Quyết định 101/2004/QĐ-UB về Quy định tiêu chuẩn công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khu phố văn hóa, Trường học văn hóa, Đơn vị văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định
Số hiệu: 101/2004/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Vũ Hoàng Hà
Ngày ban hành: 14/10/2004 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 101/2004/QĐ-UB

Quy Nhơn, ngày 14 tháng 10 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH CÁC QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN DANH HIỆU GIA ĐÌNH VĂN HÓA, LÀNG VĂN HÓA, KHU PHỐ VĂN HÓA TRƯỜNG HỌC VĂN HÓA, ĐƠN VỊ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Quyết định số 01/2002/BVHTT ngày 02/01/2002 của Bộ Văn hóa Thông tin (Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Trung ương) v/v ban hành Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khu phố văn hóa;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này các bảng Quy định tiêu chuẩn công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khu phố văn hóa, Trường học văn hóa, Đơn vị văn hóa (cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang) trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2: Giao Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của tỉnh và Sở Văn hóa Thông tin (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo) chịu trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện, theo dõi và kịp thời đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Điều 3: Quyết định nàycó hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế các quyết định:

- Quyết định số 107/2001/QĐ-UB ngày 31/10/2001 của UBND tỉnh Bình Định v/v ban hành Quy định (tạm thời) tiêu chuẩn công nhận gia đình văn hóa, trường học văn hóa; cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Quyết định số 86/2002/QĐ-UB ngày 30/7/2002 của UBND tỉnh Bình Định v/v ban hành Quy định tiêu chuẩn công nhận danh hiệu Làng văn hóa, Khu phố văn hóa, Gia đình văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 4: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, Thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
CHỦ TỊCH




Vũ Hoàng Hà

 

QUY ĐỊNH

TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN DANH HIỆU GIA ĐÌNH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 101/2004/QĐ-UB ngày 14/10/2004 của UBND tỉnh Bình Định)

A- TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN:

Số TT

Nội dung tiêu chuẩn

Điểm

I

Gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, khỏe mạnh và hạnh phúc

39 đ

1

Các thành viên trong gia đình ở độ tuổi lao động đều có việc làm, thu nhập chính đáng. Đời sống kinh tế gia đình ổn định và phát triển

7

2

Gia đình hòa thuận, có nền nếp kỷ cương, các thành viên đều tôn trọng và có trách nhiệm lẫn nhau; nói lời hay, làm việc tốt, người lớn mẫu mực, con cháu chăm ngoan, hiếu thảo

5

3

Gia đình không có người mắc các tệ nạn xã hội

5

4

Các thành viên trong gia đình chăm lo rèn luyện sức khỏe, giữ gìn vật sinh và phòng bệnh có hiệu quả. Đạt tiêu chuẩn Gia đình sức khỏe

5

5

Gia đình không sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành; thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thuần phong mỹ tục

5

6

Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường; các thành viên trong gia đình đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục theo độ tuổi quy định

5

7

Có đầy đủ ba công trình vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn Chuẩn quốc gia về y tế (nước sạch: 2 điểm; hố xí: 3 điểm; nhà tắm: 2 điểm)

7

II

Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân

22 đ

8

Các thành viên trong gia đình thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy ước xây dựng làng, khu phố văn hóa

7

9

Thực hiện tốt công tác giữ gìn an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương

5

10

Giữ gìn vệ sinh môi trường và nếp sống văn minh nơi công cộng

5

11

Tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng

5

III

Thực hiện kế hoạch hóa gia đình

17 đ

12

Mỗi cặp vợ chồng không sinh con thứ ba trở lên

7

13

Gia đình có kế hoạch phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng

5

14

Gia đình có kế hoạch tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm

5

IV

Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư

22

15

Đoàn kết với cộng đồng dân cư, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, trong cuộc sống, khi khó khăn hoạn nạn

5

16

Tham gia hòa giải các mối quan hệ bất đồng trong địa bàn dân cư

5

17

Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, góp phần xây dựng địa bàn dân cư ổn định, vững mạnh

5

18

Gương mẫu thực hiện và vận động mọi người cùng tham gia xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, làng, khu phố văn hóa, đơn vị văn hóa

7

 

Tổng cộng

100 điểm

B- THỦ TỤC CÔNG NHẬN:

I- PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI CÔNG NHẬN:

1- Xếp loại công nhận Gia đình văn hóa:

