Quyết định 10/2018/QĐ-UBND quy định về tiêu chuẩn chức danh, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Số hiệu: | 10/2018/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tây Ninh | Người ký: | Phạm Văn Tân |
Ngày ban hành: | 18/04/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2018/QĐ-UBND |
Tây Ninh, ngày 18 tháng 4 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ, quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ, về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chuẩn chức danh, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 4 năm 2018 và thay thế Quyết định số 50/2007/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh quy định về tiêu chuẩn chức danh, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý; Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 50/2007/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; các Sở, Ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TIÊU CHUẨN CHỨC DANH, ĐIỀU KIỆN VÀ QUY TRÌNH BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2018/QĐ-UBND ngày 18/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về tiêu chuẩn chức danh, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các chức vụ là Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Người đại diện quản lý phần vốn Nhà nước giữ các chức danh quản lý tại các doanh nghiệp; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng trực thuộc Sở; Trưởng ban, Phó Trưởng ban trực thuộc Sở; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường cao đẳng, đại học (nếu có); Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của các cơ quan chuyên môn, đơn vị cấp tỉnh và Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi tắt là cấp huyện).
Điều 2. Nguyên tắc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý
1. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
2. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải đảm bảo những điều kiện, tiêu chuẩn cơ bản, có trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo, quản lý, gương mẫu về đạo đức, lối sống; đủ điều kiện hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
3. Đảm bảo sự ổn định, tính kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị.
4. Đảm bảo thực hiện nghiêm túc Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo (theo quy định của Thủ tướng Chính phủ).
5. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải được tiến hành chặt chẽ, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, thủ tục.
6. Đối với một số chức vụ đặc thù, việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đã được quy định tại các văn bản pháp luật khác thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Thông qua việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức để đánh giá, xem xét và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.
Điều 4. Trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý được quy định tại Phụ lục được kèm theo Quy định này.
2. Giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, đơn vị cấp tỉnh quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương (gọi chung là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng); cấp Trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng trực thuộc các Sở (trừ trường hợp có quy định riêng của ngành); Trưởng ban, Phó Trưởng ban trực thuộc Sở (trước khi ban hành quyết định bổ nhiệm phải có ý kiến thỏa thuận của Giám đốc Sở Nội vụ đối với cấp trưởng).
Đối với cấp Phó đơn vị sự nghiệp trực thuộc, giao cho thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh quyết định hoặc ủy quyền lại cho thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc quyết định.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; cấp trưởng, cấp phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.Trường hợp bộ ngành trung ương có quy định về việc lấy ý kiến thỏa thuận của các cơ quan, đơn vị có liên quan thì ban hành quyết định bổ nhiệm sau khi có ý kiến thống nhất của các cơ quan, đơn vị theo quy định.
4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn chức danh, để quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý, thực hiện đúng quy trình, thủ tục và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Điều 5. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với các chức vụ thuộc lĩnh vực chuyên ngành
Chánh, Phó Chánh Thanh tra tỉnh; Chánh, Phó Chánh thanh tra Sở, huyện, thành phố; Trưởng, Phó các đơn vị thuộc lĩnh vực của ngành Tư pháp,Quản lý thị trường, tiếp công dân và các chức vụ khác theo quy định của lĩnh vực chuyên ngành thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 6. Đối với các chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Cán bộ, công chức diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý được thực hiện theo các quy định sau:
a) Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp quản lý theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các tiêu chuẩn do Bộ, ngành cấp trên quy định (nếu có).
2. Cán bộ, công chức diện Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh được thực hiện theo các quy định sau:
a) Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp quản lý theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các tiêu chuẩn do Bộ, ngành cấp trên quy định đối với cấp Trưởng vàQuy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý theo Quy định này đối với cấp Phó.
Điều 7. Đối với các chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương cơ quan đơn vị cấp tỉnh
1. Tiêu chuẩn:
a) Về phẩm chất đạo đức:
Chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Gương mẫu về đạo đức, lối sống; có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc dân chủ khoa học, giữ gìn đoàn kết nội bộ;
Có bản lĩnh chính trị vững vàng; trung thực, thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
b) Về năng lực quản lý, điều hành:
Có khả năng nghiên cứu, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của cấp trên; tham mưu, đề xuất các chương trình, kế hoạch công tác cho lãnh đạo cơ quan;
Có khả năng tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của phòng để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao;
Có trình độ năng lực, kiến thức tổng hợp, nắm bắt tình hình, phát huy được trí tuệ tập thể của cán bộ, công chức trong phòng.
c) Về hiểu biết:
Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản của Nhà nước đã ban hành về lĩnh vực công tác chuyên môn nghiệp vụ của phòng và các lĩnh vực khác có liên quan.
d) Về trình độ:
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
Có giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên. Riêng đối với việc bổ nhiệm các chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường học có thể thay thế bằng giấy chứng nhận bồi dưỡng quản lý ngành giáo dục;
Có trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp (hoặc tương đương) trở lên;
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc các chứng chỉ tin học đạt trình độ tương đương trở lên;
Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương trở lên.
