Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 09/2013/QĐ-TTg về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Số hiệu: | 1490/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Long | Người ký: | Nguyễn Văn Thanh |
Ngày ban hành: | 10/09/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1490/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 10 tháng 9 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 09/2013/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg , ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
Xét Tờ trình số 640/TTr-STP, ngày 27/8/2013 của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg , ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai và thực hiện theo đúng nội dung kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2013/QĐ-TTG , NGÀY 24/01/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1490/QĐ-UBND, ngày 10/9/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg , ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và Quyết định số 1932/QĐ-BTP , ngày 25/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ,
Nay Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện với các nội dung cụ thể, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Tổ chức triển khai có hiệu quả Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (sau đây gọi tắt là Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg).
- Đánh giá thực trạng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở để có giải pháp thúc đẩy, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai các thiết chế tiếp cận pháp luật, bảo đảm điều kiện đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện, bảo vệ và phát huy quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ngay tại cơ sở; phát huy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
2. Yêu cầu:
- Việc đánh giá, công nhận, xếp hạng, biểu dương, khen thưởng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (sau đây viết tắt là chuẩn tiếp cận pháp luật) phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Việc đánh giá và xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan; gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
II. NỘI DUNG:
1. Phổ biến, quán triệt, triển khai Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở:
Công tác tuyên truyền được thực hiện thông qua các hình thức phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn; biên soạn, phát hành các tài liệu phổ biến, giới thiệu, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức thực hiện các chuyên mục, chương trình, tin, bài phổ biến, các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuyên truyền, đưa tin, viết bài về kết quả đánh giá hàng năm về tiếp cận pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, UBND cấp xã.
Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Vĩnh Long, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp....
Thời gian thực hiện: Năm 2013 và những năm tiếp theo.
2. Nghiên cứu bổ sung tiêu chí tiếp cận pháp luật vào Bộ tiêu chí về nông thôn mới:
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2014.
3. Kiện toàn tổ chức, bộ máy thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố; tỉnh đạt chuẩn tiếp cận pháp luật:
Kiện toàn tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý và xây dựng xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố; tỉnh đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại cơ sở gắn với nhiệm vụ kiện toàn tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp triển khai thực hiện Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc UBND tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và Tư pháp xã.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ.
Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2014.
4. Kiện toàn và nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức thực hiện thiết chế pháp luật ở cấp xã:
a) Kiện toàn đủ số lượng và đào tạo trình độ trung cấp luật hoặc đại học luật cho công chức tư pháp - hộ tịch, bảo đảm đạt chuẩn theo Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 09/2013/QĐ-TTg bao gồm: Thống kê, rà soát số lượng và công chức tư pháp - hộ tịch; đưa đi đào tạo đạt chuẩn theo quy định.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp ở cấp tỉnh; Phòng Tư pháp ở cấp huyện.
Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ cấp tỉnh, Phòng Nội vụ ở cấp huyện.
Thời gian thực hiện: Năm 2013 và những năm tiếp theo.
b) Kiện toàn đủ số lượng và đào tạo trình độ các chức danh công chức xã, phường, thị trấn (địa chính - xây dựng - đô thị (nông nghiệp) và môi trường, văn hoá - xã hội, văn phòng - thống kê, tài chính - kế toán, Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng quân sự) đạt chuẩn theo quy định.
Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ.
Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
5. Triển khai đánh giá, công nhận, biểu dương, khen thưởng đơn vị địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật:
- Việc triển khai đánh giá, công nhận, biểu dương, khen thưởng phải đảm bảo nội dung 08 tiêu chí, tổng điểm, điều kiện và định mức theo quy định tại Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg , ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Điều kiện công nhận, xếp hạng, biểu dương và quy trình đánh giá, công nhận, biểu dương khen thưởng xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố; tỉnh đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật:
Thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) để tư vấn, giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp đánh giá, công nhận, xếp hạng, biểu dương, khen thưởng địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật theo quy trình quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg. Hội đồng hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Cơ quan tư pháp tham mưu UBND cùng cấp ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật. Công chức tư pháp - hộ tịch tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng tiếp cận pháp luật.
