Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về Quy chế tài chính và quản lý xây dựng công trình kiên cố hoá mặt đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2010 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
Số hiệu: | 29/2009/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam | Người ký: | Lê Minh Ánh |
Ngày ban hành: | 21/09/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2009/QĐ-UBND |
Tam Kỳ, ngày 21 tháng 9 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 75/2008/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết số 143/2009/NQ-HĐND ngày 22/7/2009 của HĐND tỉnh Quảng Nam về phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2010-2015;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại tờ trình số 1068/TTr-SGTVT ngày 27 tháng 8 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành theo quyết định này Quy chế tài chính và quản lý xây dựng các công trình kiên cố hoá mặt đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2010 - 2015.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 và thay thế các Quyết định số 19/2001/QĐ-UB ngày 13/4/2001, số 29/2006/QĐ-UBND ngày 07/7/2006, số 2769/QĐ-UBND ngày 20/8/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành, sửa đổi Quy chế quản lý tài chính đối với kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm phổ biến cho nhân dân và triển khai thực hiện quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
CÁC CÔNG TRÌNH KIÊN CỐ HÓA MẶT ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Ban hành theo Quyết định số 29 /2009/QĐ-UBND ngày 21 /9/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Quy chế này áp dụng đối với các công trình kiên cố hoá mặt đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015, đầu tư theo phương châm nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ.
Đối với các huyện miền núi, trường hợp UBND cấp xã không đảm nhận thực hiện được có thể giao cho các Phòng, Ban chuyên môn trực thuộc làm chủ đầu tư nhưng phải đảm bảo huy động được nguồn đóng góp của nhân dân.
Cơ quan quyết định đầu tư: UBND các huyện, thành phố (sau đây gọi là UBND cấp huyện).
Hình thức thực hiện các dự án đầu tư: Chủ đầu tư thực hiện tất cả các công việc từ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật cho đến khi nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng dựa theo các thiết kế mẫu, biểu mẫu do các cơ quan chức năng ban hành. Riêng công tác thi công xây dựng do nhân dân khu vực hưởng lợi tổ chức thực hiện.
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho các công trình:
1. Khu vực I: Các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thành phố: Tam Kỳ, Hội An (trừ xã đảo Tân Hiệp), Điện Bàn, Đại Lộc (trừ các xã: Đại Sơn, Đại Hồng, Đại Thạnh, Đại Chánh, Đại Lãnh, Đại Hưng, Đại Đồng, Đại Quang và Đại Tân), Duy Xuyên (trừ các xã Duy Sơn, Duy Phú), Thăng Bình (trừ các xã Bình Lãnh, Bình Phú), Quế Sơn (trừ xã Quế Phong), Phú Ninh (trừ xã Tam Lãnh), Núi Thành (trừ các xã Tam Trà, Tam Sơn, Tam Thạnh và Tam Mỹ Tây);
Ngân sách tỉnh hỗ trợ 35% chi phí xây dựng công trình tính theo đơn giá xây dựng mặt đường GTNT; ngân sách cấp huyện, cấp xã hỗ trợ và nhân dân đóng góp là 65%. Trong đó ngân sách cấp huyện, cấp xã hỗ trợ tối thiểu 20%. Tỷ lệ hỗ trợ cụ thể của ngân sách cấp huyện, cấp xã do UBND cấp huyện ban hành trên cơ sở thống nhất của HĐND cấp huyện.
2. Khu vực II: Các xã, thị trấn thuộc các huyện Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My; các xã miền núi, xã đảo ở các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Hội An, Thăng Bình, Quế Sơn, Phú Ninh và Núi Thành không nằm trong khu vực I;
Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% chi phí xây dựng công trình tính theo đơn giá xây dựng mặt đường GTNT; ngân sách cấp huyện, cấp xã hỗ trợ và nhân dân đóng góp là 30%, trong đó ngân sách cấp huyện, cấp xã hỗ trợ tối thiểu 20%. Tỷ lệ hỗ trợ cụ thể của ngân sách cấp huyện, cấp xã do UBND cấp huyện ban hành trên cơ sở thống nhất của HĐND cấp huyện.
Điều 4. Đơn giá xây dựng mặt đường GTNT
1. Đơn giá xây dựng mặt đường GTNT do UBND tỉnh ban hành hằng năm hoặc khi có biến động về giá thị trường, được sử dụng để khái toán chi phí đầu tư xây dựng các loại đường, phục vụ công tác xây dựng kế hoạch hàng năm và làm định mức để hỗ trợ ngân sách tỉnh cho các công trình.
