Quyết định 194/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020
Số hiệu: 194/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Phạm Xuân Kôi
Ngày ban hành: 31/03/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thông tin báo chí, xuất bản, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 194/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 31 tháng 3 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Báo chí ban hành ngày 28/12/1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ban hành ngày 12/6/1999;

Căn cứ Luật Xuất bản ban hành ngày 03/12/2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xuất bản ban hành ngày 03/6/2008;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP , ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phvề việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP , ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH , ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định s 92/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Quyết định số 230/2006/QĐ-TTg, ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phvề việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006-2020;

Căn cứ Quyết định số 115/QĐ-TTg , ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ vê việc phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Tiếp theo Quyết định số 616/QĐ-UBND, ngày 05/7/2011 của UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt đề cương dự toán quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020;

Xét đề nghcủa Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 01/TTr-STTTT ngày 11/02/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020 (có quy hoạch chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ, có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020 đảm bảo các quy định hiện hành; đồng thời hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và tình hình thực tế của tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các s, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thi xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ TTTT;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND t
nh;
- L/đ UBNP t
nh;
- L/đ VP UBND tnh;
- Công báo tỉnh;
-
UBND các huyện, thị xã, thành ph;
- Lưu: VT, TH(Minh), VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Xuân Kôi

 

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DNG QUY HOẠCH

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

2. Địa hình

II. DÂN SỐ - LAO ĐỘNG

1. Dân số

2. Lao động

III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ

IV. TÌNH HÌNH VĂN HÓA - XÃ HỘI

V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ - XÃ HỘI TỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

1. Thuận lợi

2. Khó khăn

PHẦN THỨ HAI: HIỆN TRẠNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH ĐIỆN BIÊN

I. BÁO CHÍ

1. Báo in (Báo Điện Biên Phủ)

2. Phát thanh - Truyền hình

3. Báo điện tử

II. XUẤT BẢN - IN - PHÁT HÀNH

1. Xuất bản

3. Phát hành xuất bản phẩm

III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

1. Báo chí

2. Xuất bản

PHẦN THỨ BA: DỰ BÁO PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN.

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

II. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ ĐẾN NĂM 2020

1. Xu hướng hội tụ các loại hình báo chí

2. Xu hướng phát triển báo in

3. Xu hướng phát triển báo điện tử

4. Xu hướng phát triển báo điện tử

5. Xu hướng phát triển truyền hình

III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT BẢN ĐẾN NĂM 2020

1. Xu hướng chung

2. Xuất bản

3. In

4. Phát hành xuất bản phẩm

PHẦN THỨ TƯ: QUY HOẠCH BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Báo in

2. Phát thanh truyền hình

3. Báo điện tử

4. Xuất bản, in, phát hành

5. Nhu cầu sử dụng đất

IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ

V. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN

VI. DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

PHẦN THỨ NĂM: GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP

1. Huy động nguồn vốn thực hiện quy hoạch

2. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước

3. Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực

4. Công nghệ

5. Hợp tác trong nước và quốc tế

6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

PHẦN THỨ SÁU: PHỤ LỤC QUY HOẠCH

Bảng 1: Hiện trạng sản lượng báo Điện Biên Phủ

Bảng 2: Nội dung báo thường kỳ

Bảng 3: Nội dung báo cuối tuần

Bảng 4: Nội dung báo dành cho đồng bào dân tộc

Bảng 5: Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực Báo Điện Biên Phủ

Bảng 6: Hiện trạng tài chính Báo Điện Biên Phủ

Bảng 7: Hiện trạng thời lượng phát thanh Đài tỉnh

Bảng 8: Hiện trạng nội dung chương trình phát thanh Đài tỉnh

Bảng 9: Hiện trạng kỹ thuật phát thanh

Bảng 10: Hiện trạng điều tra nghe nhìn

Bảng 11: Hiện trạng nội dung chương trình truyền hình

Bảng 12: Hiện trạng hệ thống kỹ thuật truyền hình

Bảng 13: Hiện trạng tài chính Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh (ĐVT: Triệu đồng)

Bảng 14: Hiện trạng nguồn nhân lực Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh theo trình độ (không bao gồm cộng tác viên)

Bảng 15: Hiện trạng nguồn nhân lực Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh theo vị trí

Bảng 16: Hiện trạng thuê bao truyền hình cáp

Bảng 17: Hiện trạng mạng lưới truyền hình cáp

Bảng 18: Danh mục dự án đầu tư trọng điểm và nhu cầu vốn (đơn vị tính: tỷ đồng)

 

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH

Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, vai trò của báo chí, xuất bản không ngừng được nâng cao. Đây là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, cổ vũ kịp thời các phong trào hành động cách mạng, những điển hình tiên tiến. Đặc biệt, báo chí, xuất bản đã làm tốt chức năng phản biện xã hội, tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, nhân dân với Đảng.

Trong những năm qua, hệ thống báo chí, xuất bản cả nước phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng, hình thức và nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhân dân. Đến nay, cả nước gần 1000 cơ quan báo chí với các loại hình như: Báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử. Hầu hết các bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp đều có tạp chí hoặc báo riêng. Nhiều tờ báo, tạp chí xây dựng trang báo riêng trên mạng Internet, đưa tin nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu của người đọc. Mạng truyền thanh, truyền hình được đầu tư thiết lập đến cấp huyện, cấp xã. Hệ thống các nhà xuất bản từng bước được hoàn thiện: Cả nước có 60 nhà xuất bản, trong đó 48 nhà xuất bản ở trung ương; 12 nhà xuất bản ở địa phương. Các nhà xuất bản tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, có bước phát triển mới trong đổi mới công nghệ, chất lượng, nội dung và hình thức, cung cấp cho bạn đọc kiến thức, thông tin trên nhiều lĩnh vực, góp phần giữ vững ổn định chính trị, nâng cao dân trí, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh, mạnh của công nghệ thông tin, của các phương tiện truyền thông điện tử đã làm thay đổi cơ cấu thông tin dẫn đến hiện tượng trùng lặp thông tin, chất lượng thông tin của một số tờ báo, một số xuất bản phẩm chưa thực sự được nâng cao, chưa phát huy hết sức mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, tính phản biện xã hội chưa cao... Đây là thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản.

Là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Trong những năm qua các cơ quan báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tích cực tuyên truyền quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phản ánh kịp thời diễn biến mọi mặt của đời sống xã hội, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân các dân tộc. Phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới, điển hình tiên tiến và những thành tựu của công cuộc đổi mới tại địa phương. Điều này góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Trong bối cảnh khó khăn chung, hoạt động báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế: Cơ sở hạ tầng các cơ quan báo chí, xuất bản còn lạc hậu; công tác quản lý của cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí trong việc đổi mới về nội dung đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dân, hình thức thể hiện thông tin chưa hấp dẫn, tính phản biện xã hội chưa cao...

Chính vì vậy, việc xây dựng Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Điện Biên đến năm 2020 nhằm tháo gỡ những khó khăn, thúc đẩy báo chí, xuất bản tại tỉnh phát triển là yêu cầu cấp thiết, phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và yêu cầu quản lý tại địa phương.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

- Luật Báo chí ngày 28/12/1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999;

- Luật Xuất bản ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản ngày 03/6/2008;

- Pháp lệnh quảng cáo ngày 16/11/2001;

- Nghị định số 67/1996/NĐ-CP ngày 31/10/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;

- Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí;

- Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo;

- Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản;

- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm;

- Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/08/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản;

- Nghị định số 72/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 và Nghị định số 105/2007/ND-CP ngày 21/6/2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm;

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa X) ngày 14/7/2007 về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới;

- Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Điện Biên;

- Quyết định số 336/2005/QĐ-TTg ngày 16/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;

- Quyết định số 230/2006/QĐ-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020;

- Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020;

- Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 -2020;

- Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền;

- Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;

- Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Thông tư Liên tịch số 84/TTLB-VHTT-NG ngày 31/12/1996 của Bộ Văn hóa - Thông tin - Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành Quy chế quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;

- Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/07/2003 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;

- Thông tư số 79/2005/TT-BVHTT ngày 08/12/2005 của Bộ Văn hóa - Thông tin sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;

- Thông tư Liên tịch số 03/2006/TTLT-BTNMT-BVHTT ngày 15/3/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường, Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn quản lý hoạt động xuất bản bản đồ;

- Thông tư số 04/2008/TT-BTTTT ngày 09/7/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm;

- Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT ngày 31/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí;

- Thông tư Liên tịch số 16/2009/TTLT-BTTTT-BCA , ngày 12/5/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an về phối hợp phòng, chống in lậu;

- Thông tư số 19/2009/TT-BTTTT ngày 28/5/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình;

- Thông tư số 02/2010/TT-BTTTT ngày 11/01/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết thi hành một số quy định của Luật Xuất bản ngày 03/12/2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản ngày 03/6/2008, Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 và Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ;

- Thông tư số 15/2010/TT-BTTTT ngày 01/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về điều kiện, thủ tục phát sóng quảng bá trực tiếp trên các kênh chương trình truyền hình địa phương trên vệ tinh;

- Thông tư Liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài phát thanh, truyền hình thuộc UBND tỉnh; Đài truyền thanh, truyền hình thuộc UBND cấp huyện;

- Thông tư số 22/2010/TT-BTTTT ngày 06/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về tổ chức và hoạt động in; sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 04/2008/TT-BTTTT ngày 09/7/2008 và Thông tư số 02/2010/TT-BTTTT ngày 11/01/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Thông tư số 29/2010/TT-BTTTT ngày 30/12/2010 về việc quy định việc xuất bản tài liệu không kinh doanh;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTTTT ngày 27/5/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định của Thông tư số 02/2010/TT-BTTTT ngày 11/01/2010;

- Thông tư số 21/2011/TT-BTTTT ngày 13/7/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT ngày 31/12/2008 hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí;

- Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư về “Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”;

- Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường sự lãnh đạo và quản lý báo chí;

- Thông báo số 41-TB/TW ngày 11/10/2006 của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí;

- Quyết định số 616/QĐ-UBND ngày 05/7/2011 của UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt đề cương dự toán quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020;

- Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020;

- Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Điện Biên về việc điều chỉnh dự toán và nguồn vốn quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020.

PHẦN THỨ NHẤT

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc của tổ quốc, diện tích tự nhiên toàn tỉnh 9.562,9km2. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp hai tỉnh Luông Pha Băng và Phoong Sa Ly nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Tỉnh có 10 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Trong đó, thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.

Điện Biên có 360 km đường biên giới với Lào và 40,86 km đường biên giới với Trung Quốc. Trên tuyến biên giới Việt - Lào có hai cửa khẩu quốc tế Huổi Puốc và Tây Trang; tuyến biên giới Việt - Trung có lối mở A Pa Chải.

Điện Biên cách xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, nên gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư và giao lưu kinh tế. Điện Biên có một số tiềm năng và thế mạnh cần phát huy, đó là thế mạnh về khai thác các loại hình giao thông, nối với vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh lân cận quốc lộ 6, quốc lộ 12; đường thủy qua hệ thống sông Đà, đường hàng không. Bên cạnh đó, Điện Biên còn có các cửa khẩu với Lào và Trung Quốc. Đây là những điều kiện và cơ hội rất thuận lợi để Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế.

2. Địa hình

Địa hình phức tạp có nhiều dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; xen lẫn các dãy núi cao chia cắt phức tạp là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp với độ dốc lớn được phân bố rộng trên địa bàn tỉnh, trong đó có thung lũng Mường Thanh rộng hơn 150 km2, là cánh đồng lớn của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Ngoài ra còn có các dạng địa hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi, hang động... phân bố rộng khắp trên địa bàn.

Nhìn chung, địa hình ở tỉnh khá hiểm trở, đồi núi dốc và chia cắt mạnh nên gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất và xây dựng hạ tầng, trong đó có hạ tầng thông tin và truyền thông.

II. DÂN SỐ - LAO ĐỘNG

1. Dân số

Dân số tỉnh Điện Biên năm 2013 là 527,78 ngàn người, mật độ dân số trung bình 55,2 người/km2. Tỷ lệ tăng tự nhiên 16,8‰, mức giảm tỷ lệ sinh 0,7‰. Tỷ lệ dân số thành thị chiếm 15%, nông thôn chiếm 85%.

Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Thái (37,99%), H’Mông (34,81%), Kinh (18,43%). Dân cư phân bố không đều, tập trung đông tại khu vực thành phố Điện Biên Phủ; khu vực các huyện mật độ dân cư khá thưa, dưới 100 người/km2.

Thành phần dân tộc đa dạng là nguồn tài nguyên thông tin phong phú, đa dạng, thuận lợi cho sự nghiệp phát triển báo chí, xuất bản tại địa phương.

2. Lao động

Tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp theo ngành kinh tế là 36.523 người. Phân theo khu vực: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,4%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 81,5%; khu vực dịch vụ chiếm 15,1%. Phân theo thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước chiếm 9,8%; kinh tế tập thể chiếm 2%; kinh tế cá thể chiếm 55,4%; kinh tế tư nhân chiếm 32,8%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 0%.

III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ

Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh năm 2013 (theo giá so sánh năm 1994) ước đạt 2.771.350 triệu đồng, tăng 8,55% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 4,95%; công nghiệp xây dựng tăng 5,56%; các ngành dịch vụ tăng 11,04% so với năm 2012. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 20,41 triệu đồng/người/năm, tăng 16,2% so với năm 2012. Cơ cấu kinh tế năm 2013, khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 25,76%, giảm 1,67%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 29,52%, giảm 0,82%; khu vực dịch vụ chiếm 44,72%, tăng 2,5% so với năm 2012.

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 15,9 triệu USD, tăng 18,75% so với 2012. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 11,1 triệu USD, tăng 16,13% so với 2012.

Tổng thu ngân sách địa phương đạt 6.737 tỷ 690 triệu đồng, bằng 80,55% so với thực hiện năm 2012. Trong đó riêng thu nội địa đạt 511 tỷ 500 triệu đồng, tăng 13,21% so với năm 2012.

Tổng chi ngân sách địa phương 6.558 tỷ 604 triệu đồng, bằng 96,93% năm 2012. Trong đó: Chi thường xuyên 4.696 tỷ 624 triệu đồng; chi đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách ước đạt 257 tỷ 740 triệu đồng (gồm chi trả nợ vay đầu tư, chưa bao gồm vốn, hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ và vốn ODA không thuộc cân đối ngân sách địa phương).

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững, ổn định, chủ quyền biên giới quốc gia được đảm bảo, bảo vệ an toàn các khu vực trọng điểm.

IV. TÌNH HÌNH VĂN HÓA - XÃ HỘI

Tỉnh Điện Biên có nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hóa, du lịch, trong đó đáng chú ý là quần thể di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ và nhiều danh lam thắng cảnh gắn với nền văn hóa truyền thống của các dân tộc. Bên cạnh đó là tiềm năng về văn hóa phi vật thể, với 19 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng, điển hình là dân tộc Thái, dân tộc Mông. Đây sẽ là một nguồn tài nguyên vô tận đối với báo in, báo điện tử và truyền thanh, truyền hình.

V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ - XÃ HỘI TỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

1. Thuận lợi

Tỉnh Điện Biên có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, là tỉnh biên giới, miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc. Do đó, mục tiêu nâng cao năng lực cung cấp thông tin, đưa thông tin đến với đông đảo đồng bào các dân tộc trong tỉnh nhằm tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh được đặt lên hàng đầu.

Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh tăng trưởng ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng... Những kết quả này thúc đẩy nhu cầu về thông tin ngày càng cao. Do đó các cơ quan báo chí, xuất bản cần nỗ lực đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin của nhân dân.

Tỉnh Điện Biên có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc mang nét bản sắc văn hóa riêng biệt, có truyền thống lịch sử; các di sản văn hóa phong phú và đa dạng. Đây là những tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch với các loại hình du lịch độc đáo, thu hút nhiều du khách. Đây chính là nguồn tài nguyên thông tin có giá trị cho hoạt động báo chí, xuất bản khai thác và phát triển, là động lực thúc đẩy phát triển thị trường thông tin báo chí, xuất bản, là yếu tố đảm bảo tính riêng biệt, tạo nên thị trường báo chí, xuất bản mang bản sắc riêng.

2. Khó khăn

Điện Biên là tỉnh miền núi có địa hình khó khăn, hạ tầng giao thông, hạ tầng điện chưa hoàn thiện: 100% số xã có đường ô tô đến, trong đó tỷ lệ xã có đường ô tô đi được quanh năm là 77,7%, số xã còn lại giao thông đi lại rất khó khăn đặc biệt vào mùa mưa; 73,98% số hộ trên địa bàn tỉnh được sử dụng điện. Đây là những khó khăn trong phát triển cơ sở hạ tầng và phổ cập thông tin đến với người dân trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên đi sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, số hộ thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao; trình độ học vấn, trình độ dân trí chưa đồng đều. Do đó một bộ phận nhu cầu thụ hưởng thông tin còn chưa nhiều, có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Việc phát triển và hình thành thị trường báo chí phát triển còn gặp nhiều khó khăn.

Tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, ngôn ngữ các dân tộc khác nhau, nhiều dân tộc không có chữ viết... Do đó việc phát triển, phổ cập thông tin đến với người dân gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực và tài chính để thực hiện.

PHẦN THỨ HAI

HIỆN TRẠNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH ĐIỆN BIÊN

I. BÁO CHÍ

Trong những năm gần đây, các cơ quan báo chí trong tỉnh đã và đang được quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Đến nay, mạng lưới báo chí của tỉnh phát triển toàn diện với các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, cụ thể:

Tỉnh có 2 cơ quan báo chí cấp tỉnh: Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn có 01 Đặc san Văn nghệ của Hội văn học Nghệ thuật; 03 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; 12 Bản tin của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; 01 cơ quan đại diện báo Trung ương (Phân xã của Thông tấn xã Việt Nam), phóng viên thường trú báo nhân dân tại Điện Biên và nhiều trang thông tin điện tử của các cơ quan, doanh nghiệp.

1. Báo in (Báo Điện Biên Phủ)

Báo Điện Biên Phủ là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Điện Biên, tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh có nhiệm vụ:

- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

- Phản ảnh tâm tư, nguyện vọng của quần chứng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, cổ vũ tinh thần thi đua yêu nước, động viên quần chúng nhân dân tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Biểu dương các điển hình tiên tiến, phê bình, đấu tranh với các biểu hiện và hành vi tiêu cực trong xã hội.

1.1. Ấn phẩm, kỳ phát hành, sản lượng phát hành

Trải qua quá trình phát triển từ khi chia tách tỉnh, Báo Điện Biên Phủ đã liên tục tăng số lượng ấn phẩm, tăng kỳ phát hành và sản lượng phát hành. Năm 2003 báo có 2 ấn phẩm là Báo Điện Biên Phủ thời sự (phát hành 2 kỳ/tuần, mỗi kỳ 8 trang) và Báo Điện Biên Phủ dành cho đồng bào vùng cao (phát hành 1 kỳ/tháng). Đến nay, Báo có 4 ấn phẩm, trong đó có 1 ấn phẩm báo điện tử và 3 ấn phẩm báo in, cụ thể:

- Ấn phẩm báo Điện Biên Phủ thời sự: Phát hành 3 kỳ/tuần, 4 trang, khổ 41 cm x 56 cm, sản lượng 2.000 tờ/kỳ.

- n phẩm báo Điện Biên Phủ dành cho đồng bào vùng cao: Phát hành 3 kỳ/tháng, 4 trang, sản lượng 3.700 tờ/kỳ.

- n phẩm báo Điện Biên Phủ cuối tuần: Phát hành 4 kỳ/tháng, 8 trang, sản lượng 2.000 tờ/kỳ.

Trong bối cảnh các ấn phẩm báo in trên cả nước gặp nhiều khó khăn trong việc nâng sản lượng phát hành, Báo Điện Biên Phủ vẫn duy trì và tăng sản lượng qua các năm, tốc độ tăng bình quân sản lượng đạt 2%/năm.

(Chi tiết sản lượng phát hành xem Bảng 1 - Phụ lục).

1.2. Nội dung, nhiệm vụ báo in

Phản ánh nhanh, kịp thời các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của tỉnh. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết và nhiệm vụ chính trị của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.

Cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, phát huy và nêu gương các điển hình tiên tiến, kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân năng động, sáng tạo khắc phục khó khăn, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Tham gia định hướng chính trị, thực hiện vai trò cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh. Phản bác các thông tin sai trái, chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của đất nước, của tỉnh, góp phần làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ đất nước. Đồng thời, báo là diễn đàn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.

Với nhiệm vụ được giao, Báo Điện Biên Phủ luôn đề cao trách nhiệm xã hội, là kênh thông tin phản biện xã hội có hiệu quả. Nhiều vấn đề báo Điện Biên Phủ phản ánh đã được các cấp, các ngành nghiêm túc tiếp thu và xem xét giải quyết, như: Phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, phòng chống tai nạn, tệ nạn xã hội, những mặt trái, bức xúc được dư luận xã hội quan tâm... Nhiều chuyên mục hấp dẫn, thường xuyên nhận được sự phản hồi tích cực từ phía bạn đọc như: Gương người tốt việc tốt, các điển hình làm kinh tế giỏi, an ninh trật tự, các bài viết về văn hóa các dân tộc...

Quảng bá hình ảnh của Điện Biên với bạn đọc trong nước và quốc tế.

(Chỉ tiêu nội dung các ấn phẩm Báo Điện Biên Phủ bảng 2, 3, 4 Phụ lục).

1.3. Phạm vi phục vụ báo in trong tnh

Sau khi Chỉ thị số 11/CT-TW ngày 28/12/1996 của Bộ Chính trị về việc đặt mua và đọc báo, tạp chí của Đảng ban hành, Tỉnh ủy Điện Biên đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng tăng cường đọc và khai thác hiệu quả báo Điện Biên Phủ. Hoạt động phát hành của báo Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh như sau:

- Đối tượng ở các xã, phường, thị trấn được cấp, phát báo Điện Biên Phủ dành cho đồng bào vùng cao gồm có: Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, tổ chức chính trị xã hội cấp xã, trưởng thôn, trưởng bản, điểm bưu điện văn hóa xã.

