Quyết định 175/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án: đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở tỉnh Quảng Ngãi (giai đoạn 2011-2015)
Số hiệu: 175/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Cao Khoa
Ngày ban hành: 21/09/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Quốc phòng, Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 175/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 21 tháng 09 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN: ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ TỈNH QUẢNG NGÃI (GIAI ĐOẠN 2011-2015)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tchức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy đnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;

Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính, quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Căn cQuyết định số 73/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình khung đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở;

Căn cứ Quyết định số 860/QĐ-BQP ngày 01/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành chương trình chi tiết đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở;

Căn cứ Nghị quyết số 19/2011/NQ-HĐND ngày 22/7/2011 của Hội đồng nhân dân tnh (khóa XI, kỳ họp thứ 2) thông qua ngày 19/7/2011 về Đề án: Đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở tỉnh Quảng Ngãi (giai đoạn 2011-2015);

Theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại Tờ trình số 1239 TTr-CH ngày 18/8/2011 và được sự thng nhất của Thường trực HĐND tỉnh tại Công văn số 141/TT-HĐND ngày 31/8/2011,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này là Đề án: Đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở tỉnh Quảng Ngãi (giai đoạn 2011 - 2015).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Tư pháp; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Thủ trưởng các sở, ban ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các Cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Tư lệnh Quân khu 5;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Báo Quảng Ngãi, Đài PT và TH tỉnh;
- Trường Quân sự tỉnh;
- Trường Chính trị tỉnh;
- Ban Dân quân tự vệ (BCH Quân sự tỉnh);
- VPUB: PVP (VX), VHXH, KTTH, CBTH;
- Lưu: VT, NC (nqviet 564)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Cao Khoa

 

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI (GIAI ĐOẠN 2011 - 2015)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 175/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Nghị quyết số 17-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”.

2. Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 05/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng Dân quân tự vệ và lực lượng Dự bị động viên trong tình hình mới.

3. Luật Dân quân tự vệ ngày 23/11/2009.

4. Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

5. Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Dân quân tự vệ.

6. Quyết định số 85/2002/QĐ-TTg ngày 28/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”.

7. Thông tư số 117/20O9/TT-BQP ngày 30/12/2009 của Bộ Quốc phòng quy định về đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở.

8. Quyết định số 73/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2008 của Bộ trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình khung đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở.

9. Quyết định số 860/QĐ-BQP ngày 01/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Chương trình chi tiết đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở.

10. Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

11. Chỉ thị số 15/CT-TU ngày 01/8/2003 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về việc đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn.

12. Kế hoạch số 1005/KH-UBND ngày 12/4/2010 của Ủy ban nhân dân tnh Quảng Ngãi triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở.

13. Nghị quyết số 19/2011/NQ-HĐND ngày 22/7/2011 của Hội đồng nhân dân tnh (khóa XI, kỳ họp thứ 2) thông qua ngày 19/7/2011 về Đề án: Đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở tỉnh Quảng ngãi (giai đoạn 2011 - 2015).

II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỈ HUY TRƯỞNG, CHỈ HUY PHÓ QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, đội ngũ cán bộ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó quân sự xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung cấp xã) đã được cử đi đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp quân sự cơ sở, đáp ứng vi yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới. Tính từ năm 2004 đến năm 2010, tỉnh Quảng Ngãi đã đào tạo 3 khoá, với số lượng học viên tốt nghiệp ra trường 254 đồng chí, qua Đại hội đại biểu Đảng cấp cơ sở, một số đồng chí phát trin lên cương vị mới, như: Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thtrấn và các chức danh khác. Hiện nay toàn tỉnh chỉ còn 34 đồng chí tốt nghiệp ra trường nhưng các địa phương chưa bổ nhiệm chức (dự kiến trong năm 2011 các địa phương sẽ bố trí sp xếp theo đúng chuyên ngành đào tạo).

