Quyết định 1650/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế về quy trình đánh giá và bảng tiêu chí đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại các Sở, Ban, ngành trên địa bàn tỉnh An Giang
Số hiệu: 1650/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Vương Bình Thạnh
Ngày ban hành: 30/05/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1650/QĐ-UBND

An Giang, ngày 30 tháng 5 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TẠI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Căn cứ Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Căn cứ Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy định về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 47/TTr-STP ngày 22 tháng 5 năm 2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về quy trình đánh giá và bảng tiêu chí đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại các Sở, Ban, ngành trên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 2. Bảng tiêu chí đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được sử dụng để theo dõi, đánh giá quá trình triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại các Sở, Ban, ngành trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Vương Bình Thạnh

 

QUY CHẾ

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TẠI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1650/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích ban hành bảng tiêu chí

1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, khắc phục, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch hàng năm về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.

2. Công cụ hỗ trợ Ban chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các Sở, Ban, ngành tỉnh đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

3. Nhằm đảm bảo các quy định pháp luật về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được triển khai thực hiện trên thực tế. Qua đó, đánh giá được hiệu quả, chất lượng, mức độ hoàn thành công việc tại các cơ quan, đơn vị.

4. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng, cán bộ, công chức trong việc triển khai nội dung kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại cơ quan, đơn vị.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Bảng tiêu chí áp dụng để đánh giá chất lượng, hiệu quả triển khai hoạt động công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm tại các Sở, Ban, ngành trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Nguyên tắc đánh giá

1. Đảm bảo trung thực, công khai, khách quan, công bằng, phản ánh kịp thời, đúng tình hình thực tế kết quả thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

2. Việc đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật phải thực hiện định kỳ hàng năm tại các cơ quan, đơn vị.

3. Công bố, công khai các điểm số sau khi đánh giá.

4. Đảm bảo rõ ràng, đầy đủ và thống nhất thông tin thu nhận được từ hoạt động đánh giá.

Chương II

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM

Điều 4. Nội dung và thang điểm đánh giá công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

1. Việc đánh giá và cho điểm để xác định mức độ, kết quả hoàn thành nội dung công việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo phụ lục kèm theo Quyết định này.

2. Thang điểm được tính là 100 điểm, trong đó:

a) Văn bản chỉ đạo, điều hành công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật: 30 điểm.

b) Công tác tổ chức thực hiện các nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý: 50 điểm.

c) Chế độ thông tin báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật: 20 điểm.

d) Ngoài ra, các Sở, Ban, ngành tỉnh sẽ được cộng thêm điểm khuyến khích tối đa là 05 điểm khi triển khai thực hiện các nội dung sau:

- Có đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tình hình thi hành pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị và được triển khai thực hiện. Mỗi một giải pháp được cộng: 01 điểm.

- Có tổ chức thực hiện việc khảo sát công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị: Mỗi một cuộc khảo sát được cộng: 01 điểm.

Điều 5. Cách tính và chấm điểm

1. Tính điểm số của mỗi tiêu chí căn cứ vào kết quả, mức độ thực hiện nhiệm vụ. Điểm tối đa của tiêu chí được tính trong trường hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ ở mức cao nhất. Các nhiệm vụ không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc chưa đúng thì theo mức độ trừ đi số điểm theo quy định trong tổng số điểm.

2. Đối với cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ thực hiện trong thực tế chưa hoàn toàn phù hợp với tiêu chí đã được quy định nhưng có nội dung tương tự thì xác định kết quả của công việc tương tự đó và vận dụng để tính điểm cho tiêu chí. Cụ thể như công tác kiểm tra, tổ chức tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật, hội thảo, hội nghị.

Điều 6. Quy trình đánh giá kết quả thực hiện

1. Hàng năm các cơ quan, đơn vị căn cứ bảng tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định này và kết quả thực hiện tự đánh giá, cho điểm từng tiêu chí công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị mình.

2. Xây dựng báo cáo tự đánh giá, tự chấm điểm của cơ quan, đơn vị gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tư pháp). Đồng thời, cung cấp đầy đủ tài liệu chứng minh kết quả thực hiện tại cơ quan, đơn vị (ghi rõ tên loại văn bản, số, ngày, tháng, năm ban hành văn bản).