- Các tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị và nhiều Chi bộ Đảng khu dân cư đặt mua báo Điện Biên Phủ.

- Tỷ lệ các xã có báo Nhân dân, Báo Điện Biên Phủ đến trong ngày là 28/130 xã (đạt 21%)

1.4. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực

Báo Điện Biên Phủ tổ chức theo mô hình sau: Ban Biên tập (Tổng Biên tập và các Phó Tổng Biên tập), Phòng Hành chính trị sự, Phòng Thư ký toà soạn, Phòng Văn hóa xã hội, Phòng Kinh tế nội chính, Phòng Báo điện tử.

Hiện nay, Báo có 34 cán bộ công chức, viên chức, trong đó có: 22 cán bộ có trình độ đại học (chiếm 65%); 02 cán bộ trình độ cao đẳng (chiếm 6%); 04 cán bộ trình độ trung cấp (chiếm 12%); 06 cán bộ trình độ khác (chiếm 17%).

Chú trọng đào tạo cán bộ về trình độ chuyên môn, đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, hàng năm, Báo Điện Biên Phủ đều cử cán bộ đi học các lớp lý luận chính trị trung, cao cấp nhằm nâng cao trình độ đội ngũ phóng viên và biên tập viên. Hiện nay báo có 11 cán bộ trình độ cao cấp và trung cấp lý luận chính trị (chiếm 31%).

(Chi tiết hiện trạng nguồn nhân lực và bộ máy tổ chức Báo Điện Biên Phủ xem bảng 5 - Phụ lc).

1.5. Tài chính

Kinh phí hoạt động của Báo Điện Biên Phủ được ngân sách tỉnh cấp hàng năm, trung bình mỗi năm được cấp 6 tỷ đồng (giai đoạn 2009 - 2013).

Ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp, cơ quan Báo không ngừng nâng cao chất lượng tin bài, thu hút quảng cáo, nâng dần khả năng tự chủ: Năm 2005 doanh thu từ hoạt động quảng cáo đạt trên 500 triệu đồng, đến năm 2013 đạt trên 1 tỷ đồng. Tỷ trọng doanh thu quảng cáo so với ngân sách nhà nước cấp đạt 14 - 23%. Tuy nhiên, do đặc trưng các ấn phẩm của Báo Điện Biên Phủ có tỷ trọng nội dung về chính trị chiếm đa số, số lượng báo phát hành đến đối tượng người dân chiếm tỷ trọng nhỏ. Do vậy doanh thu của Báo trong những năm qua đã có những bước tăng trưởng nhưng không đều, tính bền vững chưa cao.

(Chi tiết kinh phí cấp và doanh thu hoạt động xuất bản, quảng cáo Báo Điện Biên Phủ xem Bảng 6 - Phụ lục).

2. Phát thanh - Truyền hình

2.1. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Điện Biên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đi sống tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, với các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử tổng hợp về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy, chính quyền địa phương. Tuyên truyền tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh và cả nước.

- Giới thiệu những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, phê phán cái xấu, góp phần vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong nhân dân.

- Xây dựng, sản xuất, khai thác các chương trình thời sự, chuyên đề, văn nghệ, phim truyện, giải trí phát sóng phục vụ nhân dân trong tỉnh.

- Quản lý cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật theo phân cấp. Hướng dẫn các Đài Truyền thanh - Truyền hình cơ sở về nghiệp vụ và kỹ thuật phát thanh truyền hình.

- Xây dựng các kế hoạch, dự án phát triển của Đài và tổ chức thực hiện theo quy định.

- Nghiên cứu, tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương và các Bộ, ngành Trung ương về những vấn đề có liên quan.

- Phối hợp sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình và cung cấp tin, bài cho Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.

a) Phát thanh

- Thời lượng phát sóng:

Phát thanh: Hệ thống phát thanh là kênh thông tin, tuyên truyền hiệu quả của cấp ủy, chính quyền địa phương. Hiện nay, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã duy trì tiếp sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam và phát sóng trên 1 kênh phát thanh, cụ thể:

- Kênh phát sóng chương trình phát thanh Điện Biên và tiếp phát sóng một phần chương trình VOV2 Đài Tiếng nói Việt Nam: Thời gian phát từ 4h50 - 24h00 hàng ngày.

- Kênh tiếp sóng chương trình VOV1: 18 giờ/ngày.

Năm 2013, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện tiếp, phát sóng tổng số 13.870 giờ. Trong đó, thời lượng chương trình tiếp sóng đạt 9.125 giờ, thời lượng chương trình tự sản xuất đạt 4.745 giờ, thời lượng chương trình phối hợp đạt 72 giờ.

Ngoài chương trình phát thanh tiếng phổ thông (tiếng Việt) Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh sản xuất và phát sóng chương trình phát thanh bằng 2 thứ tiếng dân tộc là tiếng Mông, tiếng Thái. Thời lượng phát sóng các chương trình phát thanh tiếng dân tộc năm 2013 đạt 3.833 giờ.

(Chi tiết thời lượng chương trình phát thanh xem Bản 7 - Phụ lục).

- Chất lượng, nội dung chương trình:

Các chương trình phát thanh của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh khá phong phú về nội dung và hình thức thể hiện. Chương trình phát sóng ba buổi (sáng, trưa, tối) bằng 3 thứ tiếng: Tiếng Việt, tiếng Mông và tiếng Thái. Các chương trình phát thanh tiếng dân tộc ngày càng nâng cao về chất lượng, tăng cường các chương trình ca nhạc dân tộc, sử dụng nhiều tin bài của cộng tác viên ở vùng sâu, vùng xa, có sự phản ánh và thể hiện phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc.

Ngoài các bản tin hàng ngày Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh duy trì sản xuất nhiều chuyên mục, chuyên đề và nhiều chương trình văn nghệ theo nhiệm vụ được giao.

Năm 2013, Phát thanh tiếng phổ thông: Sản xuất 8.119 chương trình thời sự, chính trị, 6.196 chương trình kinh tế xã hội, 4.273 chương trình an ninh quốc phòng, 2.136 chương trình văn nghệ, 641 chương trình thể thao. Tổng số tác phẩm phát thanh được phát sóng là 21.365 tác phẩm, bao gồm: 75% tin, 20% phóng sự, trao đổi 2,5%, khác 2,5%. Bình quân 42% có nội dung về thời sự, chính trị, 38% kinh tế - xã hội, 10% quốc phòng - an ninh, 10% thể thao và văn nghệ.

Các chương trình phát thanh của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh còn những hạn chế nhất định: Chương trình phát thanh còn thiếu những tin bài phản ánh sâu và phản biện xã hội; các chương trình chưa phản ánh toàn diện các lĩnh vực trên các mặt của đời sống, xã hội. Chất lượng một số chương trình, chuyên đề, chuyên mục, tin, bài chưa cao, cách thể hiện chưa sáng tạo.

(Chi tiết nội dung chương trình phát thanh xem Bảng 8 - Phụ lục).

- Công nghệ, thiết bị sản xuất và phát sóng chương trình phát thanh:

Hệ thống sản xuất chương trình phát thanh của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh được số hóa từ năm 2008, toàn bộ quy trình sản xuất, kiểm duyệt và truyền dẫn chương trình phát sóng sử dụng công nghệ số. Công nghệ sản xuất các chương trình phát thanh hiện nay của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh mới đáp ứng mức độ trung bình trong hệ thống phát thanh cấp tỉnh. Hạ tầng mạng truyền dẫn phát thanh đã được số hóa, các thiết bị sản xuất và lưu trữ chương trình được nối mạng, quá trình truyền dẫn chương trình từ phòng thu và thiết bị lưu trữ đến đài phát sử dụng đường truyền cáp quang.

Đài tỉnh có 2 phòng thu phát thanh với các thiết bị sản xuất chương trình như: micro thu, bộ trộn tín hiệu, máy tạo hiệu ứng, loa và hệ thống lưu trữ... Tin bài và các chương trình được dàn dựng trên máy tính, sử dụng các phần mềm chuyên dụng.

Truyền dẫn và phát sóng: Đài tỉnh hiện có 2 máy phát sóng FM (công suất 2 KW và 10 KW) và trạm thu, phát lại chương trình phát thanh các huyện, thị xã, thành phố. Hạ tầng huyền dẫn phát sóng bảo đảm truyền dẫn, tiếp và phát sóng các chương trình của Đài tiếng nói Việt Nam và chương trình phát thanh của tỉnh theo kế hoạch. Công nghệ phát sóng Analog, được phân bổ 3 kênh tần số dành cho phát thanh thực hiện nhiệm vụ tiếp, phát sóng chương trình của Đài tỉnh và chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Phạm vi phủ sóng: Hiện nay 100% hộ gia đình trên địa bàn tỉnh thu được tín hiệu phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, 82% hộ gia đình thu được tín hiệu phát thanh của Đài tỉnh.

Thiết bị đầu cuối: Tỷ lệ số hộ gia đình có thiết bị nghe phát thanh chuyên dụng (Đài radio) chiếm khoảng 4% tổng số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã đầu tư các thiết bị truyền thanh công cộng (hữu tuyến và vô tuyến) tại các khu dân cư, tổ dân phố nên số lượng người được nghe đài đạt chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch đề ra hàng năm.

(Chi tiết hệ thống kỹ thuật phát thanh xem Bảng 9 - Phụ lục).

(Chi tiết hộ gia đình có thiết bị thu thanh, tỷ lệ phủ sóng phát thanh xem Bảng 10- Phụ lục).

b) Truyền hình

- Số kênh, thời lượng phát sóng:

Từ năm 2013, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã nâng cao năng lực sản xuất chương trình, tăng thời lượng tiếp, phát sóng trên 5 kênh tần số Truyền hình Điện Biên (ĐTV), VTV1, VTV2, VTV3, VTV6. Thời lượng phát sóng trung bình mỗi kênh 17,75 giờ/ngày, trong đó thời lượng chương trình tự sản xuất trung bình 7,5 giờ/ngày. Chỉ tiêu tổng thời lượng tiếp, phát sóng chương trình truyền hình liên tục tăng, bình quân 10%/năm. Năm 2013 Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện 40.335 giờ phát sóng, trong đó có 6.570 giờ phát sóng chương trình địa phương.

- Chất lượng, nội dung chương trình:

Chất lượng các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đạt mức trung bình trong hệ thống truyền hình địa phương và ở khu vực. Nội dung các chương trình, đặc biệt là thể loại thời sự chính trị luôn bám sát định hướng tuyên truyền của tỉnh, đáp ứng tt việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các sự kiện chính trị quan trọng của địa phương, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền giáo dục thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Các chuyên đề, chuyên mục chính luận phản ánh tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Đtài về nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng và phát triển nông thôn, kinh tế, du lịch được tập trung khai thác. Nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn như giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, ô nhiễm môi trường... được phản ánh và nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân. Các chương trình truyền hình trực tiếp phục vụ nhu cầu thông tin ngày càng cao của người dân, đặc biệt góp phần quan trọng tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để người dân có thể trực tiếp tham gia các sự kiện chính trị, văn hóa xã hội lớn của địa phương.

Năm 2013, tổng số tác phẩm truyền hình phát sóng trong năm đạt 14.910 tác phẩm, trong đó: 75% tin, 20% phóng sự, 2,5% trao đổi, khác 2,5%. Về nội dung chương trình: 35% chương trình thời sự, chính trị; 30% chương trình kinh tế xã hội; 20% chương trình quốc phòng - an ninh; 15% chương trình văn nghệ, thể thao.

Bên cạnh những kết quả trên, nội dung chương trình của Đài tỉnh còn một số tồn tại:

- Các chương trình chưa phong phú, hấp dẫn, cách thể hiện chưa sáng tạo; Số lượng tin bài chất lượng cao, mang tính phát hiện, phản ánh những vấn đề xã hội quan tâm ít. Các tin hội nghị vẫn còn nhiều, chương trình thời sự thiếu điểm nhấn, số lượng phóng sự vấn đề chưa nhiều. Hình thức thể hiện còn đơn điệu, dẫn chương trình chưa sinh động, chưa cuốn hút người xem. Nhạc hiệu, hình hiệu các chuyên mục, phông nền chậm được đổi mới, chưa thật sự hấp dẫn.

- Nội dung chương trình văn nghệ, giải trí, ca nhạc, phim phóng sự và phim tài liệu chưa thực sự sinh động, hấp dẫn. Đài tỉnh chưa khai thác được thế mạnh của địa bàn có nhiều thành phần dân tộc, bản sắc văn hóa đa dạng, nhiều địa danh lịch sử để xây dựng, tổ chức các chương trình mang tính lâu dài, bền vững. Chưa xây dựng được sân chơi mang bản sắc riêng của tỉnh và văn nghệ quần chúng.

(Chi tiết nội dung chương trình truyền hình Đài tỉnh xem Bảng 11 - Phụ lục)

- Công nghệ, thiết bị sản xuất và phát sóng chương trình truyền hình:

Trong 5 năm trở lại đây, các thiết bị sản xuất chương trình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã được đầu tư nâng cấp tương đối hiện đại:

+ Được đầu tư xây dựng trung tâm kỹ thuật sản xuất phát thanh truyền hình với 01 studio (ghi hình thực hiện các chương trình thời sự, chính luận, giao lưu, tọa đàm...). Tuy nhiên, các studio có quy mô nhỏ, chưa được đầu tư hoàn chỉnh và đồng bộ trang thiết bị sản xuất chương trình.

+ Có 1 xe truyền hình lưu động làm chương trình tường thuật trực tiếp và ghi hình các chương trình hội nghị, văn nghệ, giải trí tại hiện trường.

+ Số lượng máy quay phục vụ phóng viên tác nghiệp, phục vụ cho trường quay và làm truyền hình trực tiếp là 28 chiếc.

Thiết bị dựng chương trình: Sử dụng quy trình dựng công nghệ số trên môi trường mạng với 17 bàn dựng, trong đó có 12 bàn dựng công nghệ phi tuyến, 3 bàn dựng công nghệ tuyến tính.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình sản xuất chương trình từ khâu xây dựng tin bài, biên tập dàn dựng chương trình đến tổng duyệt và phát sóng đang được đầu tư, thực hiện như: Thực hiện theo dây truyền khép kín (sử dụng nội bộ và máy chủ tổng), việc truyền dẫn phát sóng, lưu trữ tư liệu hoàn toàn trên hệ thống mạng máy tính.

Tuy nhiên, do phần lớn các thiết bị, công nghệ được đầu tư trong nhiều giai đoạn nên không đảm bảo tính đồng bộ trong quy trình sản xuất khép kín.

Truyền dẫn và phát sóng: Sử dụng phương thức truyền dẫn công nghệ tương tự (Analog) sử dụng cáp quang. Đài tỉnh có các máy phát hình (từ 1Kw- 5Kw) để phát chương trình truyền hình ĐTV. Ngoài phát sóng truyền hình tương tự, kênh truyền hình tỉnh ( ĐTV) được phát sóng trên mạng truyền hình cáp, truyền hình IPTV (MyTV).

Phạm vi phủ sóng: Do địa hình có nhiều đồi núi nên việc mở rộng phạm vi phủ sóng truyền hình tỉnh gặp nhiều khó khăn. Đến hết năm 2013, 100% số hộ thu được tín hiệu Đài Truyền hình Việt Nam, 81% số hộ thu được tín hiệu truyền hình Đài tỉnh.

Thiết bị đầu - cuối: Toàn tỉnh có trên 68% hộ gia đình có máy thu hình.

(Phạm vi phủ sóng truyền hình, shộ dân có thiết bị thu hình xem Bảng 10- Phụ lục.

(Chi tiết truyền dẫn phát sóng Phát thanh - Truyền hình xem Bảng 12 - Phụ lục).

c) Năng lực tài chính

Kinh phí Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu từ dịch vụ quảng cáo, nguồn tài trợ và các nguồn thu hp pháp khác.

Giai đoạn 2005 - 2013, tổng các nguồn kinh phí của Đài tỉnh tăng trưởng đều, bình quân đạt 28%/năm (năm 2005 tổng kinh phí đạt gần 5 tỷ đồng, năm 2013 đạt trên 20 tỷ đồng).

Nguồn thu quảng cáo của Đài tỉnh chủ yếu là quảng cáo trên kênh truyền hình. Nguồn thu này có tăng trưởng nhưng chưa đột biến, một phần do thị trường trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, phần khác kênh truyền hình của tỉnh chưa có nhiều chương trình hấp dẫn để thu hút quảng cáo. Mức tăng trưởng nguồn thu quảng cáo hàng năm đạt khoảng 7%/năm. Tỷ trọng nguồn thu từ quảng cáo so với tổng nguồn thu bình quân đạt 10%.

Ngoài nguồn thu từ quảng cáo, Đài tỉnh có một số nguồn thu nhưng không ổn định như: Thu phí truyền dẫn phát sóng, thu hỗ trợ tuyên truyền, thu cho thuê hạ tầng...

(Chi tiết nguồn kinh phí Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xem Bảng 13 - Phụ lục).

d) Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực

- Về tổ chức bộ máy, gồm có Ban Giám đốc; các phòng chuyên môn (6 phòng): Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Thời sự, Phòng Biên tập, Phòng Chuyên đề - Văn nghệ và Giải trí, Phòng Phát thanh - Truyền hình Dân tộc, Phòng Kỹ thuật và Công nghệ.

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và hợp đồng lao động hiện nay là 117 người, trong đó: 47 cán bộ có trình độ đại học (chiếm 40%), 13 cán bộ trình độ cao đẳng (chiếm 11%), 45 cán bộ trình độ trung cấp (chiếm 38%), 12 cán bộ trình độ khác (chiếm 11%).

Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên tuy đã được tăng cường nhưng còn nhiều bất cập về trình độ và khả năng tác nghiệp, xử lý thông tin trong báo nói, báo hình hiện đại. Hiện nay Đài tỉnh có 33 phóng viên (chiếm 28% tổng số cán bộ), 17 biên tập viên (chiếm 15%), 57% cán bộ làm các công việc khác. So với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn tới còn thiếu về số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.

Ngoài ra, có trên 120 cộng tác viên thường xuyên phối hợp cung cấp tin bài cho các chương trình của Đài tỉnh.

(Chi tiết nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xem Bảng 14 - Phụ lục).

2.2. Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố (Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện)

Tháng 9/2011, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã bàn giao Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã và thành phố về UBND các huyện, thị xã và thành phố quản lý theo quy định của Thông tư Liên tịch số 17/2010/BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ và theo Quyết định số 910/QĐ-UBND ngày 12/9/2011 của UBND tỉnh về chuyển giao chức năng quản lý nhà nước đối với các Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố về UBND cấp huyện quản lý. Hiện tại, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền cấp huyện. Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện, quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện có chức năng tiếp, phát lại các chương trình phát thanh, truyền hình của trung ương, Đài tỉnh, phát sóng các chương trình Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện.

a) Thời lượng và nội dung chương trình

Về phát thanh: Đài huyện tiếp sóng 1,5 giờ/ngày chương trình thời sự phát thanh của Đài tỉnh, tiếp phát sóng chương trình Đài tiếng nói Việt Nam 18 giờ/ngày. Thực hiện xây dựng 01 bản tin truyền thanh có thời lượng từ 15 - 30 phút/chương trình/tuần phát tại Đài cấp huyện. Nội dung chương trình gồm tin thời sự phản ánh về các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng - an ninh và các phóng sự phản ánh về tấm gương người tốt việc tốt, các chuyên mục khuyến nông, khuyến ngư...

Về truyền hình: Thực hiện tiếp, phát lại các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2, VTV3) với thời lượng 18 giờ/ngày. Xây dựng 01 bản tin truyền hình/tuần phát sóng tại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, trên trang truyền hình cơ sở.

Kết cấu chương trình xây dựng theo khung chương trình thời sự tổng hợp, bao gồm: Phần tin phản ánh hoạt động trong địa bàn cấp huyện; các bài, phóng sự, giới thiệu tấm gương điển hình trên các lĩnh vực, giới thiệu các văn bản mới ban hành...

b) Hạ tầng kỹ thuật sản xuất chương trình

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật sản xuất chương trình của hệ thống Đài huyện được số hóa và ứng dụng công nghệ thông tin từ năm 2007, cơ bản các Đài huyện đều được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động bao gồm: 9 phòng thu, 9 máy ghi âm, 25 máy quay, hệ thống 11 bàn dựng chương trình và các thiết bị như đầu đọc, thiết bị ánh sáng.

Tuy nhiên, phần lớn các thiết bị như phòng thu, máy ghi âm, máy quay, đầu đọc, thiết bị ánh sáng, máy dựng chương trình truyền thanh - truyền hình chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật. Do việc đầu tư nhỏ lẻ, kéo dài nên thiết bị của các Đài huyện không đồng bộ, khác nhau về thông số kỹ thuật gây khó khăn cho cán bộ thực hiện. Bên cạnh đó một số máy thu phát FM, truyền hình tại các huyện và các cụm xã đã hết niên hạn sử dụng nhưng chưa được thay thế, dẫn đến chất lượng thu, phát sóng kém, ảnh hưởng tới hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và lưu trữ chương trình bước đầu triển khai thực hiện nhưng còn hạn chế. Hệ thống trang thiết bị máy tính, máy thu, đầu thu... được đầu tư nhưng đều xuống cấp và nhiều nơi không thể sử dụng.

c) Nguồn nhân lực

Cơ cấu tổ chức các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện chia thành 3 bộ phận chính, gồm: Bộ phận quản lý, bộ phận nội dung và bộ phận kỹ thuật.