- Xuất sắc                                  :           Từ 94 đến 100 điểm

- Khá                                        :           Từ 81 đến 93 điểm

- Trung bình                               :           Từ 60 đến 80 điểm

2- Quy định cách ghi điểm các tiêu chuẩn:

+ Mỗi tiêu chuẩn tối đa là 7 điểm

+ Không ghi điểm thập phân

+ Không trừ điểm ở những tiêu chuẩn mà hoàn cảnh của gia đình không phải thực hiện

+ Cách xác định và ghi điểm ở từng tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn đạt xuất sắc           :           7 điểm

- Tiêu chuẩn đạt khá                   :           5 điểm

- Tiêu chuẩn trung binh               :           4 điểm

- Tiêu chuẩn yếu                        :           Từ 1 đến 3 điểm

3- Không công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa nếu hộ nào vi phạm một trong những nội dung dưới đây:

- Gia đình có người không chấp hành nghĩa vụ của công dân hoặc không tham gia đóng góp đầy đủ các quỹ của địa phương.

- Gia đình có trẻ em trong độ tuổi đi học mà không đến trường.

- Gia đình có người vi phạm pháp luật hoặc mắc phải một trong các tệ nạn xã hội.

- Gia đình có người sinh con thư ba trở lên.

II- CẤP CÔNG NHẬN.

1- Gia đình văn hóa do UBND xã, phường, thị trấn công nhận.

a) Về tiêu chuẩn:

Các gia đình văn hóa được xếp loại từ trung binh trở lên, hằng năm được UBND xã, phường, thị trấn xem xét công nhận trên cơ sở có đề nghị của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cung cấp và Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

b) Hồ sơ gồm có:

- Bảng tự chấm điểm của gia đình.

- Biên bản họp xét và đề nghị của Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (kèm theo danh sách gia đình được đề nghị UBND xã, phường, thị trấn công nhận).

2- Gia đình văn hóa do UBND huyện, thành phố công nhận:

a) Về tiêu chuẩn:

Có 3 năm liên tục được UBND xã, phường, thị trấn công nhận đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa từ loại khá trở lên.

b) Hồ sơ gồm có:

- Ba bảng chấm điểm của gia đình trong ba năm liên tục xây dựng gia đình văn hóa, có thẩm tra của Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn.

- Biên bản họp xét và đề nghị của Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” xã, phường, thị trấn đề nghị công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa cấp huyện, thành phố.

- Công văn đề nghị của UBND xã, phường, thị trấn (kèm theo danh sách gia đình được đề nghị UBND huyện, thành phố công nhận).

3- Gia đình văn hóa do UBND tỉnh công nhận:

a) Về tiêu chuẩn:

Có 3 năm liên tục được UBND huyện, thành phố công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa xuất sắc.

b) Hồ sơ gồm có:

- Ba bảng chấm điểm của gia đình trong ba năm liên tục xây dựng Gia đình văn hóa, có thẩm tra của Ban chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn và Thường trực Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thành phố.

- Biên bản họp xét của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thành phố.

- Công văn đề nghị của UBND huyện, thành phố (kèm theo danh sách gia đình văn hóa xuất sắc tiêu biểu được đề nghị UBND tỉnh công nhận).

C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1- Quy trình bình xét:

- Việc công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng tiêu chuẩn.

- Gia đình tự đánh giá, cho điểm theo từng tiêu chuẩn (theo mẫu quy định). Ban vận động làng, thôn, khu phố tiến hành rà soát lại bản tự đánh giá ghi điểm của từng gia đình theo tiêu chuẩn quy định; đồng thời, tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn.

- Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, phường, thị trấn kiểm tra, tổng hợp và đề nghị UBND xã, phường, thị trấn xét công nhận đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

- UBND xã, phường, thị trấn lập danh sách theo mẫu quy định đối với những gia đình có 3 năm liên tục đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa từ loại khá trở lên gửi Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thành phố (Trung tâm VHTT-TT là cơ quan thường trực). Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phối hợp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thành phố kiểm tra, đánh giá và đề nghị UBND huyện, thành phố quyết định công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa cấp huyện, thành phố.

- UBND huyện, thành phố lập danh sách (có hồ sơ kèm theo) đối với những gia đình văn hóa có 3 năm liên tục đạt danh hiệu Gia đình văn hóa xuất sắc tiêu biểu gửi Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh (Sở Văn hóa Thông tin là cơ quan thường trực), Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh phối hợp với Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh kiểm tra và đề nghị UBND tỉnh quyết định công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa xuất sắc tiêu biểu.

