Quyết định 101/2004/QĐ-UB quy định về "ban hành quy định về tổ chức và hoạt động đấu giá của Hội đồng xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước thành phố Đà Nẵng"
Số hiệu: 101/2004/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Hoàng Tuấn Anh
Ngày ban hành: 28/05/2004 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 101/2004/QĐ-UB

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 5 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

V/V “BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XỬ LÝ TÀI SẢN KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC VÀ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”

ỦY BAN NHÂN DÂN

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Căn cứ Quyết định số 1766/1998/QĐ-BTC ngày 07/12/1998 của Bộ trưỏng Bộ Tài chính V/v Ban hành Quy ché quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nưổc và Quyết định số 29/2000/QĐ-BTC ngày 29/2/2000 của Bộ truồng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1766/1998/QĐ-BTC ngày 07/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước thành phố Đà Nẵng và Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố Đà Nẵng ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định về tổ chức và hoạt động bán đấu giá của Hội đồng xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước thành phố Đà Nẵng

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh văn phòng HĐND và UBND thành phó Đà Nẵng, Chủ tịch Hội đồng xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước thành phố Đà Nẵng, Giám đốc các sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ quyết định thi hành.

 

 

TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH




Hoàng Tuấn Anh

 

QUY ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CỦA HỘI ĐỒNG XỬ LÍ TÀI SẢN KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH TỊCH THU SUNG QŨY NHÀ NƯỚC VÀ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định 
101/2004/QĐ-UB ngày28 tháng5 năm 2004 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Hội đồng xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sổ hữu nhà nước thành phố Đà Nẵng (gọi tắt là Hội đồng) là cơ quan giúp UBND thành phố Đà Nằng xử lý tài sản tịch thu sung công quỹ nhà nước và được xác lập quyền sở hữu nhà nước của các cơ quan nhà nưổc có thẩm quyền, do UBND thành phố quyết định thành lập và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phó Đà Nẵng.

Điều 2: Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm cá nhân đối với lĩnh vực công tác được phân công

Chương II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 3: Hội đồng có nhiệm vụ:

1. Giúp UBND thành phó và các ngành chức năng xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sổ hữu nhà nước.

2. Quyết định biện pháp xử lý đối với tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước của thành phố.

3. Tổ chức bán các tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thành phó theo quy định tại Chương IV của Quy chế này.

4. Hướng dẫn nghiệp vụ cho Hội đồng xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước cấp quận, huyện

5. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước trình UBND thành phố theo quy định.

6. Thông báo công khai, đầy đủ chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đển tài sản bán đấu giá cho khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi tổ chức bán đấu giá tối thiểu là 7 ngày đối với động sản và 30 ngày đối với bất động sản.

7. Quy định thống nhất mẫu đơn đăng ký đấu giá, tiếp nhận đơn, thu tiền phí đấu giá và các giấy tờ có liên quan đến việc đấu giá tài sản.

8. Quy định thời gian nhận đăng ký đấu giá và giới thiệu cho khách hàng xem hàng, thời gian, địa điểm đăng ký đấu giá và tổ chức đấu giá.

Điều 4: Quyền hạn của Hội đồng:

1. Yêu cầu các ngành chức năng bàn giao đầy đủ tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước kèm theo các hồ sơ, tài liệu có liên quan để phục vụ công tác xử lý.

2. Trưng cầu giám định kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn để đánh giá chất lượng của tài sản (nếu cần); thuê cơ quan chuyên môn tư vấn giá trị của tài sản tịch thu làm cơ sở để Hội đồng định giá khởi điểm.

3. Quyết định phương thức đấu giá phù hợp với từng vụ việc cụ thể

4. Quyết định mức thu tiền đặt cọc theo tính chất của từng lô hàng cụ thể.

5. Báo cáo, đề xuất UBND thành phố xem xét, xử lý đối với tài sản tịch thu là hàng viện trợ do không đủ tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước, tài sản tịch thu là động vật hoang dã quý hiếm còn sống nhưng khả năng không thể sống được, không đủ điều kiện thả lại môi trường tự nhiên, các sản phẩm từ động vật hoang dã, quý hiếm và những vụ việc phát sinh vượt quá tham quyền của Hội đồng.

6. Kiến nghị với UBND thành phó biện pháp xử lý trong trường hợp các ngành chức năng xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sỏ hữu nhà nước trái với quy định của pháp luật.

Chương I

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

Điều 5: Hội đồng xử lý tài sản khi có quyết định tịch thụ sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sổ hữu nhà nước thành phố gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ưỷ viên Hội đồng do Giám dóc sỏ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng.