Số lượng nguồn nhân lực các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện từ 11-20 cán bộ tùy quy mô từng Đài. Tổng số cán bộ tại các Đài huyện hiện nay là 119, trong đó: 12 cán bộ trình độ đại học (chiếm 10%), 7 cán bộ trình độ cao đẳng (chiếm 6%), 82 cán bộ trình độ trung cấp (chiếm 69%), còn lại là cán bộ trình độ khác (chiếm 15%). Để thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhiều cán bộ phải đảm nhiệm từ 2 đến 3 đầu mối công việc dẫn đến không chuyên sâu chuyên môn. Bên cạnh đó cán bộ làm công tác quản lý khai thác máy tại các trạm truyền thanh, truyền hình thường xuyên trực từ 8 giờ đến 10 giờ/ngày, khi chế độ chi trả thù lao rất thấp.

d) Tài chính

Hàng năm Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động. Năm 2013, tổng kinh phí cấp cho các Đài cấp huyện trên 5 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với năm 2005. Kinh phí cấp mới đáp ứng được một phần khối lượng công việc, nên các Đài còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài kinh phí ngân sách nhà nước cấp hàng năm, các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện có nguồn thu từ hoạt động quảng cáo và tài trợ nhưng nguồn kinh phí này rất hạn chế.

2.3. Đài Truyền thanh, trạm thu phát truyền hình công suất nhỏ cấp xã, trạm phát lại truyền thanh, truyền hình

a) Đài Truyền thanh, trạm thu phát truyền hình công suất nhỏ cấp xã

Chức năng của các Đài Truyền thanh, Trạm thu phát truyền hình công suất nhỏ cấp xã thực hiện tiếp âm chương trình phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, phát thanh chương trình của địa phương và tiếp sóng truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam.

Hiện nay, toàn tỉnh có 28/130 xã, phường, thị trấn có Đài truyền thanh cấp xã (chiếm 21,5%), 18 trạm thu phát truyền hình công suất nhỏ.

Hạ tầng kỹ thuật:

- 100% các Đài truyền thanh cấp xã đang sử dụng là đài truyền thanh không dây. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn gặp nhiều khó khăn, một số Đài bị hỏng, xuống cấp, không hoạt động được hoặc hoạt động không hiệu quả, chất lượng tín hiệu ra ở các loa phóng thanh kém, lẫn tạp âm.

- Việc tiếp sóng chương trình phát thanh của tỉnh chỉ thực hiện ở một số Đài gần trung tâm huyện, số Đài còn lại không thực hiện được do chất lượng sóng phát thanh của Đài tỉnh không tốt hoặc không thu được sóng.

- Các Đài Truyền thanh chủ yếu được đặt tại trung tâm các xã, phường, thị trấn, do đó một bộ phận hộ dân tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa (cách xa trung tâm xã) không nghe được Đài Truyền thanh cơ sở.

Nội dung: Nội dung thông tin của các Đài Truyền thanh cấp xã còn đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dân.

Thời lượng tiếp, phát sóng: Thời lượng tiếp, phát sóng tại các Đài Truyền thanh không cố định, từ 1 - 3 giờ/ngày vào buổi sáng, buổi chiều.

Nguồn nhân lực: Đài Truyền thanh cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhân lực, kinh phí, trang thiết bị, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, mô hình tổ chức của Đài Truyền thanh cấp xã chưa thống nhất trên toàn tỉnh. Các xã bố trí nhân lực phụ trách Đài Truyền thanh cấp xã là cán bộ văn hóa xã hội, đoàn thanh niên, cựu chiến binh... làm kiêm nhiệm. Các cán bộ này thường xuyên thay đổi, không được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ phát thanh, thiếu kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Tài chính: Kinh phí hoạt động Đài Truyền thanh cấp xã do ngân sách nhà nước bảo đảm nhưng còn gặp nhiều khó khăn, nhiều nơi kinh phí cấp không đủ để chi trả lương cho cán bộ phụ trách Đài và duy tu bảo dưỡng hệ thống.

b) Trạm phát lại truyền thanh, truyền hình (Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện quản lý)

Trạm phát lại truyền thanh, truyền hình được trang bị hệ thống thu, phát các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình tnh. Thực hiện chức năng tiếp sóng các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; chương trình phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân trong tỉnh.

Toàn tỉnh có 17 trạm phát lại truyền thanh, 17 trạm phát lại truyền hình do Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện quản lý. Một số các trạm phát lại truyền thanh, truyền hình được đầu tư từ lâu đã xuống cấp và có một số hư hỏng.

Thời lượng tiếp phát sóng: Các trạm tiếp phát sóng toàn bộ chương trình truyền hình Đài tỉnh (18 giờ/ngày). Ngoài ra, một số trạm thực hiện tiếp sóng các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam.

Nguồn nhân lực: Mỗi trạm phát lại có 2-3 lao động.

Tài chính: Toàn bộ kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.

2.3. Truyền hình trả tiền

a) Truyền hình cáp

Từ năm 2009, trên địa bàn tỉnh được cung cấp dịch vụ truyền hình cáp do Công ty Cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam (nay là chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam tại tỉnh Điện Biên) cung cấp.

Sau 4 năm hoạt động, dịch vụ truyền hình cáp đã phủ sóng trên phạm vi địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ với tổng số 4.477 thuê bao. Cung cấp 66 kênh truyền hình, bao gồm các kênh truyền hình địa phương; kênh truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam; kênh truyền hình kỹ thuật số VTC; kênh phim truyện nước ngoài có phụ đề và thuyết minh tiếng Việt; kênh thể thao quốc tế; kênh truyền hình dành riêng cho lứa tuổi thanh thiếu nhi... Các kênh có thời lượng từ 18 - 24 giờ/ngày.

(Chi tiết thuê bao truyền hình cáp xem Bảng 16 - Phụ lục).

(Chi tiết hạ tầng kỹ thuật truyền hình cáp xem Bảng 17 - Phụ lục).

b) Truyền hình qua hạ tầng viễn thông

Từ năm 2010, tỉnh có 1 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình qua mạng Internet là Viễn thông Điện Biên (IPTV). Dịch vụ truyền hình qua mạng là dịch vụ giá trị gia tăng sử dụng mạng băng rộng phục vụ người dùng. Người sử dụng thông qua máy vi tính hoặc máy thu hình phổ thông cùng với hộp phối ghép (set topbox) để sử dụng dịch vụ truyền hình qua mạng.

Hiện Viễn thông Điện Biên cung cấp trên 90 kênh truyền hình, ngoài các kênh truyền thống, truyền hình IPTV còn có nhiều dịch vụ tiện ích khác, như: Phim theo yêu cầu (VOD), thông tin cần biết (T-Information), Giải trí... Các kênh chương trình có thời lượng từ 18-24 giờ/ngày. Đến hết năm 2013, số thuê bao dịch vụ truyền hình cáp qua mạng của Viễn thông Điện Biên đạt 7.700 thuê bao.

Phạm vi cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV tương ứng phạm vi cung cấp dịch vụ Internet ADSL của Viễn thông Điện Biên. Hầu hết các khu vực trung tâm huyện, thị xã, thành phố và các khu vực tập trung dân cư có thể sử dụng dịch vụ IPTV.

c) Truyền hình số vệ tinh

Ngày 01/4/2012 Bưu điện tỉnh Điện Biên triển khai dịch vụ truyền hình An Viên (dịch vụ của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu). Đây là dịch vụ truyền hình trả tiền sử dụng trên hệ thống truyền hình số vệ tinh DTH được ứng dụng công nghệ tiên tiến. Với đặc tính ưu việt về công nghệ, giá cước và các kênh truyền hình riêng biệt. Truyền hình An Viên triển khai 03 gói dịch vụ: Gói cơ bản (48 kênh), gói như ý (68 kênh), gói cao cấp (82 kênh). Trong đó, thông tin được cập nhật liên tục, như: Điểm báo an ninh, Thời sự an ninh, An toàn giao thông, Bản tin 113 Online... phản ánh nhanh nhất, trung thực và đầy đủ nhất tin tức trong nước và quốc tế.

Đến hết năm 2013, số thuê bao dịch vụ truyền hình số vệ tinh trên địa bàn tỉnh phát triển được trên 660 thuê bao.

3. Báo điện tử

3.1. Báo Điện Biên Phủ điện tử

Báo điện tử Điện Biên Phủ đi vào hoạt động từ năm 2004 và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, trở thành một kênh thông tin quan trọng, cung cấp tin, bài, ảnh, góp phần nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền về Điện Biên. Từ năm 2004 đến nay số lượng tác phẩm báo chí cập nhật trong ngày liên tục tăng, bình quân 1 ngày Báo Điện Biên Phủ điện tử cập nhật khai thác 40 tác phẩm báo chí với chủ đề và thể loại đa dạng.

Số lượng tin, bài cập nhật hàng ngày được lựa chọn, biên tập theo hướng chú trọng chất lượng, phù hợp đặc trưng báo điện tử. Các chuyên mục được thay đổi theo từng giai đoạn cho phù hợp với định hướng thông tin, nhu cầu thông tin, nhiệm vụ tuyên truyền; giao diện thân thiện với người dùng, tăng khả năng tương tác giữa bạn đọc với tòa soạn, thu hút ngày càng đông bạn đọc tham gia.

Từng bước, báo Điện Biên Phủ điện tử đã khẳng định vị trí, vai trò trong hệ thống các cơ quan báo chí tỉnh Điện Biên. Thông tin bảo đảm mới, kịp thời, chính xác, đầy đủ, ngắn gọn, có hệ thống. Nguồn tin phát đi từ báo Điện Biên Phủ điện tử là nguồn tin chính thống, được nhiều cơ quan báo chí trong cả nước khai thác lại. Trung bình mỗi ngày, báo Điện Biên Phủ điện tử có 4.000 lượt người truy cập.

- Sản xuất chương trình:

Báo Điện Biên Phủ điện tử được xuất bản theo quy trình: Biên tập viên tiếp nhận và biên tập tin bài, bố trí ảnh minh họa hoàn chỉnh; người phụ trách kiểm tra, hoàn thiện và trình lãnh đạo Ban Biên tập phụ trách xuất bản Báo điện tử duyệt. Toàn bộ quy trình khép kín và đảm bảo quy định về thời gian.

- Hạ tầng kỹ thuật, công nghệ:

Báo Điện Biên Phủ điện tử được xây dựng trên nền tảng Cổng thông tin điện tử có những tính năng ưu việt giúp đơn giản hóa các thao tác của người dùng, đơn giản hóa trong tìm kiếm thông tin, cung cấp các công cụ tiện ích như: Thư điện tử, chuyên mục hỏi đáp, phản hồi thông tin phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin với bạn đọc...

3.2. Cổng thông tin Điện tử của tỉnh

Cổng thông tin điện tử tỉnh Điện Biên đi vào hoạt động từ năm 2009 do Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý. Cổng thông tin điện tử tỉnh Điện Biên có khả năng tích hp các hệ thống thông tin khác, từng bước hình thành Cổng thông tin điện tử đầy đủ của tỉnh trên mạng Internet, là giao diện giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Nội dung thông tin trên Cổng thông tin điện tử bao gồm các thông tin: Giới thiệu; tin tức, sự kiện; chuyên đề; thông tin chỉ đạo điều hành; thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách; chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quản lý hành chính; công báo điện tử; thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công; thông tin về chương trình, đề tài khoa học; thông tin thống kê.

3.3. Trang thông tin điện tử tng hp

Đến nay, có 16/30 cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh có trang thông tin điện tử cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tăng (đạt tỷ lệ 53,3%). Các trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước đã cung cấp kịp thời thông tin hoạt động, ý kiến chỉ đạo điều hành của lãnh đạo đơn vị, của ngành hiện cung cấp trên 200 dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, trong đó có 2 dịch vụ công mức độ 3. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 là 57%, mức độ 2 là 21%, mức độ 3 là 7%, chưa có dịch vụ công mức độ 4.

II. XUẤT BẢN - IN - PHÁT HÀNH

1. Xuất bản

1.1. Xuất bản phẩm kinh doanh

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên chưa có Nhà xuất bản nên các xuất bản phẩm xuất bản để kinh doanh chưa được cấp phép tại địa phương.

1.2. Xuất bản phẩm không kinh doanh

Các ấn phẩm chủ yếu do các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội xuất bản. Nội dung xuất bản phẩm bao gồm: Tài liệu tuyên truyền cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước (tài liệu về lịch sử Đảng, chính quyền của địa phương, tài liệu hướng dẫn học tập và thi hành chủ trương đường lối, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước phục vụ địa phương, tài liệu phổ biến khoa học kỹ thuật; kỷ yếu hội thảo, hội nghị. Giai đoạn 2005-2013, trung bình mỗi năm tỉnh cấp 50 giấy phép xuất bản phẩm không kinh doanh cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

2. In xuất bản phẩm

2.1. Slượng cơ sở in, loại hình và chất lượng sản phẩm

a) Số lượng các cơ sở in

Tỉnh Điện Biên hiện có 01 công ty in được Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động ngành in (Công ty TNHH In Điện Biên) và 01 công ty in được tỉnh cấp giấy phép hoạt động in có chức năng in xuất bản phẩm (Công ty TNHH In - Quảng cáo Quang Đỗ). Ngoài ra, có 80 cơ sở in khác bao gồm doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình.

b) Loại hình sản phẩm

Công ty Trách nhiệm hữu hạn In Điện Biên là một trong 8 điểm in, sao Báo Nhân dân trong cả nước, có chức năng in, sao báo Đảng phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh và khu vực. Ngoài ra, các cơ sở in khác in các xuất bản phẩm khác như Báo Điện Biên Phủ, đặc san của Hội văn học Nghệ thuật tỉnh, các bản tin và tài liệu không kinh doanh của các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Các cơ sở in tư nhân thực hiện in ấn biểu mẫu, ấn phẩm văn phòng, tờ rơi, tờ gấp, thẻ nhựa, phiếu bảo hành, nhãn sản phẩm, vỏ hộp, bao bì, túi giấy, poster, giấy mời, giấy khen, hồ sơ...

Chất lượng sản phẩm in của các cơ sở in trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu thị trường, tuy nhiên giá thành còn cao so với khu vực, chất lượng, mẫu mã còn hạn chế.

c) Thiết bị công nghệ

In xuất bản phẩm chủ yếu sử dụng công nghệ in offset:

- Trước in: Áp dụng công nghệ in offset sử dụng bản kẽm.

- Trong in: Sử dụng các thiết bị in có công nghệ tiên tiến của các nước Châu Âu.

- Sau in: Sử dụng các thiết bị như máy cắt, máy láng bóng, máy đóng ghim, máy đóng quyển, máy dán gáy, máy khâu sách, máy ép nhũ làm hộp...

Ngoài ra, các doanh nghiệp in tư nhân, các cơ sở in gia công, in lụa thủ công đã và đang cố gắng đầu tư công nghệ in và một số thiết bị sau in.

Hạn chế: Công nghệ in ở Điện Biên so với các địa phương khác trên cả nước vẫn còn lạc hậu, không đồng bộ, các cơ sở in chưa hoạt động theo hướng chuyên môn hóa sản phẩm nên việc đầu tư dàn trải, thiếu chiều sâu. Nguyên nhân chính là thị trường in ở Điện Biên còn nhỏ, nhu cầu in chưa nhiều, các doanh nghiệp chưa dám mạnh dạn đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại vì giá công nghệ thiết bị in hiện đại rất cao trong khi đó khả năng thu hồi vốn kéo dài nhiều năm.

d) Công suất, sản lượng và doanh số

Sản lượng toàn lĩnh vực in tăng bình quân hàng năm từ 8-10%/năm và đạt trên 50% tổng công suất (trên 1 tỷ trang in), chiếm 0,1% tổng sản lượng in toàn quốc (800 tỷ trang in).

Doanh số: Tổng doanh số của các đơn vị hoạt động in đạt trên 10 tỷ đồng/năm, trong đó doanh thu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn In Điện Biên đạt trên 9 tỷ đồng.

đ) Nguồn nhân lực

Tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực in năm 2013 trên 200 người (Công ty Trách nhiệm hữu hạn in Điện Biên 44 lao động, 80 cơ sở in còn lại bình quân 2 lao động/1 đơn vị). Trong đó, lao động là công nhân kỹ thuật viên chiếm 70-80% tổng số lao động, công nhân bậc cao chiếm tỷ lệ nhỏ.

e) Thị trường

Thị trường in nội tỉnh Điện Biên hiện nay là thị trường chủ yếu của các đơn vị in trong tỉnh, chiếm khoảng 1 tỷ trang in/năm, trong đó sản phẩm chủ yếu là in báo, in xuất bản phẩm, biểu mẫu, sách và một số ấn phẩm tuyên truyền. Các cơ sở in trong tỉnh chưa khai thác được thị trường in các tỉnh lân cận.

3. Phát hành xuất bản phẩm

3.1. Mạng lưới các đơn vị hoạt động phát hành xuất bản phẩm

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 2 đơn vị phát hành xuất bản phẩm là Trung tâm Phát hành sách Điện Biên và Công ty cổ phần sách và Thiết bị trường học. Các đại lý và cửa hàng sách trên địa bàn toàn tỉnh phần lớn trực thuộc 2 đơn vị phát hành này (Trung tâm Phát hành sách có 28 cửa hàng, đại lý kinh doanh; Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường học có 9 cửa hàng, đại lý). Ngoài ra, còn có một số nhà sách, cửa hàng sách tư nhân hoạt động quy mô nhỏ.

3.2. Sản phẩm và thị trường

Trung tâm Phát hành sách Điện Biên chủ yếu phát hành các đầu sách thiếu nhi, sách khoa học kỹ thuật, sách chính trị xã hội, sách giáo khoa, sách tham khảo, tác phẩm văn học và giáo trình hỗ trợ giảng dạy cho các trường trung học chuyên nghiệp trong tỉnh, các loại lịch và tác phẩm của các tác giả địa phương. Trung tâm Phát hành sách là đầu mối trong phát hành sách của Tổng Công ty sách Việt Nam và một số đơn vị khác tài trợ cho thư viện các trường học trên địa bàn tỉnh. Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học chủ yếu phát hành sách giáo khoa, sách tham khảo, sách khoa học kỹ thuật, tác phẩm văn học và một số xuất bản phẩm phục vụ cho ngành giáo dục và văn phòng phẩm.

3.3. Phương thức phát hành xuất bản phẩm

Phát hành xuất bản phẩm chủ yếu theo phương thức trao tay truyền thống, một số nhà sách, cửa hàng đã áp dụng phương thức phát hành tự chọn. Các phương thức phát hành xuất bản phẩm tiên tiến khác như qua mạng máy tính, thanh toán tự động chưa được áp dụng. Công tác phát hành xuất bản phẩm còn nhiều hạn chế, thiếu linh hoạt, thiếu hấp dẫn với khách hàng.

3.4. Nguồn nhân lực phát hành xuất bản phẩm

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm không đồng đều, số cán bộ được đào tạo so với tổng số cán bộ hoạt động trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là các chuyên ngành khác tham gia hoạt động.

Năm 2013, tổng số cán bộ tại các đơn vị phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh là 61 cán bộ, trong đó 20% cán bộ có trình độ đại học, 16% cán bộ có trình độ cao đẳng, 22% cán bộ trình độ trung cấp, còn lại 38% là lao động phổ thông.

3.5. Sản lượng phát hành xuất bản phẩm và doanh số

Giai đoạn 2005 - 2013, sản lượng sách, văn hóa phẩm, báo, tạp chí, tranh ảnh, bản đồ tăng bình quân 10%/năm; sản phẩm lịch, băng đĩa tăng trưởng bình quân 20%/năm. Năm 2013, sản lượng sách đạt trên 1,5 triệu bản, sản lượng xuất bản phẩm đạt trên 500 ngàn bản.

Tổng doanh thu bình quân phát hành sách đạt 4 tỷ/năm (chiếm 0,01% cả nước), chủ yếu là phát hành sách giáo khoa và phát hành sách tổng hợp.

III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

1. Báo chí

1.1. Kết quả đạt được

Mạng lưới báo chí phát triển toàn diện, đa dạng loại hình: Báo in, báo nói phát thanh, báo hình, cùng với hệ thống Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố, trạm truyền thanh, truyền hình cơ sở và bản tin các sở, ban, ngành góp phần truyền tải thông tin, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến nhân dân.

Báo chí từng bước đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhân dân, góp phần định hướng dư luận, xây dựng và nuôi dưỡng lý tưởng cách mạng trong giai đoạn mới, phù hợp xu thế hội nhập quốc tế.

a) Báo in

Nội dung, hình thức các ấn phẩm báo chí in được cải tiến và nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Sản lượng phát hành tăng trưởng khá.

b) Phát thanh, truyền hình

Ngoài loại hình phát thanh, truyền hình công nghệ tương tự, tỉnh phát triển mạng lưới truyền hình trả tiền (truyền hình cáp và truyền hình qua mạng Internet), phát chương trình Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh trên truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số nhằm chuyển tải nhanh, đầy đủ nội dung tới người dân, đưa thông tin ra ngoài tỉnh và quốc gia, hỗ trợ công tác đối ngoại của tỉnh.

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh sản xuất các chương trình tiếng dân tộc, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền đến người dân vùng sâu, vùng xa. Nội dung chương trình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đáp ứng được nhu cầu của người xem. Doanh thu tăng trưởng đều, doanh thu từ quảng cáo ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu.

c) Báo điện tử Điện Biên Phủ

Báo Điện Biên Phủ điện tử ngày càng khẳng định là ấn phẩm báo chí quan trọng của tỉnh. Thông tin mới, kịp thời, chính xác, đầy đủ, ngắn gọn, có hệ thống, cung cấp tin, bài, ảnh về các hoạt động tổng hợp trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền về Điện Biên.

Các chuyên mục được thay đổi theo từng giai đoạn phù hợp thực tế, đổi mới giao diện, thân thiện với người dùng, tăng khả năng tương tác giữa bạn đọc với tòa soạn, thu hút ngày càng nhiều độc giả.

1.2. Tồn tại

Kinh phí hoạt động của các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, doanh thu từ hoạt động quảng cáo còn hạn chế, khả năng tự chủ về kinh tế thấp.

a) Báo in

Sản lượng phát hành không cao, tỷ lệ người dân được hưởng thụ thông tin báo chí thấp, tỷ lệ đặt mua báo của các cơ quan nhà nước có chiều hướng giảm, số nguồn đặt mua báo Điện Biên Phủ thấp, bình quân hàng năm mỗi người dân trên địa bàn tỉnh được đọc 1 tờ báo, tạp chí địa phương.

