Quyết định 1679/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2018-2021 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Số hiệu: | 1679/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Trà Vinh | Người ký: | Kim Ngọc Thái |
Ngày ban hành: | 21/08/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1679/QĐ-UBND |
Trà Vinh, ngày 21 tháng 8 năm 2018 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI GIAI ĐOẠN 2018 - 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021”;
Căn cứ Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại;
Căn cứ Quyết định số 1537/QĐ-BNN-TY ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021;
Căn cứ Công văn số 1907/BNN-TY ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng Kế hoạch chủ động, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 342/TTr-SNN-CNTY ngày 02 tháng 8 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH TRÀ VINH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 488/KH-SNN-CNTY |
Trà Vinh, ngày 02 tháng 8 năm 2018 |
PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI GIAI ĐOẠN 2018 - 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH BỆNH DẠI VÀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH DẠI
1. Khái quát về bệnh Dại
Bệnh Dại là bệnh do vi rút hướng thần kinh, gây viêm não tủy cấp tính và là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Bệnh được ghi nhận và mô tả từ cách đây 3000 năm. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh Dại ở người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn Dại, tỷ lệ tử vong là 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh Dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc-xin và huyết thanh kháng Dại. Tiêm vắc-xin Dại cho động vật là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh Dại.
1.1. Tác nhân gây bệnh
Vi rút Dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus, có vật liệu di truyền là ARN, vỏ ngoài là lipid. Vi-rút Dại có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ; dễ bị phá hủy bởi các chất hòa tan lipid (xà phòng, ether, chloroform, acetone); rất nhạy cảm với tia cực tím và bị bất hoạt nhanh chóng trong dung dịch cồn và cồn i-ốt.
1.2. Đường lây truyền bệnh dại
Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị Dại trên da bị tổn thương. Ngoài ra vi-rút Dại còn có thể lây truyền từ người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng và vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân bị Dại.
Ngoài ra, còn có các đường lây truyền khác nhưng hiếm gặp hơn như lây truyền qua niêm mạc do tiếp xúc hoặc hít phải không khí giọt nhỏ chứa vi-rút Dại trong hang dơi hoặc tai nạn ở phòng thí nghiệm.
1.3. Tính cảm nhiễm
Các loài động vật có vú đều có cảm nhiễm với vi-rút Dại ở mức độ khác nhau. Tính cảm nhiễm cao nhất ở chó, mèo, cáo, chồn, dơi tiếp đến là trâu, bò, lợn, khỉ, gấu, chuột... Người cũng có cảm nhiễm cao đối với vi-rút Dại và sẽ có kháng thể chủ động chống lại vi-rút Dại nếu được tiêm vắc-xin Dại.
2. Tình hình dịch bệnh Dại trên địa bàn tỉnh
Theo thông tin từ Sở Y tế Trà Vinh giai đoạn 2011 - 2017, trên địa bàn tỉnh có 4 trường hợp tử vong do bệnh Dại (tại huyện Cầu Kè, Cầu Ngang, thành phố Trà Vinh và Trà Cú) và có khoảng 95.188 người đến tiêm vắc-xin và kháng huyết thanh phòng Dại do bị chó, mèo cắn.
Tỉnh Trà Vinh được xếp vào nhóm các tỉnh có nguy trung bình, do có người tử vong do bệnh Dại.
Đính kèm phụ lục số người tiêm vắc-xin Dại và số ca Dại trên người giai đoạn 2011 - 2017 (Bảng 1).
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI GIAI ĐOẠN 2011 - 2017
1. Công tác tập huấn, tuyên truyền phòng chống bệnh Dại động vật và cấp sổ quản lý đàn chó nuôi
Tổ chức tập huấn tuyên truyền các văn bản về phòng, chống bệnh Dại, hướng dẫn thống kê, cấp sổ quản lý chó nuôi trên địa bàn đến đại diện Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và phường, xã, thị trấn, viên chức nông nghiệp, đoàn thể có liên quan được 29 cuộc với 1.157 lượt người tham dự.
Cấp sổ quản lý được 8.296 sổ, quản lý 11.408 con chó nuôi tại 9 huyện, thị xã, thành phố.
2. Công tác bắt chó thả rong
Tập huấn kỹ năng bắt chó thả rong cho Đội bắt chó thả rong và cán bộ xã, phường, thị trấn cùng tham gia gồm 12 người (Chi cục Chăn nuôi và Thú y 04 người, mỗi Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thị xã, thành phố 01 người).
Năm 2015 - 2017 thực hiện bắt chó thả rong tại các đường phố, khu đô thị, nơi đông dân cư trên địa bàn tỉnh, đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý đàn chó nuôi.
3. Công tác tiêm phòng bệnh Dại
Tổ chức xe lưu động tuyên truyền về công tác phòng, chống bệnh Dại ở động vật và tiêm phòng tại những vùng dân cư tập trung, các chợ xã, thị trấn... các huyện, thị xã, thành phố. Ngoài ra, Thú y viên xã, phường, thị trấn tiêm phòng bệnh Dại chó cho hộ chăn nuôi ở các vùng nông thôn tại địa phương (Trạm Chăn nuôi và Thú y nhận vắc-xin để phân phối). Trạm còn quản lý việc tiêm phòng vắc-xin Dại tại các cửa hàng bán vắc-xin và thú y viên hành nghề dịch vụ trên địa bàn mình quản lý.
Trong giai đoạn 2011 - 2017 tỷ lệ tiêm vắc-xin Dại đạt thấp so với tổng đàn chó nuôi (Đính kèm phụ lục Kết quả tiêm phòng vắc-xin Dại giai đoạn 2011 - 2017, bảng 2).
4. Những tồn tại chính trong công tác phòng, chống bệnh Dại ở động vật
Đàn chó nuôi trong cộng đồng lớn, gây khó khăn trong công tác quản lý và tiêm phòng, việc lập danh sách hộ nuôi chó ở các địa phương chưa giáp tay.
Tình trạng nuôi chó nuôi thả rong, không đeo rọ mõm ở nơi công cộng và chó cắn người còn phổ biến.
Công tác tiêm phòng Dại cho đàn chó nuôi không triệt để, việc lập Kế hoạch tiêm phòng Dại hàng năm cho đàn chó nuôi của địa phương không dựa trên số lượng chó nuôi thực tế mà chủ yếu dựa vào số lượng chó được tiêm phòng của năm trước để giao chỉ tiêu tiêm phòng cho năm sau; tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin cho đàn chó còn rất thấp (dưới 10%); trong khi đó, để khống chế bệnh Dại ở đàn chó, tỷ lệ này phải đạt tối thiểu 70%; giá thành vắc-xin tương đối cao nên người dân chưa tích cực hưởng ứng tiêm phòng.
Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại chưa được thường xuyên, liên tục dẫn đến nhiều người vẫn còn chủ quan với bệnh Dại, không nắm rõ các quy định của Nhà nước về nuôi chó, về các hành vi vi phạm và mức xử phạt vi phạm trong phòng, chống bệnh Dại động vật.
Người nuôi chó chưa thực hiện việc đăng ký quản lý chó nuôi với chính quyền địa phương và tiêm phòng bệnh Dại cho chó.
Chính quyền địa phương chưa quan tâm đến công tác quản lý đàn chó nuôi để kiểm soát và hạn chế việc chó chạy rông cắn người.
TÍNH CẤP THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
I. TÍNH CẤP THIẾT PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Bệnh Dại gây tổn thất lớn đến tính mạng con người: Trung bình hàng năm ở Việt Nam có 100 người chết vì bệnh Dại, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở nước ta. Bệnh Dại đang có xu hướng lan rộng nếu không có những biện pháp can thiệp đồng bộ.
2. Bệnh Dại gây thiệt hại về kinh tế: Theo thông tin từ Sở Y tế Trà Vinh, qua các năm đều có trên 15.000 người bị chó cắn phải tiêm phòng Dại. Như vậy, trung bình mỗi năm ước tính phải chi phí khoảng 11 tỷ đồng cho tiền vắc-xin và huyết thanh kháng Dại (chưa kể đến tiền viện phí, số ngày công lao động của người đi tiêm và tổn thất về tinh thần của người bị chó cắn).
3. Cần có sự phối kết hợp đồng bộ trong chỉ đạo và thực hiện công tác phòng, chống và kiểm soát bệnh Dại: Bệnh Dại là bệnh do súc vật truyền cho người chủ yếu là chó nhà và nguồn truyền bệnh sang người là động vật bị bệnh. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, chính quyền địa phương cùng với sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân để thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại, nhằm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh Dại tại tỉnh; bởi vì tập quán của của người dân là nuôi chó thả rong, ít có ý thức đến việc quản lý và tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, nên nguồn truyền bệnh lưu hành rộng rãi trong môi trường và luôn là mối nguy cơ cao cho con người.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ban hành ngày 30 tháng 6 năm 1989: “Nghiêm cấm việc thả rong chó ở thành phố, thị xã và thị trấn; chó nuôi phải được tiêm phòng theo quy định của cơ quan thú y (Khoản 2, Điều 11)”.
Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ban hành ngày 21/11/2007: “Bệnh Dại thuộc nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong (Điểm b, khoản 1, Điều 3)”.
Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015:
- Trong từng thời kỳ, Nhà nước có chính sách cụ thể đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động kiểm soát, khống chế, thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, các bệnh truyền lây giữa động vật và người (Điểm đ, khoản 1, Điều 5);
- Khoản 1, Điều 18 quy định: “Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền nhiễm lây giữa động vật và người phải được xây dựng thành chương trình, kế hoạch trong từng thời kỳ”;
- Khoản 7, Điều 18 quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người”.
