Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu
Số hiệu: | 193/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành: | 30/01/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 14/02/2011 | Số công báo: | Từ số 97 đến số 98 |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 193/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2011 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN LAI CHÂU
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 40/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội khóa XII về Chủ trương đầu tư xây dựng Dự án thủy điện Lai Châu;
Căn cứ Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 345/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 19 tháng 01 năm 2011),
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu theo các nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu
a) Mục tiêu: di dân, tái định cư dự án thủy điện Lai Châu phải tạo được các điều kiện để đồng bào tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.
b) Nhiệm vụ: tổ chức thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư cho các hộ gia đình và cá nhân thuộc đối tượng di dân, tái định cư; bồi thường di chuyển và xây dựng lại kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc - văn hóa xã hội của các tổ chức, đơn vị trong mặt bằng công trình và vùng ngập của hồ chứa dự án thủy điện Lai Châu.
c) Yêu cầu:
- Công tác di dân tái định cư phải được các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng phối hợp chặt chẽ để tổ chức và thực hiện theo phương châm: Trung ương quy định và hướng dẫn cơ chế, chính sách chung; địa phương cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện.
- Tái định cư trong huyện Mường Tè là chính, thực hiện các hình thức tái định cư khác nhau: tập trung nông thôn, đô thị, xen ghép và tự nguyện di chuyển, phù hợp với các điều kiện sản xuất, phong tục, tập quán và nguyện vọng của đồng bào các dân tộc ở nơi đi cũng như nơi đến. Di dân, tái định cư cần coi trọng việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, sự đoàn kết giữa dân tái định cư và dân sở tại.
- Ưu tiên nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư khác trên địa bàn (giao thông, thủy lợi, điện …) với dự án di dân, tái định cư để xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng tại các vùng tái định cư.
2. Phương án quy hoạch di dân, tái định cư
a) Về thiệt hại và số dân bị ảnh hưởng phải di chuyển
- Diện tích đất bị thu hồi để làm hồ chứa và mặt bằng công trình là 4.962,6 ha (đất mặt bằng xây dựng công trình 949,6 ha và đất vùng lòng hồ bị ngập 3.963 ha).
- Tổng giá trị thiệt hại vật chất thuộc vùng lòng hồ và mặt bằng công trình thủy điện Lai Châu 368,4 tỷ đồng.
b) Phương án bố trí tái định cư
- Quy hoạch di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu được bố trí chủ yếu trên địa bàn huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu, gồm: 8 khu, 35 điểm tái định cư, bảo đảm bố trí tái định cư 1.760 hộ.
- Phương án bố trí tái định cư: tái định cư tập trung nông thôn 28 điểm, khả năng bố trí 1.282 hộ; tái định cư đô thị 4 điểm, khả năng bố trí 473 hộ; tái định cư xen ghép 1 điểm, bố trí 15 hộ và tái định cư tự nguyện di chuyển 307 hộ. Trong đó: tái định cư chính thức, gồm 7 khu, 33 điểm trên địa bàn 6 xã, 1 thị trấn (Nậm Hàng, Mường Mô, Can Hồ, Nậm Khao, Bum Tở, Mường Tè và thị trấn Mường Tè), khả năng bố trí 1.770 hộ; tái định cư dự phòng, gồm 2 điểm tại xã Nậm Manh, khả năng bố trí 200 hộ.
