Quyết định 17/2018/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Số hiệu: | 17/2018/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Nông | Người ký: | Nguyễn Bốn |
Ngày ban hành: | 24/08/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2018/QĐ-UBND |
Đắk Nông, ngày 24 tháng 08 năm 2018 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 368/TTr-SNV ngày 16 tháng 8 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2018 và thay thế Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2013 của UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi
Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của thôn, buôn, bon, bản (gọi chung là thôn), tổ dân phố; tiêu chí xếp loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng
a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố, các tổ chức tự quản và nhân dân ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.
b) Các cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan đến tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
Thôn, tổ dân phố được tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố (sau đây gọi tắt là Thông tư 04/2012/TT-BNV).
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 04/2012/TT-BNV .
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ
Điều 4. Tổ chức của thôn, tổ dân phố
1. Mỗi thôn có Trưởng thôn, Phó Trưởng thôn; mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố.
2. Thôn, tổ dân phố có các cụm dân cư, các tổ chức tự quản theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố
Nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố (sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2017/TT-BNV).
Điều 6. Sinh hoạt, hội họp tại thôn, tổ dân phố
1. Thời gian, thành phần sinh hoạt, hội họp
a) Thôn, tổ dân phố sinh hoạt định kỳ 06 tháng một lần (vào tháng 6 và tháng 12). Cuộc họp vào tháng 6 đồng thời là hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm; cuộc họp vào tháng 12 đồng thời là hội nghị tổng kết cuối năm. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố triệu tập và chủ trì hội nghị. Hội nghị chỉ tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tham dự.
b) Trường hợp có chỉ đạo đột xuất của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình yêu cầu thì tiến hành họp bất thường.
c) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đôn đốc, kiểm tra các hộ gia đình tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt định kỳ hoặc đột xuất của thôn, tổ dân phố nơi cư trú cũng như thực hiện tốt các nghĩa vụ theo quy định.
d) Khi tổ chức hội nghị, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố mời đại diện Chi ủy chi bộ, Ban công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể ở thôn, tổ dân phố; công an phường phụ trách khu vực hoặc công an viên; Tổ bảo vệ dân phố, công an viên ở thôn tham dự.
2. Nội dung sinh hoạt, hội họp
a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố báo cáo tình hình chung và kết quả thực hiện nhiệm vụ của thôn, tổ dân phố trong kỳ.
b) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương liên quan đến thôn, tổ dân phố.
c) Giải đáp hoặc ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của người dân để báo cáo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giải quyết.
d) Triển khai các nội dung công việc trong thời gian đến và các vấn đề liên quan khác.
d) Nêu nội dung để nhân dân bản và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại các Điều: 1, 2, 3, 4 và 5 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2018/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1. Đối với các hộ gia đình vắng sinh hoạt định kỳ 02 lần trong năm thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trực tiếp gặp và nhắc nhở chủ hộ đó.
2. Trường hợp đã được nhắc nhở nhưng hộ gia đình đó vẫn vắng sinh hoạt trong kỳ tiếp theo hoặc thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời các nghĩa vụ theo quy định thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố họp góp ý, phê bình trước cuộc họp và đề nghị không xem xét công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
3. Đối với trường hợp hộ gia đình là công chức, viên chức, cán bộ, đảng viên đang công tác tại các cơ quan, đơn vị nếu vắng mặt (không cử người có trách nhiệm dự họp thay thế) 02 buổi sinh hoạt định kỳ liên tiếp trong năm thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố báo cáo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (đối với công chức, viên chức, cán bộ) và báo cáo đảng ủy xã, phường, thị trấn (đối với đảng viên) để có văn bản gửi cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, đảng viên đó biết và xử lý.
4. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố báo cáo Chi ủy chi bộ để chi ủy ghi ý kiến vào nhận xét đảng viên về tham gia sinh hoạt nơi cư trú hoặc nhận xét khi thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ đối với các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước tại nơi cư trú hoặc đã nêu tại khoản 3 Điều này.