Trên cơ sở đơn giá do UBND tỉnh ban hành, UBND cấp huyện xây dựng đơn giá xây dựng mặt đường GTNT tại địa phương để làm cơ sở phân bổ hỗ trợ ngân sách cấp huyện. Trường hợp chưa xây dựng được thì có thể sử dụng đơn giá do UBND tỉnh ban hành.
2. Đơn giá xây dựng mặt đường GTNT gồm đơn giá kiên cố hoá các loại mặt đường từ có bề rộng từ 1,5 đến 3,5m; đơn giá xây dựng các công trình cống có khẩu độ nhỏ từ 0,3 đến 0,7m, điều kiện thi công đơn giản nhân dân có thể đảm nhận; bao gồm chi phí vật liệu, nhân công và máy móc phục vụ thi công.
Khối lượng để tính đơn giá: Theo bảng tính khối lượng của thiết kế mẫu.
Không tính vào đơn giá các chi phí tư vấn, chi phí quản lý, chi phí khác và các khoản thu nhập chịu thuế, thuế giá trị gia tăng đầu ra.
3. Đối với các công trình có nhu cầu sử dụng đặc biệt cần đầu tư với tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn thiết kế mẫu đã ban hành, ngân sách tỉnh cũng chỉ hỗ trợ bằng định mức của loại kết cấu mặt đường mẫu có tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất đã ban hành. Các địa phương phải tính toán lại kết cấu và cân đối các nguồn vốn ngân sách huyện, đóng góp của cộng đồng để đầu tư cho phù hợp với yêu cầu sử dụng.
4. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng, tham mưu trình UBND tỉnh ban hành đơn giá xây dựng mặt đường GTNT vào tháng 10 hàng năm hoặc tại những thời điểm cụ thể khi có biến động lớn về giá thị trường.
LẬP KẾ HOẠCH, CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Điều 5. Công tác lập kế hoạch và chuẩn bị đầu tư:
1. UBND cấp huyện có nhiệm vụ triển khai lập kế hoạch xây dựng mặt đường GTNT trên địa bàn cho năm tiếp theo và dự trù kinh phí thực hiện, phân khai nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách các cấp gửi về Sở Giao thông vận tải trước ngày 01 tháng 10 hàng năm để tổng hợp, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định để có kế hoạch phân bổ vốn cho các địa phương trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Kế hoạch đầu tư xây dựng mặt đường GTNT hàng năm được lập cho địa bàn từng xã, phường, thị trấn; từng huyện, thành phố và chung cho toàn tỉnh. Ngân sách các cấp được phân bổ vào đầu năm kế hoạch theo quy trình phân bổ ngân sách đầu tư hàng năm.
Căn cứ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách tỉnh, UBND cấp huyện điều chỉnh kế hoạch tại địa phương; cân đối nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách cấp huyện, xã, báo cáo HĐND cấp huyện thông qua để có kế hoạch phân bổ vốn cho các xã, phường, thị trấn.
(Quy trình lập kế hoạch hàng năm thực hiện theo Phụ lục số 01).
2. Thành lập Ban Quản lý công trình (Ban QLCT), Ban Giám sát và lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình:
Việc thành lập Ban Quản lý công trình, Ban Giám sát và lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình được tiến hành ngay sau khi UBND cấp huyện phân bổ kế hoạch ngân sách cho UBND các xã, phường, thị trấn.
Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình do UBND cấp xã lập gồm việc xác định các chỉ tiêu kỹ thuật, dự toán, xây dựng phương án sử dụng vốn đầu tư; phương án huy động đóng góp của nhân dân, phương án thi công xây dựng công trình.
Sở Giao thông vận tải hướng dẫn và ban hành các biểu mẫu của Hồ sơ Báo cáo kinh tế kỹ thuật.
(Quy trình thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư theo phụ lục số 02).
Điều 6. Quản lý, thi công xây dựng công trình
1. Tổ chức quản lý, thi công: Chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý công trình để quản lý, tổ chức công tác thi công xây dựng. Thành phần Ban Quản lý công trình gồm đại diện UBND cấp xã, thôn và đại diện nhân dân nơi có công trình. Việc thi công xây dựng công trình do nhân dân tự thực hiện.
2. Thời gian thực hiện: Việc thi công xây dựng công trình được tiến hành sau khi Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt và đã công khai cho cộng đồng dân cư tối thiểu 10 ngày.
3. Nội dung công việc:
Ký hợp đồng mua vật tư (xi măng, cát, sỏi...), thuê máy móc, thiết bị, nhân công (nếu có).
Tiếp nhận, quản lý vật tư, lập biên bản nhận vật tư, nhận hoá đơn của nhà cung cấp, thanh toán chi phí mua vật tư cho nhà cung cấp.