2- Thời gian:

a- Cấp xã, phường, thị trấn xét công nhận đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa vào đầu tháng 11 hàng năm.

b- Cấp huyện, thành phố xét công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa vào đầu tháng 12 hàng năm.

c- Cấp tỉnh xét công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa vào dịp hội nghị triển khai công tác hàng năm của ngành VHTT tỉnh./.

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP, ĐƠN VỊ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐẠT DANH HIỆU ĐƠN VỊ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 101/2004/QĐ-UB ngày 14/10/2004 của UBND tỉnh Bình Định)

A- TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN:

Số TT

NỘI DUNG

Điểm

I

Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị

 

20 đ

1

- Từ 75% cán bộ, công chức và người lao động trở lên đạt tiêu chuẩn lao động giỏi cấp cơ sở. Trong đó có trên 15% đạt lao động giỏi cấp ngành (chiến sĩ giỏi trong lực lượg vũ trang). Tổ chức Đảng, được cấp trên công nhận đơn vị trong sạch vững mạnh. Tổ chức đoàn thể được cấp trên công nhận đơn vị vững mạnh.

4

2

- Các đơn vị sản xuất kinh doanh: đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch của đơn vị. Các đơn vị hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao.

4

3

- Thực hiện tốt qui chế dân chủ, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của đơn vị, thực hiện tốt công tác bảo vệ trật tự an ninh – quốc phòng.

4

4

- Việc làm, đời sống vật chất, tinh thần, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, người lao động ổn định và ngày càng nâng cao.

4

5

- Nội bộ đơn vị đoàn kết, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ, nhanh chóng khắc phục yếu kém.

4

II

Xây dựng môi trường văn hóa – xanh – sạch – đẹp – an toàn vệ sinh lao động

25 đ

1

- Trụ sở làm việc có bảng tên đơn vị và treo cờ Tổ quốc đúng quy định.

4

2

- Xây dựng môi trường, cảnh quan đơn vị: xanh, sạch, đẹp.

4

3

- Thực hiện tốt công tác bảo hộ, an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy, nổ. Không để xảy ra trộm cắp, thất thoát tài sản của đơn vị.

4

4

- Trụ sở làm việc: các phòng, ban phải có bảng tên và được trang bị phương tiện làm việc đầy đủ, sắp xếp khoa học.

4

5

- Cán bộ, công chức và người lao động làm việc, giao tiếp văn minh, lịch sự. Trang phục phù hợp, gọn gàng, lịch sự đúng qui định (Đối với lực lượng vũ trang, thực hiện 4 nội dung xây dựng chính quy theo Chỉ thị 37 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương).

4

III

Xây dựng nếp sống văn hóa – gia đình văn hóa

20 đ

1

- 100% gia đình cán bộ, công chức và người lao động trong đơn vị đăng lý xây dựng gia đình văn hóa và có trên 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa khá trở lên tại địa phương nơi cư trú.

4

2

- Không có cán bộ, công chức và người lao động trong đơn vị vi phạm phá luật và các tệ nạn xã hội.

4

3

- Không có cán bộ, công chức và người lao động trong đơn vị sinh con thứ 3 trở lên.

4

4

- Cán bộ, công chức và người lao động gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, giữ gìn thuần phong mỹ tục.

4

5

- Quan hệ chặt chẽ với địa phương và tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

4

IV

Công tác tuyên truyền giáo dục

20 đ

1

- Nâng cao nhận thức công tác bảo mật, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong đơn vị. Kịp thời phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền cho cán bộ, công chức và người lao động.

4

2

- Treo cờ, khẩu hiệu tuyên truyền và tham gia các cuộc hội họp, mít-tinh kỷ niệm các ngày lễ theo đúng quy định của Nhà nước.

4

3

- Có ít nhất 2 đầu báo (Nhân dân, Bình Định) và tạp chí chuyên ngành để góp phần phục vụ tốt phong trào đọc báo thường xuyên của đơn vị.

4

4

- Thường xuyên tạo điều kiện để cán bộ, công chức và người lao động học tập lý luận, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần làm chủ trong quản lý đơn vị.

4

5

- Phát động và hưởng ứng tham gia các đợt thi đua yêu nước, các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước. Tích cực tham gia hoạt động xã hội, nhân đạo, phung dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc người có công với nước.