Hiện nay, toàn tỉnh có 184 Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, với tổng số cán bộ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó quân sự là 381 đồng chí; trong đó:

1. Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn: 184 đồng chí (có 59 đ/c là người dân tộc), đảng viên 184 đồng chí, cơ cấu cấp ủy 144 đồng chí, đạt 78,26%, bộ đội phục viên xuất ngũ 84 đồng chí; đã qua đào tạo trung cấp quân sự 107 đồng chí, bằng 58,15% (trong đó: độ tuổi từ 25 đến 35 là 64 = 59,8%, độ tuổi từ 36 đến 45 là 27 = 25,2%, độ tuổi từ 46 trở lên là 16 = 15%); chưa qua đào tạo 77 đồng chí, bằng 41,84% (trong đó: độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi là 41 đồng chí = 53,25%; từ 36 đến 45 tuổi là 34 đồng chí = 44,15%; từ 46 tui trở lên là 2 đồng chí = 2,60%).

a) Về tuổi đời:

- Từ 25 tuổi đến 35 tuổi có 68 đồng chí = 36,95%.

- Từ 36 tuổi đến 45 tuổi có 87 đồng chí = 47,28%.

- Từ 46 tui trở lên có 29 đồng chí = 15,76%.

b) Trình độ văn hóa:

- Cấp II có 25 đồng chí = 13,58%.

- Cấp III có 159 đồng chí = 86,41%.

2. Chỉ huy phó quân sự xã, phường, thị trấn: 197 đ/c (có 61 đồng chí là người dân tộc). Đảng viên 173 đng chí, đạt 87,81%, cơ cấu vào cấp ủy 28 đng chí, đạt 14,21%; bộ đội phục viên xuất ngũ 94 đồng chí; đã qua đào tạo trung cấp quân sự 86 đồng chí, đạt 43,65% (trong đó: độ tuổi từ 25 đến 35 là 28 = 32,6%, độ tuổi từ 36 đến 45 là 35 = 40,7%, độ tuổi từ 46 trở lên là 15 = 17,5%); chưa qua đào tạo 111 đồng chí, bng 56,34% (trong đó: độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi là 87 đồng chí = 78,38%; từ 36 đến 45 tuổi là 14 đồng chí = 12,61%; từ 46 tuổi trở lên là 10 đồng chí = 9,01%).

a) Về tuổi đi:

- Từ 25 tuổi đến 35 tuổi có 112 đồng chí = 56,85%.

- Từ 36 tuổi đến 45 tuổi có 55 đồng chí = 27,92%.

- Từ 46 tuổi trở lên có 30 đồng chí = 15,23%.

b) Vtrình độ văn hóa:

- Cấp II có 91 đồng chí = 46,19%.

- Cấp III có 106 đồng chí = 53,81%.

* Như vậy, hiện nay toàn tỉnh đội ncán bộ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó quân sự cấp xã đã qua đào tạo Trung cp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở là 193 đồng chí (trong đó, không quá 35 tuổi là 92 đồng chí) và chưa được đào tạo là: 188 đồng chí (trong đó, không quá 35 tuổi là 128 đồng chí).

III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: Đào tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã đạt trình độ Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, đủ điều kiện học liên thông lên Cao đng, Đại học ngành quân sự cơ sở; có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực trình độ chuyên môn tương đương sỹ quan dự bị cấp phân đội; có kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp quân sự để hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thng chính trị cơ sở.

b) Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015, có 100% Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở; trong đó có 35% đến 50% Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã đạt trình độ Cao đẳng, Đại học ngành quân sự cơ sở.

2. Yêu cầu:

a) Đào tạo dội ngũ cán bộ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó quân sự cấp xã tuyệt đi trung thành vi mục tiêu lý tưởng của Đảng, vi Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, với nhân dân; có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, có năng lực uy tín tham gia cấp ủy, chính quyền xã, phưng, thị trấn; có tinh thần trách nhiệm cao sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, chấp hành nghiêm mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có quan điểm qun chúng tốt, trung thực thẳng thn, khiêm tốn giản dị, đoàn kết; tác phong sâu sát, tmỉ, cụ thể, dân chủ và quyết đoán.