Ngoài ra, các văn bản liên quan đến công tác phòng, chống bệnh Dại trên người và động vật bao gồm:
- Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ, về phòng, chống bệnh Dại ở động vật;
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
- Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y;
- Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng chính phủ, về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017- 2021”.
- Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại;
- Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và PTNT, về hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người;
- Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định về phòng, chống bệnh dịch bệnh động vật trên cạn;
- Thông tư 283/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính, quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật;
- Quyết định số 1537/QĐ-BNN-TY ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021;
- Công văn số 1907/BNN-TY ngày 08 tháng 3 năm 2018, về việc xây dựng Kế hoạch chủ động, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương;
- Công văn số 2642/UBND-NN ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh.
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Khống chế bệnh Dại trên động vật, tiến tới kiểm soát, loại trừ bệnh Dại ở người vào năm 2021.
2. Mục tiêu cụ thể
- Trên 95% số xã, phường, thị trấn lập được danh sách hộ nuôi chó.
- Tỷ lệ chó trong diện tiêm phòng được tiêm vắc-xin Dại tại xã, phường, thị trấn đạt trên 85% tổng đàn;
- Tỷ lệ chó được tiêm vắc-xin Dại trong diện tiêm phòng được tiêm vắc xin dại ở khu vực nông thôn đạt trên 60%.
- Giám sát, điều tra, xử lý 100% ca bệnh Dại phát hiện ở động vật;
- 100% số xã triển khai tuyên truyền về bệnh Dại.
II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Quản lý chó nuôi
1.1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) tổ chức quản lý việc nuôi chó trên địa bàn để hỗ trợ và đánh giá kết quả công tác tiêm phòng Dại tại xã. Cụ thể: Chỉ đạo Trưởng ban nhân dân ấp, khóm (gọi tắt là Trưởng ấp rà soát, thống kê số hộ và số lượng chó được nuôi trong gia đình lập danh sách hộ nuôi chó và mở sổ theo dõi, định kỳ cập nhật biến động về tổng đàn.
1.2. Tổ chức, cá nhân nuôi chó: Chủ nuôi chó thông báo việc nuôi chó với Trưởng ấp, khóm hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã. Chủ nuôi chó cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình. Trường hợp thả rong chó ra nơi công cộng sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.
1.3. Chỉ tiêu phấn đấu (Thực hiện Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng chính phủ)
- Đến cuối năm 2018: 100% số khóm thuộc phường, thị trấn lập được danh sách hộ nuôi chó, 100% phường, thị trấn lập được danh sách hộ nuôi chó; 70% số ấp lập được danh sách hộ nuôi chó; 70% số xã lập được danh sách hộ nuôi chó;
- Đến cuối năm 2019: 80% số ấp lập được danh sách hộ nuôi chó; 80% số xã lập được danh sách hộ nuôi chó.
- Đến cuối năm 2020: 90% số ấp lập được danh sách hộ nuôi chó; 90% số xã lập được danh sách hộ nuôi chó.
- Đến cuối năm 2021: ≥ 95% số ấp lập được danh sách hộ nuôi chó; 100% số xã lập được danh sách hộ nuôi chó.
2. Tiêm phòng vắc-xin Dại cho đàn chó
2.1. Ngân sách hỗ trợ vắc xin Dại tiêm phòng miễn phí cho chó nuôi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương giai đoạn 2018 - 2021 (Người nuôi chó phải chi trả tiền công tiêm phòng); đối với những hộ chăn nuôi còn lại sẽ thực hiện xã hội hóa tiêm phòng (Người nuôi chó chi trả kinh phí tiêm phòng bao gồm cả vắc-xin và tiền công); Hộ chăn nuôi phải chấp hành tiêm phòng vắc-xin Dại cho vật nuôi; nếu không chấp hành sẽ bị xử phạt theo quy định của Chính phủ (Điểm a, Khoản 2, Điều 7, tiểu mục 2 của Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017); đồng thời phải lưu giữ cẩn thận giấy chứng nhận tiêm phòng để chứng nhận là vật nuôi của mình đã được tiêm vắc-xin ngừa bệnh Dại.
Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi Thú y căn cứ vào số liệu điều tra, thống kê số lượng chó thuộc diện phải tiêm phòng của địa phương làm cơ sở xây dựng Kế hoạch, chuẩn bị vật tư, vắc-xin cung ứng và triển khai tiêm phòng vắc-xin Dại, cấp giấy chứng nhận tiêm phòng cho đàn chó nuôi trên địa bàn theo 2 đợt chính:
- Đợt 1 (Từ ngày 01/03 đến ngày 30/4 hàng năm): Tiêm phòng cho những chó trên 3 tháng tuổi và tái chủng cho những chó đã được tiêm phòng trước đó đến hạn tái chủng.
- Đợt 2 (Từ ngày 01/9 đến ngày 30/10 hàng năm): Rà soát lại và tiêm phòng cho những chó đến tuổi tiêm phòng, đến hạn tái chủng và số còn sót lại trong tiêm phòng đợt 1 trên toàn tỉnh.
Ngoài các đợt tiêm phòng chính, thú y cơ sở tiếp tục tiêm phòng bổ sung cho những đàn chó nuôi mới, tới tuổi tiêm phòng và tiêm phòng theo yêu cầu của người dân.
2.2. Tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin Dại trên tổng đàn chó được nâng cao qua từng năm, cụ thể:
- Đối với phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh: Đến cuối năm 2018, tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại đạt ít nhất 70% tổng đàn; đến cuối năm 2019, tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại đạt ít nhất 80% tổng đàn; đến cuối năm 2020, tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại đạt ít nhất 90% tổng đàn và đến cuối năm 2021, tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại đạt trên 95% tổng đàn.
- Đối với các xã trên địa bàn tỉnh: Đến cuối năm 2018, tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại đạt ít nhất 60% tổng đàn; đến cuối năm 2019, tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại đạt ít nhất 70% tổng đàn; đến cuối năm 2020, tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại đạt ít nhất 80% tổng đàn và đến cuối năm 2021, tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại đạt trên 85% tổng đàn.
3. Về truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng
3.1. Nội dung truyền thông
Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, các chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh Dại; quy định về nuôi chó trách nhiệm của người nuôi chó và quản lý chó nuôi;
Truyền thông về chiến dịch tiêm phòng cho chó trong tháng cao điểm tiêm phòng bệnh Dại, nuôi chó phải chấp hành tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó, công khai những hộ nuôi chó không chấp hành tiêm phòng; vắc-xin Dại trên đài truyền thanh của xã;
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở người; nuôi chó phải đăng ký với địa phương và thực hiện xích hoặc nhốt chó, đưa chó ra nơi công cộng phải đeo rọ mõm cho chó và có người dắt,...;
Thực hiện truyền thông học đường về phòng, chống bệnh Dại;
Tăng cường vận động cộng đồng cùng tham gia giám sát, phòng chống bệnh Dại trên người và động vật;
Phát động tổ chức ngày “Thế giới phòng, chống bệnh Dại” vào ngày 28/9 hàng năm;
Tuyên truyền việc xây dựng vùng/cơ sở an toàn bệnh Dại.
Tổ chức tập huấn kỹ năng bắt chó thả rong và bắt động vật mắc bệnh Dại hoặc có dấu hiệu mắc bệnh Dại cho các thành viên Đội chuyên trách của Ủy ban nhân Dân cấp xã.
3.2. Hình thức truyền thông
a) Sở Nông nghiệp và PTNT phối kết hợp với Sở Thông tin và truyền thông Xây dựng, cung cấp tài liệu truyền thông cho các địa phương tổ chức tuyên truyền.
b) Sở Nông nghiệp và PTNT phối kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền phòng chống bệnh Dại tại 100% các trường học trên địa bàn phường, thị trấn.
c) Ủy ban nhân dân địa phương thông qua các đoàn thể thực hiện tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về cách nhận biết vật nuôi mắc bệnh Dại, thông báo rộng rãi lịch tiêm phòng bệnh Dại cho vật nuôi cũng như lợi ích của việc quản lý chó mèo và các biện pháp phòng trừ bệnh Dại đến tận hộ gia đình biết để thực hiện. Tuyên truyền, vận động người dân ký cam kết thực hiện:
- Đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi tập trung đông dân cư;
- Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt;
- Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh;
- Chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó theo quy định;
- Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rong bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.
3.3. Chỉ tiêu phấn đấu (Thực hiện Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng chính phủ):
Đến cuối năm 2018, 70% chủ vật nuôi được cung cấp kiến thức về các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên người và động vật. Đến cuối năm 2021, 90% chủ vật nuôi được cung cấp kiến thức về các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên người và động vật.
4. Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát
Tổ chức tập huấn cán bộ thú y để nâng cao kỹ năng giám sát, điều tra ổ dịch, thu thập thông tin dịch tễ về bệnh Dại ở động vật và người. Tổ chức thu thập, xét nghiệm mẫu để đánh giá lưu hành bệnh Dại. Hàng năm, lập bản đồ phân bổ đàn chó, bản đồ dịch tễ bệnh Dại trên động vật để xác định khu vực có nguy cơ cao mắc bệnh Dại, nhằm ưu tiên tập trung nguồn lực trong công tác phòng, chống bệnh Dại.
Dự kiến giai đoạn 2018 - 2021 tổ chức 8 lớp tập huấn cho cán bộ thú y để nâng cao kỹ năng giám sát, điều tra ổ dịch, thu thập thông tin dịch tễ.