Tổ chức thi công xây dựng kết hợp huy động đóng góp ngày công lao động của cộng đồng.
Bảo dưỡng công trình sau khi thi công xong cho đến khi nghiệm thu, đưa vào sử dụng.
Điều 7. Kiểm tra, giám sát trong thi công xây dựng
1. Giám sát cộng đồng: Thực hiện theo Quy chế giám sát đầu tư cộng đồng do Chính phủ ban hành tại quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005; Thông tư Liên tịch số 04/2006/TTLT/KH&ĐT-TƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài Chính.
2. Ban Giám sát công trình do UBND cấp xã quyết định thành lập; thành phần gồm đại diện UBND cấp xã, thôn, đại diện cộng đồng người hưởng lợi và các tổ chức đoàn thể ở địa phương. Ban Giám sát công trình có nhiệm vụ giám sát toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
Sở Giao thông vận tải hướng dẫn quy trình giám sát thi công, quy trình kiểm tra, nghiệm thu và các mẫu biên bản.
Điều 8. Tạm ứng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư
1. Vốn hỗ trợ của ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã được giao cho UBND cấp xã quản lý, tạm ứng, thanh toán, quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách và Thông tư số 75/2008/TT-BTC ngày 28/8/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn ngân sách xã, phường, thị trấn.
2. Vốn đóng góp của cộng đồng do Ban Quản lý công trình huy động, quản lý và sử dụng, quyết toán với ngân sách xã theo hình thức ghi thu, ghi chi vào ngân sách xã.
Sau khi thi công hoàn thành công trình, Ban Quản lý công trình lập báo cáo quyết toán, công khai tài chính cho cộng đồng; UBND cấp xã kiểm tra, xác nhận giá trị quyết toán và ghi thu, ghi chi vào ngân sách xã theo các quy định hiện hành.
3. Sở Tài Chính hướng dẫn cụ thể các thủ tục, chứng từ phải có và ban hành các biểu mẫu hồ sơ tạm ứng, thanh toán, quyết toán các nguồn vốn.
(Quy trình sử dụng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư thực hiện theo phụ lục số 03).
Điều 9. Nghiệm thu, quản lý, bảo trì công trình
1. Nghiệm thu công trình:
Nghiệm thu công trình tiến hành tại 3 giai đoạn:
- Trước khi thi công;
- Trong khi thi công;
- Nghiệm thu hoàn thành công trình.
Nghiệm thu trước và trong khi thi công do Ban Giám sát, đại diện Ban Quản lý công trình và UBND cấp xã tiến hành.
Nghiệm thu hoàn thành công trình có thêm sự tham gia của Phòng Công Thương (hoặc Phòng Quản lý đô thị), đại diện giám sát cộng đồng.
2. Quản lý, bảo trì công trình:
Quản lý và bảo trì công trình là nhiệm vụ thực hiện thường xuyên, liên tục kể từ khi công trình được đưa vào sử dụng.
UBND cấp xã có nhiệm vụ quản lý, khai thác sử dụng và tổ chức cho nhân dân khu vực hưởng lợi bảo trì công trình. Nhân dân trong khu vực hưởng lợi có nhiệm vụ huy động ngày công để bảo trì công trình, đảm bảo duy trì tốt tình trạng khai thác, kéo dài thời gian sử dụng công trình.
Điều 10. Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh xây dựng chương trình, danh mục công trình và kế hoạch đầu tư xây dựng kiên cố hóa mặt đường GTNT hàng năm trên địa bàn tỉnh; theo dõi, giải quyết những vấn đề phát sinh, tổng hợp báo cáo định kỳ cho UBND tỉnh, Bộ Giao thông vận tải về kết quả thực hiện của các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Tham mưu UBND tỉnh ban hành đơn giá kiên cố hoá mặt đường GTNT hàng năm theo điều 4 của Quy định này.
Soạn thảo, ban hành sổ tay kiên cố hoá mặt đường GTNT gồm các nội dung:
- Mẫu hỗ sơ Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình gồm: Thuyết minh, dự toán, các biên bản hội họp bàn về kế hoạch, phương án huy động vốn đóng góp của nhân dân, phương án sử dụng vốn Nhà nước hỗ trợ, phương án tổ chức thi công.
- Thiết kế mẫu về mặt đường, cống thoát nước.
- Quy trình thi công, giám sát, kiểm tra và nghiệm thu.
- Biểu mẫu kiểm tra, nghiệm thu.
Điều 11. Sở Kế hoạch và đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài Chính tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định phân bổ nguồn vốn hỗ trợ hàng năm của ngân sách tỉnh cho UBND các huyện, thành phố để thực hiện chương trình kiên cố hóa mặt đường GTNT.