2. Điều kiện:
a) Về kinh nghiệm quản lý:
Đối với chức danh Trưởng phòng và tương đương: có kinh nghiệm trong công tác và trải qua hoạt động chuyên môn có hiệu quả trên lĩnh vực mình phụ trách ít nhất là 05 năm,trong đó có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương ít nhất từ 02 năm trở lên; có ít nhất 01 năm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp Phó Trưởng phòng trở lên.
Đối với chức danh Phó Trưởng phòng và tương đương: có kinh nghiệm về lĩnh vực công tác được bổ nhiệm ít nhất là 03 năm trong đó có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương ít nhất từ 01 năm trở lên.
b) Về độ tuổi bổ nhiệm:
Bổ nhiệm lần đầu không quá 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam;
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã thôi giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, sau một thời gian công tác nếu được xem xét để bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý phải thực hiện đúng quy trình, thủ tục như khi bổ nhiệm lần đầu.
c) Một số điều kiện khác:
Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải thuộc diện cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị;
Có lịch sử chính trị rõ ràng;
Có 03 năm liên tục tính đến thời điểm bổ nhiệm được đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức từ mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;
Đảm bảo đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên và các quy định khác của pháp luật.
3. Thực hiện việc thẩm định về kết luận chính trị nội bộ đối với cán bộ, công chức, viên chức đề nghị bổ nhiệm theo văn bản Hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về hướng dẫn quy trình, thủ tục thực hiện công tác thẩm định và kết luận chính trị nội bộ, đảng viên.
Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm tại Điều 7 Quy định này, được thực hiện theo các điều kiện, tiêu chuẩn của Bộ, ngành cấp trên quy định.
1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ
a) Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1)
Trên cơ sở các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước, yêu cầu thực tế và nguồn nhân sự cụ thể, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và bộ phận tham mưu công tác tổ chức cán bộ chuẩn bị nội dung trình Hội nghị tập thể lãnh đạo thảo luận thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và cách làm bảo đảm yêu cầu công bằng, dân chủ, chặt chẽ, công khai, minh bạch của công tác nhân sự theo quy định.
Thành phần: Tập thể lãnh đạo và Đảng ủy (chi ủy) cơ quan, đơn vị.
b) Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo “mở rộng”
Thảo luận, thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện quy trình giới thiệu nguồn nhân sự. Trên cơ sở cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự đã thống nhất, tiến hành lấy phiếu giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín; mỗi người chỉ giới thiệu 01 người cho 01 chức danh trong số các đồng chí trong quy hoạch.
Thành phần: Tập thể lãnh đạo, Đảng ủy (chi ủy); trưởng các phòng, ban và tương đương; trưởng các tổ chức đoàn thể cơ quan, đơn vị.
Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu cho mỗi chức danh ở các bước tiếp theo (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
c) Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2)
Nghe báo cáo và xem xét kết quả giới thiệu nguồn nhân sự của Hội nghị tập thể lãnh đạo “mở rộng”; đồng thời căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị mình và khả năng đáp ứng của cán bộ, công chức, viên chức; tập thể lãnh đạo thảo luận, giới thiệu nguồn nhân sự bằng phiếu kín; mỗi người chỉ giới thiệu một người cho 01 chức danh trong nguồn nhân sự được Hội nghị tập thể lãnh đạo “mở rộng” lựa chọn giới thiệu tại bước 2 hoặc giới thiệu đồng chí khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
Nguyên tắc lựa chọn: Người có số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để lấy ý kiến của Hội nghị cán bộ chủ chốt (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị).
Trường hợp nếu kết quả giới thiệu Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2) khác với kết quả giới thiệu nhân sự của Hội nghị tập thể lãnh đạo “mở rộng” thì báo cáo, xin ý kiến Ban Thường vụ Đảng ủy cấp trên chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
d) Bước 4: Lấy ý kiến cán bộ chủ chốt và đảng ủy (chi ủy) cơ quan đơn vị
Hội nghị cán bộ chủ chốt: Thảo luận kỹ về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu,trên cơ sở đó, tổ chức lấy ý kiến bằng phiếu kín tại Hội nghị cán bộ chủ chốt về phương án giới thiệu nhân sự của tập thể lãnh đạo tại bước 3 (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị).