Nguồn nhân lực của các cơ quan báo in được bổ sung cả về số lượng và chất lượng nhưng chưa đáp cầu phát triển.

b) Phát thanh, truyền hình

Địa hình đồi núi che chắn ảnh hưởng việc phủ sóng phát thanh khu vực vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Hạ tầng kỹ thuật sản xuất chương trình Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện được đầu tư từ lâu, công nghệ lạc hậu, thiết bị đầu tư nhiều giai đoạn, thiếu đồng bộ gây khó khăn trong nâng cao chất lượng sản xuất chương trình. Một số trạm phát lại truyền thanh, truyền hình xuống cấp, không sử dụng được, hiệu quả tuyên truyền thấp.

Kinh phí cấp cho hoạt động của Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, trạm truyền thanh, truyền hình cơ sở hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ thực hiện.

Nguồn nhân lực phát thanh, truyền hình từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã thiếu về số lượng, chưa được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa có biên chế chuyên trách cho trạm truyền thanh cơ sở.

Tỷ lệ số hộ gia đình có thiết bị thu thanh, thu hình thấp, đặc biệt là các hộ gia đình ở khu vực vùng sâu, vùng xa.

c) Báo điện tử

Nguồn nhân lực làm báo điện tử hạn chế, chưa phát huy hết tính ưu việt của báo điện tử, chưa khai thác tối đa ưu điểm về thời gian và không gian của báo mạng. Công nghệ làm báo điện tử chưa phát huy vai trò của cộng tác viên, bạn đọc. Người dân một số khu vực vùng sâu, vùng xa chưa được tiếp cận với loại hình thông tin này.

2. Xuất bản

2.1. Kết quả đạt được

Hoạt động xuất bản trên địa bàn tỉnh chấp hành quy định của pháp luật, không có ấn phẩm vi phạm quy định của Nhà nước và sai định hướng tuyên truyền của tỉnh, của Trung ương.

Lĩnh vực in, phát hành đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao dân trí, ổn định trật tự xã hội, phát triển kinh tế và từng bước xóa đói, giảm nghèo.

2.2. Tồn tại

Thị trường hoạt động xuất bản nhỏ, phạm vi phục vụ chủ yếu ở thành phố, trung tâm các huyện, thị xã, thị trấn. Loại hình thông tin nghe nhìn, thông tin báo chí điện tử phát triển nhanh và chiếm ưu thế hơn so thông tin qua sách và tài liệu in giấy nên số lượng xuất bản phẩm phát hành thấp

Công tác quản lý và điều hành sản xuất của các đơn vị còn hạn chế, tỷ lệ người lao động phổ thông cao, chi phí vào giá thành sản phẩm lớn, lợi nhuận chưa tương xứng với tổng giá trị vốn sử dụng.

3. Quản lý nhà nước

Công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản tại địa phương đã và đang gặp một số khó khăn như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực báo chí xuất bản chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh kịp thời phù hợp với sự phát triển, nhất là chế tài xử lý vi phạm về phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. Biên chế quản lý Nhà nước hoạt động báo chí, xuất bản thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu trên địa bàn tỉnh.

PHẦN THỨ BA

DỰ BÁO PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

Những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển thông tin nói chung và báo chí nói riêng là:

1. Hoạt động báo chí, xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tuân thủ quy định của pháp luật. Vừa góp phần mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, vừa đề cao kỷ cương, kỷ luật và pháp luật. Báo chí, xuất bản phải làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời là diễn đàn của nhân dân, phản bác các thông tin sai, xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tquốc.

2. Phát triển nhanh, mạnh, vững chắc hệ thống báo chí, xuất bản, bảo đảm phát triển đi đôi với quản lý, phù hợp xu thế chung. Nâng cao vai trò, vị trí, năng lực và hiệu quả công tác quản lý, đáp ứng và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

3. Bảo đảm tính chân thực, tính giáo dục, tính chiến đấu, phù hợp lợi ích của đất nước và nhân dân. Báo chí, xuất bản góp phần cung cấp tri thức, nâng cao dân trí, hình thành và định hướng dư luận xã hội; biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, tích cực đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và tệ nạn xã hội; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

4. Báo chí, xuất bản đi trước một bước, vừa làm tốt việc dự báo, định hướng phát triển xã hội, đồng thời là nguồn lực thúc đẩy phát triển xã hội. Báo chí, xuất bản phục vụ sự nghiệp đổi mới, mở rộng và phát huy dân chủ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nâng cao ý thức làm chủ đất nước của nhân dân.

5. Phát triển báo chí, xuất bản bảo đảm an ninh thông tin trong bối cảnh xu thế hội nhập quốc tế, hợp tác toàn diện và có những diễn biến phức tạp.

II. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ ĐẾN NĂM 2020

1. Xu hướng hội tụ các loại hình báo chí

Hội tụ các loại hình báo chí: Báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử là xu hướng tất yếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

- Hội tụ thông tin trên mạng Internet: Sự phát triển của Internet là một cuộc cách mạng truyền thông làm thay đổi nội dung, hình thức thể hiện và cách thức làm báo truyền thống. Hình thức thể hiện không chỉ là chữ viết mà còn là hình ảnh, âm thanh, video trực quan. Nội dung thông tin phản ánh cách nhìn đa chiều, nhiều cách phân tích, tổng hợp từ phóng viên, các chuyên gia, bạn đọc (qua blog, diễn đàn, mạng xã hội), internet làm thay đổi cách thức làm báo truyền thống.

- Hội tụ của báo chí với thông tin di động: Hiện nay, số lượng người sử dụng điện thoại di động ngày càng tăng, các ứng dụng trên điện thoại đáp ứng nhu cầu nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có báo chí. Ngày càng nhiều tờ báo tạo ra thu nhập từ di động, hình thức phát hành qua di động hỗ trợ hiệu quả loại hình báo giấy đang gặp khó khăn. Dự báo đến năm 2020, không còn phân biệt các loại hình báo chí, độc giả có thể tìm kiếm thông tin báo chí, sử dụng các dịch vụ truyền thông, đọc sách, nghe nhạc, xem truyền hình trực tiếp, truyền hình theo yêu cầu, chơi game, viết blog, trò chuyện trực tuyến... trên một thiết bị và có thể sử dụng mọi nơi, mọi lúc.

2. Xu hướng phát triển báo in

Nội dung báo in sẽ phát triển theo hướng thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người thụ hưởng thông tin. Các tin tức mang tính thông báo, tin giật gân giảm mạnh, thay vào đó là các thông tin có tính chất phân tích, tổng hợp, nhận định sâu sắc, cung cấp cho người đọc thông tin sâu và nhiều chiều. Báo in sử dụng thêm thông tin sau khi kiểm duyệt do bạn đọc cung cấp trên các mạng xã hội, blog...

Hình thức thể hiện báo in ngày càng đẹp do công nghệ in phát triển. Báo in không chỉ thể hiện và xuất bản trên giấy in truyền thống, mà sẽ được xuất bản trên các thiết bị đu cuối di động, giấy điện tử. Hình thức này sẽ phát triển nhanh do những ưu thế vượt trội, báo in sẽ không bị giới hạn nội dung là chữ viết và hình ảnh, có thể tích hp nhiều loại hình thông tin trên giấy điện tử.

Phạm vi phát hành không giới hạn về không gian, thời gian, tin tức sẽ được cập nhật liên tục từng giờ, từng phút. Tỷ lệ thông tin dành cho quảng cáo tăng về số lượng và hình thức thể hiện, chi phí in báo được bù đắp bằng dịch vụ quảng cáo, tiến tới báo in sẽ được phát hành miễn phí.

Các cơ quan có sản phẩm báo in không chỉ sản xuất báo in, sử dụng li thế của báo chí mở rộng hoạt động thương mại sang hình thức kinh doanh khác như: Thương mại trực tuyến, giải trí, cung cấp các dịch vụ quảng cáo, bán vé, mua sắm...

3. Xu hướng phát triển báo điện tử

Báo điện tử sẽ phát triển nhanh, mạnh cả về số lượng, chất lượng và loại hình theo các xu hướng sau:

- Xu hướng đa truyền thông: Báo điện tử sẽ tích hp các phương thức đưa tin (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video...) làm cho việc tiếp cận thông tin thuận lợi, phù hợp từng thời điểm nhận tin. Nội dung thông tin được phát hành liên tục bằng các phương tiện đa truyền thông.

- Xu hướng báo chí công dân: Tin tức không chỉ giới hạn bởi các nhà báo, các hãng thông tin. Mọi người dân đều có thể trở thành người cung cấp thông tin dưới các hình thức như: Mạng xã hội, diễn đàn, nhật ký điện tử... Với xu hướng này, người đọc sẽ nhìn nhiều chiều về một vấn đề, thông tin về một vấn đề sẽ cập nhật hơn.

- Xu hướng hội tụ báo chí điện tử với di động: Hình thức cung cấp tin không giới hạn ở thiết bị máy tính, các thiết bị kết nối mạng Internet đều có thể nhận được thông tin.

Dự báo đến năm 2015, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động xây dựng các mạng di động có khả năng truyền tải dữ liệu tốc độ cao, các thiết bị di động hỗ trợ đọc thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau như: hình ảnh, âm thanh, video... khi đó các thuê bao di động sẽ được cung cấp dịch vụ thông tin báo chí. Giai đoạn này nội dung thông tin chưa phong phú, chủ yếu được cung cấp dưới dạng đơn giản, có tính chất điểm tin.

Đến năm 2020 hình thức này sẽ phát triển mạnh, người sử dụng dịch vụ có thể đọc báo trên thiết bị cầm tay, nội dung thông tin sẽ được cung cấp có tính chất phân tích, tổng hợp kèm thông tin tư vấn đến từng cá nhân.

Các trang thông tin điện tử sẽ là công cụ quảng cáo và thực hiện giao dịch. Trong thời gian tới các trang thông tin điện tử phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, nội dung được quan tâm phát triển tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí.

4. Xu hướng phát triển phát thanh

a) Nội dung chương trình

Thông tin trung thực, chính xác, khách quan, nhanh nhạy, kịp thời, sinh động. Nâng cao hiệu quả thông tin phát thanh trong đời sống xã hội, đảm bảo vai trò định hướng dư luận xã hội. Hoàn thiện và tăng thêm các hệ chương trình phát thanh, chú trọng nâng cao chất lượng nội dung các hệ chương trình đi vào chiều sâu và toàn diện, đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi đối tượng thính giả.

Tăng thời lượng, nâng cao chất lượng nội dung chương trình, đáp ứng nhu cầu thông tin và mục tiêu giáo dục cộng đồng, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường phát thanh đối ngoại, tập trung tuyên truyền đường lối đối ngoại của Việt Nam, phản ánh công cuộc xây dựng phát triển đất nước, tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển có trọng điểm các cơ quan thường trú ở nước ngoài, đảm bảo thông tin quốc tế nhanh nhạy, chính xác, hấp dẫn.

Đối với các đài phát thanh địa phương: Nâng cao thời lượng phát sóng chương trình tự sản xuất, đầy đủ thông tin thời sự - chính trị tổng hợp, âm nhạc, thông tin giải trí...

b) Sản xuất chương trình

Sản xuất chương trình phát thanh theo hướng tăng khả năng trao đổi thông tin, chương trình với các đài địa phương và đài nước ngoài. Tăng thời lượng phát thanh trực tiếp tại phòng thu và các điểm có sự kiện thông qua phương tiện lưu động và cơ sở hạ tng viễn thông.

c) Truyền dẫn và phát sóng

Kết hợp nhiều phương thức truyền dẫn, phát sóng nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng phủ sóng đối nội. Đầu tư, nâng cấp, mở rộng hệ thống phát sóng đối ngoại bằng sóng ngắn kết hợp phát sóng trực tiếp qua vệ tinh. Tăng cường thời lượng và phát triển trên mạng Internet, báo điện tử bằng công nghệ "online" và "offline". Tăng cường hệ thống truyền dẫn và phát sóng công nghệ số hệ chương trình phát thanh, đáp ứng yêu cầu truyền tải, trao đổi các chương trình phát thanh.

Phủ sóng: Tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt chỉ tiêu 100% thông qua vệ tinh viễn thông Vinasat 1 và Vinasat 2.

Phủ sóng đối ngoại: Tăng cường phát sóng FM chương trình VOV5 tại các địa bàn trọng điểm dành cho người nước ngoài ở Việt Nam, tiếp tục thuê nước thứ ba phát sóng ngắn đến các nước, các khu vực xa, mở rộng vùng phủ sóng phát trực tiếp từ Việt Nam qua vệ tinh, cải thiện chất lượng phủ sóng bằng công nghệ mới.

d) Phát triển dịch vụ

Củng cố tổ chức và tăng cường năng lực các đơn vị, bộ phận dịch vụ quảng cáo qua Đài Phát thanh Trung ương và địa phương. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động quảng cáo theo quy định pháp luật, xây dựng chiến lược quảng cáo linh hoạt phù hợp nền kinh tế thị trường. Tăng nguồn thu từ dịch vụ văn hóa, kỹ thuật, đào tạo.

Phát triển, mở rộng hệ "âm nhạc - thông tin - giải trí" theo hướng khai thác và huy động các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia tài trợ, hỗ trợ và quảng cáo trên sóng phát thanh, phù hợp nội dung, tính chất và phạm vi của hệ chương trình. Phát thanh sẽ được số hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, từng bước thực hiện lộ trình hội tụ với viễn thông.

đ) Hệ thống truyền thanh cơ sở

Truyền thanh cơ sở là kênh thông tin tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến người dân. Hệ thống truyền thanh cơ sở sẽ được đầu tư, nâng cấp. Mô hình hoạt động được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nội dung thông tin truyền. Các cụm truyền thanh cơ sở phối hợp với truyền thanh cấp huyện nâng cao chất lượng nội dung chương trình.

5. Xu hướng phát triển truyền hình

Truyền hình trong giai đoạn tới sẽ được số hóa sử dụng công nghệ truyền hình độ phân giải cao HDTV. Nội dung chương trình truyền hình ngày càng đa dạng và phong phú theo hướng chuyên nghiệp hóa các kênh truyền hình (mỗi kênh truyền hình cung cấp một nội dung thông tin: Thể thao, phim truyện, ca nhạc, khoa học...), tạo ra nhiều lựa chọn chương trình cho người xem (truyền hình theo yêu cầu...). Truyền hình sẽ hội tụ với các hình thức cung cấp thông tin khác: Hội tụ trên báo in, thiết bị di động, báo điện tử...

a) Nội dung chương trình

Hoàn thiện, tăng kênh truyền hình, nâng cao chất lượng nội dung chương trình đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng cao dân trí, giải trí và mục tiêu giáo dục cộng đồng của người dân, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tăng các chương trình cho người Việt Nam ở nước ngoài và thông tin đối ngoại, đảm bảo thông tin quốc tế nhanh, chính xác và hấp dẫn.

b) Sản xuất chương trình

Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong sản xuất chương trình, xây dựng dây chuyền sản xuất phù hợp với số lượng kênh, đồng bộ về công nghệ thiết bị, số hóa hệ thống lưu trữ tư liệu truyền hình. Tăng cường hợp tác sản xuất, trao đổi chương trình truyền hình giữa các đài địa phương, đài nước ngoài, các bộ, ngành và các đơn vị, tổ chức khác trong xã hội.

Tăng cường trao đổi thông tin, mua bản quyền và nâng cao chất lượng biên tập, biên dịch các chương trình truyền hình nước ngoài (có lồng tiếng, thuyết minh, phụ đề tiếng Việt), hợp tác với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước sản xuất, trao đổi, khai thác chương trình và cung cấp các dịch vụ truyền hình trả tiền cho các hộ dân.

c) Truyền dẫn và phát sóng

Kết hợp nhiều phương thức truyền dẫn, phát sóng (vệ tinh, mặt đất, cáp, internet, mạng điện thoại di động) và tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông để nâng cao chất lượng và mở rộng diện phủ sóng, đáp ứng nhu cầu thông tin mọi đối tượng trong xã hội. Mở rộng hệ thống phát sóng đối ngoại trực tiếp qua vệ tinh, cáp, tăng cường thời lượng, chất lượng truyền dẫn phát sóng kênh đối ngoại trên mạng Internet, mạng điện thoại di động, báo điện tử. Phát triển phát sóng truyền hình số mặt đất, số vệ tinh theo lộ trình, phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước.

d) Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Ứng dụng, làm chủ và phát huy hiệu quả kỹ thuật công nghệ hiện đại trong sản xuất chương trình, truyền dẫn, phát sóng, phương tiện thu xem của người dân nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng cao dân trí, giải trí, từng bước hội nhập truyền hình khu vực và quốc tế.

đ) Phát triển dịch vụ

Chất lượng hoạt động quảng cáo, dịch vụ truyền hình được nâng cao. Chiến lược quảng cáo được xây dựng linh hoạt, phù hợp nền kinh tế thị trường và truyền thống văn hóa Việt Nam, tăng nguồn thu từ dịch vụ gia tăng khác. Phát triển nhanh dịch vụ truyền hình trả tiền tới khu vực thành phố, thị xã, khu dân cư tập trung trong toàn quốc và một số nơi trên thế giới. Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ gia tăng khác trên hạ tầng kỹ thuật truyền hình.

III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT BẢN ĐẾN NĂM 2020

1. Xu hướng chung

Ba lĩnh vực xuất bản, in, phát hành phối hợp khai thác lợi thế về vốn, thiết bị, thị trường tạo điều kiện các đơn vị phát triển theo hướng kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành hàng, đa thị trường.

2. Xuất bản

Sự hội tụ thông tin - viễn thông - internet có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực xuất bản: Hình thức thể hiện xuất bản phẩm đa dạng hơn (xuất bản bằng đĩa CD, VCD, DVD, website, Blog, Internet...), chất lượng xuất bản phẩm được nâng cao đáp ứng nhu cầu độc giả.

Quy mô các nhà xuất bản ngày càng phát triển, xuất bản gồm nhiều khâu từ biên tập, tổ chức bản thảo đến in ấn, phát hành và chuyển phát. Tổ chức hoạt động chuyển đổi theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước. Các nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ chính trị theo cơ chế nhà nước đặt hàng, các xuất bản phẩm khác do nhà xuất bản khai thác theo cơ chế kinh doanh trên cơ sở thực hiện đúng tôn chỉ mục đích và quy định của pháp luật.

3. In

Công nghệ in offset vẫn là công nghệ in chủ yếu nhưng thiết bị in offset cao cấp, hiện đại (chế bản bằng phim và tách màu điện tử, in kỹ thuật số, in offset cuốn có sấy) sẽ thay thế công nghệ in offset thông thường (bán tự động, tốc độ chậm và ô nhiễm môi trường). Gia công hoàn thiện sản phẩm phát triển theo hướng dây chuyền tự động liên hoàn để nâng cao chất lượng và năng suất lao động.

4. Phát hành xuất bản phẩm

Hệ thống phát hành xuất bản phẩm chia làm hai mảng rõ ràng, một là kinh doanh phát hành xuất bản phẩm, một là phát hành xuất bản phẩm công ích. Đối với kinh doanh phát hành xuất bản phẩm các địa phương thực hiện chủ trương xã hội hóa. Đối với hoạt động phát hành xuất bản phẩm công ích, nhà nước hỗ trợ dưới hình thức trợ giá hoặc đặt hàng.

Hệ thống mạng lưới phát hành xuất bản phẩm rộng, có chiến lược phát hành xuất bản phẩm và phân phối sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người đọc và yêu cầu của tác giả. Phương thức phát hành xuất bản phẩm linh hoạt và tiên tiến, thương mại điện tử, thanh toán điện tử được ứng dụng trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm. Khi xuất hiện sách và các ấn phẩm điện tử thì phương thức phát hành xuất bản phẩm chịu sự chi phối của công nghệ thông tin trong cách thức thanh toán.

Các nhà xuất bản thực hiện phát hành xuất bản phẩm điện tử, phát hành đến đông đảo bạn đọc, trên phạm vi toàn cầu. Hình thức bán sách trên Internet phối hợp với hệ thống phát hành của ngành bưu điện được phát triển.

Mô hình cửa hàng sách ảo sẽ phát triển, hình thức bán sách lưu động bằng các phương tiện cơ giới vẫn tồn tại. Với phương thức phát hành này, sách được phát hành rộng rãi đến khu vực vùng sâu, vùng xa nhanh chóng và thuận tiện.

Mô hình tổ chức phát hành sách phát triển theo hướng duy trì và củng cố các cơ sở phát hành nhà nước đảm bảo nhu cầu về xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị, chính sách của Nhà nước đối với vùng dân tộc, vùng núi, vùng sâu, vùng xa và phục vụ nhu cầu sử dụng xuất bản phẩm của xã hội.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa, hình thành các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân, cửa hàng bán lẻ với phạm vi hoạt động và qui mô tăng dần làm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động phát hành sách.

Trong các mô hình tổ chức nói trên, các cơ sở phát hành nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp xuất bản phẩm cho xã hội.

PHẦN THỨ TƯ

QUY HOẠCH BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển báo chí, xuất bản hiệu quả cao phục vụ công tác thông tin tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của tỉnh, phù hợp với xu hướng phát triển báo chí, xuất bản của cả nước và hội nhập quốc tế, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2. Phát triển báo chí, xuất bản phù hợp nhịp độ phát triển kinh tế, xã hội, đặc thù của tỉnh và trình độ dân trí. Có chính sách phù hợp với từng loại hình báo chí, xuất bản, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, xuất bản phát triển toàn diện, thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, định hướng thông tin.

3. Phát triển báo chí, xuất bản đồng bộ về số lượng, chng loại, hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Chú trọng nâng cao chất lượng, nội dung, hình thức thể hiện, phương thức truyền tải thông tin, nhất là các ấn phẩm phục vụ các dân tộc trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu thông tin về báo chí, xuất bản của nhân dân, đóng góp tích cực vào việc giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực xuất bản, phát hành tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới. Tiếp tục thực hiện xã hội hóa các hoạt động in, phát hành theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

4. Từng bước đổi mới công nghệ báo chí, xuất bản trong đó chú trọng xây dựng tòa soạn báo theo mô hình tòa soạn điện tử, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động in ở cả 3 khâu, ứng dụng công nghệ xuất bản phẩm điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong phát hành.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2020, Điện Biên trở thành tỉnh có mặt bằng báo chí, xuất bản đạt mức trung bình khá của cả nước, với trình độ chuyên nghiệp hiện đại, mang đậm bản sắc, có khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, liên kết trong nước và quảng bá hình ảnh, lợi thế tiềm năng của tỉnh ra khu vực và quốc tế.