c) Phương án bố trí tái định cư cụ thể như sau:
- Tái định cư tập trung nông thôn:
+ Khu tái định cư Mường Mô, xã Mường Mô: gồm có 12 điểm tái định cư, bố trí 599 hộ, trước mắt bố trí 471 hộ. Bình quân mỗi hộ được giao 0,2 - 0,3 ha đất lúa, 0,7 - 0,8 ha đất nương rẫy, 2,5 - 3,0 ha đất trồng rừng và 5 - 6 ha đất khoanh nuôi tái sinh rừng. Phương hướng sản xuất chính là trồng cây lương thực lúa, ngô, sắn, cây ăn quả, cây công nghiệp, khoanh nuôi bảo vệ rừng; chăn nuôi gia súc gia cầm; nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
+ Khu tái định cư Can Hồ, xã Can Hồ: gồm có 7 điểm tái định cư, bố trí 227 hộ, trước mắt bố trí 187 hộ. Bình quân mỗi hộ được giao 0,4 - 0,5 ha đất lúa, 1,4 - 1,5 ha đất nương rẫy, 3 - 5 ha đất trồng rừng và 7 - 8 ha đất khoanh nuôi tái sinh rừng. Phương hướng sản xuất chính là trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng kinh tế; chăn nuôi gia súc gia cầm; nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
+ Khu tái định cư Nậm Khao, xã Nậm Khao: gồm có 4 điểm tái định cư, bố trí 166 hộ, trước mắt bố trí 123 hộ. Bình quân mỗi hộ được giao 0,15 - 0,2 ha đất lúa, 0,8 - 1,0 ha đất nương rẫy, 0,6 - 1 ha đất trồng rừng. Phương hướng sản xuất chính là trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng kinh tế; chăn nuôi gia súc gia cầm; nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
+ Khu tái định cư Mường Tè, xã Mường Tè: gồm có 5 điểm tái định cư, bố trí 290 hộ, trước mắt bố trí 257 hộ. Bình quân mỗi hộ được giao 0,45 - 0,5 ha đất lúa, 0,2 - 0,3 ha đất nương rẫy, 1 - 2 ha đất khoanh nuôi tái sinh rừng. Phương hướng sản xuất chính là trồng cây lương thực, cây ăn quả, bảo vệ rừng đầu nguồn; chăn nuôi gia súc gia cầm.
- Tái định cư đô thị:
+ Khu tái định cư Nậm Hàng, gồm 2 điểm tái định cư:
Điểm tái định cư Nậm Nhùn: khả năng bố trí 135 hộ; trước mắt, bố trí 113 hộ phi nông nghiệp của xã Nậm Hàng và xã Mường Mô. Phương hướng sản xuất chính là mở dịch vụ, kinh doanh, buôn bán đáp ứng nhu cầu cho cán bộ công nhân viên xây dựng nhà máy.
Điểm tái định cư thị trấn Nậm Hàng: thị trấn huyện mới đặt tại xã Nậm Hàng có điểm tái định cư đô thị, bố trí khoảng 100 hộ tái định cư phi nông nghiệp; trước mắt, bố trí 50 hộ phi nông nghiệp của xã Mường Mô. Phương hướng sản xuất chính là mở dịch vụ, kinh doanh, buôn bán đáp ứng nhu cầu cho thị trấn huyện mới.
+ Khu tái định cư thị trấn Mường Tè: khả năng bố trí 223 hộ; trước mắt bố trí 125 hộ tái định cư của thị trấn Mường Tè, gồm 2 điểm tái định cư:
Điểm tái định cư Nậm Bum: khả năng bố trí 147 hộ; trước mắt, bố trí 75 hộ tái định cư của thị trấn Mường Tè. Về đất sản xuất: dự kiến khai hoang khoảng 20 ha đất bãi Pu Linh để xây dựng ruộng lúa 2 vụ giao cho hộ tái định cư. Về đất ở: kè đá dọc suối tạo quỹ đất khoảng 20 ha để bố trí đất ở cho các hộ.
Điểm tái định cư Bệnh viện: khả năng bố trí 76 hộ; trước mắt, bố trí 50 hộ tái định cư của thị trấn Mường Tè. Về đất sản xuất, đất ở: khai hoang khoảng 7,8 ha để giao cho các hộ.
- Tái định cư xen ghép và tái định cư tự nguyện di chuyển
+ Khu tái định cư xen ghép Bum Tở: bố trí 6 hộ tái định cư xen ghép tại khu vực bãi Nậm Củm.
+ Tái định cư tự nguyện di chuyển: gồm 307 hộ đang sinh sống tại các xã: Mường Mộ, Can Hồ, Bum Tở, Nậm Khao, Mường Tè và thị trấn Mường Tè.
d) Bố trí các khu tái định cư dự phòng: dự kiến bố trí 01 khu tái định cư dự phòng tại xã Nậm Manh, gồm 2 điểm tái định cư:
- Điểm tái định cư dự phòng đầu cầu Nậm Nhùn: khả năng bố trí 50 hộ tái định cư phi nông nghiệp, chuyên kinh doanh dịch vụ và buôn bán phục vụ cho công trường thi công thủy điện Lai Châu.
- Điểm tái định cư dự phòng Nậm Pô: khả năng bố trí 150 hộ tái định cư nông nghiệp.