Điều 6: Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Điều hành mọi hoạt động của Hội đồng.

2. Căn cứ các quyết định tịch thu, văn bản yêu cầu của các ngành chức năng hoặc văn bản chỉ đạo của UBND thành phó để mời các Phó Chủ tịch, các thành viên có liên quan của Hội đồng để bàn bạc, xử lý

3. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hội đồng trong công tác xử lý tài sản tịch thu và tài sản được xác lập quyền sờ hữu nhà nước.

4. Thành lập Tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng.

5. Quyết định bán trực tiếp đói với các lô hàng có giá trị dưối 10 triệu đồng (kể cả các loại gổ, lâm sản hoặc các sản phẩm chế biến từ gỗ, các loại động vật hoang dã quý hiếm còn sống nhưng xét không thể sống được và sản phẩm từ động vật hoang dã, không thuộc diện quý hiếm).

6. Quy định cụ thể đối tượng được tham gia mua tài sản đấu giá cho từng cuộc bán tài sản sung quỹ nhà nước.

7. Chủ tịch Hội đồng được phép ủy quyền cho Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thay mặt Chủ tịch Hội dồng điều hành hoạt động của Hội đồng trong thòi gian Chủ tịch Hội đồng vắng mặt và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về mọi quyết định của mình. Chủ tịch Hội đồng phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về các quyết định của Phó Chủ tịch thường trực được ủy quyền.

Điều 7: Các Phó Chủ tịch Hội đồng và ủy viên Hội đồng

1. Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm 01 Phó Chủ tịch thưòng trực do lãnh đạo sổ Tài chính kiêm nhiệm, 01 Phó Chủ tịch do lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND thành phố kiêm nhiệm và 01 Phó Chủ tịch là thủ trưỏng của cơ quan ra quyết định tịch thu tài sản hoặc đề nghị UBND thành phó ra quyết định tịch thu (đối vói tài sản do UBND thành phố ra quyết dinh tịch thu).

2. Cử ủy viên Hội đồng làm Tổ trưởng Tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng.

3. Các Phó Chủ tịch Hội đồng và ủy viên Hội đồng là người giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng, được Chủ tịch Hội đồng phân công trực tiếp phụ trách một số công việc của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng công được giao.

Điều 8: Các thành viên Hội đồng đồng triệu tập theo từng vụ việc phải chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công, cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể trước UBND thành phố về hoạt động của Hội đồng.

Điều 9: Khi xử lý tài sản tịch thu, Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa só thành viên Hội đồng tham gia dự họp, khi biểu quyết tại cuộc họp nếu só phiếu tán thành và số phiếu không tán thành của các thành viên ngang nhau thì quyết định theo bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng. Trong trưòng hợp Chủ tịch Hội đồng không nhất trí với ý kiến biểu quyết của đa số thành viên Hội đồng tham dự họp thì báo cáo bằng văn bản để UBND thành phố xem xét, quyết định.

Đối với từng cơ quan được Chủ tịch Hội dồng mòi vói tư cách là thành viên Hội đồng thì người được cử tham gia Hội đồng phải có định để chịu trách nhiệm trước cơ quan và Hội đồng đói với công việc được giao, trường hợp thành viên Hội đồng vắng mặt thì Thủ trưỏng cơ quan phải cử ngưòi thay thể đủ thẩm quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm tníớc Hội đồng về quyết định của ngưòi đưọc phân công nhiệm vụ thay thế mình.

Điều 10: Tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng do các đơn vị là thành viên Hội đồng cử người tham gia và được Chủ tịch Hội dồng quyết định thành lập, Tô chuyên viên giúp việc có Tô trưỏng là lãnh đạo Phòng chuyên môn thuộc sỏ Tài chính kiêm nhiệm và có các nhiệm vụ sau:

1. Soạn thảo các văn bản, báo cáo trình Hội đồng xem xét trước khi trình Chủ tịch Hội đồng ban hành.

2. Thực hiện việc tiếp nhận tài sản và hồ sơ tài liệu có liên quan từ cơ quan quyết định tịch thu tài sản hoặc cơ quan đề nghị UBND thành phó quyết định tịch thu; tô chức bảo quản tài sản từ lúc tiếp nhận đến khi hoàn tất việc xử lý. Trường hợp không có kho bảo quản tài sản, phải lập thủ tục ủy quyền bảo quản tài sản theo quy định.

