thiết bị phòng cháy..................
+ ........................................
- Kế hoạch khai thác, tận thu sản phẩm
+ .................................
+ ................................
2. Khái quát phương hướng, Mục tiêu phát triển các giai đoạn tiếp theo
- Kế hoạch trồng rừng đối với diện tích đất chưa có rừng:
+ Loài cây trồng............
+ Mật độ........
+ ...................................
- Kế hoạch chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng:
+ ..............................
+ ..............................
- Kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, Phòng trừ sâu, bệnh hại rừng:..............
+ Xây dựng đường băng....................
+ Các thiết bị phòng cháy..................
+ ........................................
- Kế hoạch khai thác, tận thu sản phẩm
+ ................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
...............................................................................................................
...............................................................................................................
11. Giao rừng cho cộng đồng dân cư ấp, khóm.
11.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
- Cộng đồng dân cư ấp, khóm nộp hồ sơ đề nghị giao rừng tại Ủy ban nhân dân cấp xã vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng; viết giấy xác nhận thành phần hồ sơ tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả.
+ Xem xét đề nghị giao rừng của cộng đồng dân cư ấp, khóm; kiểm tra thực địa (vị trí, ranh giới, tranh chấp) khu rừng theo đề nghị của cộng đồng dân cư ấp, khóm đảm bảo các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật.
+ Xác nhận và chuyển đề nghị giao rừng của cộng đồng dân cư ấp, khóm đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thời gian thực hiện Bước 1 không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được hồ sơ đề nghị giao rừng của cộng đồng dân cư ấp, khóm.
- Bước 2: Thẩm định và xác định hiện trạng rừng
Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ở nơi không có Hạt Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng của cộng đồng dân cư ấp, khóm do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, có trách nhiệm:
- Thẩm định về hồ sơ đề nghị giao rừng của cộng đồng dân cư ấp, khóm.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác định và đánh giá hiện trạng khu rừng tại thực địa. Kết quả kiểm tra và đánh giá hiện trạng phải lập thành biên bản xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng, có xác nhận và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ rừng liền kề.
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư ấp, khóm.
Thời gian thực hiện Bước 2 không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc.
- Bước 3: Quyết định giao rừng
Sau khi nhận được hồ sơ giao rừng do Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư ấp, khóm theo mẫu Quyết định tại Phụ lục 4 Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư ấp, khóm.
Thời gian thực hiện Bước 3 không quá 3 (ba) ngày làm việc.
- Bước 4: Bàn giao rừng
Sau khi nhận được Quyết định giao của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức bàn giao rừng tại thực địa cho cộng đồng dân cư ấp, khóm. Việc bàn giao phải xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng được giao và lập thành biên bản, có ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các chủ rừng liền kề theo mẫu Biên bản tại Phụ lục 5 và 6 Thông tư 38/2007/TT-BNN .
Thời gian thực hiện Bước 4 không quá 3 (ba) ngày làm việc.
Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, nếu cộng đồng dân cư ấp, khóm không đủ điều kiện được giao, được thuê rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho cộng đồng dân cư ấp, khóm và thông báo rõ lý do không được giao, được thuê rừng.
11.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua bưu điện.
11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
11.3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị giao rừng (Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016);
Kế hoạch quản lý khu rừng và biên bản cuộc họp cộng đồng dân cư ấp, khóm thống nhất đề nghị giao rừng.
11.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
11.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 36 ngày làm việc (kể cả thời gian cấp xã).
11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cộng đồng cư dân ấp, khóm.
11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thuế….
11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
11.8. Phí, lệ phí: Không.
11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị giao rừng do đại diện thôn ký.
11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 20/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT , 25/2011/TT- BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT , 80/2011/TT-BNNPTNT , 99/2006/TT-BNN .
PHỤ LỤC 04
MẪU ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG DÙNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ẤP, KHÓM
(Ban hành kèm theo Thông tư số:20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG
Kính gửi: ...................................................................
1. Tên cộng đồng dân cư ấp, khóm đề nghị giao rừng (1).........................................
2. Địa chỉ................................................................................................................
3. Họ và tên người đại diện cộng đồng dân cư ấp, khóm............................................
Tuổi.................chức vụ .......................; Số CMND (hoặc Căn cước công dân)...............................................