b) Có kiến thức cơ bản về lý luận chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đưng lối của Đảng về chính tr, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Thực hành tốt kỹ năng quân sự, rèn luyện phương pháp, tác phong công tác theo cương vị chức trách được giao; làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyn địa phương ở cơ svề công tác quốc phòng, quân sự ở địa phương làm cơ sđể vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ T quc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3. Ngành đào tạo: Quân sự cơ sở

4. Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung

5. Văn bằng được cấp:

a) Khóa I: Học viên đã tốt nghiệp Trung cấp quân sự cơ sở, học bổ sung hết chương trình theo Quyết định số 73/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiểm tra các môn học đạt điểm yêu cầu theo quy đnh thì được Hiệu trưởng Trường Quân sự tỉnh cp đổi bằng Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở.

b) Khóa II và Khóa III: Học viên học hết chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp và đạt yêu cầu theo quy định, được Hiệu trưởng Trường Quân sự tỉnh cấp bằng Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở.

6. Đối tượng tiêu chuẩn chiêu sinh:

a) Khóa I: Là cán bộ đang giữ chức Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó quân sự cấp xã đã qua chương trình đào tạo theo Quyết định số 54/2004/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (hệ trung cấp quân sự cơ sở 81 đ/c); có phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực công tác tốt; độ tuổi không quá 35 đã tốt nghiệp phổ thông hoặc đã học bổ sung các môn văn hóa (theo quy định) đối với học viên đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

b) Khóa II và Khóa III:

- Là đảng viên, đoàn viên ưu tú đang giữ cương vị Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó quân sự cấp xã chưa qua đào tạo trung cấp quân sự, quy hoạch dự nguồn cán bộ công chức cp xã là 128 người đang giữ chức vụ trung đội trưởng, thôn đội trưởng, tiểu đội trưởng hoặc khẩu đội trưởng dân quân; sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam đã phục viên, xuất ngũ còn trong độ tuổi là 1.082 đồng chí được xếp trong nguồn quy hoạch cán bộ Chỉ huy quân sự cấp xã.

- Lịch sử chính trị rõ ràng, đủ tiêu chuẩn phát triển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có bản nh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực công tác tốt; độ tuổi, không quá 35 đối với nam, không quá 30 tui đi với nữ, đã tt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên, sức khỏe loại 1 đến loại 3.

7. Chỉ tiêu đào tạo: 190 học viên (chỉ tiêu cụ thể có Phụ lục 1 kèm theo)

- Khóa I: 70 học viên

- Khóa II: 60 học viên

- Khóa III: 60 học viên

8. Thời gian đào tạo:

- Khóa I: 03 tháng (từ tháng 9/2011 đến tháng 11/2011)

- Khóa II: 18 tháng (ttháng 3/2012 đến tháng 8/2013)

- Khóa III: 18 tháng (từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2015)

9. Cơ sở đào tạo: Trường Quân sự tỉnh Quảng Ngãi (Tổ 21, phường Quảng Phú, Thành phố Quảng Ngãi).

10. Nội dung, thời gian, chương trình đào tạo:

Thực hiện theo Quyết định số 73/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình khung đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự sở và Quyết định số 860/QĐ-BQP ngày 01/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Chương trình chi tiết đào tạo Trung Cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở. Cụ thể như sau:

* Khóa I:

a) Nội dung đào tạo: gồm khối kiến thức các môn chung (Ngoại ngữ và Tin học).

b) Thời gian đào tạo:

- Tổng số thời gian đào tạo 3 tháng = 90 ngày.

- Thời gian học tập: 53 ngày.

- Thời gian không học tập: 37 ngày.

+ Ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày Lễ: 27 ngày;

+ Ngày Đảng: 3 ngày;

+ Khai giảng, bế giảng: 2 ngày;

+ Tổng kết khóa học: 1 ngày;

+ Cơ động: 4 ngày.

c) Chương trình đào tạo:

- Môn: Ngoại ngữ có 10 bài = 95 tiết;

- Môn: Tin học có 18 bài = 120 tiết.

* Khóa II và Khóa III:

a) Nội dung đào tạo: (gồm 3 khối kiến thức cơ bản)

- Khối kiến thức các môn chung.

- Khối kiến thức cơ sở ngành.