3. Phối hợp cùng vói cơ quan chuyên môn trong việc xác định giá trị tài sản để tham miíu cho Hội đồng trong việc định giá khỏi điểm.

4. Chuẩn bị các thủ tục cần thiết giúp Hội đồng ra quyết định xử lý tài sản tịch thu và tài sản được xác lập quyền sổ hừu nhà rníổc.

5. Triển khai thực hiện các quyết định xử lý của Hội đồng.

6. Tníờng hợp thành viên của Tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng đi công tác đột xuất, néu có thông báo triệu tập, Thủ tnĩỗng của cơ quan có thành viên đó phải cử cán bộ khác thay thế và ngưòi được thay thế phải chịu trách nhiệm đói với công việc được giao.

7. Ghi chép đầy đủ diễn biến buổi đấu giá và lập biên bản đấu giá theo đúng quy định tại Nghị định số 86/CP của Chính phủ và Quyết định 1766 QĐ/BTC ngày 07/12/1998 của Bộ Tài chính.

8. Tiến hành bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá theo đúng hiện trạng, sau khi khách hàng nộp đủ các khoản tiền quy định.

9. Cung cấp giấy tờ, hồ sơ có liên quan đến tài sản cho người trúng đấu giá theo thực tế hiện có và đúng quy định của nhà nước .

Điều 11 : Chế độ hội họp

tình hình hoạt động của Hội đồng và báo cáo ƯBND thành phó các thành viên Hội đồng phải tham gia đầy đủ các cuộc họp này.

- Tùy theo tình hình khi xử lý vụ việc cụ thể, Chủ tịch Hội đồng có thể mòi đầy đủ các thành viên Hội đồng hoặc một số thành viên Hội đồng có liên quan. Nếu không đủ 2/3 thành viên dự họp theo giấy mòi thì không được tổ chức họp.

Chương IV

TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Việc tổ chức bán đấu giá tài sản tịch thu sung công quỹ nhà nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ, Quyết định 1766/1998/QĐ-BTC ngày 07/12/1998 của Bộ Tài chính và những quy định cụ thể dưới đây:

Điều 12. Đối tượng và điều kiện được tham gia đấu giá:

1. Tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài thành phố Đà Nằng có đơn đăng ký tham gia đấu giá theo mẫu thống nhất do Hội đồng bán đấu giá quy định.

2. Đối với tài sản tịch thu là hàng hoá thông thường thì các thành phần kinh tể phải có giấy phép đăng ký kinh doanh ngành hàng phù hợp vỏi tài sản cần mua và nộp bản sao được công chứng nhà nưổc xác nhận cho Hội đồng, đối vói tài sản là hàng hoá đặc biệt và hàng hoá chuyên dùng, Hội đồng sẽ có quy định riêng đối tượng tham gia đấu giá cụ thể.

3. Chấp hành nghiêm túc các điều khoản trong Quy định này

Điều 13. Phương thức đấu giá:

1. Phương thức bỏ phiếu kín

- Hội đồng định giá khỏi điểm toàn bộ lô hàng trưổc khi đấu giá, giá khỏi điểm được niêm phong và chỉ công bố sau khi đã công bố giá đấu của tất cả các khách hàng tham dự đấu giá.

- Tổ chức đấu giá theo hình thức bỏ phiếu kín giá trị toàn bộ lô hàng, người trả cao nhất và cao hơn hoặc bằng giá khổi điểm của Hội đồng là người trúng đấu giá

- Phiếu đấu giá được in sẵn, các thành viên Hội đồng tham dự ký vào phiếu, phát cho khách hàng (mỗi đơn /01 phiếu)

2. Phương thức hô miệng:

- Trường hợp đấu giá bằng phương thức bỏ phiếu kín nhưng nhiều khách hàng cùng trả giá một mức giá cao hơn giá khỏi điểm thì Hội đồng tổ chức cho các khách hàng đó tiếp tục đấu giá theo phương thức hô miệng, giá khỏi điểm là giá các khách hàng đã trả trong phiếu trả giá của mình.

- Hội đồng công bó giá khỏi điểm; khách hàng trả giá (mức trả giá lần đầu tối thiếu phải bằng mức giá khỏi điểm); sau 3 lần hô giá, mỗi lần cách nhau 30 giây mà không có khách hàng nào trả giá cao hơn thì khách hàng vừa trả mức giá đó là người trúng đấu giá.