Cân đối nguồn vốn của tỉnh trong kế hoạch ngân sách hàng năm để phân bổ hỗ trợ cho các địa phương; theo dõi, tổng hợp số liệu cấp, phát vốn hỗ trợ đầu tư, quyết toán công trình tại các địa phương.
Ban hành các hướng dẫn về thanh toán, quyết toán các nguồn vốn, mẫu biểu hồ sơ quyết toán; phối hợp với Sở Giao thông vận tải đưa các biểu mẫu vào Sổ tay xây dựng kiên cố hoá mặt đường GTNT.
Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố cân đối các nguồn vốn hỗ trợ thuộc ngân sách tỉnh, tham mưu UBND tỉnh giải quyết các đề nghị của địa phương về vấn đề tài chính.
Điều 13. UBND các huyện, thành phố
Xây dựng, trình HĐND cấp huyện thông qua đề án kiên cố hoá giao thông nông thôn trên địa bàn huyện, thành phố và cơ chế hỗ trợ ngân sách cấp huyện cho các xã, phường, thị trấn.
Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm trên địa bàn huyện, gửi cho Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, có kế hoạch phân bổ vốn hỗ trợ của ngân sách tỉnh cho địa phương thực hiện.
Cân đối, phân bổ, cấp phát các nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, của huyện cho các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện.
Hướng dẫn UBND cấp xã trong việc lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình và dự toán theo đúng biểu mẫu hướng dẫn của các ngành chức năng liên quan; phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình. Hướng dẫn UBND cấp xã trong việc lựa chọn đơn vị cung cấp vật liệu đảm bảo tiến độ, chất lượng, giá cả hợp lý, tiết kiệm chi phí xây dựng công trình.
Theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kiên cố hóa GTNT ở các xã, phường, thị trấn, định kỳ tổng hợp báo cáo cho các Sở Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính.
Điều 14. Phòng Công Thương (hoặc Quản lý đô thị)
Chủ trì, tham mưu UBND huyện, thành phố:
- Xây dựng và triển khai đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn;
- Lập kế hoạch, danh mục công trình đầu tư trên địa bàn hàng năm; lập báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu.
- Hướng dẫn UBND cấp xã tổ chức thực hiện.
- Tham gia kiểm tra, nghiệm thu công trình tại địa phương.
Điều 15. Phòng Kế hoạch - Tài Chính
Chủ trì, phối hợp với Phòng Công thương tham mưu UBND cấp huyện cân đối, phân bổ, cấp phát nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách tỉnh, ngân sách huyện cho UBND các xã, phường, thị trấn.
Theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý tài chính của UBND cấp xã; thẩm tra quyết toán các nguồn vốn ngân sách.
Làm Chủ đầu tư các công trình kiên cố hoá mặt đường GTNT theo phương châm nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ, có trách nhiệm:
- Quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo đúng quy định; chịu trách nhiệm quyết toán các nguồn vốn ngân sách với cơ quan có thẩm quyền.
- Thành lập các Ban Quản lý công trình, Ban Giám sát tại các thôn, khu vực dân cư để triển khai thực hiện các công trình cụ thể; phân công nhiệm vụ, chỉ đạo hoạt động của Ban Quản lý công trình, Ban Giám sát.
Xây dựng đề án, kế hoạch hàng năm tại địa phương, triển khai lấy ý kiến của cộng đồng; tổ chức thực hiện đề án theo kế hoạch được giao.
Lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình.
Quản lý tài chính, tư vấn cho nhân dân trong việc xây dựng kế hoạch, xác định tiêu chuẩn kỹ thuật, xây dựng phương án huy động nguồn vốn của nhân dân, phương án sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ, phương án tổ chức thi công xây dựng, giám sát chất lượng công trình.
Kiểm tra, giám sát quá trình chuẩn bị đầu tư, thi công xây dựng, sử dụng các nguồn vốn của các Ban Quản lý công trình.
Định kỳ công khai hoá kế hoạch huy động, tổ chức thực hiện và kết quả đầu tư kiên cố hoá mặt đường GTNT trên địa bàn để nhân dân biết, đồng thời tạo điều kiện cho mọi người cùng tham gia quản lý, giám sát triển khai thực hiện.
Điều 17. Ban Quản lý công trình
Ban Quản lý công trình do UBND cấp xã thành lập để giúp UBND xã triển khai thực hiện các công trình, có nhiệm vụ:
- Xây dựng phương án sử dụng vốn Nhà nước, phương án huy động vốn đóng góp của nhân dân, phương án tổ chức thi công; thông qua cộng đồng, trình UBND cấp xã đưa vào Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình.