THÀNH LẬP MỚI, SÁP NHẬP, ĐỔI TÊN, GHÉP CỤM DÂN CƯ ĐỐI VỚI THÔN, TỔ DÂN PHỐ
Điều 8. Điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
Việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới phải bảo đảm các điều kiện sau:
1. Điều kiện
a) Quy mô số hộ gia đình
- Đối với thôn: Phải có từ 200 hộ gia đình trở lên.
- Đối với tổ dân phố: Phải có từ 300 hộ gia đình trở lên.
b) Các điều kiện khác
Thôn và tổ dân phố cần có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân.
2. Đối với các trường hợp dặc thù
a) Ở khu vực biên giới, do việc di dân hình thành các cụm dân cư mới để bảo vệ đường biên giới, đòi hỏi phải thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì điều kiện và quy mô số hộ gia đình có thể thấp hơn quy định chung nêu trên.
b) Đối với thôn, tổ dân phố đã hình thành từ lâu do xâm canh, xâm cư hoặc di dân tự do cần thiết phải chuyển giao quản lý giữa các đơn vị hành chính cấp xã để thuận tiện trong hoạt động và sinh hoạt của cộng đồng dân cư mà không làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp xã thì điều kiện, quy trình, thủ tục và hồ sơ được thực hiện theo quy định như đối với việc thành lập mới và giải thể thôn, tổ dân phố; nếu không đủ quy mô quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện việc ghép cụm dân cư theo quy định tại Điều 12 Quy chế này.
Điều 9. Điều kiện nhập, giải thể thôn, tổ dân phố
Điều kiện nhập, giải thể thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 1 của Thông tư số 09/2017/TT-BNV .
Điều 10. Quy trình và hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
1. Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để trình Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) xin chủ trương thành lập thôn, tổ dân phố mới.
Hồ sơ trình xin chủ trương Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có:
a) Tờ trình xin chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập thôn, tổ dân phố mới; vị trí địa lý, dân số, diện tích của thôn, tổ dân phố trước và sau khi điều chỉnh, thành lập mới.
b) Sơ đồ vị trí của thôn, tổ dân phố trước và sau khi điều chỉnh để thành lập mới.
c) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch (nếu có).
2. Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương thành lập thôn, tổ dân phố mới bằng văn bản; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới và phân loại thôn, tổ dân phố.
Nội dung chủ yếu của Đề án gồm:
a) Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của xã (phường, thị trấn), thôn (tổ dân phố) trước khi điều chỉnh, sự cần thiết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.
b) Hiện trạng của thôn, tổ dân phố trước khi điều chỉnh, gồm: Tên gọi, vị trí địa lý, dân số (số hộ, số nhân khẩu), diện tích tự nhiên (đối với thôn phải có số liệu chi tiết về diện tích đất ở, đất sản xuất, đơn vị tính là hecta), các tổ chức tự quản đang có (tổ chức chính trị, các tổ chức đoàn thể).
c) Dự kiến về thôn, tổ dân phố sau khi thành lập mới, gồm: Tên gọi, vị trí địa lý, dân số (số hộ, số nhân khẩu), diện tích tự nhiên (đối với thôn phải có số liệu chi tiết về diện tích đất ở, đất sản xuất, đơn vị tính là hecta); phương án thành lập các tổ chức tự quản (tổ chức chính trị, các tổ chức đoàn thể).
d) Dự kiến phân loại thôn, tổ dân phố mới.
d) Sơ đồ vị trí của thôn, tổ dân phố trước và sau khi điều chỉnh, thành lập mới trên khổ giấy A3 được trích lục từ bản đồ hành chính hoặc bản đồ địa giới hành chính cấp xã có chi tiết về các cụm dân cư, đường giao thông, sơn văn, thủy văn, được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau để phân biệt.
c) Đề xuất, kiến nghị.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới về Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.
4. Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện (03 bộ).
Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm có:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp.
c) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã.
d) Đề án thành lập thôn, tổ dân phố mới.