- Khối kiến thức chuyên môn.

b) Thời gian đào tạo:

- Tổng số thời gian đào tạo 18 tháng = 549 ngày.

- Thời gian học tập: 355 ngày.

- Kiến thức các môn chung: 60 ngày, chiếm 16,9% tổng thời gian học tập;

- Kiến thức cơ sở ngành: 37 ngày, chiếm 10,42% tổng thi gian học tập;

- Kiến thức chuyên môn: 218 ngày, chiếm 61,40% tổng thời gian học tập;

- Thực tập ở cơ sở: 25 ngày, chiếm 7,04% tng thi gian học tập;

- Ôn, Thi tốt nghiệp: 15 ngày, chiếm 4,22% tổng thời gian học tập;

- Thi gian thi: 3 ngày, chiếm 0,84% tổng thời gian học tập;

- Thời gian không học tập: 194 ngày.

- Ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày Lễ, Tết: 168 ngày;

- Ngày Đảng; 18 ngày;

- Khai giảng, bế giảng: 2 ngày;

- Tổng kết khóa học: 1 ngày;

- Cơ động: 5 ngày.

c) Chương trình đào tạo:

- Gồm các môn (khối kiến thức các môn chung): Chính trị, Pháp luật, Thể thao quân sự, Ngoại ngữ, Tin học, có 52 bài học = 425 tiết, cụ thể:

+ Môn: Chính trị có 14 bài - 99 tiết;

+ Môn: Pháp luật có 6 bài = 61 tiết;

+ Môn: Thể thao quân sự có 4 bài = 50 tiết;

+ Môn: Ngoại ngữ có 10 bài = 95 tiết;

+ Môn: Tin học có 18 bài = 120 tiết.

- Gồm các môn (kiến thức cơ sở ngành): Nhà nước và quản lý Nhà nước, hành chính ở cơ s; Tâm lý học xã hội trong hoạt động lãnh đạo quản lý; Công tác đảng, công tác chính trị, công tác dân vận ở cơ sở; Một số vn đvề quốc phòng, an ninh và đối ngoại có 39 bài trong 260 tiết Cụ thể:

+ Môn: Nhà nước và quản lý Nhà nước, hành chính ở cơ sở có 7 bài = 65 tiết;

+ Môn: Tâm lý học xã hội trong hoạt động lãnh đạo quản lý có 7 bài = 50 tiết;

+ Công tác đảng, công tác chính trị; công tác dân vận ở cơ sở có 16 bài = 95 tiết;

+ Một số vn đề về quốc phòng, an ninh và đi ngoại có 9 bài = 50 tiết.

- Kiến thức chuyên môn: Có 99 bài = 1.520 tiết, gồm các môn cụ thể:

+ Môn: Điều lệnh đội ngũ có 8 bài = 55 tiết;

+ Môn: Kỹ thuật đánh gần (tay không đánh bắt địch, võ gậy) có 7 bài = 57 tiết;

+ Môn: Địa hình quân sự, vũ khí hóa học, sinh học và công nghệ cao có 5 bài = 56 tiết;

+ Môn: Hậu cần - Kỹ thuật trong khu vực phòng thủ có 5 bài = 52 tiết;

+ Môn: Kỹ thuật súng bộ binh có 3 bài = 120 tiết;

+ Môn: Kỹ thuật lựu đạn, mìn, thuốc nổ có 6 bài = 85 tiết;

+ Môn: Kỹ thuật Pháo, Cối, súng máy Phòng không có 4 bài = 50 tiết;

+ Môn: Kỹ thuật công sự, ngụy trang, vũ khí tự tạo có 7 bài = 85 tiết;

+ Môn: Phương pháp huấn luyện kỹ thuật chiến đấu bộ binh dân quân tự vệ có 3 bài = 50 tiết;

+ Môn: Chiến thuật có 30 bài = 505 tiết;

+ Môn: Lý luận về công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác xây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng vũ trang cơ sở có 8 bài = 50 tiết;

+ Môn: Xây dựng xã, phường, thị trấn chiến đấu trong khu vực phòng thủ của huyện có 4 bài = 50 tiết;

+ Môn: Công tác của chỉ huy trưởng quân sự xã, phưng, thị trấn có 2 bài = 50 tiết;

+ Môn: Văn kiện Chỉ huy chiến đấu cấp xã có 2 bài = 85 tiết;

+ Môn: Chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang và chuyn địa phương từ thời bình sang thời chiến ở xã, phường, thị trấn có 3 bài = 50 tiết;

+ Môn: Xây dựng kế hoạch diễn tập và thực hành diễn tập ở cơ sở xã, phường, thtrấn có 2 bài = 120 tiết.