- Quản lý và sử dụng nguồn vốn đóng góp của nhân dân đúng mục đích, hiệu quả.
- Công khai phương án sử dụng các nguồn vốn để cộng đồng biết, thực hiện và giám sát.
- Thực hiện các nội dung do UBND xã uỷ quyền như ký kết các hợp đồng mua bán vật tư, thuê nhân công, thuê thiết bị ...theo phương án sử dụng vốn Nhà nước, lập hoá đơn, chứng từ nộp cho UBND cấp xã.
- Tổ chức thi công, quản lý chất lượng công trình.
Do UBND cấp xã thành lập, có nhiệm vụ giám sát tất cả các khâu trong quá trình chuẩn bị, tổ chức xây dựng công trình.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc phát sinh, các ngành, các địa phương phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, tham mưu trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH HÀNG NĂM
1. Yêu cầu chung:
Kế hoạch hàng năm được lập cho năm kế hoạch tiếp theo (hoàn thành trước 31/10 năm trước) và phải có ý kiến của cộng đồng dân cư.
Danh mục công trình đưa vào kế hoạch phải nằm trong đề án phát triển đến năm 2015 đã được HĐND tỉnh thông qua.
Kế hoạch năm phải cân đối phù hợp với khả năng huy động đóng góp của nhân dân, khả năng hỗ trợ của ngân sách huyện, ngân sách tỉnh.
2. Trình tự thực hiện:
TT |
Nội dung |
Đơn vị thực hiện |
Thời gian |
1 |
Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng dân cư về chủ trương, chính sách phát triển GTNT của tỉnh; căn cứ danh mục công trình của xã (trong đề án phát triển GTNT toàn tỉnh) để dự kiến kế hoạch của năm tiếp theo. |
Đảng uỷ, UBND cấp xã, các hội, đoàn thể. |
Từ đầu năm đến 30/6 năm trước kế hoạch |
2 |
Họp từng nhóm dân cư, thông báo kết quả thực hiện và thông qua kế hoạch xây dựng các công trình để nhân dân có ý kiến, công bố mức hỗ trợ vốn của ngân sách tỉnh, huyện và mức đóng góp của nhân dân trong khu vực; xác định sơ bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, lập phương án huy động đóng vốn của nhân dân. Nếu đạt được sự đồng thuận thì đưa vào kế hoạch. |
UBND cấp xã, các thôn, khu dân cư |
Từ 01/7 đến 30/8 năm trước kế hoạch |
3 |
Tổng hợp danh sách các công trình được nhân dân hưởng ứng, đồng thuận đóng góp kinh phí đầu tư xây dựng, báo cáo UBND cấp huyện. |
UBND cấp xã |
Từ 30/8 đến 15/9 năm trước kế hoạch |
4 |
Cân đối nguồn hỗ trợ của ngân sách huyện, lập kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình kế hoạch năm tiếp theo của huyện, thành phố báo cáo Sở GTVT. |
UBND cấp huyện |
Từ 16/9 đến 01/10 năm trước kế hoạch |
5 |
Tổng hợp kế hoạch của các huyện, thành phố; lập kế hoạch hỗ trợ ngân sách tỉnh gửi các Sở KH&ĐT, Tài Chính. |
Sở GTVT |
Từ 01/10 đến trước 30/10 năm trước kế hoạch |
6 |
Kiểm tra hồ sơ, trình UBND tỉnh phân bổ vốn hỗ trợ phát triển GTNT trong kế hoạch ngân sách của năm tiếp theo. |
Sở KH&ĐT; Sở Tài Chính |
Từ 01/11 đến 30/11 năm trước kế hoạch |
7 |
Báo cáo HĐND tỉnh, phân bổ ngân sách tỉnh hỗ trợ phát triển GTNT cho các huyện, thành phố |
UBND tỉnh |
Trước 31/12 năm trước kế hoạch |
8 |
Báo cáo HĐND cấp huyện, phân bổ nguồn hỗ trợ của ngân sách tỉnh, ngân sách huyện cho các xã, phường, thị trấn |
UBND huyện, Thành phố |
15/01 năm kế hoạch |
3. Yêu cầu của các bước:
Bước 1: Khi dự kiến kế hoạch, UBND xã cần xác định sơ bộ chiều dài tuyến đường, các hạng mục cầu, cống cần xây dựng, chiều rộng mặt đường từ đó khái toán kinh phí đầu tư và phân ra các nguồn: Hỗ trợ của ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách xã và phần đóng góp của nhân dân.
Bước 2: Nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản có chữ ký thống nhất của ít nhất 70% nhân dân dự họp.