đ) Biên bản lấy ý kiến cử tri có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
e) Văn bản của Cơ quan có thẩm quyền quy định thôn đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới (nếu có).
5. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành kiểm tra và có Tờ trình (kèm theo 02 bộ hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới của Ủy ban nhân dân cấp xã) gửi Sở Nội vụ để thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển đến, Sở Nội vụ tiến hành thẩm định và lập Tờ trình trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện (kèm theo Tờ trình và hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới của Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định lại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này).
b) Văn bản thẩm định của Sở Nội vụ.
Điều 11. Quy trình và hồ sơ nhập, chia, giải thể và đặt tên, đổi tên, xóa tên thôn, tổ dân phố
1. Quy trình và hồ sơ nhập, chia thôn, tổ dân phố hiện có để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới được áp dụng thực hiện như quy định tại Điều 10 của Quy chế này (thành lập thôn mới, tổ dân phố mới trên cơ sở nhập, chia thôn, tổ dân phố hiện có).
2. Chuyển thôn thành tổ dân phố trong trường hợp thành lập phường, thị trấn từ đơn vị hành chính xã
Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập phường, thị trấn từ đơn vị hành chính xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập Tờ trình trình Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chuyển thôn thành tổ dân phố thuộc phường, thị trấn.
3. Đối với trường hợp giải thể thôn, tổ dân phố
Sau khi thực hiện Phương án bồi thường, tái định cư của Dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất hoặc Đề án sắp xếp, ổn định dân cư và các trường hợp khác được cấp có thẩm quyền quyết định, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập tờ trình kèm theo Danh sách các thôn, tổ dân phố liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định giải thể và xóa tên theo quy định của pháp luật.
4. Việc đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố
a) Việc đặt tên thôn, tổ dân phố được thực hiện trong quy trình lập hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.
b) Việc đổi tên thôn, tổ dân phố thực hiện theo các bước như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ gồm: Tờ trình và Phương án đổi tên thôn, tổ dân phố; lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố về phương án đổi tên thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI.
- Ủy ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua Phương án đổi tên thôn, tổ dân phố; trên cơ sở đó, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định hồ sơ đổi tên thôn, tổ dân phố do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến; lập tờ trình kèm theo hồ sơ gửi Sở Nội vụ thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 12. Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có
Trường hợp không thành lập thôn mới, tổ dân phố mới theo quy định tại khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 04/2012/TT-BNV thì ghép các cụm dân cư hình thành mới vào thôn, tổ dân phố hiện có; quy trình thực hiện như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xin chủ trương ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có.
2. Sau khi có quyết định về chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có. Nội dung chủ yếu của Đề án gồm:
a) Đặc điểm tình hình chung, sự cần thiết ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có.
b) Vị trí địa lý, ranh giới của thôn, tổ dân phố trước và sau khi ghép (có sơ đồ thể hiện).
c) Dân số (số hộ, số khẩu) của thôn, tổ dân phố trước và sau khi ghép.
d) Diện tích tự nhiên của thôn, tổ dân phố trước và sau khi ghép.
đ) Đề xuất, kiến nghị.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư (bao gồm cụm dân cư và thôn, tổ dân phố hiện có) về Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.
4. Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất.
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày có nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định.
Trường hợp Đề án chưa được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến lần thứ 2; nếu vẫn không được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày có biên bản lấy ý kiến lần thứ 2, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
5. Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm có:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp.
c) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã.
d) Đề án ghép cụm dân cư.
đ) Biên bản ý kiến cử tri có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
6. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, thông qua và giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định việc ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có và báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ để theo dõi tổng hợp).
TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ; PHÓ TRƯỞNG THÔN, TỔ PHÓ TỔ DÂN PHỐ
Điều 13. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được Hội nghị của thôn, tổ dân phố trực tiếp bầu, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố là người giúp việc cho Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, nhiệm vụ cụ thể do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phân công và được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố ủy quyền thực hiện nhiệm vụ khi vắng mặt.