Điều 14. về tiền phí đấu giá, tiền đặt cọc:

- Việc thu tiền phí đấu giá: thực hiện theo Quyết định số 13/QĐ-UB ngày 29/01/2004 của UBND thành phố Đà Nẵng "mứcthu phí bằng 0,2% trên tổng giá điếm lô hàng (hoặc giá dự kiến)nhưng không thấp hơn 50.000 đợt đấu giá”. Người tham gia đấu giá đã nộp tiền phí đấu giá thì không được hoàn trả lại khoản phí đó.

- Hội đồng quyết định mức tiền đặt cọc đổi với từng lô hàng cụ thể Tiền đặt cọc được trả lại cho những ngưởi không trúng đấu giá sau khi khách hàng ký vào biên bản và cuộc đấu giá kết thúc; ngưòi trúng đấu giá thì tiền đặt cọc được trừ vào tiền mua tài sản. Nếu người trúng đấu giá mà từ chói mua tài sản sau khi văn bản đấu giá đã lập thì không được trả lại tiền đặt cọc, số tiền đó được sung vào công quỹ nhà nước .

Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia đẩu giá :

1. Quyền của người tham gia đấu giá:

- Được tham gia đấu giá theo các điều khoản tại Quy định này.

- Người trúng đấu giá được giao tài sản, sau khi nộp đủ tiền mua tài sản vào Ngân sách Nhà nưđc và được cung cấp giấy tờ hồ sô có liên quan đến tài sản theo thực té hiện cổ và quy định của Nhà nước.

- Được yêu cầu Hội đồng giải thích những thắc mắc liên quan đến việc bán đấu giá trưóc khi cuộc đấu giá tiến hành.

- Được quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm về đấu giá tài sản theo Luật khiếu nại và tố cáo của công dân.

2. Nghĩa vụ của người tham gia đấu giá:

- Nộp phí đấu giá, tiền đặt cọc, đơn đăng ký đấu giá và các giấy tờ có liên quan đúng thời gian do Hội đồng quy định.

- Mỗi đơn đăng ký đấu giá chỉ có tối đa 02 ngưòi tham dự, trong phòng đấu giá khách hàng không được trao đổi với nhau, không được sử dụng điện thoại di động, không đi lại. Mọi cá nhân không có phận sự thì không được vào phòng đấu giá

- Ghi giá trị toàn bộ lô hàng vào phiếu trả giá bằng số và bằng chữ (trường hợp đấu giá bằng phương thức bỏ phiếu kín) phiếu trả giá không được tẩy xoá, sửa chữa (trường hợp ghi nhầm thì phải báo ngay cho hội đồng và xin phiếu khác để ghi lại trước khi bỏ vào thùng phiếu), sau khi bỏ phiếu vào thùng phiếu thì không được rút lại phiếu trả giá.

- Khách hàng trúng đấu giá phải nộp đầy đủ tiền mua tài sản trong vòng 05 ngày kể từ sau ngày tổ chức đấu giá và được nhận hàng chậm nhất là 05 ngày sau khi nộp đủ tiền vào Ngân sách Nhà nước.

Điều 16. Một số quy định khác

1. Người đăng ký đấu giá nhưng không trực tiếp tham gia đấu giá được phép uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia đấu giá việc uỷ quyền phải lập thành văn bản được Phòng Công chứng hoặc UBND quận, huyện xác nhận và phải nộp giấy uỷ quyền cho Hội đồng trưổc khi mỏ cuộc đấu giá. Người đại diện cho các đơn vị tham gia đấu giá phải có giấy giới thiệu của đơn vị, giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ thay thế giấy chứng minh nhân dân.

2. Nghiêm cấm các hành vi thông đồng, hối lộ, thoả hiệp, vi phạm sự công bằng, công khai và bình đắng trong việc đấu giá. Mọi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật hiện hành

Chương V

KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

Điều 17: Kinh phí hoạt động của Hội đồng được thanh toán từ tiền thu được do bán tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước, trường hợp tiền thu được từ việc bán tài sản không đủ trang trải chi phí thì được ngân sách nhà nước cấp.

Điều 18: Hàng năm, Hội đồng đề nghị UBND thành phố cho tạm ứng một khoản kinh phí để chi phí cho việc xử lý tài sản. Sau khi bán xong tài sản Hội đồng tập hợp chi phí thanh toán vào chi phí xử lý tài sản hàng tịch thu. Trường hợp có những chi phí không thể thanh toán vào những vụ việc cụ thể thì Hội đồng tập hợp chứng từ, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19: Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc các điều khoản tại Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc kịp thời phản ảnh về Thường trực Hội đồng để tổng hợp trình UBND thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.