Bước 3: Hồ sơ gửi UBND huyện gồm bảng tổng hợp các công trình đề nghị đầu tư kế hoạch năm tiếp theo xếp hạng theo thứ tự ưu tiên, bảng khái toán kinh phí đầu tư và biên bản họp nhân dân cho từng công trình.
Bước 4: UBND huyện phải tính toán khả năng hỗ trợ vốn của ngân sách huyện để đảm bảo hoàn thành kế hoạch; không xây dựng kế hoạch vượt quá khả năng bố trí ngân sách các cấp gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch. Hồ sơ gửi Sở Giao thông vận tải (02 bộ) gồm bản sao kế hoạch của cấp xã gửi cho cấp huyện và bảng tổng hợp kế hoạch của huyện, thành phố.
Bước 5: Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ do các huyện, thành phố trình, loại bỏ các hạng mục công trình không hợp lệ (về danh mục, thủ tục); gửi bảng tổng hợp kế hoạch cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ kèm theo gồm 01 bộ hồ sơ kế hoạch của các huyện, thành phố.
Bước 6, 7, 8: Quy trình thực hiện theo kế hoạch phân bổ ngân sách đầu tư hàng năm của tỉnh.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
Công tác chuẩn bị đầu tư được tiến hành ngay sau khi UBND cấp huyện, phân bổ kế hoạch chính thức hỗ trợ kiên cố hoá mặt đường GTNT cho UBND cấp xã.
Chuẩn bị đầu tư bao gồm các bước thành lập Ban Quản lý công trình, Ban Giám sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (gồm việc xác định chỉ tiêu kỹ thuật, dự toán; xây dựng phương án sử dụng vốn đầu tư, phương án huy động đóng góp của nhân dân, phương án thi công xây dựng).
STT |
Nội dung |
Yêu cầu |
1 |
Thành lập Ban Quản lý công trình; Ban giám sát. |
UBND xã ban hành quyết định thành lập các Ban quản lý công trình và Ban Giám sát gồm đại diện UBND xã, thôn, đại diện nhân dân, các đoàn thể. Trong quyết định thành lập phải phân công cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và các nội dung uỷ quyền. |
2 |
Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình |
Thực hiện theo hồ sơ mẫu do Sở GTVT ban hành. |
3 |
Huy động đóng góp của nhân dân |
Huy động các khoản đóng góp bằng tiền, vật tư theo thoả thuận của cộng đồng. Khoản đóng góp ngày công lao động được huy động trong bước thi công xây dựng. |
4 |
Công khai dự toán, phương án sử dụng vốn |
Trong vòng 01 ngày kể từ khi Báo cáo kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban quản lý công trình phải công khai để nhân dân biết, theo dõi và triển khai thực hiện. Thời gian công khai là 10 ngày, sau đó chuyển sang giai đoạn thi công xây dựng |
QUY TRÌNH TẠM ỨNG, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
1. Yêu cầu chung:
Việc tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục và thời gian quy định.
- Đối với phần vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã: Thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách.
- Đối với phần vốn đóng góp của nhân dân: Phải công khai cho cộng đồng, quyết toán theo hình thức ghi thu, ghi chi vào ngân sách xã.
Đơn vị đứng ra ký hợp đồng cung cấp vật tư, thiết bị, nhân công để thi công công trình do UBND cấp xã phân công theo 2 hình thức:
- Uỷ quyền cho Ban QLCT ký hợp đồng với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, nhân công.
- Trực tiếp đứng ra ký hợp đồng và tiếp nhận vật tư bàn giao cho Ban QLCT sử dụng.
Trường hợp Ban Quản lý công trình được uỷ quyền ký hợp đồng thì UBND cấp xã phải xác nhận vào bản hợp đồng.