4

VI

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục-thể thao

20 đ

1

- Có cán bộ phụ trách hoặc kiêm nhiệm công tác văn hóa – thể thao

4

2

- Chăm lo xây dựng cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục-thể thao trong đơn vị.

4

3

- Có các thiết chế phục vụ văn hóa-thể thao phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị

4

4

- Hoạt động văn hóa-thể thao được duy trì thành phong trào thường xuyên của đơn vị và tích cực tham gia các phong trào do cấp trên tổ chức.

4

5

- Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức và người lao động trong đơn vị đi tham quan, học tập hằng năm để nâng cao hiểu biết góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ.

4

 

Tổng cộng

100 điểm

Ghi chú: Nếu là đơn vị quân đội hoặc công an, ngoài những tiêu chuẩn nêu trên, còn phải căn cứ vào tiêu chuẩn quy định của quân đội và công an để vận dụng vào việc chấm điểm và công nhận. Những chỉ tiêu nào cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang không phải thực hiện, vẫn được cộng điểm theo tiêu chuẩn quy định.

B- PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI:

I- Tiêu chuẩn xếp loại công nhận Đơn vị văn hóa:

* Đạt loại xuất sắc:        Từ        91         đến       100       điểm

* Đạt loại khá:                Từ        81         đến        90        điểm

* Đạt loại trung bình:       Từ        60         đến        80        điểm

- Mỗi tiêu chuẩn được tính

* Đạt loại xuất sắc:                                4 điểm

* Đạt loại khá:                                        3 điểm

* Đạt loại trung bình:                               2 điểm

Không tính điểm thập phân.

II- Đơn vị nào nếu vi phạm một trong những nội dung dưới đây sẽ không được công nhận Đơn vị văn hóa:

- Tổ chức Đảng không đạt trong sạch, vững mạnh; các đoàn thể không đạt vững mạnh.

- Đơn vị có người sinh con thứ 3 trở lên.

- Đơn vị có người vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội.

III- Cấp công nhận:

1- Đơn vị văn hóa được UBND huyện, thành phố công nhận:

a- Về tiêu chuẩn:

- Có 3 năm liên tục đạt loại khá trở lên, được Liên đoàn Lao động huyện, thành phố xét. Có thẩm tra của BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH” huyện, thành phố và đề nghị UBND huyện, thành phố công nhận.

b- Hồ sơ gồm có:

- Báo cáo thành tích 3 năm liên tịch của đơn vị (kèm bản chấm điểm)

- Biên bản thẩm tra của BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH” huyện, thành phố.

- Công văn đề nghị của UBND xã, phường, thị trấn.

2- Đơn vị văn hóa được UBND tỉnh công nhận:

a- Về tiêu chuẩn:

- Có 3 năm liên tục được UBND huyện, thành phố công nhận đơn vị văn hóa xuất sắc. (Đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh thuộc tỉnh, TW phải có ý kiến của Liên đoàn Lao động tỉnh).

b- Hồ sơ gồm có:

- Báo cáo thành tích 3 năm liên tục của đơn vị (kèm giấy chứng nhận đơn vị văn hóa cấp huyện, thành phố 3 năm liên tục).

- Biên bản thẩm tra của BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH” tỉnh.

- Công văn đề nghị của UBND huyện, thành phố.

IV- Tổ chức thực hiện:

1- Quy trình bình xét:

- Việc công nhận danh hiệu Đơn vị văn hóa phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng tiêu chuẩn.

- Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” đơn vị tự chấm điểm. Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” huyện, thành phố kiểm tra và đề nghị UBND huyện, thành phố xét công nhận danh hiệu Đơn vị văn hóa cấp huyện.

- UBND huyện, thành phố đề nghị UBND tỉnh xét công nhận danh hiệu Đơn vị văn hóa và Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” tỉnh phối hợp với Thường trực Hội đồng thi đua-Khen thưởng tỉnh kiểm tra và đề nghị UBND tỉnh xét công nhận danh hiệu Đơn vị văn hóa.

2- Các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh, Trung ương, đăng ký xây dựng đơn vị văn hóa tại BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH” huyện, thành phố nơi đơn vị công tác. BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH” huyện, thành phố xét (có sự tham gia của đơn vị cấp trên) và đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận.

3- Thời gian bình xét:

- Cấp huyện, thành phố bình xét và công nhận vào tháng 12 hàng năm.