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại khoản 6, Điều 1 của Thông tư số 09/2017/TT-BNV và các Điều 5, 6, 7 của Quy chế này.
Điều 15. Tiêu chuẩn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
Tiêu chuẩn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
1. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại khoản 7, Điều 1 của Thông tư số 09/2017/TT-BNV; Mục 1 và Mục 2 Chương 2 Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Việc chỉ định, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố:
a) Trên cơ sở thống nhất với Chi ủy chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố giới thiệu nhân sự để Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định chỉ định Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.
b) Trường hợp do sắp xếp tổ chức hoặc theo nguyện vọng, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định miễn nhiệm Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố. Trường hợp Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố vi phạm quy định đến mức phải bãi nhiệm thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định bãi nhiệm Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.
3. Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.
a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ là 05 (năm) năm. Trường hợp do thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tổ dân phố bầu được Trưởng thôn mới, Tổ trưởng tổ dân phố mới trong thời hạn không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày có quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.
b) Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
Chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
Điều 18. Tiêu chí xếp loại đối với thôn
1. Thôn loại 1, có một trong các điều kiện sau:
a) Thôn có trên 400 hộ.
b) Thôn đặc biệt khó khăn.
c) Thôn biên giới.
2. Thôn loại 2, có một trong các điều kiện sau:
a) Thôn có từ 300 đến 400 hộ.
b) Thôn thuộc xã đặc biệt khó khăn.
c) Thôn thuộc xã biên giới.
3. Thôn loại 3 là các thôn còn lại.
Điều 19. Tiêu chí xếp loại đối với tổ dân phố
1. Tổ dân phố loại 1: có trên 500 hộ.
2. Tổ dân phố loại 2: có từ 400 đến 500 hộ.
3. Tổ dân phố loại 3 là các tổ dân phố còn lại.
Điều 20. Quy trình và hồ sơ phân loại thôn, tổ dân phố
1. Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, tổng hợp.
2. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm có:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Danh sách thôn, tổ dân phố; số hộ gia đình trong từng thôn, tổ dân phố; tự phân loại thôn, tổ dân phố.
c) Sơ đồ vị trí các thôn, tổ dân phố trên địa bàn.
d) Văn bản quy định thôn đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn; xã biên giới của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
3. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, có Tờ trình (kèm hồ sơ phân loại thôn, tổ dân phố của Ủy ban nhân dân cấp xã) gửi Sở Nội vụ để thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển đến, Sở Nội vụ thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có:
a) Tờ trình của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (kèm theo toàn bộ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện).
b) Văn bản thẩm định của Sở Nội vụ.
6. Trong thời gian hai mươi (20) ngày kể ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ra Quyết định phân loại thôn, tổ dân phố.
Điều 21. Thời gian tiến hành phân loại thôn, tổ dân phố
1 . Sau 05 năm kể từ ngày quyết định phân loại thôn, tổ dân phố của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cho Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành lập hồ sơ đề nghị phân loại thôn, tổ dân phố.
2. Thôn, tổ dân phố được thành lập mới, nhập, chia hoặc ghép thêm cụm dân cư thì tiến hành lập hồ sơ đề nghị phân loại thôn, tổ dân phố.
3. Quy trình và hồ sơ đề nghị phân loại ở khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 20 Quy chế này.
Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp
1. Sau khi Quy chế này có hiệu lực thi hành, các thôn, tổ dân phố tiếp tục kéo dài hoạt động nhiệm kỳ hiện lại cho đủ 05 năm, sau đó tiến hành tổ chức bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nhiệm kỳ mới theo quy định tại Quy chế này.
2. Các thôn, buôn, bon, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được thành lập trước ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành thì không nhất thiết phải chuyển đổi từ thôn, buôn, bon, bản sang tổ dân phố.