Thành phần: tập thể lãnh đạo, đảng ủy (chi ủy) cơ quan đơn vị; trưởng, phó các phòng, ban và tương đương; trưởng các tổ chức đoàn thể cơ quan, đơn vị.
Tổ chức lấy ý kiến bằng phiếu kín của đảng ủy (chi ủy) cơ quan đơn vị.
đ) Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 3)
Tập thể lãnh đạo thảo luận, phân tích kết quả lấy phiếu tại các hội nghị (tập thể lãnh đạo, tập thể lãnh đạo “mở rộng”, cán bộ chủ chốt và đảng ủy (chi ủy) cơ quan, đơn vị; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Nguyên tắc lựa chọn: Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn; trường hợp có 02 đồng chí đạt tỷ lệ ngang nhau (50%), thì do người đứng đầu lựa chọn.
Sau khi thống nhất trong tập thể cán bộ chủ chốt, cấp ủy, lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét để ra quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác
Trên cơ sở các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước, yêu cầu thực tế và nguồn nhân sự cụ thể, người đứng đầu cơ quan, đơn vị họp thảo luận thống nhất về chủ trương và tiến hành các bước như sau:
a) Bước 1: Cử đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị làm việc với cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm.
b) Bước 2: Thẩm tra lý lịch, nhận xét, đánh giá, kết quả đánh giá thực hiện nhiệm vụ; lấy ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi cư trú; gặp nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu công tác.
c) Bước 3: Trao đổi ý kiến bằng văn bản với cấp ủy cùng cấp về nhân sự đề nghị bổ nhiệm và lấy ý kiến thẩm định chính trị nội bộ đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm theo quy định.
d) Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm: Ban Lãnh đạo cơ quan, đơn vị tổ chức họp để thông báo ý kiến của cấp ủy; thảo luận và bỏ phiếu kín về nhân sự đề nghị bổ nhiệm. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải có số phiếu đồng ý bổ nhiệm của ban lãnh đạo đạt tỷ lệ từ 50% trở lên.
đ) Bước 5: Nếu nhân sự dự kiến bổ nhiệm đạt về tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm thì sau khi thực hiện đầy đủ các bước nêu trên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét tiếp nhận và quyết định bổ nhiệm hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều động, bổ nhiệm theo quy định.
Điều 10. Đối tượng được xem xét bổ nhiệm lại
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm (5 năm) theo quy định phải được xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
Điều 11. Điều kiện bổ nhiệm lại
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ đồng thời vẫn đủ điều kiện, tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới;
2. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu;
3. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
Điều 12. Quy trình bổ nhiệm lại
1. Cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiến hành thực hiện quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại.
2. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo thuộc diện bổ nhiệm lại tự đánh giá, nhận xét quá trình công tác trong thời hạn giữ chức vụ.
3. Tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm của cấp ủy, tập thể lãnh đạo, cán bộ chủ chốt trong cơ quan, đơn vị (bằng phiếu), trên cơ sở trao đổi, thảo luận về điều kiện, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức lãnh đạo thuộc diện bổ nhiệm lại.
4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhận xét, đánh giá và xem xét đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại.
5. Sau khi trao đổi thống nhất trong tập thể cấp ủy, lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ.
a) Trường hợp bổ nhiệm lại:
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo còn thời gian công tác trên 5 năm thì thời hạn bổ nhiệm lại là 5 năm.
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo còn thời gian công tác từ đủ 2 năm đến dưới 5 năm thì thời hạn bổ nhiệm lại được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Cán bộ,công chức, viên chức lãnh đạo còn thời gian công tác dưới 2 năm thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
b) Trường hợp không bổ nhiệm lại:
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định thôi giữ chức vụ cũ để nhận nhiệm vụ khác.
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
1. Đối với các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc và tương đương thuộc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Hiệu trưởng các trường cao đẳng, đại học (nếu có) thực hiện quy trình, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ thực hiện theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo (theo quy định của Thủ tướng Chính phủ). Hồ sơ thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ của các cơ quan, đơn vị gửi về Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh (Thông qua Sở Nội vụ)và Ban Tổ chức Tỉnh ủy đối với các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp quản lý theo quy định.