- Thực tập cơ sở: 175 tiết.

- Ôn thi tốt nghiệp: 105 tiết.

11. Chế độ chính sách đối với học viên:

a) Thực hiện theo Quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Dân quân tự vệ và Điều 38 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Dân quân tự vệ. Ngoài ra căn cứ vào Thông tư số 73/2011/TT-BQP ngày 13/5/2011 của Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn, định lượng ăn và mức tiền ăn cơ bản bộ binh, ăn binh chủng, ăn bệnh nhân điều trị, ăn thêm các ngày lễ, tết, ăn thêm khi làm nhiệm vụ; Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các chế độ tài chính hiện hành; Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thưng xuyên ngân sách địa phương năm 2011 - năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới; cụ thể:

- Người hưởng lương, chế độ phụ cấp được hưng nguyên lương, chế độ phụ cấp và các khoản phụ cấp khác (nếu có) do ngân sách địa phương bảo đm; người không hưởng lương, chế độ phụ cấp hoặc hưởng chế độ phụ cấp nhưng chưa đủ bằng 0,5 mức lương tối thiểu thì được hỗ trợ phụ cấp bằng 0,5 mức lương tối thiểu do ngân sách địa phương cấp tỉnh bảo đảm.

- Được hỗ trợ tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ bộ binh phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân Việt Nam (năm 2011 = 37.000 đồng).

- Được bảo đảm trang phục dân quân tự vệ, nơi nghỉ, phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về trong một năm.

- Được bảo đảm tài liệu, giáo trình, văn phòng phẩm cho đào tạo.

- Học viên trong thi gian đào tạo chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì được mua bảo hiểm y tế bằng nguồn ngân sách địa phương cấp tỉnh; bị ốm, bị tai nạn, bị chết, bị thương, hy sinh thực hiện theo quy định Điều 51 Luật Dân quân tự vệ.

- Tốt nghiệp ra trưng, nếu có đủ điều kiện theo quy định thì được phong quân hàm sỹ quan dự bị theo Luật sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; được btrí sử dụng tại cơ sở và được cử đi đào tạo theo quy hoạch cán bộ quân sự cấp xã.

b) Khen thưởng, kỷ luật:

- Học viên trong thời gian đào tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cơ sở đào tạo khen thưởng theo các văn bản pháp luật về khen thưởng.

- Học viên trong thời gian đào tạo nếu vi phạm kỷ luật thì tùy theo mức độ vi phạm, cơ sđào tạo quyết định hình thức kluật theo quy chế đào tạo hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

IV. KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO

1. Kinh phí hỗ trợ tăng cường cơ s, vật chất bảo đảm cho m lp đào tạo:

a) Hỗ trợ kinh phí trang bị phòng cho học viên: 290.000.000 đồng

b) Hỗ trợ kinh phí trang bị phòng học Tin học: 550.400.000 đng

Tng kinh phí là: 840.400.000 đồng

2. Kinh phí bảo đảm đào tạo chuyên môn nghiệp vụ:

a) Kinh phí bảo đảm cho Khóa I: 348.600.000 đồng

b) Kinh phí bảo đảm cho Khóa II: 2.241.000.000 đồng

c) Kinh phí bảo đảm cho Khóa III: 2.241.000.000 đồng

Tổng cộng 3 khóa học: 4.830.600.000 đồng

* Tổng cng kinh phí bảo đảm cho kế hoạch đào tạo (2011-2015) là: 5.671.000.000 đồng (Năm tỷ, sáu trăm bảy mươi mốt triệu đồng).