1. Sở Nội vụ
a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện thực hiện Thông tư số 04/2012/TT-BNV , Thông tư số 09/2017/TT-BNV và Quy chế này.
b) Thẩm định việc thành lập, nhập, chia, giải thể và đặt tên, đổi tên, xóa tên thôn, tổ dân phố trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Thẩm định việc phân loại thôn, tổ dân phố trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nội vụ về tình hình và kết quả thực hiện Thông tư số 04/2012/TT-BNV, Thông tư số 09/2017/TT-BNV và Quy chế này.
đ) Thanh tra kiểm tra Ủy ban nhân dân huyện thực hiện Thông tư số 04/2012/TT-BNV, Thông tư số 09/2017/TT-BNV và Quy chế này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Quyết định ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có theo đúng quy định của pháp luật.
b) Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện Thông tư số 04/2012/TT-BNV, Thông tư số 09/2017/TT-BNV và Quy chế này.
c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.
d) Hàng năm, tổ chức phát động thi đua giữa các xã, phường, thị trấn trong việc quản lý, điều hành hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của thôn, tổ dân phố gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư; kịp thời biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu; đồng thời phê bình, nhắc nhở đơn vị, cá nhân tổ chức thực hiện không nghiêm.
đ) Chậm nhất đến ngày 30 tháng 11 hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) về tình hình tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời đối với các trường hợp quy định tại khoản 7, Điều 1 của Thông tư số 09/2017/TT-BNV.
b) Quản lý, chỉ đạo hoạt động của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố trên địa bàn bảo đảm theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BNV, Thông tư số 09/2017/TT-BNV và Quy chế này.
c) Hàng năm, phát động phong trào thi đua giữa các thôn, tổ dân phố. Theo dõi, đánh giá, bình xét khen thưởng đối với thôn, tổ dân phố; kịp thời khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động ở cộng đồng dân cư.
d) Chậm nhất đến ngày 10 tháng 11 hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Nội vụ) về tình hình thực hiện Thông tư số 04/2012/TT-BNV, Thông tư số 09/2017/TT-BNV và Quy chế này.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để xem xét, chỉ đạo./.
Thông tư 09/2017/TT-BNV về sửa đổi Thông tư 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố Ban hành: 29/12/2017 | Cập nhật: 23/01/2018
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về phân vùng xả nước thải vào nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 20/11/2013 | Cập nhật: 14/01/2014
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức tuyển dụng và quản lý công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 06/11/2013 | Cập nhật: 15/11/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 26/11/2013 | Cập nhật: 29/03/2014
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, khai thác hồ sơ điện tử cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 20/11/2013 | Cập nhật: 28/03/2014
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND Quy định đối tượng, hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng và mức tiền thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch nộp ngân sách Nhà nước giao hàng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 28/10/2013 | Cập nhật: 31/10/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Dương Ban hành: 20/11/2013 | Cập nhật: 20/08/2014
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La Ban hành: 28/10/2013 | Cập nhật: 02/11/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND thực hiện Nghị quyết 19/2013/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 22/2009/NQ-HĐND về Xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2010 - 2015 Ban hành: 04/10/2013 | Cập nhật: 09/10/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về hệ số điều chỉnh giá đất sát giá thị trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 25/10/2013 | Cập nhật: 15/01/2014
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND Quy định đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức của thành phố Cần Thơ Ban hành: 09/10/2013 | Cập nhật: 23/10/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định Thi đua, Khen thưởng trong phong trào thi đua “Thực hiện cải cách hành chính” tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 24/10/2013 | Cập nhật: 18/02/2014
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020”, theo Nghị Quyết 88/2013/NQ-HĐND Ban hành: 10/10/2013 | Cập nhật: 12/11/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND quy định về nguyên tắc và tỷ lệ bố trí vốn đối ứng cho các chương trình, dự án đầu tư từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2015 Ban hành: 01/10/2013 | Cập nhật: 26/12/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp cung cấp thông tin để kiểm tra, đối chiếu kết quả đăng nhập dữ liệu tài sản nhà nước vào Phần mềm Quản lý đăng ký tài sản Nhà nước và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 07/10/2013 | Cập nhật: 24/10/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND Quy định về nội dung chi và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí địa phương tỉnh Hậu Giang Ban hành: 11/09/2013 | Cập nhật: 30/10/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí qua cầu xã Thạnh Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang Ban hành: 10/09/2013 | Cập nhật: 12/12/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về mức chi bảo đảm cho hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 24/09/2013 | Cập nhật: 27/05/2015