2. Đối với các chức danh Trưởng Chi cục trực thuộc sở; Trưởng ban thuộc Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; cấp Trưởng, cấp Phó đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, thủ trưởng cơ quan, đơn vị sau khi ra quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, gửi hồ sơ về Sở Nội vụ để quản lý, theo dõi, hồ sơ gồm: Quyết định bổ nhiệm (hoặc bổ nhiệm lại); sơ yếu lý lịch theo mẫu 2a-BNV/2007 (bổ nhiệm lại theo mẫu 2C-BNV/2008); bản sao văn bằng, chứng chỉ các loại; bản tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác; thông báo kết luận thẩm định chính trị nội bộ; biên bản kết quả lấy phiếu tín nhiệm; bản nhận xét đánh giá của cấp ủy địa phương nơi cư trú; bản kê khai tài sản tại thời điểm bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Quy định này.
2.Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc không phù hợp, đề nghị các ngành, các cấp phản ánh kịp thời bằng văn bản đến Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung theo quy định./.
Thông tư 03/2014/TT-BTTTT về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin Ban hành: 11/03/2014 | Cập nhật: 13/03/2014
Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức Ban hành: 12/04/2012 | Cập nhật: 13/04/2012
Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Ban hành: 15/03/2010 | Cập nhật: 18/03/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ban hành bảng quy định giá các loại đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Ban hành: 21/12/2009 | Cập nhật: 26/01/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Ban hành: 23/12/2009 | Cập nhật: 31/12/2009
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản cát sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 29/12/2009 | Cập nhật: 18/05/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Ban hành: 31/12/2009 | Cập nhật: 18/05/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ban hành Đơn giá đo đạc theo đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Ban hành: 28/12/2009 | Cập nhật: 08/07/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ban hành đơn giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 10/12/2009 | Cập nhật: 15/01/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp quận 9 do Ủy ban nhân dân quận 9 ban hành Ban hành: 09/12/2009 | Cập nhật: 28/12/2009
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành Ban hành: 25/12/2009 | Cập nhật: 06/01/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về Quy định quản lý giá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Ban hành: 03/11/2009 | Cập nhật: 24/11/2011
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Lào Cai Ban hành: 02/10/2009 | Cập nhật: 20/07/2012
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ quốc phòng, an ninh tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Ban hành: 26/09/2009 | Cập nhật: 05/03/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND quy định quản lý và sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo tỉnh Hà Nam Ban hành: 02/10/2009 | Cập nhật: 15/07/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về tổ chức, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn do Nhà nưóc đầu tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 27/11/2009 | Cập nhật: 21/12/2015
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Quảng Trị Ban hành: 06/11/2009 | Cập nhật: 09/04/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND vận động đóng góp xây dựng Quỹ quốc phòng, an ninh trên địa bàn 10 phường thực hiện thí điểm tổ chức lực lượng Dân quân thường trực do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 19/11/2009 | Cập nhật: 06/06/2012
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Biên tập và quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 21/09/2009 | Cập nhật: 15/07/2015
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về Quy chế tài chính và quản lý xây dựng công trình kiên cố hoá mặt đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2010 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 21/09/2009 | Cập nhật: 24/05/2011
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế phát ngôn, cung cấp và đăng phát, xử lý thông tin trên báo chí thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Ban hành: 06/10/2009 | Cập nhật: 09/03/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Ban hành: 16/09/2009 | Cập nhật: 12/03/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về miễn lệ phí hộ tịch đối với người Lào áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai Ban hành: 26/08/2009 | Cập nhật: 15/05/2020
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về mức hỗ trợ nghỉ hưu, thôi việc đối với cán bộ chuyên trách, công chức, cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn và Trưởng, phó trưởng khóm, ấp trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 03/08/2009 | Cập nhật: 13/08/2009
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ban hành mới và sửa đổi, bổ sung một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Ban hành: 11/08/2009 | Cập nhật: 06/11/2009
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND quy định chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao, tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 21/08/2009 | Cập nhật: 18/05/2010