5. Điều tra và xử lý ổ dịch
Khi phát hiện vật nuôi có các biểu hiện khác thường như trở nên hung dữ cào, cắn người hay động vật khác thì chủ nuôi phải có trách nhiệm khai báo ngay với chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y gần nhất. Đồng thời nhốt riêng vật nuôi nghi mắc bệnh, không cho tiếp xúc với động vật cảm nhiễm xung quanh để theo dõi:
Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Đội chuyên trách bắt chó thả rong để xử lý các trường hợp chó, mèo có dấu hiệu nghi mắc bệnh Dại, mắc bệnh Dại và chó thả rong trong vùng có ổ dịch Dại để xử lý;
Nhận được tin báo của người dân, cơ quan thú y có trách nhiệm cử cán bộ đến kiểm tra, xác minh, hướng dẫn chủ vật nuôi các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Đồng thời, thông báo cho cơ quan Y tế để tăng cường các biện pháp phòng bệnh Dại cho người. Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm, nếu cho kết quả dương tính với bệnh Dại phải áp dụng đồng bộ các biện pháp chống dịch theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT , ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
6. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển chó
Tăng cường kiểm dịch vận chuyển chó và xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển chó bất hợp pháp theo quy định của pháp luật về thú y theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT , ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
7. Nâng cao năng lực chuyên môn trong phòng, chống bệnh Dại
Hàng năm, ngành Thú y chuẩn hóa các tài liệu quan trọng trong công tác quản lý đàn chó; phòng, chống bệnh Dại trên động vật, tổ chức tập huấn kiến thức về bệnh Dại, về công tác phòng chống dịch; điều tra giám sát ổ dịch; kỹ thuật tiêm phòng vắc-xin bệnh Dại; kỹ thuật xử lý vết thương do động vật cào, cắn; kỹ năng bắt chó mắc bệnh Dại và các biện pháp xử lý ổ dịch bệnh Dại động vật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho cán bộ thú y cơ sở.
Tập huấn kỹ năng truyền thông cộng đồng trong công tác phòng, chống bệnh Dại.
Đào tạo, tập huấn cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành giảng viên nguồn cho địa phương.
8. Xây dựng vùng/cơ sở an toàn bệnh Dại
Chọn những nơi có khu du lịch xây dựng cơ sở an toàn bệnh Dại để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, thu hút du khách đến du lịch, tham quan. Xây dựng vùng/cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh Dại thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT. Tổ chức tiêm phòng và thí điểm đeo thẻ (vòng đeo cổ) cho chó được tiêm phòng vắc-xin Dại trong vùng an toàn bệnh Dại.
Dự kiến: Năm 2020 xây dựng vùng an toàn bệnh Dại tại phường 2 và phường 3, thành phố Trà Vinh.
1. SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch, gửi Sở Tài chính xem xét và phân bổ ngân sách; phối hợp với Sở Y tế, các Sở, Ngành liên quan và địa phương để thực hiện Kế hoạch; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện các nội dung theo quy định của Kế hoạch giai đoạn 2018 - 2021, đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả.
Chỉ đạo Chi Cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện:
- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh xây dựng và phát triển các Kế hoạch hành động để thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì triển khai các hoạt động của Kế hoạch liên quan đến lĩnh vực thú y.
- Chuẩn bị vắc-xin, hóa chất, dụng cụ, trang thiết bị, giấy chứng nhận tiêm phòng, tài liệu tuyên truyền,... phục vụ công tác phòng, chống bệnh Dại hàng năm từ nguồn Ngân sách cấp.
- Tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
- Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan xây dựng các tài liệu truyền thông về phòng, chống bệnh Dại, giám sát, xử lý ổ dịch; tập huấn; tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối kết hợp với:
1. Sở Y tế
Triển khai thực hiện tốt các nội dung theo Kế hoạch, thực hiện tốt việc trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người. Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh chủ trì tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh Dại trên người.
2. Sở Tài chính
Hàng năm Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căn cứ khả năng ngân sách tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Sở Giáo dục vào Đào tạo
Tổ chức tuyên truyền phòng, chống bệnh Dại tại 100% các trường hợp trên địa bàn phường, thị trấn.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bệnh Dại trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, nhằm nâng cao trách nhiệm phòng, chống bệnh Dại của các cấp, các ngành; nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh Dại và cách phòng, chống.
Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Trà Vinh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế tăng cường thời lượng phát sóng, đăng tải tuyên truyền về phòng, chống bệnh Dại trên người và chó đạt chất lượng, hiệu quả.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Xây dựng và trực tiếp tổ chức triển khai Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2018 - 2021 trên địa bàn. Bố trí nguồn lực để thực hiện các hoạt động của địa phương.
Tổ chức triển khai công tác điều tra, thống kê, quản lý đàn chó; công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho đàn chó; theo dõi giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Dại trên đàn chó; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch đến cơ sở; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
Chỉ đạo thực hiện việc đăng ký nuôi chó, quản lý chặt chẽ đàn chó nuôi đến hộ gia đình; xử lý kiên quyết các trường hợp chó hoang, thả rông, vô chủ, chó không tiêm phòng; giám sát chặt chẽ diễn biến đàn chó tại địa phương.
Chỉ đạo Đài Truyền thanh cấp huyện, Truyền thanh cấp xã tăng cường tuyên truyền các nội dung về phòng, chống bệnh Dại; phát động chiến dịch tuyên truyền trong các đợt điều tra, thống kê đàn chó, các đợt tiêm phòng vắc-xin Dại cho đàn chó.
Đưa chỉ tiêu về kết quả phòng, chống bệnh Dại vào tiêu chí đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của UBND cấp xã.
Xử lý các cá nhân, tổ chức không chấp hành việc tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó theo quy định tại Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ.
Chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn. Trong đó, tập trung chỉ đạo các hoạt động:
- Bố trí nguồn lực tổ chức thực hiện các hoạt động trên địa bàn cấp xã.
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân tích cực tham gia phòng, chống bệnh Dại cho người và động vật.
- Tổ chức, thực hiện tiêm phòng vắc-xin Dại cho 100% chó nuôi thuộc diện tiêm trên địa bàn.
- Thành lập Đội bắt chó thả rong và chó nghi mắc bệnh Dại, chó không tiêm phòng bệnh Dại theo quy định. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt và thời gian lưu giữ chó sau khi bị bắt không có người đến nhận, tiến hành tiêu hủy theo quy định. Tổ chức tiêu hủy chó bị bắt giữ (chó vô chủ, chó mắc bệnh dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại, chó không có người nhận sau 48 giờ...).
- Thực hiện quản lý chặt chẽ đàn chó nuôi đến hộ gia đình; áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác để phòng bệnh Dại cho động vật theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Luật Thú y, Nghị định 35/2016/NĐ-CP , Nghị định 05/2007/NĐ-CP và Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT .
III. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NUÔI ĐỘNG VẬT
Tổ chức, cá nhân nuôi động vật phải tuân thủ các quy định về phòng, chống bệnh Dại và hướng dẫn của cơ quan thú y trong việc quản lý, giám sát và xử lý ổ dịch Dại ở động vật như:
- Đăng ký việc nuôi chó với Trưởng ban nhân dân ấp, khóm hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Chủ vật nuôi phải thường xuyên xích, nhốt chó trong khuôn viên gia đình, để hạn chế chó cắn người. Khi đưa chó ra khỏi nhà, chó phải được rọ mõm, có xích, đề phòng cắn người; nuôi chó phải đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
- Chấp hành việc tiêm phòng vắc-xin phòng Dại cho chó, mèo: Tất cả chó, mèo trong diện tiêm bắt buộc phải được tiêm vắc xin phòng Dại theo quy định của cơ quan thú y.
- Theo dõi vật nuôi, khi phát hiện có hiện tượng bất thường ở con vật, chủ vật nuôi phải nhốt con vật đó để theo dõi và báo cho nhân viên thú y cấp xã; UBND cấp xã hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất. Không được vận chuyển hoặc bán chó Dại, nghi Dại đi nơi khác để ngăn chặn sự lây lan bệnh Dại trên diện rộng và gây bệnh Dại cho người.
- Khi động vật đã xác định mắc bệnh Dại, chủ vật nuôi phải chấp hành tiêu hủy con vật. Thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, môi trường, thức ăn, chất thải các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh. Những con vật nghi mắc bệnh Dại phải nhốt để theo dõi trong 10 ngày, chấp hành tiêm phòng bắt buộc cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch, vùng dịch theo quy định.
- Chủ vật nuôi có chó, mèo bị bệnh Dại hoặc nghi Dại cắn, cào người khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tổng kinh phí Kế hoạch khái toán: 10.194.462.000 đồng (Bằng chữ: Mười tỷ, một trăm chín mươi bốn triệu, bốn trăm sáu mươi hai nghìn đồng):
1. Công tác quản lý đàn chó nuôi: 1.224.300.000 đồng (Một tỷ, hai trăm hai mươi bốn triệu, ba trăm nghìn đồng);
2. Công tác tiêm phòng vắc xin Dại: 5.620.449.000 đồng (Năm tỷ, sáu trăm hai mươi triệu, bốn trăm bốn mươi chín nghìn đồng);
3. Công tác truyền thông: 1.710.919.000 đồng (Một tỷ, bảy trăm mười triệu, chín trăm mười chín nghìn đồng);
4. Giám sát dịch tễ: 161.820.000 đồng (Một trăm sáu mươi mốt triệu, tám trăm hai mươi nghìn đồng);
5. Điều tra và xử lý ổ dịch: 1.166.920.000 đồng (Một tỷ, một trăm sáu mươi sáu triệu, chín trăm hai mươi nghìn đồng);