3. Đầu tư kết cấu hạ tầng khu, điểm tái định cư
a) Hệ thống thủy lợi: các khu tái định cư được đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phù hợp với quy hoạch thủy lợi chung của vùng, phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho dân tái định cư và dân sở tại. Dự kiến đầu tư xây dựng 15 công trình thủy lợi, phục vụ tưới khoảng 284 ha đất lúa, trong đó, lúa 2 vụ là 266 ha.
b) Công trình giao thông
- Đầu tư xây dựng các tuyến giao thông liên vùng:
+ Đường tránh ngập tỉnh lộ 127 từ Nậm Nhùn đến Cầu Pô Lếch: dài khoảng 65 km, theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.
+ Đường tránh ngập đoạn thị trấn Mường Tè - Pắc Ma: dài khoảng 20 km, theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.
- Các tuyến đường liên xã, đường đến các khu, điểm tái định cư: dài khoảng 59 km, theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A.
- Các tuyến đường trong khu, điểm tái định cư: dài khoảng 18,8 km, theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại B.
- Các tuyến đường giao thông nội đồng, đường công vụ, đường ra khu nghĩa địa: dài khoảng 155 km; 2 cầu (Nậm Nhạt, Nậm Mô) và 9 bến đò.
c) Công trình cấp điện: đầu tư xây dựng 21 trạm biến áp, 41,6 km đường dây 35kV, 14,8 km đường dây 0,4 kV, hệ thống điện sinh hoạt phục vụ 1760 hộ tái định cư.
d) Công trình cấp nước sinh hoạt: các điểm tái định cư được đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt gồm công trình đầu mối, bể lọc, bể lắng, đường ống và bể chứa nước cho các hộ.
đ) Công trình công cộng: đầu tư xây dựng trường học, lớp học, nhà trẻ, mẫu giáo, nhà văn hóa, trạm y tế xã, nhà bưu điện, trạm khuyến nông, chợ, trụ sở Ủy ban nhân dân các xã phải di chuyển. Tổng diện tích xây dựng là 15.880 m2.
4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư: chính sách bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu áp dụng theo chính sách bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La và theo Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thuỷ lợi, thủy điện.
5. Cơ chế quản lý, thực hiện dự án di dân, tái định cư
Thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu.
6. Tiến độ thực hiện: công tác di dân, tái định cư bảo đảm đáp ứng yêu cầu khởi công công trình vào cuối năm 2010, phát điện tổ máy số 1 vào năm 2016 và hoàn thành công trình vào năm 2017. Dự kiến tiến độ như sau:
- Năm 2010 di chuyển 49 hộ dân tại mặt bằng xây dựng công trình.
- Năm 2011 di chuyển 220 hộ; năm 2012 di chuyển 437 hộ; năm 2013 di chuyển 598 hộ; năm 2014 di chuyển 456 hộ.
7. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư
a) Tổng mức đầu tư là 4.503,7 tỷ đồng (bao gồm cả lãi vay, thuế VAT).
b) Nguồn vốn đầu tư: sử dụng nguồn vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam).
c) Phân bổ vốn cho các chủ đầu tư thực hiện dự án như sau:
- Phần vốn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư: 2.172,6 tỷ đồng, bao gồm:
+ Đường tránh ngập tỉnh lộ 127 từ Nậm Nhùn đến Trung tâm xã Mường Mô mới - Nậm Thú - Cầu Pô Lếch: dài khoảng 65km, mức đầu tư khoảng 1.260 tỷ đồng.
+ Đường Mường Tè - Pắc Ma: dài khoảng 20km, mức đầu tư khoảng 387,7 tỷ đồng.
+ Dự án di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vùng lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Lai Châu: khoảng 10,0 tỷ đồng.
+ Chi phí cho công tác lập Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư khoảng 5,4 tỷ đồng.
+ Chi trả lãi vay phần vốn bồi thường, di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu và đầu tư đường giao thông: khoảng 509,5 tỷ đồng.
- Phần vốn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu làm chủ đầu tư: 2.331,1 tỷ đồng, bao gồm:
+ Tái định cư tập trung nông thôn: 1.365,0 tỷ đồng.
+ Tái định cư tập trung đô thị: 363,0 tỷ đồng.
+ Tái định cư xen ghép: 1,650 tỷ đồng.