Điều 7. Thời gian thực hiện đánh giá, báo cáo kết quả đánh giá

1. Thời gian tự đánh giá, chấm điểm kết quả thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện sau khi kết thúc báo cáo năm về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

2. Báo cáo tự đánh giá, chấm điểm của các cơ quan, đơn vị gửi về Sở Tư pháp trước ngày 31 tháng 11 hàng năm để làm cơ sở cho Sở Tư pháp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về hiệu quả hoạt động công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, làm căn cứ để thẩm định chấm điểm chỉ số cải cách hành chính cho các Sở, Ban, ngành tỉnh.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm của Sở Tư pháp

1. Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị đánh giá hiệu quả hoạt động công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

2. Tổng hợp kết quả, công bố công khai kết quả đánh giá của các cơ quan, đơn vị.

3. Xây dựng báo cáo kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 9. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành tỉnh

1. Các Sở, Ban, ngành tỉnh tổ chức tự đánh giá, chấm điểm kết quả thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại cơ quan, đơn vị.

2. Cung cấp tài liệu kiểm chứng hỗ trợ cho việc chấm điểm kết quả thực hiện.

3. Xây dựng báo cáo kết quả chấm điểm, đánh giá hiệu quả hoạt động công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị thông tin về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để được xem xét, giải quyết./.

 

PHỤC LỤC

BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

STT

Nội dung và các tiêu chí cụ thể

Điểm chuẩn

Điểm tự đánh giá

Tài liệu kiểm chứng kèm theo

I

Văn bản chỉ đạo, điều hành công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

30

 

 

1

Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật

10

 

 

1.1

Ban hành chậm nhất trước ngày 31/3 hàng năm

10

 

 

1.2

Ban hành kế hoạch không kịp thời (ban hành chậm hơn ngày 31/3)

5

 

 

1.3

Không ban hành Kế hoạch

0

 

 

2

Lĩnh vực trọng tâm được xác định kèm theo kế hoạch

5

 

 

2.1

Có xác định lĩnh vực trọng tâm (phù hợp với chuyên môn, thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị)

5

 

 

2.2

Có xác định lĩnh vực trọng tâm (không phù hợp với chuyên môn, thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị)

2

 

 

2.3

Không xác định lĩnh vực trọng tâm

0

 

 

3

Mức độ hoàn thành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật

15

 

 

3.1

Hoàn thành 100% kế hoạch

15

 

 

3.2

Hoàn thành từ 50% - dưới 80% kế hoạch

10

 

 

3.3

Hoàn thành dưới 50% kế hoạch

0

 

 

4

Có đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tình hình thi hành pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị

 

 

Chú ý: đây là điểm cộng cho các Sở, Ban, Ngành.

II

Công tác tổ chức thực hiện các nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý

50

 

 

1

Tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật, tập huấn, hội thảo, hội nghị

15

 

 

1.1

Có ban hành kế hoạch tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, tập huấn, hội thảo, hội nghị

15

 

 

1.2

Không tổ chức các tiêu chí trên

0

 

 

2

Thực hiện kiểm tra, thanh tra (kiểm tra riêng lẻ hoặc kiểm tra liên ngành)

20

 

 

2.1

Có tiến hành kiểm tra, thanh tra và báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra

20

 

 

2.2

Không tiến hành kiểm tra, thanh tra và không có báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra

0

 

 

3

Xem xét đánh giá, tình hình tuân thủ pháp luật

15

 

 

3.1

Có văn bản xử lý phản ánh theo thẩm quyền hoặc văn bản kiến nghị cơ quan người có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật

15

 

 

3.2

Có xử lý phản ánh hoặc kiến nghị cơ quan người có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thể hiện trong nội dung báo cáo cuối năm

10

 

 

3.3

Không có phản ánh, kiến nghị xử lý

0

 

 

4

Có tổ chức thực hiện việc khảo sát công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị.

 

 

Chú ý: đây là điểm cộng cho các Sở, Ban, Ngành.

III

Chế độ thông tin báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

20

 

 

1

Nội dung báo cáo

10

 

 

1.1

Báo cáo đầy đủ theo nội dung yêu cầu

10

 

 

1.2

Có báo cáo nhưng không đúng theo nội dung yêu cầu

5

 

 

1.3

Không gửi báo cáo

0

 

 

2

Thời hạn báo cáo

10

 

 

2.1

Đúng hạn

10

 

 

2.2

Trễ hạn dưới 05 ngày

5

 

 

2.3

Trễ hạn trên 05 ngày

0

 

 

 





Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật Ban hành: 23/07/2012 | Cập nhật: 25/07/2012