Phân tách nội dung thông tin báo chí, xuất bản phục vụ nhiệm vụ chính trị, công ích, nhiệm vụ phục vụ cho vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn với nội dung thông tin khác, phù hợp nhằm từng bước tự chủ về kinh tế trong hoạt động báo chí, xuất bản. Đến năm 2015, các cơ quan báo chí sử dụng ngân sách nhà nước tự chủ 20%, năm 2020 tự chủ 30% và tiến đến tự chủ hoàn toàn về tài chính.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Báo in

Số lượng các cơ quan báo in:

Giai đoạn 2014 - 2015: Giữ nguyên số lượng 1 cơ quan báo in

Giai đoạn 2016 - 2020: Phát triển thêm 1 cơ quan báo in là Tạp chí Văn nghệ Điện Biên thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.

Các bản tin: Phát triển thêm các bản tin của các tổ chức đoàn thể, các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền nội bộ.

Nguyên tắc phát triển báo in: Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư các sản phẩm báo chí thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, đồng bào dân tộc thiểu số. Các sản phẩm báo chí còn lại tăng dần khả năng tự chủ về tài chính trên cơ sở thực hiện đúng tôn chỉ mục đích và quy định của pháp luật.

Thụ hưởng thông tin báo in: Đến năm 2015, số lượng báo, tạp chí địa phương đạt 1,5 tờ/người/năm, đến năm 2020 là 2 tờ/người/năm.

2.2. Phát thanh - Truyền hình

a) Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

- Giai đoạn đến năm 2015:

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh trở thành cơ quan truyền thông đa phương tiện, phát sóng 1 kênh phát thanh, 1 kênh truyền hình. Thời lượng chương trình phát thanh 18 giờ/ngày, thời lượng kênh truyền hình là 18 giờ/ngày. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đạt 85% số hộ dân.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh trở thành cơ quan truyền thông đa phương tiện với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực đủ trình độ làm chủ công nghệ, sản xuất chương trình, chất lượng nội dung và chất lượng kỹ thuật cao.

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phát sóng trên 1 kênh phát thanh số, 2 kênh truyền hình số (1 kênh hiện tại và phát triển thêm 1 kênh truyền hình số).

Phát sóng chương trình truyền hình lên vệ tinh, nâng tỷ lệ phủ sóng đạt 100% hộ dân. Hoàn thành lộ trình số hóa chuyển đổi công nghệ phát sóng công nghệ tương tự sang công nghệ số.

b) Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố

- Giai đoạn đến năm 2015: Đảm bảo tiếp, phát lại các chương trình phát thanh - truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh theo quy định. Tăng cường số lượng, thời lượng, chất lượng cộng tác với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, xây dựng trang truyền thanh, truyền hình địa phương phát trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Đồng thời, nâng cao chất lượng, thời lượng bản tin truyền thanh ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố.

- Giai đoạn 2016 - 2020: 100% Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện sản xuất mỗi tuần từ 2 - 3 bản tin truyền thanh tổng hợp, thời lượng chương trình từ 20 - 30 phút. 70% Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện có chương trình truyền thanh bằng tiếng dân tộc, tăng cường cộng tác với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng các chuyên mục phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

c) Đài truyền thanh, truyền hình cấp xã, Trạm phát lại truyền thanh, truyền hình

Giai đoạn 2014 - 2015: 40% các xã, phường, thị trấn được đầu tư xây dựng đài truyền thanh, ưu tiên đầu tư, nâng cấp khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Giai đoạn 2016 - 2020: 100% các xã, phường, thị trấn được đầu tư xây dựng đài truyền thanh.

d) Truyền hình trả tiền

Giai đoạn 2014 - 2015: Phát triển mạng lưới truyền hình trả tiền đến cấp huyện. Tốc độ tăng trưởng thuê bao đạt 10%/năm. Tỷ trọng số hộ dùng truyền hình trả tiền đạt 10%.

Giai đoạn 2016 - 2020: Phát triển mạng lưới truyền hình trả tiền đến cấp xã. Tốc độ tăng trưởng thuê bao đạt 15%/năm. Tỷ trọng số hộ dùng truyền hình trả tiền đạt 25%.

2.3. Báo điện tử

a) Giai đoạn đến năm 2015

Nâng cao chất lượng nội dung thông tin, hình thức thể hiện, tốc độ truy cập Báo điện tử Điện Biên Phủ. 70% các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có trang thông tin điện tử tổng hợp.

b) Giai đoạn 2016 - 2020

Xây dựng Báo điện tử Điện Biên Phủ theo mô hình tòa soạn điện tử hiện đại, nâng cao tính cạnh tranh với các tờ báo khác trong và ngoài tỉnh. Xây dựng phiên bản tiếng Anh để thu hút và quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh với quốc tế. 100% các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có trang thông tin điện tử tổng hợp.

2.4. Trung tâm báo chí, cơ quan đại diện và phóng viên thường trú

a) Trung tâm báo chí

Giai đoạn đến năm 2015: Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm báo chí của tỉnh đặt tại Báo Điện Biên Phủ do Báo Điện Phủ trực tiếp quản lý để phục vụ báo chí trong nước và quốc tế đưa tin các hoạt động của tỉnh.

Giai đoạn 2016 - 2020: Xây mới Trung tâm báo chí của tỉnh phục vụ các sự kiện của tỉnh, của quốc gia và quốc tế tại địa phương.

b) Cơ quan đại diện, phóng viên thường trú

Khuyến khích một số cơ quan báo Trung ương, cơ quan báo chí các tỉnh trong cả nước thành lập văn phòng đại diện và cử phóng viên thường trú tại tỉnh để thông tin kịp thời các hoạt động, sự kiện của tỉnh đến độc giả trong và ngoài tỉnh. Bố trí các cơ quan đại diện, phóng viên thường trú hoạt động tại Trung tâm báo chí của tỉnh.

2.5. Xuất bản, In, Phát hành xuất bản phẩm

a) Giai đoạn đến năm 2015

Tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng đầu sách xuất bản phục vụ nhiệm vụ chính trị và sản lượng in xuất bản phẩm đạt 8% - 10%/năm, trong đó 20%- 30% là xuất bản phẩm điện tử.

Tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng trang in đạt 8% - 10%/năm, đến năm 2015 đạt 1,3 - 1,5 tỷ trang in tiêu chuẩn.

Tốc độ tăng trưởng bình quân phát hành xuất bản phẩm đạt 8%-10%/năm, đến năm 2015 phát hành sách đạt 2,0 - 2,3 triệu bản, văn hóa phẩm đạt 0,5 - 0,7 triệu bản.

Tổng mức tăng doanh số bình quân toàn ngành đạt 10-12%/năm. Doanh thu đạt 20 - 25 tỷ đồng/năm.

b) Giai đoạn đến năm 2020

Tốc độ tăng trưởng bình quân các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đạt 13-15%/năm.

Tổng trang in tiêu chuẩn đạt 1,5-1,8 tỷ trang.

Tổng bản sách phát hành sách đạt 4,0 - 4,5 triệu bản, phát hành văn hóa phẩm đạt 1-1,2 triệu bản.

Tổng mức tăng doanh số bình quân toàn ngành đạt 13-15%/năm. Doanh thu đạt 30 - 35 tỷ đồng/năm.

Đầu tư, nâng cấp Trung tâm Phát hành sách Điện Biên thành một Trung tâm phát hành xuất bản phẩm hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân trong giai đoạn mới.

Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất một điểm cung cấp xuất bản phẩm.

Định hướng đầu tư công nghệ và thiết bị: Công nghệ và thiết bị đầu tư phù hợp xu thế chung trong nước và thế gii, khắc phục tình trạng đầu tư cục bộ gây lãng phí trong từng cơ sở in. Đầu tư công nghệ và thiết bị có trọng điểm, mỗi đơn vị có công nghệ và thiết bị chủ lực gắn với các sản phẩm chủ lực.

Định hướng phát triển thị trường: Thị trường trong tỉnh là thị trường chủ lực, từng bước mở rộng thị trường các tỉnh trong khu vực Tây Bắc.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Báo in

1.1. Nguyên tắc và lộ trình phát triển

a) Lộ trình phát triển

- Giai đoạn đến năm 2015

+ Giữ nguyên kỳ phát hành báo Điện Biên Phủ thời sự 3 kỳ/tuần.

+ Giữ nguyên kỳ phát hành báo Điện Biên Phủ dành cho đồng bào các dân tộc vùng cao 3 kỳ/tháng. Tăng sản lượng phát hành; Tăng số lượng và chất lượng các chuyên mục.

+ Giữ nguyên kỳ báo Điện Biên Phủ cuối tuần 4 kỳ/tháng. Tăng sản lượng phát hành; Tăng số lượng và chất lượng các chuyên mục.

- Đặc san văn nghệ Điện Biên giữ nguyên kỳ phát hành 1 kỳ/tháng. Tăng sản lượng phát hành, tăng chất lượng nội dung các chuyên mục.

- Bản tin: cấp phép cho bản tin các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể theo quy định của pháp luật.

- Giai đoạn đến năm 2020:

+ Tăng kỳ phát hành báo Điện Biên Phủ thời sự 5 kỳ/tuần. Tăng sản lượng, số lượng và chất lượng các chuyên mục; Xuất bản các ấn phẩm dưới dạng ấn phẩm điện tử, tỷ lệ số lượng ấn phẩm điện tử chiếm 40% tổng sản lượng phát hành.

+ Tăng kỳ phát hành báo Điện Biên Phủ dành cho đồng bào các dân tộc vùng cao 4 kỳ/tháng.

+ Giữ nguyên kỳ báo Điện Biên Phủ cuối tuần 4 kỳ/tháng. Tăng trang báo Điện Biên Phủ cuối tuần từ 8 trang lên 16 trang. Tăng sản lượng phát hành; Tăng số lượng và chất lượng các chuyên mục.

+ Tạp chí Văn nghệ: Phát triển Đặc san văn nghệ Điện Biên thành Tạp chí văn nghệ Điện Biên với kỳ phát hành 1 kỳ/tháng; Tăng sản lượng phát hành; Tăng trang, tăng chuyên mục; Xuất bản ấn phẩm dưới dạng ấn phẩm điện tử, tỷ lệ ấn phẩm điện tử chiếm 40% tổng sản lượng phát hành.

+ Phát triển các ấn phẩm mới: Khuyến khích phát triển các đặc san, bản tin phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, khoa học công nghệ, tuyên truyền phổ biến giáo dục, pháp luật, thông tin đối ngoại; các ấn phẩm phục vụ nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhưng tự chủ về kinh phí.

b) Nguyên tắc phát triển

Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư các cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ chính trị, công ích, phục vụ vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Các cơ quan báo chí từng bước tự chủ về kinh phí, cụ thể:

- Giai đoạn đến năm 2015: Báo Điện Biên Phủ phát hành những ấn phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị, ngân sách nhà nước bảo đảm 70%-80% kinh phí (20%-30% kinh phí tự chủ).

- Giai đoạn đến năm 2020: Báo Điện Biên Phủ, tạp chí Văn nghệ Điện Biên tự chủ 30% - 50% kinh phí. Khuyến khích các cơ quan báo chí phát hành các ấn phẩm nhưng tự chủ về kinh tế.

1.2. Nội dung báo in

a) Báo Điện Biên Phủ

Đến năm 2020, các cơ quan báo in tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương:

- Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thông tin lãnh đạo chỉ đạo điều hành của tỉnh đến cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, phát hiện và nêu gương các điển hình tiên tiến, kịp thời biểu dương các tập thể, đơn vị, cá nhân năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

- Tham gia định hướng chính trị, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Phối hợp tham gia phản biện xã hội với cơ quan chức năng trong tnh, phản bác kịp thời những luận điệu sai trái, chống phá Đảng, chính quyền của các thế lực thù địch. Thực hiện vai trò cơ quan ngôn luận của các cấp ủy Đảng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Tích cực quảng bá hình ảnh Điện Biên với bạn bè trong nước và quốc tế.

- Tăng số lượng tin, bài chuyên sâu phản ánh tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh và khu vực. Chú trọng nội dung thông tin hỗ trợ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

- Tăng các chuyên mục về đời sống xã hội, an ninh trật tự, thu hút sự quan tâm, theo dõi các đối tượng độc giả.

b) Tạp chí văn nghệ

Tập trung khai thác nội dung thông tin giải trí, sinh hoạt văn hóa tinh thần các dân tộc trên địa bàn tỉnh, tham gia đấu tranh chống việc lợi dụng văn học nghệ thuật truyền bá các quan điểm sai trái, đồng thời có những đóng góp xứng đáng vào nền văn học nghệ thuật nước nhà.

1.4. Phạm vi phục vụ báo in

Mở rộng phạm vi phục vụ các ấn phẩm báo Điện Biên Phủ thời sự, báo dành cho đồng bào dân tộc vùng cao đến các xã, bản vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Tăng cường tuyên truyền ấn phẩm tạp chí văn nghệ Điện Biên đến các đối tượng trong xã hội đặc biệt là các văn nghệ sỹ thuộc hội văn học nghệ thuật các tỉnh trong khu vực và trên cả nước.

Quảng bá các ấn phẩm báo in trong khu vực và trên cả nước, thu hút độc giả ngoài tỉnh bằng các ấn phẩm điện tử.

1.5. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

Tăng cường bồi dưỡng chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm báo cho phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên. Hàng năm tổ chức trao đổi kinh nghiệm chuyên đề với các báo thuộc các tỉnh, các bộ ngành trên cả nước. Cử phóng viên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Liên kết các trường đại học chuyên ngành báo chí mở các lớp đào tạo chuyên sâu cho các phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí.

a) Báo Điện Biên Phủ

Đến năm 2015, đảm bảo số lượng nguồn nhân lực theo quyết định 338/QĐ-TW của Ban chấp hành Trung ương: Từ 41 - 45 cán bộ công chức, viên chức và lao động, trong đó phóng viên và biên tập viên trình độ đại học trở lên chiếm 70%, cao đẳng chiếm 15%, còn lại là lao động trình độ khác. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ cho phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí. Đảm bảo một số lao động các chuyên mục thông tin kinh tế, văn hóa thông thạo ngoại ngữ và tiếng dân tộc thiểu số.

Kiện toàn bộ máy tổ chức Báo Điện Biên Phủ theo mô hình sau: Phòng hành chính trị sự, phòng thư ký tòa soạn, phòng xây dựng Đảng - nội chính, phòng kinh tế, phòng văn- hóa xã hội, phòng bạn đọc tư liệu, phòng báo điện tử.

Đến năm 2020 có 46 - 50 cán bộ công chức, viên chức và lao động, đa số cán bộ có trình độ đại học trở lên. Chú trọng phát triển hai nhóm nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực phát triển thị trường nhằm thúc đẩy công tác phát hành và thu hút độc giả. Tách phòng báo điện tử Báo Điện Biên Phủ ra thành tờ báo điện tử có bộ máy hoạt động riêng, quy mô nhân lực tờ báo điện tử 20 cán bộ.

b) Tạp chí Văn nghệ Điện Biên

Đến năm 2015, tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban Biên tập đặc san văn nghệ. Nâng cao chất lượng, trình độ năng lực, chuyên môn cho các hội viên.

Giai đoạn từ năm 2016-2020: Thành lập cơ quan báo chí Tạp chí Văn nghệ Điện Biên theo hướng thành lập ban biên tập, phòng phóng viên, phòng hành chính, phòng điện tử, phòng thư ký tòa soạn và phòng quảng cáo, phát hành. Quy mô 25 cán bộ.

1.6. Dịch vụ báo in

Phát triển dịch vụ báo in theo hướng tự chủ và nâng cao chất lượng quảng cáo. Chủ động tìm kiếm quảng cáo, xây dựng chiến lược truyền thông, hợp tác với các đơn vị truyền thông nhằm nâng cao chất lượng nội dung quảng cáo.

2. Phát thanh truyền hình

2.1. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

2.1.1. Phát thanh

a) Thời lượng

Giai đoạn đến năm 2015: Giữ nguyên 1 kênh phát thanh, tăng thời lượng phát sóng chương trình Đài phát thanh tỉnh lên 8 giờ/ngày. Tỷ trọng thời lượng chương trình tiếng Thái và tiếng Mông đạt 60%.

Giai đoạn 2016 - 2020 giữ nguyên 1 kênh phát thanh, tăng thời lượng phát sóng chương trình Đài tỉnh lên 10 giờ/ngày. Tỷ trọng thời lượng chương trình tiếng Thái, tiếng Mông đạt 60%.

b) Chất lượng, nội dung chương trình

Duy trì sản xuất chương trình phát thanh bằng tiếng Việt, tiếng Mông và tiếng Thái. Nâng cao chất lượng bản tin thời sự, các chuyên đề, chuyên mục phản ánh về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Tăng cường các chương trình “phát thanh mở”, phát thanh thực tế, phát thanh tương tác có sự tham gia trực tiếp của thính giả, mở thêm chương trình tiếng dân tộc khác.

Tăng các chương trình phát thanh trực tiếp lên 1-2 giờ/chương trình, mỗi tuần thực hiện 3 chương trình đảm bảo tính thời sự và khả năng tương tác với bạn nghe đài. Đẩy mạnh sản xuất, phát sóng những tin bài đối thoại, tọa đàm, bình luận mang tính chất phản biện xã hội. Thay đổi kết cấu, nội dung của chương hình phát thanh theo hướng nội dung phong phú, cách thức thể hiện đa dạng, phù hợp với thị hiếu bạn nghe đài. Nâng cao chất lượng biên tập đảm bảo các chương trình tiếng Thái, tiếng Mông phù hợp tập quán sinh hoạt đồng bào dân tộc, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối với người dân tộc ít người. Sản xuất chương hình theo nhóm bạn nghe đài, đáp ứng nhu cầu thông tin, là sân chơi bổ ích cho mọi lứa tuổi.

c) Công nghệ, thiết bị sản xuất chương trình

Duy trì công nghệ sản xuất chương trình phi tuyến, xây dựng các phòng thu thanh theo chuyên đề, phòng phát thanh trực tiếp đảm bảo thực hiện các chương trình phát thanh theo hướng mở, phát thanh thực tế, phát thanh tương tác.

d) Truyền dẫn phát sóng

Giai đoạn 2014-2016: Duy trì công nghệ truyền dẫn, phát sóng tương tự. Nâng cấp chất lượng máy phát và các trạm phát lại FM, AM, đảm bảo phủ sóng phát thanh tại khu vực vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vừng đồng bào dân tộc.

Giai đoạn 2017 - 2020: Thực hiện lộ trình số hóa theo lộ trình quốc gia.

2.1.2. Truyền hình

a) Thời lượng phát sóng

- Giai đoạn đến năm 2015: Giữ nguyên thời lượng phát sóng trên kênh truyền hình Điện Biên 18 giờ/ngày, chương trình tự sản xuất 7,5 giờ/ngày.

- Giai đoạn 2016-2020: Duy trì kênh truyền hình hiện tại, tăng 1 kênh truyền hình thông tin kinh tế, thể thao và giải trí với thời lượng 18 giờ/ngày. Nâng cao năng lực sản xuất chương trình trên 12 giờ/ngày.

b) Chất lượng, nội dung chương trình

Nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, đến năm 2015 đạt mức trung bình khá trong hệ thống truyền hình địa phương và khu vực.

Nâng cao chất lượng các chuyên đề, chuyên mục các lĩnh vực phản ánh khác nhau. Tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành trong sản xuất các chuyên mục, chuyên đề phục vụ nhu cầu của người dân. Thực hiện nghiêm chỉnh quy định về về bản quyền, thẩm định nội dung đối với các chương trình khai thác. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa truyền hình, sản xuất các phim tài liệu nhiều tập, phim truyền hình theo hướng sử dụng các chất liệu mang đậm bản sắc của Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Mỗi năm sản xuất 10 - 30 tập phim tài liệu, khoa học.

Mở rộng xây dựng, mua bản quyền sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình phục vụ nhu cầu giải trí trên địa bàn tỉnh và cung cấp các chương trình này cho các đài khu vực phụ cận. Tăng cường sản xuất chương trình, tin bài phản ánh mặt trái, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, góp phn định hướng dư luận và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tăng cường lượng tin bài cộng tác với Đài Truyền hình Việt Nam.

c) Công nghệ, thiết bị sản xuất chương trình

- Giai đoạn đến năm 2015:

Thiết bị tiền kỳ: Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, đầu tư các trang thiết bị như máy quay, xe lưu động tin tức, nâng cấp xe truyền hình lưu động đồng bộ để thực hiện các chương trình trực tiếp và ghi hình các chương trình văn nghệ, giải trí tại hiện trường. Xây dựng các phòng quay chuyên đề.

Thiết bị hậu kỳ: Đầu tư thiết bị dựng hình phi tuyến kết nối mạng, thiết bị lưu trữ và quản lý dữ liệu, thiết bị thu thanh lồng tiếng, kỹ xảo, quảng cáo...

Thiết bị tổng khống chế, phát chương trình, khai thác tư liệu từ vệ tinh: Đầu tư nâng cấp hệ thống chuyển mạch, kết nối đầu cuối, phân phối và kiểm soát chương trình, thiết bị máy chủ phát sóng chương trình, thiết bị khai thác và lưu trữ chương trình.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp trang thiết bị đồng bộ, hiện đại phục vụ việc sản xuất kênh truyền hình chính trị.

Thiết bị tiền kỳ: Đầu tư hệ thống máy quay, xây dựng phim trường, các phòng quay theo chuyên đề.