+ Tái định cư tự nguyện di chuyển: 84,4 tỷ đồng.
+ Chi phí khác: 63,5 tỷ đồng.
+ Dự phòng: 453,5 tỷ đồng.
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch, kế hoạch và việc chấp hành các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư và các cơ chế chính sách áp dụng cho Dự án di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển bền vững sau tái định cư cho các xã có điểm tái định cư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư Dự án di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu theo quy định hiện hành.
c) Bộ Tài chính: chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định trong thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quản lý, thanh quyết toán vốn Dự án di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu theo quy định hiện hành của pháp luật.
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường: chủ trì, kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu. Hướng dẫn địa phương về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện di dân, tái định cư theo quy định hiện hành.
đ) Bộ Xây dựng: kiểm tra, giám sát việc quy hoạch, xây dựng các khu, điểm tái định cư đô thị thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu đáp ứng được tiến độ tái thiết các đô thị, sớm ổn định đời sống, sản xuất cho các hộ tái định cư.
e) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu thực hiện khai quật, di dời, bảo tồn di sản văn hóa khu vực lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Lai Châu, phù hợp với tiến độ xây dựng công trình.
g) Bộ Nội vụ: chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu xây dựng phương án tổ chức lại các đơn vị hành chính của các xã bị ngập, các xã bố trí dân tái định cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
h) Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
- Bảo đảm đủ nguồn vốn bố trí cho các chủ đầu tư thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên cơ sở hợp đồng vay vốn được ký kết giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Trực tiếp giải ngân phần vốn bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho chủ đầu tư theo quy định hiện hành.
i) Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
- Trên cơ sở quy định tại Quyết định này thực hiện bàn giao hồ sơ Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư và bàn giao mốc đường viền lòng hồ cho Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu.
- Thống nhất với Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc vay vốn, cấp vốn cho các chủ đầu tư thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu. Bảo đảm đủ nguồn vốn cho các chủ đầu tư thanh toán kịp thời, đúng tiến độ. Thực hiện quyết toán vốn với Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định.
- Tổ chức thực hiện các dự án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư theo đúng quy định. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bảo đảm tiến độ Dự án thủy điện Lai Châu.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu tổ chức thực hiện khai quật, di dời, bảo tồn các di sản văn hóa lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Lai Châu.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu
- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu.
- Chỉ đạo việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư, các dự án thành phần trong các khu, điểm tái định cư theo quy định.
- Thực hiện công tác di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu theo quy mô, khối lượng, tổng mức vốn đầu tư trong Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định này theo đúng các cơ chế, chính sách áp dụng cho Dự án thủy điện Lai Châu và các quy định hiện hành khác; được phép điều chỉnh phương án bố trí tái định cư, quy mô các công trình kết cấu hạ tầng phù hợp với điều kiện thực tế tại khu, điểm tái định cư, nhưng không được làm tăng tổng mức đầu tư Dự án được quy định tại điểm a khoản 7 Điều 1 của Quyết định này.
- Thực hiện thu hồi đất, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu theo đúng các quy định hiện hành; chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc phát triển sản xuất, xây dựng và triển khai phương án chuyển đổi nghề nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất cho các hộ tái định cư trên địa bàn tỉnh.
- Chủ động lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh với Dự án bồi thường di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu nhằm phát triển hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong quá trình thực hiện Dự án di dân, tái định cư; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Dự án, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ và sự giám sát của nhân dân trong tổ chức thực hiện Dự án; đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xây dựng công trình thủy điện Lai Châu.
3. Trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng bồi thường, di dân tái định cư có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Quyết định này. Cùng với các tổ chức, chính quyền sở tại tham gia giám sát việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La - Lai Châu, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; |
KT. THỦ TƯỚNG |
Quyết định 819/QĐ-TTg năm 2016 về thành lập Trường Đại học Fulbright Việt Nam Ban hành: 16/05/2016 | Cập nhật: 17/12/2016
Quyết định 819/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu Ban hành: 07/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010
Quyết định 34/2010/QĐ-TTg ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện Ban hành: 08/04/2010 | Cập nhật: 10/04/2010
Quyết định 819/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Ca-ta về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau Ban hành: 12/06/2009 | Cập nhật: 16/06/2009
Quyết định 819/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 25/06/2008 | Cập nhật: 02/07/2008