Sau khi được nghiên cứu Luật Bảo vệ và phát triển rừng, được trao đổi thống nhất trong thôn, có quy chế quản lý rừng sơ bộ (kèm theo) và thống nhất đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, xã giao rừng cho cộng đồng như sau:
4. Địa Điểm khu rừng đề nghị giao (ghi địa danh, tên lô, Khoảnh, tiểu khu)...........
5. Diện tích đề nghị giao (ha)....................................................................................
6. Để sử dụng vào Mục đích (2)................................................................................
7. Cam kết sử dụng rừng đúng Mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
|
........ngày... tháng... năm ..... |
Xác nhận của UBND xã
1. Xác nhận về nhu cầu và khả năng quản lý, sử dụng rừng của cộng đồng dân cư ấp, khóm.
2. Về sự phù hợp với quy hoạch.................................................................................
|
........ngày... tháng... năm ..... |
_____________
1. Ghi “Cộng đồng dân cư ấp, khóm”, sau đó là tên của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc hoặc tên của đơn vị tương đương.
2. Quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng.
Kèm theo đề nghị giao rừng này phải có biên bản họp thôn thống nhất việc đề nghị Nhà nước giao rừng và ghi rõ số hộ gia đình có trong thôn.
12. Cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân.
12.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng; viết giấy xác nhận thành phần hồ sơ tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả.
+ Xem xét đề nghị cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân; kiểm tra thực địa (vị trí, ranh giới, tranh chấp) khu rừng theo đề nghị của hộ gia đình, cá nhân đảm bảo các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật.
+ Xác nhận và chuyển đề nghị cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thời gian thực hiện Bước 1 không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được hồ sơ đề nghị cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân.
- Bước 2: Thẩm định và xác định hiện trạng rừng
Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ở nơi không có Hạt Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, có trách nhiệm:
- Thẩm định về hồ sơ đề nghị cho thuê rừng của cộng đồng dân cư ấp, khóm.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác định và đánh giá hiện trạng khu rừng tại thực địa. Kết quả kiểm tra và đánh giá hiện trạng phải lập thành biên bản xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng, có xác nhận và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ rừng liền kề.
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân.
Thời gian thực hiện Bước 2 không quá 13 (mười ba) ngày làm việc.
- Bước 3: Quyết định cho thuê rừng
Sau khi nhận được hồ sơ cho thuê rừng do Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo mẫu Quyết định tại Phụ lục 4 Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư ấp, khóm; ký Hợp đồng cho thuê rừng đối với trường hợp thuê rừng (Phụ lục 5 Thông tư 38/2007/TT-BNN).
Thời gian thực hiện Bước 3 không quá 3 (ba) ngày làm việc.
- Bước 4: Bàn giao rừng
Sau khi nhận được Quyết định cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức bàn giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình, cá nhân. Việc bàn giao phải xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng được giao và lập thành biên bản, có ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các chủ rừng liền kề theo mẫu Biên bản tại Phụ lục 5 và 6 Thông tư 38/2007/TT-BNN .
Thời gian thực hiện Bước 4 không quá 3 (ba) ngày làm việc.
Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, nếu hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện được giao, được thuê rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho hộ gia đình, cá nhân và thông báo rõ lý do không được giao, được thuê rừng.
12.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua bưu điện.
12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
12.3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Đề nghị cho thuê rừng (Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016);
2. Kế hoạch sử dụng rừng (01 bản chính).
12.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
12.4. Thời hạn giải quyết: 36 ngày làm việc.
12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân.
12.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan có chức năng cấp huyện d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thuế….
12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và hợp đồng.
12.8. Phí, lệ phí: Không.
12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin thuê rừng, Kế hoạch sử dụng rừng.
12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT , 25/2011/TT- BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT , 80/2011/TT-BNNPTNT , 99/2006/TT-BNN .
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
ĐƠN XIN THUÊ RỪNG
(dùng cho hộ gia đình, cá nhân)
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã ........................
1. Họ và tên người xin thuê rừng (Viết chữ in hoa) (1) ...............................
năm sinh.......... Số CMND:.................Ngày cấp..................Nơi cấp................
Họ và tên vợ hoặc chồng (Viết chữ in hoa)...................................năm sinh...................
Số CMND:..............................................
Ngày cấp..........................................Nơi cấp.......................................