(Chi tiết bảo đảm kinh phí đào tạo cụ thể như Phụ lục số 2 kèm theo)

- Riêng kinh phí đào tạo khóa I (348,6 triệu đồng) được sử dụng từ nguồn kinh phí đào tạo theo cơ chế, đề án của tỉnh tại Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh về giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh và chi ngân sách địa phương năm 2011.

- Từ năm 2012 trở đi, cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của nhà nước, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có trách nhiệm tng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện hằng năm, trình cấp có thẩm quyền để giao dự toán kinh phí thực hiện.

Đồng thời, căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định mức lương tối thiểu và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ bộ binh phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh dự toán ngân sách bổ sung, trình Ủy ban nhân dân tỉnh đđảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ đào tạo.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

Là cơ quan chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện đề án. Cụ thể:

- Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ và Huyện ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ quân sự xã, phưng, thị trấn; hưng dẫn các địa phương xét duyệt, tuyển chọn, lập danh sách, hồ sơ, lý lịch cán bộ đi đào tạo và tng hợp báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Căn cứ đối tượng, mục tiêu, yêu cầu và thời gian đào tạo, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định mở lớp đào tạo từng khóa học.

- Căn cứ Quyết định mở lớp đào tạo từng khóa học của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, xây dựng kế hoạch mlớp đào tạo từng khóa học.

- Chỉ đạo Trường Quân sự tỉnh phối hợp vi Trường Chính trị tỉnh và các cơ sở Trung tâm Tin học, Ngoại ngữ, xây dựng quy chế, kế hoạch giáo dục đào tạo, chương trình chi tiết, phân chia thời gian giảng dạy, thực hành, thảo luận, bảo đảm giáo viên và quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ đào tạo từng khóa học.

- Chỉ đạo Trường Quân sự tỉnh tổ chức kiểm tra và thi tt nghiệp từng khóa học, cấp bằng tốt nghiệp cho học viên theo mẫu quy định thống nhất do Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và quản lý.

- Hàng năm phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính lập kế hoạch kinh phí bảo đảm nhiệm vụ đào tạo cho từng khóa học, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đưa vào nguồn kinh phí đào tạo cán bộ công chức hàng năm của tỉnh.

2. Sở Nội vụ: Lập kế hoạch kinh phí bảo đm cho nhiệm vụ đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở của tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011 - 2015, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, bố trí vào nguồn kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm của tỉnh; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc tiếp nhận, bố trí sp xếp cán bộ sau đào tạo.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học phối hợp cùng Trường Quân sự tỉnh xây dựng chương trình phân công giáo viên giảng dạy môn học Ngoại ngữ và môn học Tin học, tổ chức kiểm tra thi cấp giấy chứng nhận cho học viên theo Quyết định mở lớp đào tạo từng khóa học của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Trường Chính trị tnh: Phối hợp với Trường Quân sự tỉnh xây dựng kế hoạch giáo dục đào tạo phân công giáo viên giảng dạy khối kiến thức về Lý luận Chính trị và quản lý Nhà nước, tổ chức kiểm tra thi cấp giy chứng nhn cho học viên theo Kế hoạch đào tạo từng khóa học của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

5. Sở Tài chính: Căn cứ nguồn ngân sách của địa phương, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ tăng cưng cơ sở vật chất cho mở lp đào tạo và bảo đảm ngân sách cho từng khóa đào tạo.

6. Các s, ban, ngành và cơ quan, đơn vị có liên quan: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, chỉ đạo cơ quan chức năng thuộc quyền và phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương cấp huyện thực hiện tốt nội dung của Đề án.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Căn cứ vào đề án, hướng dẫn của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và quy hoạch nguồn, quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ quân sự cấp xã của đa phương, tổ chức tuyển chọn, xét duyệt ra Quyết đnh cử cán bộ đi học theo chỉ tiêu được giao, lập hồ sơ báo cáo Ban chỉ đạo đào tạo (qua Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh); phối hợp với Trường Quân sự tỉnh giải quyết các vấn đề liên quan tới học viên trong quá trình đào tạo và tổ chức tiếp nhận và bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo./.

 





Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ Ban hành: 01/06/2010 | Cập nhật: 04/06/2010