6. Nâng cao năng lực chuyên môn: 16.251.000 đồng (Mười sáu triệu, hai trăm năm mươi mốt nghìn đồng);
7. Xây dựng cơ sở an toàn bệnh Dại: 101.765.000 đồng (Một trăm lẻ một triệu, bảy trăm sáu mươi lăm nghìn đồng);
8. Chi phí khác: 192.038.000 đồng (Một trăm chín mươi hai triệu, không trăm ba mươi tám nghìn đồng).
(Đính kèm khái toán kinh phí cụ thể giai đoạn 2018 - 2011)
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, những vấn đề chưa phù hợp cần điều chỉnh, bổ sung, các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức Đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo, đề xuất, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
Bảng 1: Số người tiêm vắc xin Dại và số ca Dại trên người giai đoạn 2011 - 2017
Năm |
Số người tiêm vắc xin Dại dự phòng |
Số ca Dại trên người |
Ghi chú |
2011 |
14.805 |
1 |
Tử vong do bệnh Dại tại huyện Cầu Kè |
2012 |
14.299 |
0 |
|
2013 |
13.794 |
1 |
Tử vong do bệnh Dại tại huyện Cầu Ngang |
2014 |
14.410 |
0 |
|
2015 |
13.550 |
1 |
Tử vong do bệnh Dại tại thành phố Trà Vinh |
2016 |
13.802 |
0 |
|
2017 |
10.528 |
1 |
Tử vong do bệnh Dại tại huyện Trà Cú |
Tổng |
95.188 |
4 |
|
Bảng 2: Kết quả tiêm phòng vắc xin Dại giai đoạn 2011 - 2017
STT |
Năm |
Tổng đàn chó (Số liệu TK thời điểm 01/10 của Cục Thống Kê) |
Số lượng chó được tiêm phòng |
Đạt tỷ lệ % so tổng đàn |
1 |
2011 |
86.743 |
6.378 |
7,35 |
2 |
2012 |
96.489 |
7.004 |
7,25 |
3 |
2013 |
164.691 |
4.840 |
2,97 |
4 |
2014 |
157.355 |
5.317 |
3,38 |
5 |
2015 |
150.058 |
5.969 |
3,98 |
6 |
2016 |
176.139 |
3.464 |
1,97 |
7 |
2017 |
178.078 |
10.467 |
5,88 |
Tổng hợp |
1.009.553 |
43.489 |
4,31 |
TỔNG HỢP KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI 2018-2021
STT |
NỘI DUNG CHI |
NĂM 2018 |
NĂM 2019 |
NĂM 2020 |
NĂM 2021 |
TỔNG SỐ |
1 |
Công tác quản lý đàn chó |
306.075.000 |
306.075.000 |
306.075.000 |
306.075.000 |
1.224.300.000 |
|
Tiền công cấp sổ |
|
|
|
|
0 |
|
In sổ quản lý và vật tư văn phòng cho công tác cấp sổ |
|
|
|
|
0 |
2 |
Công tác tiêm phòng vắc xin |
1.396.431.000 |
1.268.736.000 |
1.407.894.000 |
1.547.388.000 |
5.620.449.000 |
3 |
Công tác truyền thông |
389.566.000 |
411.466.000 |
439.516.000 |
470.371.000 |
1.710.919.000 |
a |
Cấp phát tờ rơi tuyên truyền |
255.000.000 |
280.500.000 |
308.550.000 |
339.405.000 |
1.183.455.000 |
|
Tờ rơi tuyên truyền phòng chống bệnh dại |
|
|
|
|
0 |
b |
Bắt chó thả rong |
134.566.000 |
130.966.000 |
130.966.000 |
130.966.000 |
527.464.000 |
4 |
Công tác Giám sát dịch tễ |
40.455.000 |
40.455.000 |
40.455.000 |
40.455.000 |
161.820.000 |
a |
Tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở nâng cao kỹ năng giám sát, điều tra ổ dịch, thu thập thông tin dịch tễ |
22.480.000 |
22.480.000 |
22.480.000 |
22.480.000 |
89.920.000 |
b |
Hoạt động khác |
17.975.000 |
17.975.000 |
17.975.000 |
17.975.000 |
71.900.000 |
|
Lấy mẫu xét nghiệm, đánh giá lưu hành vi rút 29 mẫu/năm |
|
|
|
|
0 |
5 |
Điều tra và xử lý ổ dịch |
306.670.000 |
291.070.000 |
285.790.000 |
283.390.000 |
1.166.920.000 |
6 |
Nâng cao năng lực chuyên môn |
16.251.000 |
0 |
0 |
0 |
16.251.000 |
7 |
Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh năm 2020 |
|
|
101.765.000 |
|
101.765.000 |
8 |
Chi phí khác |
50.042.000 |
47.332.000 |
47.332.000 |
47.332.000 |
192.038.000 |
a |
Tuyên truyền bằng xe lưu động |
36.982.000 |
36.982.000 |
36.982.000 |
36.982.000 |
147.928.000 |
b |
Tập huấn |
7.310.000 |
4.600.000 |
4.600.000 |
4.600.000 |
21.110.000 |
c |
Sơ tổng kết |
5.750.000 |
5.750.000 |
5.750.000 |
5.750.000 |
23.000.000 |
|
Tổng cộng |
2.505.490.000 |
2.365.134.000 |
2.628.827.000 |
2.695.011.000 |
10.194.462.000 |
BẢNG CHI TIẾT KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI NĂM 2018
STT |
NỘI DUNG CHI |
SỐ LƯỢNG |
ĐƠN GIÁ |
THÀNH TIỀN |
|
TỔNG SỐ |
|
|
2.505.490.000 |
1 |
Công tác quản lý đàn chó |
|
|
306.075.000 |
|
Tiền công cấp sổ (không chi) |
|
|
|
|
In sổ quản lý cấp xã, phường, thị trấn |
105 |
25.000 |
2.625.000 |
|
In sổ quản lý ấp, khóm |
1.050 |
30.000 |
31.500.000 |
|
Vật tư văn phòng phẩm 2 cuốn tập x 1.155 người = 2.310 tập. |
2.310 |
15.000 |
34.650.000 |
|
Vật tư văn phòng phẩm 2 cây viết/ người x 1.155 người = 2310 viết |
2.310 |
5.000 |
11.550.000 |
|
Công tác thống kê đàn để quản lý |
|
|
0 |
|
- CB xã/phường/TT 105 người x 150.000 đồng/năm |
105 |
150.000 |
15.750.000 |
|
- CB ấp khóm 1.050 người x 200.000 đồng/năm |
1.050 |
200.000 |
210.000.000 |
2 |
Công tác tiêm phòng vắc xin |
|
|
1.396.431.000 |
|
Vắc xin tiêm phòng miễn phí (cho hộ nghèo, hộ cận nghèo) 38.249 con |
38.249 |
14.000 |
535.486.000 |
|
Vắc xin tiêm phòng thu tiền cho đàn còn lại 92.226 con, người dân trả tiền vắc xin và tiền công |
|
|
|
|
In Phiếu tiêm phòng |
1.305 |
20.000 |
26.100.000 |
|
Ống tiêm (nhựa, 10ml) |
2.609 |
5.000 |
13.045.000 |
|
Kim tiêm |
119.000 |
1.000 |
119.000.000 |
|
Găng tay |
55.200 |
5.000 |
276.000.000 |
|
Khẩu trang |
55.200 |
2.000 |
110.400.000 |
|
Cồn |
27.600 |
2.000 |
55.200.000 |
|
Pen |
230 |
40.000 |
9.200.000 |
|
Phích đá |
315 |
100.000 |
31.500.000 |
|
Rọ mõm |
210 |
50.000 |
10.500.000 |
|
Loa tuyên truyền lưu động (cho xã) |
105 |
2.000.000 |
210.000.000 |
3 |
Công tác truyền thông |
|
|
389.566.000 |
a |
Cấp phát tờ rơi tuyên truyền |
|
|
255.000.000 |
|
Tờ rơi tuyên truyền phòng chống bệnh dại |
85.000 |
3.000 |
255.000.000 |
b |
Bắt chó thả rong (Khi có dịch xảy ra) |
|
|
134.566.000 |
|
Áp phích tuyên truyền (bảng) |
2 |
10.000.000 |
20.000 000 |
|
Băng đĩa |
2 |
100.000 |
200.000 |
|
Loa |
2 |
2.000.000 |
4.000.000 |
|
Xăng xe (bình quân 120 km/ngày = 18 lít xăng, tính theo thực tế) = 42 ngày x 18 lít/ngày |
756 |
18.000 |
13.608.000 |
|
Chuồng giữ chó 10 chuồng, 1 chuồng chứa 3 con |
10 |
2.500.000 |
25.000.000 |
|
Nuôi giữ chó (dự kiến 28 ngày/năm) |
28 |
5.000 |
140.000 |
|
Tiêu hủy chó (công và hóa chất = 200.000 đ/con) |
10 |
200.000 |
2.000.000 |
|
Tiêm phòng vắc xin cho chó bị bắt, chủ nuôi trả tiền vắc xin và công tiêm phòng = 15.000 đ + 5.900 đ = 20.900 đ/con |
20 |
20.900 |
418.000 |
|
Người thực hiện tiêm phòng (hỗ trợ theo QĐ 1554/QĐ-UBND là 100.000 đ/ngày) 16 người x 21 ngày = 336 ngày |
336 |
100.000 |
33.600.000 |
|
Số người bị chó cắn (dự kiến 19% số người tham gia) phải điều trị |
3 |
1.200.000 |
3.600.000 |
|
TP vaccine điều trị dự phòng cho người tham gia |
16 |
1.200.000 |
19.200.000 |
|
Tập huấn kỹ năng bắt chó thả rông (300.000 đ/người) |
16 |
300.000 |
4.800.000 |
|
Dụng cụ bắt chó (Bổ sung 5% sau mỗi năm) |
16 |
500.000 |
8.000.000 |
4 |
Công tác Giám sát dịch tễ |
|
|
40.455.000 |
a |
Tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở nâng cao kỹ năng giám sát, điều tra ổ dịch, thu thập thông tin dịch tễ |