Thiết bị hậu kỳ: Tiếp tục đầu tư và nâng cấp các bộ dựng phi tuyến kết nối mạng, nâng cấp các thiết bị đồ hoạ, kỹ xảo và quảng cáo.

d) Truyền dẫn và phát sóng

Duy trì các phương thức truyền dẫn phát sóng đa dạng: Truyền dẫn phát sóng tương tự, truyền dẫn phát sóng trên mạng lưới truyền hình cáp, truyền dẫn phát sóng trên mạng Internet, truyền dẫn phát sóng số mặt đất. Thực hiện lộ trình số hóa:

- Giai đoạn đến năm 2015: Xây dựng các trạm phát lại phát thanh, truyền hình tại các khu vực chưa có sóng phát thanh, truyền hình địa phương. Các máy thu hình được lắp đặt tại các trạm phát lại đảm bảo tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG4, MPEG2.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng số tại tỉnh Điện Biên. Trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn phát sóng số.

Lộ trình đưa truyền hình Điện Biên lên vệ tinh:

- Giai đoạn đến năm 2015: Nâng cao năng lực sản xuất chương trình và tổ chức sản xuất đảm bảo điều kiện về thời lượng phát sóng truyền hình lên vệ tinh.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng thuê kênh phát sóng chương trình truyền hình Điện Biên lên vệ tinh.

e) Phương tiện thu xem

Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư các chương trình, dự án và nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư thiết bị đầu cuối cho người dân đảm bảo thực hiện đúng lộ trình số hóa tại địa phương.

g) Nguồn nhân lực

- Giai đoạn đến năm 2015:

Về tổ chức bộ máy: Kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh theo hướng tăng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nội dung chương trình; nâng cao chất lượng, giảm số lượng nhân lực kỹ thuật.

Về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực:

+ Phát huy khả năng cán bộ hiện có, tổ chức đào tạo bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

+ Phối hợp với các trường đào tạo chuyên ngành báo chí và các ngành nghề cần tuyển dụng để tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp theo chuyên ngành phù hợp.

+ Tuyển dụng, đào tạo nhân lực các chuyên ngành đạo diễn truyền hình, đạo diễn điện ảnh, kỹ sư ánh sáng, âm thanh, đồ họa. Tăng cường lực lượng cộng tác viên, ban hành cơ chế chính sách cho cộng tác viên tích cực. Bước đầu triển khai xã hội hóa sản xuất chương trình. Tăng cường hợp tác sản xuất và trao đổi chương trình với các Đài Phát thanh - Truyền hình trong nước, đặc biệt là khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

Về tổ chức bộ máy: Phát triển một số phòng chuyên môn thành các Ban. Phát triển thêm một số phòng, ban mới đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan truyền thông đa phương tiện: Phòng (ban) thông tin điện tử, khoa giáo... Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo năng lực vận hành hệ thống mạng truyền dẫn phát sóng.

Về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực:

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cán bộ tuyển mới chủ yếu phục vụ sản xuất nội dung, hạn chế nhân lực làm công tác kỹ thuật truyền dẫn. Đến năm 2020, số lượng cán bộ Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh dự kiến là 130 cán bộ, cán bộ có trình độ đại học chiếm 46%, phóng viên chiếm 38%.

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh, tiếng Trung) và tin học.

+ Xây dựng đội ngũ cộng tác viên và đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình theo hướng mua chương trình phát sóng của các đơn vị truyền thông bằng thời lượng quảng cáo.

h) Tài chính

- Giai đoạn đến năm 2015: Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, nhu cầu về tài chính như sau: Ngân sách nhà nước cấp duy trì hoạt động thường xuyên và phục vụ nâng cao năng lực sản xuất chương trình. Tăng nguồn thu quảng cáo, dịch vụ, nguồn tài trợ, xã hội hóa sản xuất chương trình, đến năm 2015 Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tự chủ 10 - 15% kinh phí hoạt động.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Ngân sách cấp hàng năm giảm dần, đến năm 2020, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tự chủ 30% kinh phí hoạt động. Tận dụng nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, Quỹ viễn thông công ích đầu tư cho Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và hỗ trợ cho người dân thụ hưởng thông tin.

2.2. Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện

a) Thời lượng chương trình

- Giai đoạn đến năm 2015:

Thời lượng tiếp, phát sóng chương trình truyền thanh đạt 19 giờ/ngày, trong đó đảm bảo tiếp sóng 100% số giờ phát thanh của đài tỉnh và các bản tin thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam.

Số lượng chương trình phát thanh 01 chương trình/tuần. Căn cứ vào điều kiện cụ thể các Đài Truyền thanh - Truyền hình xây dựng các chương trình phát thanh tiếng dân tộc phù hợp điều kiện của địa phương.

Số lượng chương trình truyền hình phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh bình quân đạt 01 trang địa phương/tuần.

- Giai đoạn đến năm 2020:

Duy trì thời lượng tiếp, phát sóng các chương trình phát thanh 19 giờ/ngày. Số lượng chương trình phát thanh đạt 02-03 chương trình/tuần.

Số lượng chương trình phát thanh phối hợp Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh bình quân đạt 01 trang địa phương/tháng. Số lượng chương trình truyền hình phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh giữ nguyên, bình quân đạt 01 trang địa phương/tuần.

b) Nội dung chương trình

Nội dung chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện theo hướng thông tin tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh. Ngoài các tin, bài, phóng sự, phỏng vấn dành thời lượng thích hợp phát sóng các chuyên đề, chuyên mục hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo...

c) Hạ tầng cơ sở

Đầu tư, nâng cấp thiết bị, nâng cao chất lượng sản xuất chương trình: Bộ dựng hình phi tuyến, máy quay, máy vi tính, phòng thu thanh, máy phát hình công suất 1000W - 2000W phát các kênh của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

d) Kinh phí

Ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên của Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện và chi trả nhuận bút các tin, bài theo quy định của nhà nước.

đ) Mô hình tổ chức, nguồn nhân lực

Kiện toàn tổ chức Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện theo quy định hiện hành của Nhà nước:

- Đến năm 2015: Đào tạo đội ngũ cán bộ hiện có để nâng cao chất lượng sản xuất thực hiện các chương trình phát thanh - truyền hình, bảo đảm kỹ thuật cho các đài, trạm truyền thanh, truyền hình hoạt động hiệu quả, an toàn.

- Đến năm 2020: Tổng số cán bộ Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện từ 150 - 160 cán bộ, trong đó 30% cán bộ trình độ đại học trở lên, dưới 40% cán bộ trình độ cao đẳng, dưới 30% cán bộ trình độ trung cấp.

2.3. Đài truyền thanh cơ sở

- Giai đoạn đến năm 2015:

Hạ tầng: Đầu tư xây dựng hệ thống truyền thanh cơ sở cho 33 xã chưa có đài truyền thanh, nâng cấp các đài truyền thanh cơ sở đã hư hỏng hoặc xuống cấp. Ưu tiên các đài khu vực biên gii, vùng sâu, vùng xa, khu vực không có thiết bị thu tín hiệu truyền hình. Đến năm 2015 có 40% xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh cơ sở.

Nội dung và thời lượng chương trình: 100% Đài Truyền thanh cơ sở tự thực hiện sản xuất tối thiểu 01 chương trình thời sự tổng hợp/tháng thời lượng từ 15 đến 20 phút; 100% Đài Truyền thanh cơ sở tiếp âm chương trình phát thanh của đài cấp trên 01 giờ/ngày.

Nhân lực: Bố trí 01 cán bộ phụ trách đài truyền thanh cơ sở. Đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 100% cán bộ phụ trách đài truyền thanh cơ sở.

Tài chính: Ngân sách nhà nước đảm bảo cho các đài truyền thanh hoạt động (bao gồm kinh phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và phụ cấp cho cán bộ phụ trách đài).

- Giai đoạn 2016 - 2020:

Đầu tư xây dựng đài truyền thanh cơ sở ở các xã còn lại, nâng cấp các trạm truyền thanh cơ sở. Đến năm 2020 có 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có đài truyền thanh cơ sở.

Nội dung và thời lượng chương trình: 80% đài truyền thanh cơ sở sản xuất 01 chương trình thời lượng từ 15 đến 20 phút/tun; 100% đài truyền thanh cơ sở tiếp âm chương trình phát thanh của đài cấp trên 02 giờ/ngày.

Thiết bị: Đầu tư đài truyền thanh không dây, máy phát có công suất từ 30W- 50W, 10 -15 cụm loa nén công suất 25W cho các xã, phường, thị trấn.

Nhân lực: Bố trí 02 cán bộ, 01 cán bộ phụ trách nội dung, 01 cán bộ phụ trách kỹ thuật. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho 100% cán bộ phụ trách đài truyền thanh cơ sở.

Tài chính: Ban hành cơ chế, chính sách bổ sung kinh phí hoạt động hàng năm (bao gồm kinh phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và phụ cấp cho 02 cán bộ phụ trách đài).

2.4. Truyền hình Cáp

- Giai đoạn đến năm 2015: Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ truyền hình cáp đến trung tâm các huyện.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Phát triển mạng lưới truyền hình cáp đến khu vực thị tứ, khu vực tập trung đông dân cư có nhu cầu sử dụng dịch vụ cao. Ngầm hóa mạng ngoại vi tại khu vực Thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay và khu vực yêu cầu bảo đảm mỹ quan đô thị tại trung tâm các huyện.

2.5. Truyền hình qua mạng Internet

Mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, ngầm hóa mạng ngoại vi khu vực yêu cầu bảo đảm mỹ quan đô thị tại Thành phố Điện Biên Phủ và thị xã Mường Lay. Nâng cấp tốc độ và dung lượng mạng, đưa truyền hình internet đến đông đảo người dân thông qua mạng thông tin di động.

3. Báo điện tử

3.1. Báo điện tử Điện Biên

Xây dựng báo điện tử Điện Biên theo mô hình tòa soạn điện tử hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh với các báo khác trong và ngoài tỉnh. Xây dựng các phiên bản tiếng nước ngoài để quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh với quốc tế. Từng bước xã hội hóa khâu thu thập tin, phát triển thông tin theo hướng tương tác đa chiều.

a) Nội dung

- Đến năm 2015: Cập nhật các tác phẩm liên tục, tỷ lệ tác phẩm do cơ quan báo thực hiện 75% - 80%; khai thác 20% đến 25%; duy trì sản xuất video clip và bảo đảm các chuyên mục đáp ứng yêu cầu thực tế. Xây dựng mô hình tòa soạn báo điện tử, các tin bài cập nhật liên tục. Duyệt tin bài, chỉnh sửa nội dung thực hiện trên mạng, nâng cao chất lượng nội dung và tính kịp thời của thông tin.

- Đến năm 2020: Xây dựng theo mô hình tòa soạn điện tử hiện đại, tích hp các loại hình thông tin như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video... tạo điều kiện tiếp cận thông tin của độc giả thuận tiện và đầy đủ. Nội dung được cập nhật liên tục theo yêu cầu thụ hưởng của người dân.

b) Tổ chức và nguồn nhân lực

- Giai đoạn đến năm 2015: Nâng cao chất lượng nội dung và tăng cường số lượng các chuyên mục, giữ nguyên là một ấn phẩm của Báo Điện Biên Phủ.

- Giai đoạn 2016-2020: Phát triển theo mô hình toà soạn báo điện tử:

Gắn kết khối quản lý nội dung (cho cả báo in, báo điện tử) với các bộ phận quảng cáo, trị sự. Khối nội dung sử dụng phần mềm và được chia làm 6 cấp:

Cấp 1: Các phóng viên cùng nhóm

Cấp 2: Các Biên tập viên hoặc các trưởng nhóm phóng viên

Cấp 3: Các Phó Trưởng ban Thư ký - Biên tập

Cấp 4: Trưởng Ban Thư ký - Biên tập

Cấp 5: Phó Tổng biên tập

Cấp 6: Tổng Biên tập

Mô hình toà soạn báo điện tử ứng dụng hệ thống tác nghiệp trên mạng, từ việc gửi bài, viết bài, góp ý, duyệt bài, đăng bài, chuyển sang bộ phận in báo giấy ứng dụng công nghệ thông tin. Nhu cầu nhân lực hoạt động với mô hình tòa soạn báo điện tử là 20 cán bộ (áp dụng cho cả báo in và báo điện tử).

c) Sản xuất chương trình

Sử dụng phần mềm quản lý, soạn thảo, biên tập, sửa bài và gửi bài trên môi trường mạng, ứng dụng thư viện điện tử để quản lý ảnh và thư viện báo in. Sử dụng phần mềm quản lý quảng cáo để quản lý thông tin, vị trí đăng quảng cáo và khách hàng.

d) Hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống thiết bị và phần mềm của toà soạn báo điện tử đảm bảo: Máy chủ công suất lớn, máy tính cá nhân cấu hình cao, thiết bị định tuyến độ tin cậy, tốc độ cao, các thiết bị hoạt động an toàn. Báo điện tử tích hp vào cổng thông tin điện tử của tỉnh, là nguồn thông tin chính thống của tỉnh.

Hệ thống phần mềm sử dụng cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, quy trình xử lý nghiệp vụ khép kín. Mạng máy tính, thiết bị tác nghiệp bảo đảm yêu cầu kỹ thuật truyền tải thông tin quản lý điều hành, cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng.

3.2. Cổng thông tin điện tử

Nâng cấp Cổng thông tin điện tử, tích hợp các cổng thành phần, cung cấp các dịch vụ hành chính công, tạo môi trường giao tiếp giữa doanh nghiệp, người dân với chính quyền góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh. Cung cấp các thông tin cập nhật, là nguồn thông tin chính thống của Chính quyền địa phương.

3.3. Trang thông tin điện tử tổng hợp

Các trang thông tin điện tử tổng hợp thường xuyên cập nhật nội dung thông tin phục vụ quảng bá, giới thiệu hoạt động của các ngành, địa phương, đơn vị phục vụ hoạt động thông tin, quản lý và điều hành. Cung cấp thông tin về đề án, dự án, quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho người dân và các doanh nghiệp.

4. Xuất bản, in, phát hành

4.1. Quy hoạch lĩnh vực xuất bản

Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, địa phương xuất bản các tài liệu phục vụ công tác thông tin tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, khuyến khích xuất bản các tài liệu hướng dẫn quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ tăng năng suất lao động, giáo dục, đào tạo và phát triển nhân lực.

Một số nội dung xuất bản phẩm được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định hiện hành: Viết về các sự kiện, nhân vật văn hóa, lịch sử quan trọng, viết về văn hóa dân gian, tổng kết, dự báo các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, đề tài về dân tộc thiểu số, tôn giáo.

4.2. Quy hoạch lĩnh vực in

a) Mô hình tổ chức và quy mô

Mô hình tổ chức: Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực in là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các sản phẩm in (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân...) hoặc các cơ sở in nội bộ hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp không kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các sản phẩm in, khuyến khích phát triển theo hướng phân nhóm đơn vị tương ứng với thiết bị công nghệ và sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động:

- Nhóm in các ấn phẩm sách, tài liệu, báo chí: Công ty Tránh nhiệm hữu hạn In Điện Biên là đơn vị chủ lực.

- Nhóm in các ấn phẩm biểu mẫu, vé, hóa đơn, chứng từ, biên lai: Đầu tư từ 1 - 2 doanh nghiệp in tư nhân làm đơn vị chủ lực.

- Nhóm in các ấn phẩm bao bì, nhãn hiệu hàng hóa: Tập trung đầu tư 1 - 2 doanh nghiệp in tư nhân làm đơn vị chủ lực.

Đối với các cơ sở in nội bộ: Chỉ in các ấn phẩm phục vụ nội bộ của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ.

Quy mô: Phát triển lĩnh vực in đáp ứng nhu cầu địa phương và khu vực theo phương châm chiếm lĩnh thị trường nội tỉnh, phát triển ra thị trường ngoài tỉnh, làm chủ công nghệ thiết bị, chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu.

Các đơn vị chủ lực trong lĩnh vực in là Công ty Tránh nhiệm hữu hạn In Điện Biên và 2 doanh nghiệp in khác đầu tư công nghệ in ấn phẩm bao bì, nhãn hiệu hàng hóa, biểu mẫu, hóa đơn, chứng từ... Giữ nguyên các đơn vị hoạt động in kinh doanh, xử lý phần công suất các thiết bị hiện dư thừa bằng cách chuyển đổi công nghệ hoặc khai thác mở rộng thị trường. Chỉ phát triển thêm các đơn vị in kinh doanh có công nghệ thiết bị hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển công nghệ in.

b) Định hướng đầu tư công nghệ thiết bị và chất lượng sản phẩm

Công nghệ thiết bị: Đầu tư theo hướng chọn lọc công nghệ và thiết bị gắn với chuyên môn hóa sản phẩm chủ lực và lợi thế đầu tư của đơn vị. Đầu tư công nghệ hoàn thiện (sau in) với sản phẩm chủ lực là sách, tài liệu. Ưu tiên đầu tư công nghệ chế bản không phim (trước in) với sản phẩm chủ lực là báo. Đầu tư công nghệ in có độ chính xác và bảo mật cao gắn với sản phẩm chủ lực là biểu mẫu, hóa đơn, vé, chứng từ. Các đơn vị in nội bộ không có mục đích in kinh doanh chỉ đầu tư các thiết bị có công suất và công nghệ bảo đảm phục vụ in các ấn phẩm nội bộ.

Chất lượng sản phẩm: Nâng cao chất lượng sản phẩm in, lấy việc tăng chất lượng sản phẩm in làm điều kiện cơ bản để tăng doanh số, cạnh tranh giữa các cơ sở in trong, ngoài tỉnh và phát triển thị trường.

c) Định hướng phát triển thị trường

Thị trường nội tỉnh là thị trường chủ lực, từng bước nâng cao năng lực phát triển ra thị trường ngoài tỉnh.

d) Sắp xếp lại địa điểm kết hợp xử lý ô nhiễm môi trường của các đơn vị hoạt động in

Địa điểm nhà xưởng hoạt động in phù hợp tránh ô nhiễm, tiếng ồn, phòng chống cháy nổ, phòng chống tác động của thời tiết khí hậu làm giảm tuổi thọ các thiết bị; có phương án thu gom, xử lý chất thải độc hại từ mực in, hóa chất... Không đầu tư công nghệ thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, không sử dụng vật tư vật liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao hoặc có lượng rác thải lớn.

đ) Nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng, số lượng nguồn nhân lực ngành in. Chú trọng phát triển đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật in bậc cao. Đến năm 2015, số lượng lao động tăng bình quân 8%/năm, trong đó lao động kỹ sư tăng 10%/năm, lao động kỹ thuật viên tăng 10%/năm.

Giai đoạn 2016 - 2020, lao động tăng bình quân 10%/năm, trong đó lao động kỹ sư tăng bình quân 10%/năm, lao động kỹ thuật viên tăng 15%/năm, giảm dần số lượng lao động phổ thông.

4.3. Quy hoạch lĩnh vực phát hành

a) Mô hình tổ chức và định hướng phát triển chung

- Trung tâm Phát hành sách:

Về kinh doanh: Ngành hàng chủ yếu và chiến lược là sách tổng hợp, lịch và xuất bản phẩm viết về Điện Biên.

Về phục vụ phúc lợi xã hội: Chịu trách nhiệm chính trong định hướng nhu cầu bạn đọc thông qua điều tiết cơ cấu đề tài sách phát hành, thực hiện chương trình trợ giá sách của Chính phủ cho vùng miền núi và đồng bào thiểu số, hệ thống các thư viện cấp huyện, hệ thống trường học ở các xã khó khăn, xây dựng mạng lưới phát hành sách tới cấp huyện, cấp xã.

- Công ty Cổ phần sách và Thiết bị trường học: Phát triển theo hướng doanh nghiệp phục vụ ngành, chuyên môn hóa việc kinh doanh và cung cấp dịch vụ nhu cầu hệ thống trường học trong tỉnh (phát hành sách giáo khoa, sách tổng hợp, cung ứng thiết bị dạy học, đồ dùng học tập cho học sinh, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường...)

- Các nhà sách, đại lý: Chủ yếu phát hành sách tổng hợp. Từng bước tăng số đại lý theo yêu cầu của thị trường.

b) Định hướng phát triển thị trường và mạng lưới

- Thị trường: Thị trường trong tỉnh là thị trường chủ yếu và chiến lược. Coi trọng công tác nghiên cứu thị trường và dự báo thị hiếu độc giả để điều chỉnh sản phẩm phục vụ và tạo sức cạnh tranh. Xây dựng thị trường gắn với phát triển mạng lưới phát hành ở cấp huyện.

- Mạng lưới phát hành: Phát triển các nhà sách và mạng lưới phát hành sách ở cấp huyện:

Thành phố Điện Biên Phủ: Xây dựng thêm tối thiểu 1 siêu thị sách quy mô lớn, hiện đại, phát hành theo phương thức tự chọn. Các huyện, thị xã còn lại: Mỗi huyện, thị xây dựng ít nhất 1 cơ sở phát hành quy mô hợp lý bảo đảm phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.

Quy mô siêu thị sách Thành phố Điện Biên Phủ có diện tích trên 500m2, quy mô cơ sở phát hành Thị xã Mường Lay có diện tích trên 300m2, quy mô các cơ sở phát hành tại các huyện còn lại có diện tích trên 200m2.

- Phương thức phát hành: Đa dạng hóa phương thức phát hành phù hợp với nhu cầu của độc giả theo hướng:

+ Phát hành theo phương pháp tiên tiến trong các siêu thị sách, trung tâm sách, nhà sách bằng hình thức tự chọn và tư vấn mua sách miễn phí.

+ Phát hành lưu động, đưa sách đến với độc giả ở địa bàn miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.

+ Huy động nhiều thành phần xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học ở cơ sở tham gia hoạt động giới thiệu và phát hành sách.

c) Nguồn nhân lực phát hành

Đến năm 2020 số lượng cơ sở phát hành phát triển đến khu vực tập trung dân cư, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động phát hành, thu hút lao động phổ thông tham gia mạng lưới phát hành dưới hình thức đại lý, ki ốt tại các xã, đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng lao động giai đoạn 2014 - 2015 đạt trên 8%/năm. Tập trung nâng cao số lượng lao động có trình độ cao, phù hợp với định hướng phát triển hạ tng mạng lưới phát hành tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong hoạt động phát hành. Khu vực các huyện tập trung thu hút lao động tại địa phương. Tốc độ tăng trưởng lao động trình độ đại học trở lên 10%/năm, lao động trình độ cao đẳng 8%/năm.

Giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăng trưởng lao động bình quân 10%/năm. Lao động trình độ đại học trở lên tăng 12%/năm, lao động trình độ cao đẳng tăng bình quân 8%/năm.

5. Nhu cầu sử dụng đất

Căn cứ tình hình thực tế và đề xuất của các đơn vị, UBND tỉnh và UBND cấp cơ sở xem xét, bố trí quỹ đất phù hợp với định hướng phát triển của đơn vị và của tỉnh.

IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ

Do sự phát triển mạnh của các loại hình báo chí, giai đoạn 2014-2020 công tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí cần tăng cường, đẩy mạnh theo hướng chuyên sâu, tạo điều kiện cho báo chí phát triển theo đúng luật, đúng định hướng.

1. Tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động báo chí theo hướng đồng bộ. Sửa đổi, bổ sung các văn bản còn thiếu, không phù hợp, đặc biệt là các văn bản về phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

2. Tham mưu xây dựng cơ chế tài chính phù hợp phát triển mạng lưới báo chí in, phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. Tạo điều kiện các cơ quan báo chí tiếp cận với báo chí hiện đại của đất nước, trong khu vực và trên thế giới, qua đó học tập kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của tỉnh.

3. Bổ sung biên chế, củng cố và nâng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về báo chí.

Kiện toàn và tăng cường hiệu lực quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước về nội dung thông tin. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý của các cơ quan chỉ đạo và quản lý nội dung thông tin. Khắc phục tình trạng chồng chéo, phân công, phân cấp không rõ ràng giữa các cơ quan quản lý, giữa các cấp. Bảo đảm tập trung, hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý nội dung thông tin trong phạm vi toàn tỉnh.

Đối với công tác quản lý nhà nước về báo chí ở các huyện, thị xã, thành phố: Bố trí biên chế, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, xây dựng bộ phận theo dõi nội dung thông tin chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên được hưởng chế độ theo hình thức hợp đồng công việc.

Giai đoạn 2014-2015: Bố trí thêm 2 biên chế cấp tỉnh.

Giai đoạn 2016-2020: Bố trí thêm 3 biên chế cấp tỉnh; mỗi huyện, thị xã, thành phố bổ sung thêm 01 biên chế.

4. Bổ sung kinh phí, trang thiết bị kiểm soát thông tin báo chí: Trang thiết bị theo dõi chương trình phát thanh, truyền hình; thiết bị theo dõi về sóng, tn số... Kinh phí đọc các ấn phẩm báo chí, tạp chí, bản tin nộp lưu chiểu

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra những đơn vị; xử lý các đơn vị để xảy ra sai phạm. Thanh kiểm tra đột xuất những đơn vị có dấu hiệu vi phạm. Hoàn thiện phương thức và cơ chế phối hợp xử lý hiệu quả thông tin phản hồi, khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức đối với thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Xây dựng cơ chế chính sách khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin giúp cơ quan quản lý nhà nước ngăn chặn, hạn chế và xử lý kịp thời những sai phạm.

V. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN

Công tác quản lý xuất bản tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xuất bản, in, phát hành.

2. Thẩm định nội dung và cấp giấy phép xuất bản: Tài liệu tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày kỷ niệm lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước (bao gồm tài liệu về lịch sử Đảng, chính quyền địa phương, văn kiện đại hội, pano, áp phích tuyên truyền). Tài liệu hướng dẫn học tập và thi hành chủ trương đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Kỷ yếu hội thảo, hội nghị, ngành nghề của các cơ quan, tổ chức đóng tại địa phương.

3. Quản lý lưu chiểu xuất bản phẩm và đọc xuất bản phẩm lưu chiểu. Lưu chiểu xuất bản phẩm có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật, có tác động tích cực lớn đến đời sống xã hội và các xuất bản phẩm có nội dung vi phạm.

4. Thẩm định và cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm cho cơ sở in trên địa bàn phù hợp với quy hoạch.

5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về xuất bản, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản theo quy định.

6. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản của địa phương.

VI. DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

1. Dự án 1. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về vùng sâu, vùng xa

a) Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

b) Thời gian thực hiện: 2014 - 2020

c) Nội dung đầu tư

- Tăng cường năng lực cán bộ thông tin truyền thông cơ sở

- Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông

- Tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa

d) Nguồn kinh phí: Chương trình mục tiêu quốc gia, và ngân sách cân đối do địa phương quản lý.

đ) Tổng mức đầu tư

- Ngân sách trung ương: 70 tỷ đồng.

- Ngân sách địa phương: 30 tỷ đồng

2. Dự án 2. Xây dựng Trung tâm báo chí tỉnh

a) Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

b) Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

c) Nội dung đầu tư

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

- Mua sắm trang thiết bị hoạt động

- Kinh phí duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống

d) Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương

đ) Tổng mức đầu tư: 20 tỷ đồng.

3. Dự án 3. Phát sóng chương trình truyền hình tỉnh lên vệ tinh

a) Đơn vị chủ trì: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

b) Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

c) Nội dung đầu tư

- Thuê kênh phát

- Thuê đường truyền

- Mua sắm trang thiết bị

- Chi phí nguồn nhân lực, sản xuất chương trình tính vào chi thường xuyên hàng năm của Đài.

d) Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương và nguồn kinh phí xã hội hóa

đ) Tổng mức đầu tư

- Ngân sách địa phương: 7 tỷ đồng.

- Nguồn xã hội hóa (doanh nghiệp hỗ trợ giảm giá): 12,6 tỷ đồng.

4. Dự án 4. Phát triển Tạp chí Văn nghệ

a) Đơn vị chủ trì: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.

b) Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

c) Nội dung đầu tư

- Đầu tư về nguồn nhân lực

- Cơ sở vật chất

- Kinh phí hoạt động thường xuyên

d) Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương

đ) Tổng mức đầu tư: 5 tỷ đồng.

5. Dự án 5. Đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất chương trình cho Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện

a) Đơn vị chủ trì: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, UBND cấp huyện.

b) Thời gian thực hiện: 2014 - 2020

c) Nội dung đầu tư

- Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị tiền kỳ, thiết bị hậu kỳ, phim trường, phòng thu theo chuyên đề và các trang thiết bị khác.

- Duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống

d) Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương

đ) Tổng mức đầu tư: 50 tỷ đồng.

6. Dự án 6. Xây dựng mạng lưới truyền dẫn sphát sóng phát thanh - truyền hình mặt đất tỉnh Điện Biên

a) Đơn vị chủ trì: Các doanh nghiệp được cấp phép.

b) Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

c) Nội dung đầu tư

- Đầu tư xây dựng hạ tầng

- Chi phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa

d) Nguồn kinh phí: Doanh nghiệp

đ) Tổng mức đầu tư: 100 tỷ đồng

7. Dự án 7. Phát triển mạng lưới truyền hình cáp đến các huyện

a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm dịch vụ Truyền hình cáp Điện Biên

b) Thời gian thực hiện: 2014 - 2020

c) Nội dung đầu tư: Xây dựng hạ tầng truyền dẫn, ngoại vi tại các huyện

d) Nguồn kinh phí: Doanh nghiệp

đ) Tổng mức đầu tư: 20 tỷ đồng

8. Dự án 8. Phát triển mạng lưới phát hành

a) Đơn vị chủ trì: Các đơn vị phát hành.

b) Thời gian thực hiện: 2014 - 2020

c) Nội dung đầu tư

- Thành phố Điện Biên: Xây dựng 1 trung tâm phát hành xuất bản phẩm.

- Nhà sách Thị xã Mường Lay, huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo.

- Mỗi huyện còn lại xây dựng tối thiểu 1 nhà sách có quy mô phù hợp.

d) Nguồn kinh phí: Doanh nghiệp, ngân sách địa phương hỗ trợ tại các huyện khó khăn.

đ) Tổng mức đầu tư

- Ngân sách địa phương: 5 tỷ đồng

- Doanh nghiệp: 15 tỷ đồng.

9. Dự án 9. Xây dựng, nâng cấp cổng thông tin điện tử tỉnh và trang thông tin điện tử tổng hợp các cơ quan nhà nước trong tỉnh

a) Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông; các Sở, ban ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

b) Thời gian thực hiện: 2014 - 2020

c) Nội dung đầu tư

- Nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh

- Xây dựng, nâng cấp trang thông tin điện tử các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

d) Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương

đ) Tổng mức đầu tư: 10 tỷ đồng.

PHẦN THỨ NĂM

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP

1. Huy động nguồn vốn thực hiện quy hoạch

a) Căn cứ khả năng huy động vốn đầu tư các sở, ban, ngành, các cơ quan báo chí, xuất bản sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án và tiến lộ trình hành đầu tư đảm bảo quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư.

Đối với dự án thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Trung ương, nguồn ngân sách địa phương.

Đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng báo chí, đặc biệt là lĩnh vực phát thanh truyền hình phục vụ nhiệm vụ công ích: Ưu tiên bố trí sử dụng vốn ngân sách tỉnh, nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ và các nguồn kinh phí hp pháp khác.

Bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương xây dựng Trung tâm báo chí của tỉnh, tập trung các cơ quan báo chí địa phương, giải quyết nhu cầu trụ sở văn phòng đại diện các báo, bảo đảm cơ sở vật chất tổ chức các sự kiện lớn của trung ương và tỉnh trên địa bàn. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng truyền dẫn phát sóng khu vực xây dựng và cung cấp dịch vụ truyền hình số.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngành in, phát hành: Sử dụng nguồn vốn doanh nghiệp, xã hội hóa. Sử dụng nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách tỉnh hỗ trợ đối với lĩnh vực phát hành khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Đối với dự án số hóa phương thức truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình: Tận dụng nguồn vốn từ quỹ số hóa quốc gia, hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho người dân trong tỉnh.

Căn cứ khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn trong từng thời kỳ, các sở, ban, ngành, các cơ quan báo chí, xuất bản bố trí, lập kế hoạch hàng năm thực hiện các mục tiêu Quy hoạch.

b) Huy động 70 tỷ đồng từ nguồn đầu tư Trung ương và nguồn khác, cụ thể:

- Ngân sách Trung ương: Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, quỹ viễn thông công ích thực hiện đề án số hóa truyền hình mặt đất và các đề án, dự án khác.

- Huy động 147,6 tỷ đồng từ doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, hạ tầng mạng lưới phát hành, đầu tư công nghệ in với các giải pháp sau:

+ Tạo môi trường đầu tư minh bạch, các cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Ngoài doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền, doanh nghiệp in, phát hành trên địa bàn, xác định thêm các doanh nghiệp tiềm năng các thành phố trực thuộc trung ương tham gia thị trường.

+ Tạo cơ chế vay tín dụng thuận lợi để các doanh nghiệp vay vốn mở rộng cơ sở hạ tầng trên phạm vi toàn tỉnh, hướng đến khu vực nông thôn, miền núi...

2. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước

a) Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý quản lý và triển khai hoạt động đầu tư phát triển mạng lưới thông tin và truyền thông:

- Cơ chế ưu tiên trong tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng cho phóng viên các cơ quan báo chí.

- Cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin báo chí.

- Cơ chế xây dựng và sử dụng nhuận bút.

- Quy định bảo vệ nhà báo trong quá trình tác nghiệp.

- Quy định về thành lập văn phòng đại diện của các cơ quan báo Trung ương, báo tỉnh bạn tại Trung tâm Báo chí tỉnh.

- Cơ chế phối hợp giữa Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện trong tuyên truyền.

- Cơ chế hỗ trợ cán bộ làm công tác truyền thanh cơ sở.

- Quy định về hoạt động và quản lý các hoạt động xuất bản, in, phát hành trên địa bàn tỉnh.

- Cơ chế liên kết đầu tư phát triển hoạt động xuất bản, in, phát hành (liên kết đầu tư công nghệ thiết bị, liên kết góp vốn xây dựng cơ sở vật chất).

- Cơ chế thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm sách, nhà sách trên địa bàn tỉnh.

- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông nói chung, lĩnh vực báo chí, xuất bản nói riêng.

b) Xây dựng mô hình quản lý phù hợp đối với hệ thống Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, Đài truyền thanh cơ sở, trạm thu phát truyền hình công suất nhỏ các xã, phường, thị trấn. Tăng cường quản lý nội dung thông tin theo quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong công tác đầu tư, khai thác kinh doanh hoạt động thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh, đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh.

c) Tổ chức Triển lãm - Hội chợ sách định kỳ 3 năm/lần quy mô cấp tỉnh, có sự tham gia của các đơn vị xuất bản, in, phát hành trong cả nước và quốc tế.

3. Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực

a) Kiện toàn bộ máy tổ chức của các cơ quan báo chí, xuất bản, cụ thể:

- Tổ chức kiện toàn lại các phòng, ban thuộc Báo Điện Biên Phủ

- Tổ chức kiện toàn lại phòng, ban thuộc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, giảm dần và phân bổ lao động kỹ thuật đang làm nhiệm vụ truyền dẫn phát sóng sang các bộ phận khác.

- Thành lập Tạp chí Văn nghệ Điện Biên theo mô hình gồm: Ban biên tập, phòng hành chính, phòng phóng viên.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện.

- Bổ sung, kiện toàn cán bộ phụ trách Đài truyền thanh cơ sở.

b) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp với trình độ phát triển. Cải tiến hình thức và nâng cao chất lượng đào tạo, kết hợp các hình thức đào tạo trong nước và ngoài nước. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, chuyên môn, nghiệp vụ bảo đảm đáp ứng nhiệm vụ.

Xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực, bảo đảm số lượng hợp lý và chất lượng ngày càng cao đáp ứng yêu cầu thực tế tại tỉnh.

Phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, ưu tiên phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ cao và thông thạo ngoại ngữ phục vụ nhu cầu và xu thế hội nhập, thông thạo ngôn ngữ các dân tộc thiểu số nhằm nâng hiệu quả thông tin tuyên truyền đến cơ sở. Tăng cường, củng cố đội ngũ cộng tác viên.

c) Hợp tác với các khoa chuyên ngành báo chí, phát thanh truyền hình các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật chuyên ngành trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chủ chốt của ngành xuất bản, in, phát hành, bao gồm: Cán bộ biên tập, cán bộ nghiên cứu thị trường, công nhân kỹ thuật, thợ bậc cao ngành in và nhân viên phát hành.

d) Tổ chức phổ biến Luật Báo chí, các quy định, quy chế liên quan hoạt động báo chí, đảm bảo hoạt động báo chí theo quy định pháp luật.

4. Công nghệ

Ứng dụng khoa học công nghệ trong báo chí, xuất bản tạo bước phát triển nhanh và bền vững. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình, công nghệ in, xuất bản phẩm điện tử, thương mại điện tử theo hướng chất lượng cao, công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả tác nghiệp.

a) Đối với báo in: Triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở dữ liệu và tác nghiệp của phóng viên và cộng tác viên, rút ngắn thời gian duyệt và gửi tin. Ứng dụng công nghệ thông tin trong xuất bản các ấn phẩm điện tử, hỗ trợ các ấn phẩm in truyền thống.

b) Đối với phát thanh, truyền hình: Phát triển công nghệ truyền hình số mặt đất trong phổ cập truyền hình công cộng, phát triển công nghệ phát thanh - truyền hình cáp, truyền hình di động tại khu vực thành thị, khu vực có mật độ dân cư cao, từng bước phát triển công nghệ truyền hình có độ phân dải cao (HDTV). Tăng cường sử dụng truyền hình số DTH, các trạm phát lại công suất nhỏ và trung bình khu vực vùng sâu, vùng xa.

Áp dụng tiêu chuẩn phát thanh, truyền hình số mặt đất, truyền hình Internet, truyền hình di động... phù hợp xu thế phát triển thế giới và điều kiện thực tế tại tỉnh. Khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị phát thanh, truyền hình.

Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi mạng phát thanh, truyền hình cáp công nghệ tương tự sang sử dụng công nghệ số phù hợp xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và phát thanh, truyền hình.

c) Đối với báo điện tử: Đi tắt đón đầu, đầu tư đồng bộ hạ tầng công nghệ, thực hiện tối ưu hóa ưu điểm báo điện tử với các loại hình báo chí khác.

d) Đối với hoạt động xuất bản, in, phát hành: Ưu tiên đầu tư các hạng mục sau: Công nghệ xuất bản sách điện tử và các hình thức xuất bản khác qua mạng máy tính, hệ thống dữ liệu xuất bản, công nghệ chế bản không phim, công nghệ in kỹ thuật số, công nghệ in offset cuốn có sấy, ứng dụng công nghệ phát hành sách qua Internet và thanh toán điện tử.

5. Hợp tác trong nước và quốc tế

Tăng cường hợp tác với các tổ chức báo chí trong nước và quốc tế, chú trọng các tổ chức đã có mối quan hệ truyền thống. Đẩy mạnh trao đổi các tác phẩm báo chí với các cơ quan, tổ chức báo chí trong nước và quốc tế.

Tranh thủ sự hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ, tài chính các doanh nghiệp trong nước, các tổ chức quốc tế phát triển sự nghiệp báo chí trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, phối hợp trao đổi, đào tạo chuyên gia kỹ thuật và quản lý phát thanh, truyền hình.

Tranh thủ hợp tác quốc tế huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA phát triển mạng lưới phát thanh, truyền hình của tỉnh.

Tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm, phối hợp trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành với các địa phương trong nước. Tổ chức tham quan, học tập các mô hình tiên tiến xuất bản, in, phát hành tại một số nước trên thế giới.

6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nhận thức vị trí, vai trò và tầm quan trọng của báo chí, xuất bản đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về báo chí xuất bản, đặc biệt là các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xuất bản đến các cơ quan báo chí, xuất bản, các sở, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân. Triển khai thực hiện quy chế phát ngôn, cung cấp đăng phát và xử lý thông tin trên báo chí của tỉnh.

Đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

Căn cứ nội dung quy hoạch chủ động tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện Quy hoạch đối với các nội dung thuộc thẩm quyền. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tình hình phát triển thực tế lĩnh vực báo chí, xuất bản, trường hợp cần thiết tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh Quy hoạch theo quy định.

Quản lý, công bố và cập nhật quá trình thực hiện Quy hoạch.

Báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các kế hoạch, giải pháp cụ thể, chi tiết thực hiện Quy hoạch.

Xây dựng, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông theo dõi và chỉ đạo các đơn vị thực hiện quy hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài Chính, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, xuất bản của tỉnh cân đối tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh cho các dự án phát triển báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính

Đảm bảo kinh phí cho các chương trình, dự án phát triển báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch hàng năm đã được cấp có thm quyền phê duyệt. Tham mưu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn cho phát triển báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh. Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, xuất bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch và bố trí kinh phí theo dự toán hàng năm.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

Tham mưu bố trí quỹ đất hợp lý xây dựng các hạng mục trong quy hoạch: Các công trình phát thanh truyền hình, cơ sở in, mạng lưới phát hành theo quy định, phù hợp yêu cầu quản lý báo chí, xuất bản trong tình hình mới.

5. Sở Nội vụ

Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, xuất bản kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ cấu nguồn nhân lực theo quy hoạch.

6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Trung tâm Phát hành sách thực hiện các nội dung quy hoạch lĩnh vực phát hành.

Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố phát triển mạng lưới phát hành theo định hướng quy hoạch.

7. Các sở, ban, ngành khác

Căn cứ nội dung quy hoạch chủ động tổ chức triển khai thực hiện nội dung quy hoạch đối với các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền.

Phối hợp thu hút và triển khai thực hiện các nguồn vốn đầu tư lĩnh vực báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp các cơ quan báo chí, xuất bản triển khai các hoạt động đưa thông tin đến đông đảo người dân trong tỉnh, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung quy hoạch tổ chức triển khai thực hiện nội dung quy hoạch đối với các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền gồm:

- Kiện toàn bộ máy tổ chức Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện.

- Kiện toàn Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

- Tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng nội dung thông tin các Đài Truyền thanh - Truyền hình cơ sở.

- Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các nội dung khác có liên quan trong quy hoạch.

9. Các cơ quan, đơn vị hoạt động trong nh vực báo chí, xuất bản

Căn cứ nội dung quy hoạch chủ động tổ chức triển khai thực hiện nội dung quy hoạch đối với các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền.

Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của cơ quan, đơn vị phù hợp với định hướng phát triển của ngành và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và báo chí, xuất bản nói riêng.

Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan đầu tư phát triển sự nghiệp báo chí, xuất bản tại địa phương.