2. Địa chỉ liên…………………………………………………………………
3. Địa điểm khu rừng xin thuê(2)……………………………………………
4. Diện tích xin thuê rừng (ha)…………………….......................
5. Thời hạn thuê rừng (năm)............................................................................
6. Để sử dụng vào mục đích (3).........................................................
7. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; trả tiền thuê rừng đầy đủ và đúng hạn.
Trưởng thôn xác nhận |
....ngày... tháng... năm ..... |
Xác nhận của UBND xã
1. Xác nhận về nhân thân hộ gia đình, cá nhân.........................................................
2. Về nhu cầu và khả năng sử dụng rừng của người xin giao rừng...........................
3. Về sự phù hợp với quy hoạch..............................................................................
|
...... ngày... tháng... năm..... |
1. Đối với hộ gia đình thì ghi “Hộ ông/bà” ghi họ, tên, năm sinh, số CMND và ngày, nơi cấp; trường hợp cả hai vợ chồng cùng xin thuê rừng thì ghi họ, tên, số CMND và ngày, nơi cấp của cả vợ và chồng.
2. Địa điểm khu rừng xin giao ghi rõ tên tiểu khu, khoảnh, xã, huyện, tỉnh.
3. Thuê để sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lịch ....
13. Cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng.
13.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ấp, khóm xây dựng hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
- Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
- Công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân huyện kiểm tra thành phần hồ sơ đúng theo quy định thì tiếp nhận, viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.
- Bước 3: Trả kết quả
Kết quả trả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
13.2. Cách thức thực hiện: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư gửi trực tiếp về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
13.3.1.Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị cấp phép khai thác.
- Hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản.
13.3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
13.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.
13.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ấp, khóm.
13.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
d) Cơ quan phối hợp: Không.
13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác.
13.8. Phí, lệ phí: Không.
13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng theo hướng dẫn tại phụ lục 1: Mẫu đề cương thiết kế khai thác và phụ lục 3: Mẫu giấy đề nghị cấp phép khai thác của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản gồm:
13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
13.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
PHỤ LỤC 1
MẪU ĐỀ CƯƠNG THIẾT KẾ KHAI THÁC
(Kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Đơn vị chủ quản:……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
HỒ SƠ
THIẾT KẾ KHAI THÁC, TẬN DỤNG, TẬN THU LÂM SẢN
I. Đặt vấn đề:
- Tên chủ rừng (đơn vị khai thác)………………………………………
- Mục đích khai thác……………………………………………………
II. Tình hình cơ bản khu khai thác
1. Vị trí, ranh giới khu khai thác:
a) Vị trí: Thuộc lô……………., Khoảnh ,…………… Tiểu khu …….....;
b) Ranh giới:
- Phía Bắc giáp…………………………………………………………....
- Phía Nam giáp…………………………………………………………..
- Phía Tây giáp…………………………………………………….……..
- Phía Đông giáp…………………………………………………..……..
2. Diện tích khai thác:……………………..ha;
3. Loại rừng đưa vào khai thác.
III. Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh:
1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân…………………..………………..
2. Sản lượng cây đứng…………………………………………………….
3. Tỉ lệ lợi dụng:
4. Sản lượng khai thác.
(kèm theo biểu tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học)
IV. Sản phẩm khai thác:
- Tổng sản lượng khai thác…………… (phân ra từng lô, Khoảnh), cụ thể:
+ Gỗ: số cây…….…., khối lượng ………..….m3
+ Lâm sản ngoài gỗ……………….(( m3/ cây/tấn..)
- Chủng loại sản phẩm (Đối với gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ; đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng loài)
(kèm theo biểu sản phẩm khai thác)
V. Biện pháp khai thác, thời gian hoàn thành.
a) Chặt hạ:
b) Vận xuất:
c) Vận chuyển
d) Vệ sinh rừng sau khai thác
e) Thời gian hoàn thành.
VI. Kết luận, kiến nghị.
|
Chủ rừng/đơn vị khai thác |
PHỤ LỤC 3
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP KHAI THÁC
(Kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP KHAI THÁC
Kính gửi:....................................................................
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.………………...........................……
- Địa chỉ:........................................................................................................
được .................................giao quản lý, sử dụng ..............ha rừng, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng số ..........ngày....... tháng....năm.......... (hoặc Quyết định giao, cho thuê đất, rừng số...........ngày........tháng....năm…….. của ................................................... ..............................................................................)