2. Trình tự thực hiện
STT |
Nội dung |
Yêu cầu |
Đơn vị thực hiện |
1 |
Cấp phát vốn hỗ trợ của tỉnh cho UBND các huyện, thành phố |
Sau khi có Quyết định phân bổ vốn hỗ trợ của UBND tỉnh |
Sở Tài Chính, KBNN tỉnh |
2 |
Ký hợp đồng mua vật tư. |
Hợp đồng mua vật tư phải thực hiện đúng theo phương án sử dụng vốn hỗ trợ đã được UBND cấp xã phê duyệt. |
Ban Quản lý công trình hoặc UBND cấp xã (nếu không ủy quyền cho Ban QLCT). |
3 |
Tạm ứng vốn đầu tư |
Tạm ứng vốn chỉ được thực hiện sau khi hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt và có hợp đồng cung ứng vật tư. |
UBND cấp xã, KBNN huyện |
4 |
Tiếp nhận vật tư, lập hoá đơn thanh toán |
|
|
4.1 |
Trường hợp Ban QLCT được uỷ quyền ký hợp đồng |
Khi nhận vật tư Ban Quản lý công trình phải ký xác nhận vào biên bản giao nhận vật tư, nhận hoá đơn GTGT. |
Ban Quản lý công trình |
4.2 |
Trường hợp UBND cấp xã trực tiếp ký hợp đồng |
Khi nhận vật tư Ban Quản lý công trình phải ký xác nhận vào biên bản giao nhận vật tư. |
Ban Quản lý công trình |
Nhận hoá đơn GTGT của nhà cung cấp |
UBND cấp xã |
||
5 |
Thanh toán kinh phí cho nhà cung cấp vật tư |
|
|
5.1 |
Trường hợp Ban QLCT được uỷ quyền ký hợp đồng |
Ban Quản lý công trình lập phiếu đề nghị thanh toán kèm theo biên bản nhận vật tư, hoá đơn (GTGT) gửi UBND cấp xã. UBND xã kiểm tra, lập giấy rút vốn đầu tư chuyển trả kinh phí cho bên cung cấp. |
Ban quản lý công trình, UBND xã |
5.2 |
Trường hợp UBND cấp xã trực tiếp ký hợp đồng |
UBND cấp xã lập giấy rút vốn đầu tư chuyển trả kinh phí cho bên cung cấp. |
UBND cấp xã |
6 |
Quyết toán kinh phí |
Sau khi kết thúc công trình, UBND xã tập hợp đầy đủ các loại hoá đơn, chứng từ, lập báo cáo quyết toán gửi Phòng Kế hoạch - Tài Chính cấp huyện thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán. |
UBND cấp xã, Phòng KH-TC cấp huyện |
3. Yêu cầu của các bước:
- Bước 1: Thực hiện theo quy trình cấp phát vốn ngân sách hiện hành.
- Bước 2: Hợp đồng chỉ được ký kết khi Báo cáo kinh tế kỹ thuật đã được phê duyệt và đã công khai cho cộng đồng dân cư. Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị, nhân công phải phù hợp với phương án sử dụng vốn trong hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật.
- Bước 3: Hồ sơ đề nghị tạm ứng gồm Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình, hợp đồng cung cấp vật tư, nguyên liệu giữa Chủ đầu tư và đơn vị cung cấp.
- Bước 4: Việc tiếp nhận vật tư có thể phân thành nhiều đợt (phù hợp với tiến độ thi công, khả năng cung ứng vật tư, hạn chế chiếm dụng vốn của nhà cung cấp). Sau khi nhân vật tư, Ban QLCT phải ký vào giấy giao nhận; bên cung cấp vật tư phải cung cấp hoá đơn GTGT làm cơ sở cho việc quyết toán tài chính.
- Bước 5: Thực hiện thanh toán qua hệ thống Kho bạc nhà nước, hạn chế tối đa thanh toán bằng tiền mặt. UBND xã phải kiểm tra các khoản thanh toán đảm bảo đúng hợp đồng đã ký kết, nếu phát hiện sai sót phải điều chỉnh kịp thời.
Đối với hợp đồng thuê nhân công, máy móc của tư nhân mà không có hoá đơn GTGT, sau khi thực hiện xong công việc Ban QLCT và người cho thuê phải lập biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành.
- Bước 6: Việc quyết toán công trình phải được thực hiện ngày sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng và kết thúc trước ngày 30/3 của năm sau.