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Ban hành: 27/08/2013 | Cập nhật: 20/12/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND quy định bảng giá tài sản tính lệ phí trước bạ trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 18/09/2013 | Cập nhật: 09/10/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND bố trí nhân sự và hỗ trợ kinh phí cho người kiêm nhiệm làm công tác lâm nghiệp đối với xã có rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 21/08/2013 | Cập nhật: 17/09/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 13/08/2013 | Cập nhật: 10/09/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh Phú Yên Ban hành: 16/08/2013 | Cập nhật: 20/08/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND quy định mức chi hỗ trợ phát lại chương trình phát thanh, truyền hình ở đài phát thanh, truyền hình các cấp trong tỉnh Gia Lai Ban hành: 20/08/2013 | Cập nhật: 06/09/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 09/08/2013 | Cập nhật: 19/10/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 25/2009/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 06/08/2013 | Cập nhật: 12/06/2014
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 19/07/2013 | Cập nhật: 29/07/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) nộp lệ phí trước bạ lần đầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 31/07/2013 | Cập nhật: 14/08/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND sửa đổi phí trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 05/08/2013 | Cập nhật: 11/09/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND Quy định công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tỉnh An Giang Ban hành: 17/07/2013 | Cập nhật: 29/07/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 23/07/2013 | Cập nhật: 09/09/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND phân bổ bổ sung kinh phí năm 2013 (đợt 1) thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 19/07/2013 | Cập nhật: 02/10/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Nam Định Ban hành: 28/06/2013 | Cập nhật: 30/08/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 11/07/2013 | Cập nhật: 15/07/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 03/07/2013 | Cập nhật: 18/09/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho khu kinh tế Vũng Áng Ban hành: 28/06/2013 | Cập nhật: 30/11/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Danh mục thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ Ban hành: 28/06/2013 | Cập nhật: 31/12/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế về xét, cho phép doanh nhân, cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC kèm theo Quyết định 14/2012/QĐ-UBND Ban hành: 18/06/2013 | Cập nhật: 15/11/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành: 07/06/2013 | Cập nhật: 31/10/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND Quy định quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm Ban hành: 24/05/2013 | Cập nhật: 29/05/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 14/05/2013 | Cập nhật: 22/05/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND điều chỉnh quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam kèm theo Quyết định 15/2011/QĐ-UBND, 04/2012/QĐ-UBND, 06/2013/QĐ-UBND Ban hành: 08/05/2013 | Cập nhật: 16/05/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 24/05/2013 | Cập nhật: 04/06/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND ban hành hệ số điều chỉnh giá đất tính thu tiền sử dụng đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 23/04/2013 | Cập nhật: 20/05/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND sửa đổi tiêu chí của Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại Quyết định 01/2011/QĐ-UBND Ban hành: 24/05/2013 | Cập nhật: 04/11/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND quy định nội dung, mức chi trong tổ chức các kỳ thi và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 20/05/2013 | Cập nhật: 03/07/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND quy định chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch trên địa bàn nông thôn tỉnh Bình Phước Ban hành: 15/05/2013 | Cập nhật: 21/06/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ vệ sinh môi trường tại cảng, bến cá trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 09/05/2013 | Cập nhật: 25/11/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND ban hành Quy định tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 16/04/2013 | Cập nhật: 13/05/2013
Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định tạm thời công tác quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 24/01/2013 | Cập nhật: 28/03/2013
Thông tư 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố Ban hành: 31/08/2012 | Cập nhật: 17/09/2012