|
|
22.480.000 |
|
Số lớp dự kiến 2 lớp/năm, số người tham dự 310 người/lớp, báo cáo viên 2 người/lớp |
|
|
0 |
|
Xăng xe (bình quân 30 km = 1 lít xăng, tính theo thực tế =18.000 đ) |
620 |
18.000 |
11.160.000 |
|
Xăng xe báo cáo viên 2 người/lớp x 2 lớp/năm, bình quân 70km = 2.5 lít = 45.000 đ |
4 |
45.000 |
180.000 |
|
Bồi dưỡng báo cáo viên 200.000 đ/ngày x 2 người x 2 lớp |
4 |
200.000 |
800.000 |
|
Thuê hội trường 2 lớp/ năm |
2 |
500.000 |
1.000.000 |
|
Tài liệu |
620 |
5.000 |
3.100.000 |
|
Nước uống |
624 |
10.000 |
6.240.000 |
b |
Hoạt động khác |
|
|
17.975.000 |
|
Lấy mẫu xét nghiệm, đánh giá lưu hành vi rút 29 mẫu/năm |
29 |
585.000 |
16.965.000 |
|
Dụng cụ lấy mẫu |
1 |
500.000 |
500.000 |
|
Số người thực hiện 3 người, tiền xe và phụ cấp lưu trú 70.000 đ/ngày |
3 |
70.000 |
210.000 |
|
Phí vận chuyển đến TPHCM 150.000 đ/lượt x 2 |
2 |
150.000 |
300.000 |
5 |
Điều tra và xử lý ổ dịch |
|
|
306.670.000 |
|
Dụng cụ, trang thiết bị chống dịch |
|
|
0 |
|
Thuốc sát trùng |
83 |
120.000 |
9.960.000 |
|
Lấy mẫu xét nghiệm bệnh |
1 |
585.000 |
585.000 |
|
Lực lượng tham gia 25 người x 30 ngày/năm = 750 ngày |
750 |
50.000 |
37.500.000 |
|
Khẩu trang |
1.500 |
2.000 |
3.000.000 |
|
Khẩu trang N95 |
1.500 |
65.000 |
97.500.000 |
|
Găng tay |
1.500 |
5.000 |
7.500.000 |
|
Bình xịt động cơ |
6 |
7.000.000 |
42.000.000 |
|
Bình xịt nhựa |
60 |
350.000 |
21.000.000 |
|
Ủng |
25 |
50.000 |
1.250.000 |
|
Kính |
25 |
50.000 |
1.250.000 |
|
Nhỏ mắt, mũi |
25 |
5.000 |
125.000 |
|
Nước xúc miệng |
25 |
100.000 |
2.500.000 |
|
Áo giấy chống dịch |
1.500 |
45.000 |
67.500.000 |
|
Nón giấy |
1.500 |
5.000 |
7.500.000 |
|
Vớ giấy |
1.500 |
5.000 |
7.500.000 |
6 |
Nâng cao năng lực chuyên môn |
|
|
16.251.000 |
|
Đào tạo kỹ năng truyền thông 2 người/xã, trạm thú y 4 người, CCCNTY 10 người = 256 người |
|
|
0 |
|
Đào tạo giảng viên nguồn 1 lớp, 15 người dự, 2 báo cáo viên |
|
|
0 |
|
Xăng xe (bình quân 30 km = 1 lít xăng, tính theo thực tế) 256 người x 1 lít x 2 lượt |
512 |
18.000 |
9.216.000 |
|
Xăng xe báo cáo viên 2 người/lớp x 3 lớp/năm 2018, bình quân 70 km = 2.5 lít |
15 |
18.000 |
270.000 |
|
Bồi dưỡng báo cáo viên 200.000 đ/ngày x 2 người x 3 lớp (năm 2018) |
6 |
200.000 |
1.200.000 |
|
Thuê hội trường 3 lớp (năm 2018) |
3 |
500.000 |
1.500.000 |
|
Tài liệu (271 bộ x 5.000 đ) |
271 |
5.000 |
1.355.000 |
|
Nước uống 271 người x 10.000 đ |
271 |
10.000 |
2.710.000 |
7 |
Chi phí khác |
|
|
50.042.000 |
a |
Tuyên truyền bằng xe lưu động |
|
|
36.982.000 |
|
Xăng xe bình quân 120km/ngày = 18 lít x 18 ngày/năm |
324 |
18.000 |
5.832.000 |
|
Thu băng đĩa 5 đĩa |
1 |
1.000.000 |
1.000.000 |
|
USB |
1 |
150.000 |
150.000 |
|
Loa |
0 |
0 |
0 |
|
Áp phích tuyên truyền (bảng) |
3 |
10.000.000 |
30.000.000 |
b |
Tập huấn |
|
|
7.310.000 |
|
Thuê hội trường tập huấn |
5 |
500.000 |
2.500.000 |
|
Tài liệu tập huấn |
481 |
10.000 |
4.810.000 |
c |
Sơ tổng kết |
|
|
5.750.000 |
|
Tổ chức tại tỉnh 1 cuộc, tại huyện 2 cuộc/năm, số người tham dự 50 người = 150 người/năm |
|
|
0 |
|
Tiền xe đi về tại tỉnh bình quân 70km = 2.5 lít xăng = 45.000 đ/lượt |
50 |
45.000 |
2.250.000 |
|
Tiền xe đi về tại huyện bình quân = 20.000 đ x 100 người/năm x 5 năm |
100 |
20.000 |
2.000.000 |
|
Tiền nước uống = 150 người x 10.000 đ |
150 |
10.000 |
1.500.000 |
BẢNG CHI TIẾT KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI NĂM 2019
STT |
NỘI DUNG CHI |
SỐ LƯỢNG |
ĐƠN GIÁ |
THÀNH TIỀN |
|
TỔNG SỐ |
|
|
2.365.134.000 |
1 |
Công tác quản lý đàn chó |
|
|
306.075.000 |
|
Tiền công cấp sổ (không chi) |
|
|
|
|
In sổ quản lý cấp xã , phường, thị trấn |
105 |
25.000 |
2.625.000 |
|
In sổ quản lý ấp, khóm |
1.050 |
30.000 |
31.500.000 |
|
Vật tư văn phòng phẩm 2 cuốn tập x 1.155 người = 2.310 tập. |
2.310 |
15.000 |
34.650.000 |
|
Vật tư văn phòng phẩm 2 cây viết/người x 1.155 người = 2310 viết |
2.310 |
5.000 |
11.550.000 |
|
Công tác thống kê đàn để quản lý |
|
|
0 |
|
- CB xã/phường/TT 105 người x 150.000 đồng/năm |
105 |
150.000 |
15.750.000 |
|
- CB ấp khóm 1.050 người x 200.000 đồng/năm |
1.050 |
200.000 |
210.000.000 |
2 |
Công tác tiêm phòng vắc xin |
|
|
1.268.736.000 |
|
Vắc xin tiêm phòng miễn phí (cho hộ nghèo, hộ cận nghèo) 42.074 con |
42.074 |
14.000 |
589.036.000 |
|
Vắc xin tiêm phòng thu tiền cho đàn còn lại 210.802 con, người dân trả tiền vắc xin và tiền công |
|
|
|
|
In Phiếu tiêm phòng |
2.529 |
20.000 |
50.580.000 |
|
Ống tiêm (nhựa, 10ml) |
5.058 |
5.000 |
25.290.000 |
|
Kim tiêm |
149.600 |
1.000 |
149.600.000 |
|
Găng tay |
55.200 |
5.000 |
276.000.000 |
|
Khẩu trang |
55.200 |
2.000 |
110.400.000 |
|
Cồn |
27.600 |
2.000 |
55.200.000 |
|
Pen |
12 |
40.000 |
480.000 |
|
Phích đá |
16 |
100.000 |
1.600.000 |
|
Rọ mõm |
11 |
50.000 |
550.000 |
|
Loa tuyên truyền lưu động (cho xã) |
5 |
2.000.000 |
10.000.000 |
3 |
Công tác truyền thông |
|
|
411.466.000 |
a |
Cấp phát tờ rơi tuyên truyền |
|
|
280.500.000 |
|
Tờ rơi tuyên truyền phòng chống bệnh dại |
93.500 |
3.000 |
280.500.000 |
b |
Bắt chó thả rong (Khi có dịch xảy ra) |
|
|
130.966.000 |
|
Áp phích tuyên truyền (bảng) |
2 |
10.000.000 |
20.000.000 |
|
Băng đĩa |
2 |
100.000 |
200.000 |
|
Loa |
2 |
2.000.000 |
4.000.000 |
|
Xăng xe (bình quyên 120 km/ngày = 18 lít xăng, tính theo thực tế) = 42 ngày x 18 lít/ngày |
756 |
18.000 |
13.608.000 |
|
Chuồng giữ chó 10 chuồng, 1 chuồng chứa 3 con |
10 |
2.500.000 |
25.000.000 |
|
Nuôi giữ chó (dự kiến 28 ngày/năm) |
28 |
5.000 |
140.000 |
|
Tiêu hủy chó (công và hóa chất = 200.000 đ/con) |
10 |
200.000 |
2.000.000 |
|
Tiêm phòng vắc xin cho chó bị bắt, chủ nuôi trả tiền vắc xin và công tiêm phòng = 15.000 đ + 5.900 đ = 20.900 đ/con |
20 |
20.900 |
418.000 |
|
Người thực hiện tiêm phòng (hỗ trợ theo QĐ 1554/QĐ-UBND là 100.000 đ/ngày) 16 người x 21 ngày = 336 ngày |
336 |
100.000 |
33.600.000 |
|
Số người bị chó cắn (dự kiến 19% số người tham gia) phải điều trị |
3 |
1.200.000 |
3.600.000 |
|
TP vaccine điều trị dự phòng cho người tham gia |
16 |
1.200.000 |
19.200.000 |
|
Tập huấn kỹ năng bắt chó thả rông (300.000 đ/người) |
4 |
300.000 |
1.200.000 |
|
Dụng cụ bắt chó (Bổ sung 5% sau mỗi năm) |
16 |
500.000 |
8.000.000 |
4 |
Công tác Giám sát dịch tễ |
|
|
40.455.000 |
a |
Tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở nâng cao kỹ năng giám sát, điều tra ổ dịch, thu thập thông tin dịch tễ |
|
|
22.480.000 |
|
Số lớp dự kiến 2 lớp/năm, số người tham dự 310 người/lớp, báo cáo viên 2 người/lớp |
|
|
0 |
|
Xăng xe (bình quân 30 km = 1 lít xăng, tính theo thực tế =18.000 đ) 310 người x 1 lít x 2 lượt |
620 |
18.000 |
11.160.000 |
|
Xăng xe báo cáo viên 2 người/lớp x 2 lớp/năm, bình quân 70km = 2.5 lít = 45.000 đ |