Xin đăng ký khai thác.......................tại lô…………..Khoảnh…....….…tiểu khu....……..; với số lượng, khối lượng gỗ, lâm sản.
Kèm theo các thành phần hồ sơ gồm:..........................................................
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
Đề nghị quý cơ quan xem xét, cho ý kiến./.
|
Chủ rừng (Đơn vị khai thác) |
14. Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng phòng hộ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ấp, khóm.
14.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ấp, khóm xây dựng hồ sơ theo quy định tại Điều 11 - Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
- Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, gửi 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
- Công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân huyện kiểm tra thành phần hồ sơ đúng theo quy định thì tiếp nhận, viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.
- Bước 3: Trả kết quả
Kết quả trả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14.2. Cách thức thực hiện: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư gửi trực tiếp về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện .
14.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
14.3.1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị cấp phép khai thác;
- Hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản.
14.3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
14.4.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.
14.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ấp, khóm.
14.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân cấp huyện.
d) Cơ quan phối hợp: Không.
14.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác.
14.8. Phí, lệ phí: Không.
14.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng phòng hộ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng theo hướng dẫn tại phụ lục 2: Bảng kê lâm sản khai thác và phụ lục 3: Mẫu giấy đề nghị cấp phép khai thác của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản gồm:
14.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
14.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Điều 11 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
PHỤ LỤC 2
MẪU BẢNG KÊ LÂM SẢN KHAI THÁC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
BẢNG KÊ LÂM SẢN KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác .………………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác: ………………..ha (nếu xác định được);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Khai thác, tận dụng, tận thu gỗ:
TT |
Địa danh |
Loài cây |
Đường kính |
Khối lượng (m3) |
||
Tiểu khu |
khoảnh |
lô |
|
|
|
|
1. |
TK: 150 |
K: 4 |
a |
giổi dầu |
45 |
1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
b) Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản khác:
TT |
Địa danh |
Loài lâm sản |
Khối lượng (m3, cây, tấn) |
||
Tiểu khu |
khoảnh |
lô |
|
|
|
1. |
TK: 150 |
K: 4 |
a b |
Song mây Bời lời |
1000 cây 100 tấn |
Tổng |
|
|
|
|
|
Xác nhận (nếu có) |
Chủ rừng/đơn vị khai thác |
PHỤ LỤC 3
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP KHAI THÁC
(Kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP KHAI THÁC
Kính gửi:........................................................................
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.………………...........................…
- Địa chỉ:........................................................................................................
được .................................giao quản lý, sử dụng ........................ha rừng, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng số ..........ngày........ tháng....năm.......... (hoặc Quyết định giao, cho thuê đất, rừng số...........ngày.............tháng....năm…….. của .................................. ...............................................................................................)
Xin đăng ký khai thác.......................tại lô…………..Khoảnh…....….…tiểu khu....…………………………………..; với số lượng, khối lượng gỗ, lâm sản.
Kèm theo các thành phần hồ sơ gồm:...........................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
Đề nghị quý cơ quan xem xét, cho ý kiến./.
|
Chủ rừng (Đơn vị khai thác) |
Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2020 về tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế của các đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên Ban hành: 03/07/2020 | Cập nhật: 09/07/2020
Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020-2025 Ban hành: 15/06/2020 | Cập nhật: 10/10/2020
Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2019 phê duyệt kết quả pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đối với các chủ đề: Tôn giáo, tín ngưỡng; Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật và 24 đề mục Ban hành: 23/07/2019 | Cập nhật: 29/07/2019
Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt phương án cấm đường Hòa Bình qua khu vực công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình Ban hành: 27/06/2018 | Cập nhật: 04/12/2018
Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 26/06/2018 | Cập nhật: 10/10/2019
Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2018 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Yên Bái Ban hành: 17/05/2018 | Cập nhật: 28/05/2018
Quyết định 1490/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam Ban hành: 10/05/2018 | Cập nhật: 09/08/2018
Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên Ban hành: 28/07/2017 | Cập nhật: 23/08/2017
Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2017 về không ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù đối với thành phố Đà Nẵng theo Nghị định 144/2016/NĐ-CP Ban hành: 04/07/2017 | Cập nhật: 05/07/2017