- Cấp tỉnh xét công nhận và trao bằng công nhận danh hiệu Đơn vị văn hóa vào dịp Hội nghị triển khai công tác hàng năm của ngành VHTT tỉnh./.

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN DANH HIỆU TRƯỜNG HỌC VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 101/2004/QĐ-UB ngày 14/10/2004 của UBND tỉnh Bình Định)

A- TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN:

Số TT

NỘI DUNG

Điểm

I

Hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập

20 đ

1

- Thực hiện phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, đạt trường tiên tiến. Cơ sở đảng, đoàn thể trong nhà trường đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh.

5

2

- Thực hiện tốt chính sách đối với giáo viên, học sinh – sinh viên. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh – sinh viên học tập, nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy và học.

5

3

- Thực hiện tốt các mối quan hệ giữa thầy và trò; giữa giáo viên và phụ huynh; nhà trường và địa phương.

5

4

- Có trên 20% giáo viên của trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp trường trở lên, Có 95% học sinh lên lớp và tốt nghiệp trở lên; có học sinh giỏi các cấp.

5

 

 

 

II

Xây dựng môi trường văn hóa – xanh – sạch – đẹp – an toàn vệ sinh lao động nơi cơ quan làm việc

20 đ

1

- Có bảng tiên trường, tên lớp và trụ treo cờ Tổ quốc đúng quy định.

4

2

- Môi trường, cảnh quan trường học được bảo vệ và chăm sóc chu đáo (có sân trường, cây xanh bóng mát cho học sinh, sinh viên học tập, vui chơi, giải trí…)

4

3

- Hệ thống nhà vệ sinh, cống thoát nước thải, thùng chứa rác trong trường được xây dựng đúng theo quy định. Lớp học, cơ sở thí nghiệm, thực hành, ký túc xá bố trí hợp lý và giữ vệ sinh sạch sẽ.

4

4

- Nhà trường có thư viện, phòng truyền thống, phòng học và làm việc bố trí ngăn nắp, đảm bảo tính khoa học.

4

5

- Trang phục của giáo viên, học sinh, sinh viên theo đồng phục (hoặc theo truyền thống), gọn gàng, lịch sự.

4

III

Xây dựng nếp sống văn hóa – con người văn hóa

25 đ

1

- Không có cán bộ, giáo viên sinh con thứ ba trở lên.

5

2

- Không có cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật hoặc tham gia các tệ nạn xã hội (đánh đề, tiêm chích, nghiện hút và các tệ nạn khác). Không vi phạm các quy định về an ninh trật tự, giao thông, vệ sinh môi trường.

5

3

- Cán bộ, giáo viên luôn thể hiện là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, đồng thời gương mẫu thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, giữ gìn thuần phong mỹ tục. 100% gia đình, cán bộ, giáo viên của trường đều được công nhận gia đình văn hóa. Không vi phạm các quy định của Bộ GD – ĐT và UBND tỉnh về việc dạy thêm, học thêm.

5

4

- Học sinh, sinh viên thực hiện tốt nếp sống văn minh học đường (kính thầy, thương bạn, nói lừoi hay làm việc tốt, tích cực tham gia các hoạt động xây dựng trường, lớp, hoạt động xã hội, đoàn thể…), có nhiều gương điển hình người tốt, việc tốt.

5

5

- Nhà trường có nhiều hoạt động thiết thực góp phần cùng địa phương thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa theo quy định.

5

IV

Hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao, tham quan, du lịch

16 đ

1

- Có ban văn thể (hoặc cán bộ, giáo viên phụ trách hoặc chuyên trách) thường xuyên chăm lo, tổ chức các hoạt động văn hóa – thể thao trong nhà trường, nhằm phục vụ tốt yêu cầu dạy và học. Tích cực tham gia các giải văn hóa – thể thao do ngành, địa phương tổ chức.

4

2

- Có kế hoạch chăm lo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ văn hóa – thể thao.

4

3

- Thực hiện tốt chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trật tự trong nhà trường.

4

4

- Tạo điều điện cho cán bộ, giáo viên đi tham quan, học tập, du lịch hàng năm để nâng cao tư duy thực tiễn đáp ứng nhu cầu dạy và học.

4

V

Công tác tuyên truyền giáo dục

19 đ

1

- Kịp thời phổ biến các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền cho cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên.

5

2

- Phát động và duy trì tốt các đợt thi đua yêu nước, hoạt động từ thiện, nhân đạo, phụng dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với nước.