4 |
45.000 |
180.000 |
|
Bồi dưỡng báo cáo viên 200.000 đ/ngày x 2 người x 2 lớp |
4 |
200.000 |
800.000 |
|
Thuê hội trường 2 lớp/ năm |
2 |
500.000 |
1.000.000 |
|
Tài liệu |
620 |
5.000 |
3.100.000 |
|
Nước uống |
624 |
10.000 |
6.240.000 |
b |
Hoạt động khác |
|
|
17.975.000 |
|
Lấy mẫu xét nghiệm, đánh giá lưu hành vi rút 29 mẫu/năm |
29 |
585.000 |
16.965.000 |
|
Dụng cụ lấy mẫu |
1 |
500.000 |
500.000 |
|
Số người thực hiện 3 người, tiền xe và phụ cấp lưu trú 70.000 đ/ngày |
3 |
70.000 |
210.000 |
|
Phí vận chuyển đến TPHCM 150.000 đ/lượt x 2 |
2 |
150.000 |
300.000 |
5 |
Điều tra và xử lý ổ dịch |
|
|
291.070.000 |
|
Dụng cụ, trang thiết bị chống dịch |
|
|
0 |
|
Thuốc sát trùng |
128 |
120.000 |
15.360.000 |
|
Lấy mẫu xét nghiệm bệnh |
1 |
585.000 |
585.000 |
|
Lực lượng tham gia 25 người x 30 ngày/năm = 750 ngày |
750 |
50.000 |
37.500.000 |
|
Khẩu trang |
1.500 |
2.000 |
3.000.000 |
|
Khẩu trang N95 |
1.500 |
65.000 |
97.500.000 |
|
Găng tay |
1.500 |
5.000 |
7.500.000 |
|
Bình xịt động cơ |
3 |
7.000.000 |
21.000.000 |
|
Bình xịt nhựa |
60 |
350.000 |
21.000.000 |
|
Ủng |
25 |
50.000 |
1.250.000 |
|
Kính |
25 |
50.000 |
1.250.000 |
|
Nhỏ mắt, mũi |
25 |
5.000 |
125.000 |
|
Nước xúc miệng |
25 |
100.000 |
2.500.000 |
|
Áo giấy chống dịch |
1.500 |
45.000 |
67.500.000 |
|
Nón giấy |
1.500 |
5.000 |
7.500.000 |
|
Vớ giấy |
1.500 |
5.000 |
7.500.000 |
6 |
Chi phí khác |
|
|
47.332.000 |
a |
Tuyên truyền bằng xe lưu động |
|
|
36.982.000 |
|
Xăng xe bình quân 120km/ngày = 18 lít x 18 ngày/năm |
324 |
18.000 |
5.832.000 |
|
Thu băng đĩa 5 đĩa |
1 |
1.000.000 |
1.000.000 |
|
USB |
1 |
150.000 |
150.000 |
|
Loa |
0 |
0 |
0 |
|
Áp phích tuyên truyền (bảng) |
3 |
10.000.000 |
30.000.000 |
b |
Tập huấn |
|
|
4.600.000 |
|
Thuê hội trường tập huấn |
5 |
500.000 |
2.500.000 |
|
Tài liệu tập huấn |
210 |
10.000 |
2.100.000 |
c |
Sơ tổng kết |
|
|
5.750.000 |
|
Tổ chức tại tỉnh 1 cuộc, tại huyện 2 cuộc/năm, số người tham dự 50 người = 150 người/năm |
|
|
0 |
|
Tiền xe đi về tại tỉnh bình quân 70km = 2.5 lít xăng = 45.000 đ/lượt |
50 |
45.000 |
2.250.000 |
|
Tiền xe đi về tại huyện bình quân = 20.000 đ x 100 người/năm x 5 năm |
100 |
20.000 |
2.000.000 |
|
Tiền nước uống = 150 người x 10.000 đ |
150 |
10.000 |
1.500.000 |
BẢNG CHI TIẾT KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI NĂM 2020
STT |
NỘI DUNG CHI |
SỐ LƯỢNG |
ĐƠN GIÁ |
THÀNH TIỀN |
|
TỔNG SỐ |
|
|
2.628.827.000 |
1 |
Công tác quản lý đàn chó |
|
|
306.075.000 |
|
Tiền công cấp sổ (không chi) |
|
|
|
|
In sổ quản lý cấp xã, phường, thị trấn |
105 |
25.000 |
2.625.000 |
|
In sổ quản lý ấp, khóm |
1.050 |
30.000 |
31.500.000 |
|
Vật tư văn phòng phẩm 2 cuốn tập x 1.155 người = 2.310 tập. |
2.310 |
15.000 |
34.650.000 |
|
Vật tư văn phòng phẩm 2 cây viết/người x 1.155 người = 2310 viết |
2.310 |
5.000 |
11.550.000 |
|
Công tác thống kê đàn để quản lý |
|
|
0 |
|
- CB xã/phường/TT 105 người x 150.000 đồng/năm |
105 |
150.000 |
15.750.000 |
|
- CB ấp khóm 1.050 người x 200.000 đồng/năm |
1.050 |
200.000 |
210.000.000 |
2 |
Công tác tiêm phòng vắc xin |
|
|
1.407.894.000 |
|
Vắc xin tiêm phòng miễn phí (cho hộ nghèo, hộ cận nghèo) 46.281 con |
46.281 |
14.000 |
647.934.000 |
|
Vắc xin tiêm phòng thu tiền cho đàn còn lại 355.730 con, người dân trả tiền vắc xin và tiền công |
|
|
|
|
In Phiếu tiêm phòng |
4.020 |
20.000 |
80.400.000 |
|
Ống tiêm (nhựa, 10ml) |
8.040 |
5.000 |
40.200.000 |
|
Kim tiêm |
185.130 |
1.000 |
185.130.000 |
|
Găng tay |
55.200 |
5.000 |
276.000.000 |
|
Khẩu trang |
55.200 |
2.000 |
110.400.000 |
|
Cồn |
27.600 |
2.000 |
55.200.000 |
|
Pen |
12 |
40.000 |
480.000 |
|
Phích đá |
16 |
100.000 |
1.600.000 |
|
Rọ mõm |
11 |
50.000 |
550.000 |
|
Loa tuyên truyền lưu động (cho xã) |
5 |
2.000.000 |
10.000.000 |
3 |
Công tác truyền thông |
|
|
439.516.000 |
a |
Cấp phát tờ rơi tuyên truyền |
|
|
308.550.000 |
|
Tờ rơi tuyên truyền phòng chống bệnh dại |
102.850 |
3.000 |
308.550.000 |
b |
Bắt chó thả rong (Khi có dịch xảy ra) |
|
|
130.966.000 |
|
Áp phích tuyên truyền (bảng) |
2 |
10.000.000 |
20.000.000 |
|
Băng đĩa |
2 |
100.000 |
200.000 |
|
Loa |
2 |
2.000.000 |
4.000.000 |
|
Xăng xe (bình quân 120 km/ngày = 18 lít xăng, tính theo thực tế) = 42 ngày x 8 lít/ngày |
756 |
18.000 |
13.608.000 |
|
Chuồng giữ chó 10 chuồng, 1 chuồng chứa 3 con |
10 |
2.500.000 |
25.000.000 |
|
Nuôi giữ chó (dự kiến 28 ngày/năm ) |
28 |
5.000 |
140.000 |
|
Tiêu hủy chó (công và hóa chất = 200.000 đ/con) |
10 |
200.000 |
2.000.000 |
|
Tiêm phòng vắc xin cho chó bị bắt, chủ nuôi trả tiền vắc xin và công tiêm phòng = 15.000 đ + 5.900 đ = 20.900 đ/con |
20 |
20.900 |
418.000 |
|
Người thực hiện tiêm phòng (hỗ trợ theo QĐ 1554/QĐ-UBND là 100.000 đ/ngày) 16 người x 21 ngày = 336 ngày |
336 |
100.000 |
33.600.000 |
|
Số người bị chó cắn (dự kiến 19% số người tham gia) phải điều trị |
3 |
1.200.000 |
3.600.000 |
|
TP vaccine điều trị dự phòng cho người tham gia |
16 |
1.200.000 |
19.200.000 |
|
Tập huấn kỹ năng bắt chó thả rông (300.000 đ/người) |
4 |
300.000 |
1.200.000 |
|
Dụng cụ bắt chó (Bổ sung 5% sau mỗi năm) |
16 |
500.000 |
8.000.000 |
4 |
Công tác Giám sát dịch tễ |
|
|
40.455.000 |
a |
Tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở nâng cao kỹ năng giám sát, điều tra ổ dịch, thu thập thông tin dịch tễ |
|
|
22.480.000 |
|
Số lớp dự kiến 2 lớp/năm, số người tham dự 310 người/lớp, báo cáo viên 2 người/lớp |
|
|
0 |
|
Xăng xe (bình quân 30 km = 1 lít xăng, tính theo thực tế = 18.000 đ) |
620 |
18.000 |
11.160.000 |
|
Xăng xe báo cáo viên 2 người/lớp x 2 lớp/năm, bình quân 70km = 2.5 lít = 45.000 đ |
4 |
45.000 |
180.000 |
|
Bồi dưỡng báo cáo viên 200.000 đ/ngày x 2 người x 2 lớp |
4 |
200.000 |
800.000 |
|
Thuê hội trường 2 lớp/ năm |
2 |
500.000 |
1.000.000 |
|
Tài liệu |
620 |
5.000 |
3.100.000 |
|
Nước uống |
624 |
10.000 |
6.240.000 |
b |
Hoạt động khác |
|
|
17.975.000 |
|
Lấy mẫu xét nghiệm, đánh giá lưu hành vi rút 29 mẫu/năm |
29 |
585.000 |
16.965.000 |
|
Dụng cụ lấy mẫu |
1 |
500.000 |
500.000 |
|
Số người thực hiện 3 người, tiền xe và phụ cấp lưu trú 70.000 đ/ngày |
3 |
70.000 |
210.000 |
|
Phí vận chuyển đến TPHCM 150.000 đ/lượt x 2 |
2 |
150.000 |
300.000 |
5 |
Điều tra và xử lý ổ dịch |
|
|
285.790.000 |
|
Dụng cụ, trang thiết bị chống dịch |
|
|
0 |
|
Thuốc sát trùng |
84 |
120.000 |
10.080.000 |
|
Lấy mẫu xét nghiệm bệnh |
1 |
585.000 |
585.000 |
|
Lực lượng tham gia 25 người x 30 ngày/năm = 750 ngày |
750 |
50.000 |
37.500.000 |
|
Khẩu trang |
1.500 |
2.000 |
3.000.000 |
|
Khẩu trang N95 |
1.500 |
65.000 |
97.500.000 |
|
Găng tay |
1.500 |
5.000 |
7.500.000 |
|
Bình xịt động cơ |
4 |
7.000.000 |
