Quyết định 11/2010/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
Số hiệu: 11/2010/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Hoàng Quốc Vượng
Ngày ban hành: 10/06/2010 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 11/2010/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU NỘP, QUẢN LÝ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTV-QH10 ngày 28/8/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phí, lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn; Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Căn cứ Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, về việc Ban hành danh mục chất thải rắn nguy hại;
Căn cứ Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên, về việc ban hành quy định về trách nhiệm quản lý chất thải rắn tại các đô thị, khu tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2010/NQ-HĐND ngày 28/4/2010 của HĐND tỉnh, về việc quy định mức thu phí mới và điều chỉnh, bổ sung một số loại phí thuộc tỉnh Thái Nguyên;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 742/TTr-STC ngày 26/5/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức thu, chế độ thu nộp quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cụ thể như sau:

1. Mức thu phí: (có phụ lục chi tiết kèm theo Quyết định này).

2. Đối tượng chịu phí: là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác (trừ chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình).

Chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được xác định và phân loại theo quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành danh mục chất thải rắn nguy hại;

3. Đối tượng nộp phí: là các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thuộc đối tượng chịu phí tại điểm 2, trừ những đối tượng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Đối tượng không phải nộp phí bao gồm:

a) Cá nhân, hộ gia đình thải chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;

b) Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí quy định tại điểm 3 này nhưng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật, cụ thể:

- Đối với trường hợp tự xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường phải có thuyết minh rõ giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn; giải pháp công nghệ xử lý nước rác và nước thải từ hoạt động xử lý chất thải rắn; hiệu quả của công nghệ xử lý chất thải rắn; các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành; giải pháp xử lý các tình huống sự cố môi trường và các nội dung khác về xử lý chất thải rắn theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.

- Đối với trường hợp ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, phải có hợp đồng dịch vụ xử lý (hoặc hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý) chất thải rắn với chủ xử lý chất thải rắn được phép hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.

5. Đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí bao gồm:

Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên, Ban Quản lý đô thị thị xã Sông Công, các hợp tác xã dịch vụ vệ sinh môi trường tại các huyện, các tổ, đội vệ sinh môi trường cấp xã, phường, thị trấn và các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực vệ sinh môi trường (gọi chung là các đơn vị, tổ chức làm dịch vụ vệ sinh môi trường) có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn từ địa điểm thu gom trên địa bàn về nơi xử lý theo quy định được thực hiện thu phí đối với các Chủ nguồn thải.

Các đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu phí căn cứ kết quả xác định của cơ quan có chức năng về quản lý môi trường và văn bản hướng dẫn nhận biết loại chất thải rắn, mức độ ảnh hưởng của chất thải rắn của Sở Tài Nguyên và Môi trường để thực hiện thu phí theo quy định.

6. Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng.

Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là khoản thu của Ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:

a) Đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí được trích lại 20% trên tổng số phí thu được để trang trải cho việc thu phí, được quy định tại điểm a, mục 4, phần II Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

b) Phần còn lại 80% nộp vào ngân sách địa phương theo phân cấp để chi cho các nội dung quy định tại điểm b, mục 4, phần II Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

Điều 2. Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc Kho Bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Vượng

 

PHỤ LỤC

MỨC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

- Đối với các đối tượng ngoài hộ gia đình, bao gồm các nhóm và mức phí như sau:

Đối tượng ngoài hộ gia đình

Mức thu

1. Đối với chất thải rắn nguy hại

 

- Chất thải rắn nguy hại loại 1 (Ký hiệu là *)

2.000.000 đồng/tấn

- Chất thải rắn nguy hại loại 2 (Ký hiệu là **)

5.000.000 đồng/tấn

2. Đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề

 

Nhóm 1: Có khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh < 500 kg/tháng.

20.000 đồng/cơ sở/tháng

Nhóm 2: Có khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh >500 kg/tháng ≤1000kg/tháng

40.000 đồng/cơ sở/tháng

Nhóm 3: Các đối tượng còn lại có khối lượng chất thải rắn phát sinh > 1000 kg/tháng.

(Tính theo trọng lượng thực tế phát thải nhân với mức phí quy định).

40.000 đồng/tấn

 





Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn Ban hành: 09/04/2007 | Cập nhật: 14/04/2007

Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí Ban hành: 03/06/2002 | Cập nhật: 17/11/2012