Thời gian thực hiện: Năm 2013 (sau khi có hướng dẫn của Bộ Tư pháp).
7. Kiểm tra, đánh giá, tổng kết, báo cáo triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg:
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp thực hiện ở cấp tỉnh và Phòng Tư pháp thực hiện ở huyện, thị, thành phố.
Thời gian thực hiện: Kiểm tra, đánh giá, báo cáo (thực hiện 6 tháng, hàng năm; tổng kết 5 năm vào năm 2017).
1. Trách nhiệm của cấp tỉnh:
UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành có liên quan triển khai, thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg cụ thể như sau:
- Ban hành kế hoạch xây dựng cấp xã tiếp cận pháp luật và chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật ở địa phương, có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục hạn chế đối với cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Bổ sung chỉ tiêu xây dựng cấp xã tiếp cận pháp luật vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan.
- Tạo điều kiện cho các ban, ngành, đoàn thể tích cực tham gia xây dựng cấp xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Chỉ đạo để các xã, phường, thị trấn phấn đấu đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Triển khai thực hiện Thông tư Liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31 tháng 3 năm 2000 của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
- Công khai kết quả tự đánh giá trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, kết nối cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu của Bộ Tư pháp về tiếp cận pháp luật tại cơ sở; thông tin truyền thông về tiếp cận pháp luật tại địa phương.
- Đảm bảo biên chế, cơ sở vật chất, kinh phí trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, sơ kết, tổng kết báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình tiếp cận pháp luật ở địa phương.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ trên.
2. Trách nhiệm của UBND cấp huyện:
Trên cơ sở kế hoạch, UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã ban hành kế hoạch xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật; thực hiện các biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
- Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật ở địa phương.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các ban, ngành, đoàn thể địa phương tích cực tham gia xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Công khai kết quả tự đánh giá trên Cổng thông tin điện tử cấp huyện, kết nối Cổng thông tin điện tử của địa phương với cơ sở dữ liệu của UBND tỉnh và tăng cường thông tin truyền thông về tiếp cận pháp luật tại cơ sở.
- Bố trí công chức, cơ sở vật chất, kinh phí hợp lý để thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, sơ kết, tổng kết báo cáo Sở Tư pháp về tình hình tiếp cận pháp luật ở địa phương.
Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện có trách nhiệm giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ trên.
3. Trách nhiệm của UBND cấp xã:
Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp về xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật; đánh giá, tổng hợp, thống kê, sơ kết, tổng kết và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện về tình hình thực hiện tiếp cận pháp luật ở địa phương; công khai kết quả tự đánh giá và các quy định có liên quan; thông tin truyền thông về tiếp cận pháp luật ở địa phương; bố trí cán bộ, công chức, cơ sở vật chất và kinh phí hợp lý để thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thành lập và duy trì hoạt động của hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật cấp xã.
Công chức tư pháp - hộ tịch tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện trách nhiệm trên. Các công chức khác của xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện nhiệm vụ này.
4. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp và tham gia giám sát việc thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg .
5. Kinh phí thực hiện kế hoạch: Được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao và tiến độ thực hiện theo kế hoạch các sở, ngành và địa phương xây dựng dự toán kinh phí hàng năm gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét và phân bổ theo quy định.
Trong quá trình triển khai kế hoạch nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động báo cáo và gửi về Sở Tư pháp tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Quyết định 1932/QĐ-BTP năm 2013 về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở kèm Quyết định 09/2013/QĐ-TTg Ban hành: 25/07/2013 | Cập nhật: 21/03/2014
Quyết định 09/2013/QĐ-TTg về Quy định chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở Ban hành: 24/01/2013 | Cập nhật: 28/01/2013
Thông tư 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư do Bộ tư pháp-Bộ văn hoá thông tin-Ban thướng trực uỷ ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Ban hành: 31/03/2000 | Cập nhật: 08/12/2009