Quyết định 29/2009QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Bình Phước Ban hành: 16/07/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 36/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 21/07/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Xây dựng; Trưởng, Phó phòng Quản lý đô thị, Phòng Công thương thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố của tỉnh Sơn La Ban hành: 10/06/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, biên chế và mối quan hệ công tác của Sở Y tế tỉnh Bình Thuận Ban hành: 22/05/2009 | Cập nhật: 12/07/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về mức thu, nộp và chế độ quản lý sử dụng phí vào cổng tham quan tại Công viên Hoa - Đà Lạt - Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 09/06/2009 | Cập nhật: 18/05/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục, điều kiện và thứ tự ưu tiên trong việc xét duyệt đối tượng thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 13/05/2009 | Cập nhật: 26/06/2009
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về tiêu chuẩn chức danh, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý kèm theo Quyết định 50/2007/QĐ-UBND Ban hành: 18/06/2009 | Cập nhật: 11/07/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về Quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum Ban hành: 28/04/2009 | Cập nhật: 15/11/2012
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 05/06/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND Quy định về tổ chức và hoạt động của Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai Ban hành: 23/04/2009 | Cập nhật: 18/06/2015
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá tối thiểu dùng làm căn cứ tính lệ phí trước bạ và truy thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xe ô tô do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 22/04/2009 | Cập nhật: 01/10/2009
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An Ban hành: 25/02/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND sửa đổi quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ kèm theo Quyết định 98/2008/QĐ-UBND Ban hành: 15/04/2009 | Cập nhật: 09/04/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về chế độ phụ cấp đối với bảo vệ dân phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 07/04/2009 | Cập nhật: 11/04/2009
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về giá của các cơ quan Nhà nước; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Ban hành: 12/03/2009 | Cập nhật: 15/10/2009
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND hợp nhất Trung tâm Khuyến nông với Trung tâm Khuyến ngư thành Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 16/01/2009 | Cập nhật: 09/04/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về thu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm rên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 09/01/2009 | Cập nhật: 19/01/2009
Quyết định 50/2007/QĐ-UBND về quy định thực hiện Chính sách khuyến khích, hỗ trợ nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2007 - 2011 Ban hành: 28/12/2007 | Cập nhật: 16/03/2013
Quyết định 50/2007/QĐ-UBND Quy định về tiêu chuẩn, chức danh, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý Ban hành: 24/12/2007 | Cập nhật: 11/09/2017
Quyết định 50/2007/QĐ-UBND về Quy định mức chi thực hiện nhiệm vụ quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 10/12/2007 | Cập nhật: 21/02/2012
Quyết định 50/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Khu Kinh tế cửa khẩu Nam Giang, tỉnh Quảng Nam Ban hành: 14/11/2007 | Cập nhật: 29/07/2013
Quyết định 50/2007/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu “Doanh nhân Bình Thuận tiêu biểu” do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 24/09/2007 | Cập nhật: 08/08/2012
Quyết định 50/2007/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 17/09/2007 | Cập nhật: 25/09/2010
Quyết định 50/2007/QĐ-UBND ban hành giá bán tối thiểu các loại lâm sản tịch thu, lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng và chi phí khấu trừ, khai thác, vận chuyển, vận xuất từ khai thác rừng tự nhiên và rừng trồng trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 27/09/2007 | Cập nhật: 05/04/2010
Quyết định 50/2007/QĐ-UBND quy định giá đất tại các đường mới đặt tên và bổ sung, điều chỉnh giá đất một số đường tại Phụ lục 2 kèm theo Quyết định 107/2006/QĐ-UBND Quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 30/08/2007 | Cập nhật: 29/10/2007
Quyết định 50/2007/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí địa chính do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 12/09/2007 | Cập nhật: 23/11/2009
Quyết định 50/2007/QĐ-UBND về kế hoạch thời gian năm học 2007 - 2008 của ngành giáo dục và đào tạo Ban hành: 16/08/2007 | Cập nhật: 27/07/2013
Quyết định 50/2007/QĐ-UBND ban hành lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 08/08/2007 | Cập nhật: 29/03/2010
Quyết định 50/2007/QĐ-UBND quy định thực hiện chế độ chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 13/08/2007 | Cập nhật: 26/10/2007
Quyết định 50/2007/QĐ-UBND quy định về đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Ban hành: 11/05/2007 | Cập nhật: 30/07/2013
Quyết định 50/2007/QĐ-UBND ban hành đơn giá duy trì, sửa chữa hệ thống chiếu sáng công cộng thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 02/05/2007 | Cập nhật: 21/11/2007
Quyết định 50/2007/QĐ-UBND về tiêu chuẩn chức danh cán bộ chuyên trách và công chức xã, phường, thị trấn do tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 31/05/2007 | Cập nhật: 29/07/2013
Quyết định 50/2007/QĐ-UBND về việc cho phép sử dụng con dấu trong việc cấp bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 27/03/2007 | Cập nhật: 19/04/2007
Quyết định 27/2003/QĐ-TTg quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo Ban hành: 19/02/2003 | Cập nhật: 25/12/2009