5

3

- Treo cờ, khẩu hiệu tuyên truyền và tham gia các cuộc hội họp, mít tinh kỷ niệm các ngày lễ theo đúng quy định của Nhà nước.

3

4

- Có ít nhất 2 đầu báo (Nhân dân, Bình Định và báo, tạp chí chuyên ngành.

2

5

- Thường xuyên tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên học tập lý luận, nâng cao trình độ chính trị và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần làm chủ trong quản lý đơn vị

4

 

Tổng cộng

100 điểm

B- PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI:

I- Tiêu chuẩn xếp loại công nhận Trường học văn hóa:

* Đạt loại xuất sắc:        Từ        91         đến       100       điểm

* Đạt loại khá:                Từ        81         đến        90        điểm

* Đạt loại trung bình:       Từ        60         đến        80        điểm

- Mỗi tiêu chuẩn được tính:

* Đạt loại xuất sắc: Đạt điểm tối đa của từng tiêu chuẩn đã quy định

* Đạt loại khá: Đạt 2/3 điểm tối đa tiêu chuẩn đã quy định.

* Đạt loại trung bình: Đạt ½ điểm tối đa của từng tiêu chuẩn đã quy định.

II. Không được công nhận Trường học văn hóa nếu vi phạm một trong những nội dung sau:

- Tiêu chuẩn 1 của nội dung I (Hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập) không đạt điểm tối đa.

- Đơn vị có cán bộ, giáo viên sinh con thứ 3 trở lên.

- Đơn vị có cán bộ, giáo viên, sinh viên, học sinh vi phạm pháp luật, tham gia các tệ nạn xã hội.

III. Cấp công nhận

1- Trường học văn hóa được UBND huyện, thành phố công nhận:

a- Về tiêu chuẩn:

- Có 3 năm liên tục đạt loại khá trở lên được UBND xã, phường, thị trấn xét đề nghị UBND huyện, thành phố công nhận.

b- Hồ sơ gồm có:

- Báo cáo thành tích 3 năm liên tục của trường (kèm bản chấm điểm)

- Biên bản kiểm tra của BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH” xã, phường, thị trấn và biên bản thẩm tra của BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH” cấp huyện, thành phố.

- Công văn đề nghị của UBND xã, phường, thị trấn.

- Đối với trường THPT phải có ý kiến của Sở GD-ĐT (bằng văn bản)

2- Trường học văn hóa được UBND tỉnh công nhận:

a- Về tiêu chuẩn:

- Có 3 năm liên tục được UBND huyện, thành phố công nhận Trường học văn hóa cấp huyện, thành phố đạt loại xuất sắc tiêu biểu. Đối với trường THPT phải có ý kiến của Sở GD-ĐT (bằng văn bản).

b- Hồ sơ gồm có:

- Báo cáo thành tích 3 năm liên tục của trường (có kèm giấy công nhận Trường học văn hóa cấp huyện, thành phố đạt loại xuất sắc 3 năm liên tục).

- Biên bản thẩm tra của BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH” tỉnh.

- Công văn đề nghị của UBND huyện, thành phố.

IV- Tổ chức thực hiện:

1- Quy trình bình xét:

- Việc công nhận danh hiệu trường học văn hóa phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng tiêu chuẩn.

- Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” xã, phường, thị trấn kiểm tra, tổng hợp và UBND xã, phường, thị trấn đề nghị UBND huyện, thành phố xét công nhận danh hiệu trường học văn hóa cấp huyện.

- UBND huyện, thành phố đề nghị UBND tỉnh xét công nhận danh hiệu trường học văn hóa ỉnh và Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” phối hợp với Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thường tỉnh kiểm tra và đề nghị UBND tỉnh xét côn nhậngdanh hiệu Trường học văn hóa cấp tỉnh.

2- Các trường Trung học phổ thông, các trường Đại học, Cao đẳng, dạy nghề của tỉnh, TW có địa điểm và hoạt động ở các huyện, thành phố, đăng ký xây dựng trường học văn hóa tại BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH” huyện, thành phố đó. BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH” huyện, thành phố xét (có sự tham gia của Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh hoặc cơ quan chủ quản) và đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận.

3- Thời gian bình xét:

- Cấp huyện, thành phố bình xét và công nhận vào tháng 12 hàng năm.

- Cấp tỉnh xét công nhận và trao bằng công nhận danh hiệu Trường học văn hóa vào dịp Hội nghị triển khai công tác hàng năm của ngành VHTT tỉnh./.





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.