28.000.000 |
|
Bình xịt nhựa |
40 |
350.000 |
14.000.000 |
|
Ủng |
25 |
50.000 |
1.250.000 |
|
Kính |
25 |
50.000 |
1.250.000 |
|
Nhỏ mắt, mũi |
25 |
5.000 |
125.000 |
|
Nước xúc miệng |
25 |
100.000 |
2.500.000 |
|
Áo giấy chống dịch |
1.500 |
45.000 |
67.500.000 |
|
Nón giấy |
1.500 |
5.000 |
7.500.000 |
|
Vớ giấy |
1.500 |
5.000 |
7.500.000 |
6 |
Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh năm 2020 |
|
|
101.765.000 |
|
Thời gian thực hiện 30 ngày, số người thực hiện 5 người |
|
|
0 |
|
Tập huấn 10 lớp, dự kiến số người tham dự là 980 người |
|
|
0 |
|
Thuê hội trường 10 lớp |
10 |
500.000 |
5.000.000 |
|
Tài liệu 1.000 bộ x 5.000 đ |
1.000 |
5.000 |
5.000.000 |
|
Nước uống 980 người x 10.000 đ |
200 |
10.000 |
2.000.000 |
|
Đánh giá định kỳ, đột xuất 13 lần/năm, 5 người, chi phí 700.000 đ/người |
5 |
700.000 |
3.500.000 |
|
Thuốc sát trùng |
324 |
120.000 |
38.880.000 |
|
Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng |
81 |
585.000 |
47.385.000 |
7 |
Chi phí khác |
|
|
47.332.000 |
a |
Tuyên truyền bằng xe lưu động |
|
|
36.982.000 |
|
Xăng xe bình quân 120km/ngày = 18 lít x 18 ngày/năm |
324 |
18.000 |
5.832.000 |
|
Thu băng đĩa 5 đĩa |
1 |
1.000.000 |
1.000.000 |
|
USB |
1 |
150.000 |
150.000 |
|
Loa |
0 |
0 |
0 |
|
Áp phích tuyên truyền (bảng) |
3 |
10.000.000 |
30.000.000 |
b |
Tập huấn |
|
|
4.600.000 |
|
Thuê hội trường tập huấn |
5 |
500.000 |
2.500.000 |
|
Tài liệu tập huấn |
210 |
10.000 |
2.100.000 |
c |
Sơ tổng kết |
|
|
5.750.000 |
|
Tổ chức tại tỉnh 1 cuộc, tại huyện 2 cuộc/năm, số người tham dự 50 người = 150 người/năm |
|
|
0 |
|
Tiền xe đi về tại tỉnh bình quân 70km = 2.5 lít xăng = 45.000 đ/lượt |
50 |
45.000 |
2.250.000 |
|
Tiền xe đi về tại huyện bình quân = 20.000 đ x 100 người/năm x 5 năm |
100 |
20.000 |
2.000.000 |
|
Tiền nước uống = 150 người x 10.000 đ |
150 |
10.000 |
1.500.000 |
BẢNG CHI TIẾT KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI NĂM 2021
STT |
NỘI DUNG CHI |
SỐ LƯỢNG |
ĐƠN GIÁ |
THÀNH TIỀN |
|
TỔNG SỐ |
|
|
2.695.011.000 |
1 |
Công tác quản lý đàn chó |
|
|
306.075.000 |
|
Tiền công cấp sổ (không chi) |
|
|
|
|
In sổ quản lý cấp xã, phường, thị trấn |
105 |
25.000 |
2.625.000 |
|
In sổ quản lý ấp, khóm |
1.050 |
30.000 |
31.500.000 |
|
Vật tư văn phòng phẩm 2 cuốn tập x 1.155 người = 2.310 tập. |
2.310 |
15.000 |
34.650.000 |
|
Vật tư văn phòng phẩm 2 cây viết/người x 1.155 người = 2310 viết |
2.310 |
5.000 |
11.550.000 |
|
Công tác thống kê đàn để quản lý |
|
|
0 |
|
- CB xã/phường/TT 105 người x 150.000 đồng/năm |
105 |
150.000 |
15.750.000 |
|
- CB ấp khóm 1.050 người x 200.000 đồng/năm |
1.050 |
200.000 |
210.000.000 |
2 |
Công tác tiêm phòng vắc xin |
|
|
1.547.388.000 |
|
Vắc xin tiêm phòng miễn phí (cho hộ nghèo, hộ cận nghèo) 50.909 con |
50.909 |
14.000 |
712.726.000 |
|
Vắc xin tiêm phòng thu tiền cho đàn còn lại 500.657 con, người dân trả tiền vắc xin và tiền công |
|
|
|
|
In Phiếu tiêm phòng |
5.516 |
20.000 |
110.320.000 |
|
Ống tiêm (nhựa, 10ml) |
11.031 |
5.000 |
55.155.000 |
|
Kim tiêm |
214.957 |
1.000 |
214.957.000 |
|
Găng tay |
55.200 |
5.000 |
276.000.000 |
|
Khẩu trang |
55.200 |
2.000 |
110.400.000 |
|
Cồn |
27.600 |
2.000 |
55.200.000 |
|
Pen |
12 |
40.000 |
480.000 |
|
Phích đá |
16 |
100.000 |
1.600.000 |
|
Rọ mõm |
11 |
50.000 |
550.000 |
|
Loa tuyên truyền lưu động( cho xã) |
5 |
2.000.000 |
10.000.000 |
3 |
Công tác truyền thông |
|
|
470.371.000 |
a |
Cấp phát tờ rơi tuyên truyền |
|
|
339.405.000 |
|
Tờ rơi tuyên truyền phòng chống bệnh dại |
113.135 |
3.000 |
339.405.000 |
b |
Bắt chó thả rong (Khi có dịch xảy ra) |
|
|
130.966.000 |
|
Áp phích tuyên truyền (bảng) |
2 |
10.000.000 |
20.000.000 |
|
Băng đĩa |
2 |
100.000 |
200.000 |
|
Loa |
2 |
2.000.000 |
4.000.000 |
|
Xăng xe (bình quân 120 km/ngày = 18 lít xăng, tính theo thực tế) = 42 ngày x 18 lít/ngày |
756 |
18.000 |
13.608.000 |
|
Chuồng giữ chó 10 chuồng, 1 chuồng chứa 3 con |
10 |
2.500.000 |
25.000.000 |
|
Nuôi giữ chó (dự kiến 28 ngày/năm ) |
28 |
5.000 |
140.000 |
|
Tiêu hủy chó (công và hóa chất = 200.000 đ/con) |
10 |
200.000 |
2.000.000 |
|
Tiêm phòng vắc xin cho chó bị bắt, chủ nuôi trả tiền vắc xin và công tiêm phòng = 15.000 đ + 5.900 đ = 20.900 đ/con |
20 |
20.900 |
418.000 |
|
Người thực hiện tiêm phòng (hỗ trợ theo QĐ 1554/QĐ-UBND là 100.000 đ/ngày) 16 người x 21 ngày = 336 ngày |
336 |
100.000 |
33.600.000 |
|
Số người bị chó cắn (dự kiến 19% số người tham gia) phải điều trị |
3 |
1.200.000 |
3.600.000 |
|
TP vaccine điều trị dự phòng cho người tham gia |
16 |
1.200.000 |
19.200.000 |
|
Tập huấn kỹ năng bắt chó thả rong (300.000 đ/người) |
4 |
300.000 |
1.200.000 |
|
Dụng cụ bắt chó (Bổ sung 5% sau mỗi năm) |
16 |
500.000 |
8.000.000 |
4 |
Công tác Giám sát dịch tễ |
|
|
40.455.000 |
a |
Tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở nâng cao kỹ năng giám sát, điều tra ổ dịch, thu thập thông tin dịch tễ |
|
|
22.480.000 |
|
Số lớp dự kiến 2 lớp/năm, số người tham dự 310 người/lớp, báo cáo viên 2 người/lớp |
|
|
0 |
|
Xăng xe (bình quân 30 km = 1 lít xăng, tính theo thực tế = 18.000 đ) |
620 |
18.000 |
11.160.000 |
|
Xăng xe báo cáo viên 2 người/lớp x 2 lớp/năm, bình quân 70km = 2.5 lít = 45.000 đ |
4 |
45.000 |
180.000 |
|
Bồi dưỡng báo cáo viên 200.000 đ/ngày x 2 người x 2 lớp |
4 |
200.000 |
800.000 |
|
Thuê hội trường 2 lớp/ năm |
2 |
500.000 |
1.000.000 |
|
Tài liệu |
620 |
5.000 |
3.100.000 |
|
Nước uống |
624 |
10.000 |
6.240.000 |
b |
Hoạt động khác |
|
|
17.975.000 |
|
Lấy mẫu xét nghiệm, đánh giá lưu hành vi rút 29 mẫu/năm |
29 |
585.000 |
16.965.000 |
|
Dụng cụ lấy mẫu |
1 |
500.000 |
500.000 |
|
Số người thực hiện 3 người, tiền xe và phụ cấp lưu trú 70.000 đ/ngày |
3 |
70.000 |
210.000 |
|
Phí vận chuyển đến TPHCM 150.000 đ/lượt x 2 |
2 |
150.000 |
300.000 |
5 |
Điều tra và xử lý ổ dịch |
|
|
283.390.000 |
|
Dụng cụ, trang thiết bị chống dịch |
|
|
0 |
|
Thuốc sát trùng |
64 |
120.000 |
7.680.000 |
|
Lấy mẫu xét nghiệm bệnh |
1 |
585.000 |
585.000 |
|
Lực lượng tham gia 25 người x 30 ngày/năm = 750 ngày |
750 |
50.000 |
37.500.000 |
|
Khẩu trang |
1.500 |
2.000 |
3.000.000 |
|
Khẩu trang N95 |
1.500 |
65.000 |
97.500.000 |
|
Găng tay |
1.500 |
5.000 |
7.500.000 |
|
Bình xịt động cơ |
4 |
7.000.000 |
28.000.000 |
|
Bình xịt nhựa |
40 |
350.000 |
14.000.000 |
|
Ủng |
25 |
50.000 |
1.250.000 |
|
Kính |
25 |
50.000 |
1.250.000 |
|
Nhỏ mắt, mũi |
25 |
5.000 |
125.000 |
|
Nước xúc miệng |
25 |
100.000 |
2.500.000 |
|
Áo giấy chống dịch |
1.500 |
45.000 |
67.500.000 |
|
Nón giấy |
1.500 |
5.000 |
7.500.000 |
|
Vớ giấy |
1.500 |
5.000 |
7.500.000 |
6 |
Chi phí khác |
|
|
47.332.000 |
a |
Tuyên truyền bằng xe lưu động |