Quyết định 2769/QĐ-UBND năm 2019 về triển khai Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân theo Quyết định 2080/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2025 Ban hành: 29/06/2019 | Cập nhật: 28/07/2020
Quyết định 2769/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 07/12/2018 | Cập nhật: 03/01/2019
Quyết định 2769/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở và cộng đồng thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 04/08/2017 | Cập nhật: 25/08/2017
Quyết định 2769/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 07/10/2016 | Cập nhật: 03/11/2016
Nghị quyết 143/2009/NQ-HĐND về chủ trương chính sách thu hút những người có trình độ đại học trở lên về công tác tại xã, phường, thị trấn và chính sách hỗ trợ giải quyết đối với công chức cấp xã chưa đạt chuẩn do Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XV, kỳ họp thứ 14 ban hành Ban hành: 16/12/2009 | Cập nhật: 22/10/2012
Nghị quyết 143/2009/NQ-HĐND về phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2010-2015 Ban hành: 22/07/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Nghị quyết 143/2009/NQ-HĐND về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Ban hành: 16/07/2009 | Cập nhật: 28/08/2020
Thông tư 75/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn Ban hành: 28/08/2008 | Cập nhật: 04/09/2008
Quyết định 2769/QĐ-UBND năm 2008 điều chỉnh định mức bê tông hoá đường giao thông nông thôn theo chuẩn đường và thiết kế dự toán mẫu tại Quyết định 29/2006/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 20/08/2008 | Cập nhật: 30/11/2011
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND ban hành chương trình hành động thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010 Ban hành: 17/11/2006 | Cập nhật: 01/08/2013
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND quy định quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước Ban hành: 23/10/2006 | Cập nhật: 01/08/2013
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND thành lập Sở Thể dục Thể thao tỉnh Hậu Giang Ban hành: 05/09/2006 | Cập nhật: 17/07/2015
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Biên tập Trang thông tin điện tử quận 5 do Uỷ ban nhân dân Quận 5 ban hành Ban hành: 25/07/2006 | Cập nhật: 25/12/2007
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND điều chỉnh Quy chế tổ chức và hoạt động Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận 8 do Uỷ ban nhân dân Quận 8 ban hành Ban hành: 24/08/2006 | Cập nhật: 25/12/2007
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND ban hành đơn giá đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000, 1/2000 và đơn giá đăng ký thống kê cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Ban hành: 24/08/2006 | Cập nhật: 03/04/2014
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND điều chỉnh mức thu học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Ban hành: 31/08/2006 | Cập nhật: 24/07/2013
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND ban hành quy chế làm việc của Sở Ngoại vụ tỉnh Long An Ban hành: 18/07/2006 | Cập nhật: 24/07/2013
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, sinh viên đi học sau đại học Ban hành: 26/06/2006 | Cập nhật: 20/12/2014
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND về đơn giá xây dựng công trình tỉnh Kon Tum – Phần Lắp đặt Ban hành: 30/06/2006 | Cập nhật: 18/07/2012
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế về quản lý tài chính đối với kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn kèm theo Quyết định 19/2001/QĐ-UB do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 07/07/2006 | Cập nhật: 23/06/2012
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND về Quy định Quy trình cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 05/06/2006 | Cập nhật: 11/06/2012
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về đơn giá thuê đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Ban hành: 19/05/2006 | Cập nhật: 17/06/2010
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND về Chương trình Phát triển thủy sản giai đoạn 2006 - 2010 Ban hành: 23/06/2006 | Cập nhật: 22/08/2014
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND về thành lập Thanh tra Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 21/06/2006 | Cập nhật: 14/07/2015
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành: 29/06/2006 | Cập nhật: 29/07/2013
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND về quy chế Tổ chức và hoạt động của Sở Thể dục thể thao tỉnh An Giang Ban hành: 29/06/2006 | Cập nhật: 20/07/2013
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND ban hành Biểu giá cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 14/04/2006 | Cập nhật: 02/06/2010
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 213/2004/QĐ-UB về việc áp dụng cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 16/05/2006 | Cập nhật: 25/05/2015
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp đầu tư, quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Ban hành: 08/06/2006 | Cập nhật: 11/03/2010
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu liên hợp thể dục thể thao Hoa Lư, Thành phố Pleiku do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Ban hành: 13/05/2006 | Cập nhật: 25/05/2006
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND về Quy định công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 10/04/2006 | Cập nhật: 01/10/2011
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND về việc đổi tên phòng tổ chức bộ máy và cải cách hành chính thành phòng tổ chức biên chế thuộc Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Ban hành: 30/03/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND quy định cước vận chuyển hàng hoá bằng ô tô tải để thanh toán cước vận chuyển hàng hoá, tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 15/03/2006 | Cập nhật: 20/06/2012
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND điều chỉnh thẩm quyền địa hạt công chứng do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 21/02/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 29/2006/QĐ-UBND quy định mức cứu trợ xã hội đột xuất trên địa bàn tỉnh Yên Bái Ban hành: 23/01/2006 | Cập nhật: 15/08/2012
Quyết định 80/2005/QĐ-TTg về Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng Ban hành: 18/04/2005 | Cập nhật: 29/09/2012
Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước Ban hành: 06/06/2003 | Cập nhật: 06/12/2012
Quyết định 19/2001/QĐ-UB về Quy chế tổ chức, quản lý và khai thácMạng tin học quản lý cán bộ, công chức của Thành phố Hà Nội do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 20/04/2001 | Cập nhật: 15/11/2010
Quyết định 19/2001/QĐ-UB về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp vụ Đông Xuân - Hè Thu năm 2000 do Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 05/03/2001 | Cập nhật: 07/03/2013
Quyết định 19/2001/QĐ-UB về Quy chế quản lý tài chính đối với kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 13/04/2001 | Cập nhật: 30/11/2011