 

PHẦN THỨ SÁU

PHỤ LỤC QUY HOẠCH

Bảng 1: Hiện trạng sản lượng báo Điện Biên Phủ

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

1

Sản lượng báo thường kỳ

ấn phẩm/kỳ

1500

1500

1500

1500

1800

1800

2500

2000

2000

Kỳ phát hành

kỳ/tuần

3

3

3

3

3

3

3

3

3

2

Sản lượng báo dành cho đồng bào dân tộc

ấn phẩm/kỳ

3200

3200

3200

3200

3200

3200

3500

3200

3700

Kỳ phát hành

kỳ/tháng

1

1

2

2

2

2

2

2

3

3

Sản lượng báo cuối tuần

ấn phẩm/kỳ

1500

1500

1500

1500

1800

1800

2500

2000

2000

Kỳ phát hành

kỳ/tháng

1

1

2

2

2

2

2

2

1

4

Sản lượng báo chí phát hành qua các doanh nghiệp bưu chính

%

100

100

100

100

100

100

100

100

100

5

Sản lượng báo chí phát hành qua kênh bán lẻ

%

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6

Sản lượng báo chí phát hành qua các kênh khác

%

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Bảng 2: Nội dung báo thường kỳ

Năm

Kỳ hạn xuất bản (kỳ/tuần)

Tổng số tác phẩm bình quân/số

Tỷ lệ % chủ đề/số

Tỷ lệ % thể loại/s

Tỷ lệ % tác phẩm do cơ quan báo thực hiện

Tỷ lệ % tác phẩm do cộng tác viên thực hiện

Tổng số chuyên trang, chuyên mục trong tháng

Thời sự, Chính trị

Kinh tế, Xã hội

An ninh - Quốc phòng

Thể thao, Giải trí

Khác

Tin

Bài

Phóng sự

Khác

2005

3

42

15

50

25

4

6

73

24

1

2

40

60

18

2006

3

42

13

51

26

4

6

74

23

1

2

45

55

20

2007

3

42

12

52

26

5

5

75

22

1

2

50

50

20

2008

3

42

13

52

25

6

4

75

22

2

1

50

50

23

2009

3

42

15

50

22

5

5

76

21

2

1

60

40

23

2010

3

42

15

53

22

5

5

76

21

2

1

70

30

25

2011

3

42

15

53

22

5

5

76

21

2

1

70

30

25

2012

3

42

15

53

22

5

5

76

21

2

1

70

30

25

2013

3

42

23

28

14

12

13

74,5

23

2,5

-

80

20

20

Bảng 3: Nội dung báo cuối tuần

Năm

Kỳ hạn xuất bản (Năm 2005- 2012 kỳ/tháng) (năm 2013: kỳ/tuần)

Tổng số tác phẩm bình quân/số

Tỷ lệ % chủ đề/số

Tỷ lệ % thể loại/số

Tỷ lệ % tác phẩm do cơ quan báo thực hiện

Tỷ lệ % tác phẩm do cộng tác viên thực hiện

Tng số chuyên trang, chuyên mục trong tháng

Thời sự, Chính trị

Kinh tế, Xã hội

Đi sống xã hội

Pháp luật

Văn nghệ giải trí

Nhìn ra thế gii

Khác

Tin

Bài

Phóng sự

Khác

2005

1

25

12

15

20

4

6

0.5

2.5

5

80

10

5

60

40

4

2006

1

27

10

17

18

4

6

1

4

6

80

10

4

65

35

4

2007

2

28

12

15

20

5

5

2

3

5

82

8

5

63

37

7

2008

2

28

11

12

22

6

4

1

2

5

85

8

2

68

32

8

2009

2

28

9

18

23

5

5

0

2

5

82

8

5

67

33

8

2010

2

29

8

20

25

5

5

1

4

4

85

10

1

70

30

9

2011

2

33

8

20

25

5

5

1

4

4

85

10

1

88

12

8

2012

2

34

8

20

25

5

5

1

4

4

85

10

1

83

17

9

2012

2

34

8

20

25

5

5

1

4

4

85

10

1

83

17

9

2013

1

25

8

20

12

8

28

8

32

32

40

8

20

80

20

-

Bảng 4: Nội dung báo dành cho đồng bào dân tộc

Năm

Kỳ hạn xuất bản (kỳ/tháng)

Tổng stác phẩm bình quân/số

Tỷ lệ % chủ đề/số

Tỷ lệ % thể loại/số

Tỷ lệ % tác phẩm do cơ quan báo thực hiện

Tỷ lệ % tác phẩm do cộng tác viên thực hiện

Tổng schuyên trang, chuyên mục trong tháng

Thời sự, Chính trị

Vùng cao đổi mới và phát triển

Kinh tế nông thôn

Giải trí

Khác

Tin

Bài

Phóng sự

Khác

2005

1

37

35

35

25

2

3

30

10

0

60

80

20

8

2006

1

36

37

33

27

1

2

31

9

0

60

80

20

10

2007

2

37

35

38

25

1

1

32

12

0

56

78

22

11

2008

2

38

36

32

28

1

3

29

10

0

61

80

20

10

2009

2

38

39

30

28

1.5

1.5

30

11

0

59

85

15

10

2010

2

39

38

32

26

2

2

28

10

0

62

85

15

12

2011

2

39

38

32

26

2

2

28

10

0

62

88

12

7

2012

2

39

38

32

26

2

2

28

10

0

62

92

8

8

2013

3

40

25

40

25

5

5

87,5

12,5

0

0

90

10

-

Bảng 5: Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực Báo Điện Biên Phủ

Năm

Tổ chức bộ máy
(phòng, ban)

Tổng số

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Trình độ khác

2005

4

34

19

3

5

7

2006

4

34

19

3

5

7

2007

4

32

19

3

5

5

2008

4

32

20

3

5

4

2009

4

32

21

3

4

4

2010

4

33

21

3

4

5

2011

4

33

21

3

4

5

2012

5

35

23

2

4

6

2013

5

34

22

2

4

6

Bảng 6: Hiện trạng tài chính Báo Điện Biên Phủ

Năm

Kinh phí hoạt động

Tốc độ tăng trưởng tổng kinh phí

Tốc độ tăng trưởng nguồn thu khác

Tỷ trọng doanh thu quảng cáo

Tổng kinh phí cấp (tr.đồng)

Kinh phí được cấp hàng năm (tr.đồng)

Nguồn thu khác (quảng cáo) (tr. đồng)

2005

2.490

1.950,000

540,000

 

 

22%

2006

3.013,665

2.375,900

637,765

21%

18%

21%

2007

3.925,975

3.159,600

766,375

30%

20%

20%

2008

4.430,609

3.822,722

607,887

13%

-21%

14%

2009

5.579,331

4.518,000

1.061,331

26%

75%

19%

2010

6.123,791

5.141,071

982,720

10%

-7%

16%

2011

6.347,000

5.347,000

1.000,000

4%

2%

16%

2012

6.106,590

5.058,000

1.048,590

-4%

5%

17%

2013

8.100,000

6.700,000

1.400,000

33%

33,5%

17%

Bảng 7: Hiện trạng thời lượng phát thanh Đài tỉnh

Năm

Thời lượng chương trình tự sản xuất (giờ/năm)

Thời lượng chương trình tiếp sóng (giờ/năm)

Thời lượng chương trình phát thanh tiếng dân tộc (giờ/năm)

Thời lượng chương trình phối hợp (giờ/năm)

Thời lượng chương trình tự sản xuất (giờ/ngày)

Thời lượng chương trình tiếp sóng (giờ/ngày)

Thời lượng chương trình phát thanh tiếng dân tộc (giờ/ngày)

Thời lượng chương trình phối hợp (giờ/ngày)

2005

365

14.892

1.095

 

1,00

40,80

3,00

-

2006

365

14.892

1.095

24

1,00

40,80

3,00

0,07

2007

365

14.892

1.095

24

1,00

40,80

3,00

0,07

2008

365

14.892

1.095

72

1,00

40,80

3,00

0,20

2009

456

14.892

1.095

72

1,25

40,80

3,00

0,20

2010

456

14.892

1.095

72

1,25

40,80

3,00

0,20

2011

456

14.892

1.095

72

1,25

40,80

3,00

0,20

2012

1.934

12.780

1.095

72

5,30

35,01

3,00

0,20

2013

4.745

9.125

3.833

72

13,0

25,00

10,50

0,20

Bảng 8: Hiện trạng nội dung chương trình phát thanh Đài tỉnh

Năm

Tổng số tác phẩm phát thanh phát sóng

Tỷ lệ % theo chủ đề phát sóng

Tỷ lệ % theo thể loại

Tổng schuyên đ

Tổng số tác phẩm báo chí, chương trình trao đổi, dịch thuật

Thời sự, Chính trị

Kinh tế, Xã hội

An ninh quốc phòng

Thể thao

Văn nghệ

Tin

Phóng sự

Trao đổi

Khác

2005

5510

20

15

13

2

50

30

18

2

50

4

3560

2006

5210

20

15

13

2

50

30

18

2

50

5

3567

2007

5360

20

20

13

2

45

27

25

3

45

5

3570

2008

5400

25

20

13

2

43

30

18

2

43

5

3600

2009

5460

22

20

13

2

40

32

26

2

40

6

3597

2010

5500

20

20

18

2

40

34

23

3

40

6

3600

2011

11200

45

35

10

0,5

9,5

80

20

 

 

365

3600

2012

13500

42

38

10

0,5

9,5

80

20

 

 

365

3600

2013

21365

38

29

20

3

10

75

20

2,5

2,5

510

3600

Bảng 9: Hiện trạng kỹ thuật phát thanh

Năm

Công nghệ sản xuất

Tổng số phòng thu lời

Công nghệ Truyền dẫn Phát sóng

Tổng số máy phát

Công suất phát sóng

2005

Analog

1

Analog

2

AM 10Kw; FM 2Kw

2006

Analog

1

Analog

2

AM 10Kw; FM 2Kw

2007

Analog

1

Analog

2

AM 10Kw; FM 2Kw

2008

Digital

1

Truyền dẫn: quang; Phát sóng: Analog

2

AM 10Kw; FM 2Kw

2009

Digital

2

Truyền dẫn: quang; Phát sóng: Analog

3

AM 10Kw; FM 2Kw;FM 1Kw

2010

Digital

2

Truyền dẫn: quang; Phát sóng: Analog

3

AM 10Kw; FM 2Kw; FM 1Kw

2011

Digital

2

Truyền dẫn: quang; Phát sóng: Analog

3

AM 10Kw; FM 2Kw; FM 1Kw

2012

Digital

2

Truyền dẫn: quang; Phát sóng: Analog

3

AM 10Kw; FM 2Kw; FM 1Kw

2013

Digital

2

Truyền dẫn, phát sóng: Digital

2

AM 10Kw; FM 2Kw; FM 1Kw

Bảng 10: Hiện trạng điều tra nghe nhìn

TT

CHỈ TIÊU

Đơn vị

Số lượng

Tỷ lệ

I

Phát thanh

 

 

 

1

Đài truyền thanh trên địa bàn xã

 

 

 

1.1

- Số đơn vị cấp xã có đài truyền thanh

28

21%

1.2

- Số đài truyền thanh

Đài

28

 

2

Thu tín hiệu tại khu vực trụ sở UBND cấp xã

 

 

 

2.1

- Tín hiệu VOV

130

100%

2.2

- Tín hiệu Đài phát thanh địa phương

107

82%

3

Sử dụng máy thu thanh (radio) tại các hộ gia đình

 

 

 

3.1

- Số hộ có máy thu thanh

Hộ

4148

4%

III

Truyền hình

 

 

 

1

Thu tín hiệu truyền hình tại các xã, phường, thị trấn (xác định tại khu vực trụ sở UBND cấp xã)

 

 

 

2

Thu tín hiệu truyền hình mặt đất, truyền hình vệ tinh của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV)

130

100%

3

Thu tín hiệu truyền hình mặt đất của Đài Truyền hình kỹ thuật số (VTC)

43

33%

4

Thu tín hiệu truyền hình mặt đất, truyền hình vệ tinh của Đài Truyền hình địa phương

105

81%

5

Mức độ phổ cập về máy thu hình ở các hộ gia đình

 

 

 

5.1

- Số hộ gia đình có máy thu hình

Hộ

75034

68%

5.2

- Số hộ sử dụng anten chảo

Hộ

40684

37%

5.3

- Số hộ gia đình sử dụng anten dàn

Hộ

34350

31%

5.4

- Số hộ sử dụng cáp truyền hình

Hộ

4477

4%

6

Khác

 

 

 

6.1

- Số xã có báo Nhân dân đến trong ngày

28

21%

6.2

- Hộ gia đình có điện thắp sáng

Hộ

98311

89%

Bảng 11: Hiện trạng nội dung chương trình truyền hình

Năm

Tổng số tác phẩm truyền hình phát sóng

Tỷ lệ % theo chủ đề phát sóng

Tỷ lệ % theo thể loi

Tổng số chuyên đề

Tổng số tác phẩm báo chí, chương trình trao đổi, dịch thuật

Thời sự, Chính trị

Kinh tế, Xã hội

An ninh quốc phòng

Thể thao

Văn nghệ

Tin

Phóng sự

Trao đổi

Khác

2005

3744

12

10

2.5

0.5

75

8

4

13

75

6

435

2006

4210

12

10

2.5

0.5

75

8

4

13

75

6

486

2007

4600

12

10

2.5

0.5

75

8

4

13

75

7

572

2008

5400

12

10

2.5

0.5

75

8

4

13

75

7

600

2009

4150

12

10

2.5

0.5

75

8

4

13

75

9

628

2010

3855

12

10

2.5

0.5

75

8

4

13

75

11

242

2011

5200

55

30

10

2

3

85

14

1

 

720

52

2012

6950

55

33

7

2

3

87

12

1

 

720

59

2013

14910

35

30

20

5

10

75

20

2,5

2,5

6

59

Bảng 12: Hiện trạng hệ thống kỹ thuật truyền hình

Năm

Tổng số Camera

Tổng số bản dựng

Công nghệ dựng hình

Công nghệ truyền dẫn phát sóng

Tỷ lệ ứng dụng công nghệ số

2005

15

3

Analog A-B

Analog

 

2006

17

3

Analog A-B

Analog

 

2007

18

3

Analog A-B

Analog

40%

2008

20

3

Analog A-B

Analog

40%

2009

21

3

Analog A-B

Truyền dẫn Quang; phát sóng Analog

50%

2010

21

3

Analog A-B

Truyền dẫn Quang; phát sóng Analog

90%

2011

29

15

Công nghệ số

Truyền dẫn Quang; phát sóng Analog

100%

2012

29

15

Công nghệ số

Truyền dẫn Quang; phát sóng Analog

100%

2013

28

17

Công nghệ số

Truyền dẫn Quang; Phát sóng Analog

80%

Bảng 13: Hiện trạng tài chính Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh (ĐVT: Triệu đồng)

TT

Hạng mục thu

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1

Thu quảng cáo

874,420

1.308,973

870,689

1.281,248

1.249,913

1.217,407

1.460,888

1.000,000

896,195

2

Thu hỗ trợ tuyên truyền

 

 

459,740

796,527

1.452,981

1.747,785

2.097,342

1.000,000

2.122,120

3

Thu truyền dẫn phát thanh

129,157

83,876

89,022

89,674

296,288

272,119

326,542

326,542

564,678

4

Thu truyền dẫn truyền hình

306,507

305,767

725,211

849,802

847,056

1.023,296

1.227,955

1.227,955

2.044,640

5

Lãi tiền gửi

 

0,798

6,156

19,517

 

10,381

12,457

12,457

5,002

6

Thu đại lý DTH-Truyền hình cáp

54,084

23,941

 

 

42,000

84,000

100,800

100,800

218

7

Thu thanh lý tài sản

2,935

0,500

7,080

1,035

4,740

45,000

54,000

54,000

 

8

Thu cho thuê nhà

 

 

28,800

28,800

16,000

18,000

21,600

21,600

102

9

Thu từ nhuận bút VTV5 trả

51,126

130,747

112,634

 

 

333,954

400,744

442,604

213,423

10

Thu cho thuê antena di động

 

 

719,250

880,200

1.032,895

1.076,700

1.292,040

1.292,040

342

Tổng

1.418,229

1.854,602

3.018,582

3.946,803

4.941,873

5.828,642

6.994,370

5.478,000

6.508,058

 

TT

Hạng mục thu

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

I

Số lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Kinh phí cấp hàng năm

3.464,300

3.679,600

4.955,800

5.250,500

5.834,000

9.254,100

14.721,000

11.932,000

20.155,000

2

Nguồn thu khác

1.418,229

1.854,602

3.018,582

3.946,803

4.941,873

5.828,642

6.994,370

5.478,000

6.508,058

3

Đầu tư từ Chính Phủ

 

 

3.200,000

3.200,000

 

3.200,000

2.350,000

80,000

 

4

Tổng

4.882,529

5.534,202

11.174,382

12.397,303

10.775,873

18.282,742

24.065,370

17.490,000

26.663,058

II

Tốc độ tăng trưởng

Bình quân giai đoạn

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1

Kinh phí cấp hàng năm

29%

6%

35%

6%

11%

59%

59%

-19%

69%

2

Nguồn thu khác

13%

31%

63%

31%

25%

18%

20%

-22%

19%

3

Nguồn thu quảng cáo

27%

50%

-33%

47%

-2%

-2%

20%

-32%

-10%

4

Tổng

69%

87%

64%

84%

34%

74%

99%

-72%

77%

III

Tỷ trọng doanh thu từ quảng cáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18%

24%

8%

10%

12%

7%

6%

6%

3%

Bảng 14: Hiện trạng nguồn nhân lực Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh theo trình độ (không bao gồm cộng tác viên)

Năm

Tổ chức bộ máy

Tổng số nguồn nhân lực

Trên đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Trình độ khác

2005

5 phòng

99

0

14

3

62

20

2006

5 phòng

99

0

14

3

62

20

2007

5 phòng

99

0

14

3

62

20

2008

5 phòng

101

0

14

3

63

21

2009

5 phòng

106

0

30

5

52

19

2010

5 phòng

106

0

30

7

51

18

2011

5 phòng

106

0

30

7

51

18

2012

6 phòng

107

1

42

8

44

12

2013

6 phòng

117

0

47

13

45

12

Bảng 15: Hiện trạng nguồn nhân lực Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh theo vị trí

Năm

Tổ chức bộ máy

Tổng số nguồn nhân lực

Phóng viên

Biên tập viên

Trình độ khác

Cộng tác viên

2005

5 phòng

179

25

15

59

80

2006

5 phòng

179

25

15

59

80

2007

5 phòng

199

30

15

54

100

2008

5 phòng

221

30

18

53

120

2009

5 phòng

256

35

18

53

150

2010

5 phòng

256

35

18

53

150

2011

5 phòng

256

35

18

53

150

2012

6 phòng

267

46

16

45

160

2013

6 phòng

277

55

17

45

160

Bảng 16: Hiện trạng thuê bao truyền hình cáp

Năm

Số thuê bao

S kênh

2009

1680

45

2010

2477

50

2011

2500

50

2012

3548

70

2013

4477

66

Bảng 17: Hiện trạng mạng lưới truyền hình cáp

STT

Tên trạm

Địa điểm lắp đặt

Dung lượng lắp đặt (thuê bao)

Dung lượng sử dụng (thuê bao)

 

Truyền dẫn kết nối thiết bị

Phạm vi phục vụ (xã, phường)

Phương tiện truyền dẫn (cáp quang, viba)

Hướng kết nối đến (tên trạm kết nối)

Phương thức đi cáp (chôn, treo, ngầm, kéo trong cống bể)

Phương thức đi cáp thuê bao (đi treo, đi ngầm)

1

Node 1

Tổ 11

1432

696

Phường HimLam

Cáp quang, cáp trục

Node quang số 1

Treo

Treo

2

Node 2

Tổ 2

1700

808

Phường Tân Thanh

Cáp quang, cáp trục

Node quang số 2

Treo

Treo

3

Node 3

Tổ 8

1244

676

Phường Mường Thanh

Cáp quang, cáp trục

Node quang số 3

Treo

Treo

4

Node 4

Tổ 8

1692

755

Phường Nam Thanh, xã Thanh Xương

Cáp quang, cáp trục

Node quang số 4

Treo

Treo

5

Node 5

Tổ 28

1688

841

Phường Mường Thanh

Cáp quang, cáp trục

Node quang số 5

Treo

Treo

6

Node 6

Tổ 9

1228

655

Phường Thanh Bình

Cáp quang, cáp trục

Node quang số 6

Treo

Treo

7

Node 7

Tổ 8

1060

548

Phường Noong Bua

Cáp quang, cáp trục

Node quang số 7

Treo

Treo

Bảng 18: Danh mục dự án đầu tư trọng điểm và nhu cầu vốn (đơn vị tính: tỷ đồng)

TT

Tên dự án

Thời gian

Hạng mục đầu tư

2014 - 2015

2016 - 2020

2014-2020

NSTW

NSĐP

DN

NSTW

NSĐP

DN

NSTW

NSĐP

DN

1

Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về vùng sâu, vùng xa, biên giới

2013 - 2020

Tăng cường năng lực cán bộ thông tin truyền thông cơ sở

30

10

 

40

20

 

70

30

0

Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông

Tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới

2

Xây dựng Trung tâm báo chí tnh

2013 - 2020

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

 

5

 

 

15

 

0

20

0

Mua sắm trang thiết bị hoạt động

Kinh phí duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa

3

Phát sóng chương trình truyền hình tnh trên vệ tinh

2013 - 2015

Thuê kênh

 

2

3,6

 

5

9

0

7

12,6

Thuê đường truyền

Mua sắm trang thiết bị

4

Phát triển Tạp chí Văn nghệ

2016 2020

Đầu tư về con người

 

 

 

 

5

 

0

5

0

Cơ sở vật chất

Kinh phí hoạt động thường xuyên

Đào tạo nguồn nhân lực.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất chương trình cho Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Đài TT-TH cấp huyện

2013 - 2020

Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị tiền kỳ, thiết bị hậu kỳ, phim trường, phòng thu theo chuyên đề và trang thiết bị khác.

 

10

 

 

40

 

0

50

0

Duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống

6

Xây dựng mạng lưới truyền dẫn phát sóng phát thanh - truyền hình tỉnh

2016 - 2020

Đầu tư xây dựng hạ tầng

 

 

 

 

 

100

0

0

100

Chi phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa

7

Phát triển mạng lưới truyền hình cáp đến các huyện

2013 - 2020

Xây dựng hạ tầng truyền dẫn, ngoại vi tại các huyện

 

 

5

 

 

15

0

0

20

8

Phát triển mạng lưới phát hành

2013 - 2020

Thành phố Điện Biên Phủ: xây dựng 1 trung tâm phát hành sách

 

2

5

 

3

10

0

5

15

Nhà sách thị xã Mường Lay

Mỗi huyện còn lại xây dựng 1 nhà sách có quy mô phù hợp

9

Xây dựng, nâng cấp cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử

2014 - 2020

Nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Xây dựng, nâng cấp trang thông tin điện tử các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

0

2

0

0

8

0

0

10

0

 

Tổng

 

 

30

31

13,6

40

96

134

70

127

147,6

 





Nghị định 111/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật xuất bản Ban hành: 26/08/2005 | Cập nhật: 20/05/2006

Nghị định 24/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Quảng cáo Ban hành: 13/03/2003 | Cập nhật: 10/12/2009