Thông tư 20/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN Ban hành: 27/06/2016 | Cập nhật: 05/07/2016
Quyết định 3142/QĐ-BNN-TCLN năm 2016 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thay thế, bị thay thế; bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành: 25/07/2016 | Cập nhật: 10/08/2016
Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản Ban hành: 28/06/2016 | Cập nhật: 05/07/2016
Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2016 phê duyệt “Hiệp định song phương và tài liệu kèm theo để thực hiện Đạo luật tuân thủ thuế đối với các tài khoản ở nước ngoài của Hoa Kỳ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ” Ban hành: 30/06/2016 | Cập nhật: 19/12/2016
Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản Ban hành: 21/10/2015 | Cập nhật: 04/11/2015
Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020 Ban hành: 10/08/2015 | Cập nhật: 14/08/2015
Nghị quyết 57/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2015 Ban hành: 06/08/2015 | Cập nhật: 06/08/2015
Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2015 về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức, cá nhân tại cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Ban hành: 15/07/2015 | Cập nhật: 17/07/2015
Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2015 về Chương trình Khuyến công tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 Ban hành: 05/06/2015 | Cập nhật: 27/06/2015
Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng chung tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Cà Mau Ban hành: 30/09/2014 | Cập nhật: 26/09/2018
Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2014 đàm phán ký Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ hoặc hộ chiếu đặc biệt giữa Việt Nam và Xu-đăng Ban hành: 06/08/2014 | Cập nhật: 16/08/2014
Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch "Xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014 - 2020" Ban hành: 01/07/2014 | Cập nhật: 06/08/2014
Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 07/02/2014 | Cập nhật: 13/02/2014
Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 09/2013/QĐ-TTg về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 10/09/2013 | Cập nhật: 17/12/2013
Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 14/05/2013 | Cập nhật: 16/05/2013
Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2013 quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của thành phố Cần Thơ Ban hành: 04/05/2013 | Cập nhật: 07/05/2013
Quyết định 39/2012/QĐ-TTg về Quy chế quản lý cây cảnh, bóng mát, cổ thụ Ban hành: 05/10/2012 | Cập nhật: 09/10/2012
Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2012 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Ninh Bình Ban hành: 17/09/2012 | Cập nhật: 18/09/2012
Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường Ban hành: 25/09/2012 | Cập nhật: 28/09/2012
Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản Ban hành: 04/01/2012 | Cập nhật: 10/01/2012
Thông tư 69/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh kèm theo Quyết định 73/2010/QĐ-TTg Ban hành: 21/10/2011 | Cập nhật: 07/11/2011
Thông tư 80/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng Ban hành: 23/11/2011 | Cập nhật: 07/12/2011
Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng Ban hành: 11/11/2011 | Cập nhật: 18/11/2011
Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt dự án xây dựng và quảng bá thương hiệu Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2 và 3 Ban hành: 06/07/2011 | Cập nhật: 04/06/2015
Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bãi bỏ quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết 57/NQ-CP Ban hành: 06/04/2011 | Cập nhật: 21/04/2011
Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2011 phê chuẩn số đơn vị bầu cử, danh sách đơn vị bầu cử và đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam nhiệm kỳ 2011 - 2016 Ban hành: 29/03/2011 | Cập nhật: 31/03/2011
Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2010 về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành: 15/12/2010 | Cập nhật: 28/12/2010
Quyết định 73/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh Ban hành: 16/11/2010 | Cập nhật: 18/11/2010
Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010
Nghị quyết 57/NQ-CP về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Ban hành: 01/12/2009 | Cập nhật: 04/12/2009
Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2009 quy định giá tối thiểu tính thuế tài nguyên, khoáng sản và hệ số quy đổi tài nguyên thành phẩm về tài nguyên thương phẩm khai thác trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 29/06/2009 | Cập nhật: 28/07/2012
Quyết định 95/2008/QĐ-BNN về quy chế quản lý gấu nuôi Ban hành: 29/09/2008 | Cập nhật: 10/10/2008
Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2007 ủy quyền cấp giấy phép về quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Ban hành: 23/04/2007 | Cập nhật: 18/07/2011
Thông tư 38/2007/TT-BNN hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn Ban hành: 25/04/2007 | Cập nhật: 07/05/2007
Thông tư 99/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý rừng theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg Ban hành: 06/11/2006 | Cập nhật: 22/11/2006
Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2006 về việc xác định lại giá trị doanh nghiệp Xí nghiệp Gốm sứ La Tháp để bàn giao doanh nghiệp nhà nước cho tập thể người lao động do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 16/05/2006 | Cập nhật: 27/05/2006