|
|
36.982.000 |
|
Xăng xe bình quân 120km/ngày = 18 lít x 18 ngày/năm |
324 |
18.000 |
5.832.000 |
|
Thu băng đĩa 5 đĩa |
1 |
1.000.000 |
1.000.000 |
|
USB |
1 |
150.000 |
150.000 |
|
Loa |
0 |
0 |
0 |
|
Áp phích tuyên truyền (bảng) |
3 |
10.000.000 |
30.000.000 |
b |
Tập huấn |
|
|
4.600.000 |
|
Thuê hội trường tập huấn |
5 |
500.000 |
2.500.000 |
|
Tài liệu tập huấn |
210 |
10.000 |
2.100.000 |
c |
Sơ tổng kết |
|
|
5.750.000 |
|
Tổ chức tại tỉnh 1 cuộc, tại huyện 2 cuộc/năm, số người tham dự 50 người = 150 người/năm |
|
|
0 |
|
Tiền xe đi về tại tỉnh bình quân 70km = 2.5 lít xăng = 45.000 đ/lượt |
50 |
45.000 |
2.250.000 |
|
Tiền xe đi về tại huyện bình quân = 20.000 đ x 100 người/năm x 5 năm |
100 |
20.000 |
2.000.000 |
|
Tiền nước uống = 150 người x 10.000 đ |
150 |
10.000 |
1.500.000 |
Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 Ban hành: 09/02/2021 | Cập nhật: 10/02/2021
Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2020 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 Ban hành: 29/07/2020 | Cập nhật: 30/07/2020
Quyết định 1554/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính liên thông thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định Ban hành: 24/04/2020 | Cập nhật: 20/05/2020
Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2019 về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên Ban hành: 04/12/2019 | Cập nhật: 05/12/2019
Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2018 về chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước Ban hành: 08/11/2018 | Cập nhật: 09/11/2018
Quyết định 1554/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, được thay thế và bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 17/09/2018 | Cập nhật: 15/10/2018
Quyết định 1554/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính các lĩnh vực: Công chức, viên chức; Văn thư và Lưu trữ Nhà nước sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 24/08/2018 | Cập nhật: 14/09/2018
Quyết định 1554/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Thông tin và Truyền thông áp dụng tại Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 25/05/2018 | Cập nhật: 13/08/2018
Công văn 1907/BNN-TY năm 2018 xây dựng Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương Ban hành: 08/03/2018 | Cập nhật: 05/10/2018
Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y Ban hành: 31/07/2017 | Cập nhật: 31/07/2017
Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2017 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại Ban hành: 06/07/2017 | Cập nhật: 08/07/2017
Quyết định 1537/QĐ-BNN-TY năm 2017 về phê duyệt kế hoạch và dự toán Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021 Ban hành: 24/04/2017 | Cập nhật: 14/12/2017
Quyết định 1554/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Ban hành: 11/05/2017 | Cập nhật: 13/07/2017
Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2020" Ban hành: 13/02/2017 | Cập nhật: 14/02/2017
Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2016 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công Ban hành: 02/11/2016 | Cập nhật: 03/11/2016
Thông tư 283/2016/TT-BTC quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật Ban hành: 14/11/2016 | Cập nhật: 11/01/2017
Quyết định 1554/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch giải quyết hồ sơ của người có công với cách mạng còn tồn đọng Ban hành: 30/09/2016 | Cập nhật: 15/10/2016
Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn Ban hành: 30/06/2016 | Cập nhật: 22/07/2016
Quyết định 1554/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán xây dựng “Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ” Ban hành: 30/06/2016 | Cập nhật: 20/08/2016
Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y Ban hành: 15/05/2016 | Cập nhật: 15/05/2016
Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn Ban hành: 31/05/2016 | Cập nhật: 06/06/2016
Quyết định 1554/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch vùng trồng thanh long tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến 2025 Ban hành: 03/06/2016 | Cập nhật: 12/01/2017
Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật Ban hành: 02/06/2016 | Cập nhật: 27/06/2016
Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2015 về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn thị trường, giá cả, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 Ban hành: 24/12/2015 | Cập nhật: 26/12/2015
Quyết định 1554/QĐ-UBND năm 2014 quy định tạm thời mức giá dịch vụ chụp CT Scaner trong cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 16/10/2014 | Cập nhật: 06/08/2015
Quyết định 1554/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi, giai đoạn 2013 - 2020 Ban hành: 23/05/2014 | Cập nhật: 25/06/2014
Quyết định 1554/QĐ-UBND năm 2013 về ngành đào tạo đối với chức danh công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 11/12/2013 | Cập nhật: 09/05/2014
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình Ban hành: 12/11/2013 | Cập nhật: 19/11/2013
Quyết định 1554/QĐ-UBND năm 2013 cho phép Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện kế hoạch sử dụng đất công trình, dự án vào đất trồng lúa (đợt 3) Ban hành: 01/10/2013 | Cập nhật: 26/12/2013
Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người Ban hành: 27/05/2013 | Cập nhật: 31/05/2013
Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 21/01/2013 | Cập nhật: 23/01/2013
Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2012 thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng Ban hành: 28/11/2012 | Cập nhật: 30/11/2012
Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2012 về Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 Ban hành: 15/02/2012 | Cập nhật: 17/02/2012
Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu Ban hành: 30/01/2011 | Cập nhật: 11/02/2011
Quyết định 1554/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề cương và Dự toán quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 Ban hành: 11/11/2010 | Cập nhật: 06/10/2016
Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới Ban hành: 02/02/2010 | Cập nhật: 05/02/2010
Quyết định 1554/QĐ-UBND năm 2009 về công bố bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 30/06/2009 | Cập nhật: 26/04/2011
Nghị định 05/2007/NĐ-CP về việc phòng, chống bệnh dại ở động vật Ban hành: 09/01/2007 | Cập nhật: 19/01/2007
Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2005 về giải quyết tồn tại Dự án vùng nguyên liệu nhà máy bột và giấy Kon Tum Ban hành: 29/03/2005 | Cập nhật: 04/12/2010
Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 Ban hành: 09/02/2021 | Cập nhật: 10/02/2021