Quyết định 50/2007/QĐ-UBND về quy định thực hiện Chính sách khuyến khích, hỗ trợ nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2007 - 2011
Số hiệu: | 50/2007/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Cần Thơ | Người ký: | Tô Minh Giới |
Ngày ban hành: | 28/12/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Lao động, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/2007/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 28 tháng 12 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về Chính sách hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2007-2011;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thực hiện Chính sách khuyến khích, hỗ trợ nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2007 - 2011.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, đăng báo Cần Thơ chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký và thay thế mục 3 Phần A và mục 2, mục 4 Phần B Phụ lục 3 của Quyết định số 23/2005/QĐ-UB ngày 30 tháng 3 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về chế độ chi hành chính sự nghiệp.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH NGUỒN NHÂN LỰC CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2007 - 2011
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:
- Quy định về chính sách khuyến khích đối với người trong và ngoài thành phố có trình độ chuyên môn đại học, sau đại học phù hợp với yêu cầu của thành phố, có tâm huyết, nguyện vọng cống hiến tài năng góp phần xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ.
- Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong thành phố thuộc diện quy hoạch đào tạo của các cơ quan, đơn vị, địa phương; CBCCVC chưa nằm trong diện quy hoạch và tự đào tạo nâng cao trình độ phù hợp với công việc đang làm.
- Khuyến khích sinh viên tốt nghiệp đại học tình nguyện về xã, phường, thị trấn công tác kể cả CBCCVC đang công tác ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thành phố, quận, huyện.
- Các ứng viên đề án Cần Thơ - 150 không áp dụng chính sách này.
- Là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam (ưu tiên người có hộ khẩu tại thành phố Cần Thơ, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh);
- Có sức khỏe và thời gian cống hiến phục vụ cho thành phố ít nhất 05 năm;
- Được Hội đồng Tuyển chọn cấp thành phố đánh giá, thẩm định trước khi ra quyết định tuyển dụng và bố trí công tác;
- Không ảnh hưởng đến biên chế và quỹ tiền lương của cơ quan, đơn vị cho đến khi được tuyển dụng chính thức theo quy định;
- Các cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng công chức phải ưu tiên tuyển chọn từ nguồn dự bị của thành phố đã qua kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại cơ sở (quận, huyện và xã, phường, thị trấn);
- Người được tuyển chọn sẽ được bố trí công tác ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp thành phố (ưu tiên các Viện, Trường Cao đẳng, Trường đại học, Trung tâm); các bệnh viện (ưu tiên các Bệnh viện: đa khoa thành phố, Tim mạch, Ung bướu, Phụ sản, Nhi); các quận, huyện; các xã, phường, thị trấn.
Điều 3. Chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc chính sách thu hút:
1. Đối với Giáo sư - Tiến sĩ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ:
- Trên cơ sở yêu cầu của thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo cử cơ quan chức năng trao đổi trực tiếp với các Giáo sư - Tiến sĩ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ có nguyện vọng về thành phố Cần Thơ công tác.
- Thông qua Hội đồng Tuyển chọn thành phố và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ký Bảng thỏa thuận về việc bố trí vị trí công tác, điều kiện làm việc và các nhu cầu khác của Giáo sư - Tiến sĩ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ theo khả năng và điều kiện của thành phố.
- Nơi bố trí công tác (một số ngành mũi nhọn): Khoa học công nghệ, công nghệ phần mềm, kiến trúc, quy hoạch đô thị, thương mại quốc tế, luật quốc tế, tài chính, chứng khoán, du lịch; các Viện, Trường (đại học, Cao đẳng), Bệnh viện (ưu tiên Bệnh viện: đa khoa thành phố, Tim mạch, Ung bướu, Phụ sản, Nhi).
a. Chính sách hỗ trợ: (được hỗ trợ một lần)
- Được hưởng trợ cấp ban đầu để trang bị phương tiện và nhu cầu cá nhân với số tiền cụ thể:
+ Giáo sư - Tiến sĩ: 100.000.000 triệu/người
+ Phó Giáo sư - Tiến sĩ: 80.000.000 triệu/người
- Các ngành tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các Giáo sư - Tiến sĩ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ phát huy khả năng nghiên cứu, công tác và các điều kiện sinh hoạt cần thiết.
b. Trách nhiệm quản lý:
- Sở Nội vụ tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố nhận xét Phiếu đánh giá công chức hàng năm để Sở Nội vụ quản lý hồ sơ.
- Mọi chế độ, chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm… thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đối với Tiến sĩ, Thạc sĩ:
- Trên cơ sở tổng hợp yêu cầu của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp cấp thành phố, hàng năm Sở Nội vụ tổng hợp danh sách và thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng. Sở Nội vụ cung cấp hồ sơ đăng ký dự tuyển, tiếp nhận hồ sơ và tổng hợp hồ sơ báo cáo Hội đồng Tuyển chọn cấp thành phố quyết định.
- Giám đốc Sở Nội vụ ký Quyết định tuyển dụng và ký Bảng Giao ước với người được thu hút.
a. Chính sách hỗ trợ: (được hỗ trợ một lần)
- Đối với người được tuyển dụng mới:
+ Tiến sĩ: 40.000.000 đồng/người
+ Thạc sĩ: 30.000.000 đồng/người
- Đối với người đang công tác, có kinh nghiệm thực tiễn ít nhất 05 năm:
+ Tiến sĩ: 60.000.000 đồng/người
+ Thạc sĩ: 50.000.000 đồng/người
Nếu có Đề tài, Đề án khoa học được Hội đồng khoa học cấp thành phố thẩm định có tính khả thi và hiệu quả áp dụng cho thành phố Cần Thơ thì có mức thưởng phù hợp theo quy định chung của Ủy ban nhân dân thành phố.
b. Trách nhiệm quản lý:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhận xét đánh giá công chức hàng năm theo phân cấp quản lý của thành phố. Mọi chế độ, chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm… thực hiện đúng theo pháp luật quy định hiện hành.
- Sở Nội vụ chịu trách nhiệm quản lý, điều động, đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
3. Đối với Bác sĩ chuyên khoa II và Bác sĩ chuyên khoa I:
- Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế đăng ký nhu cầu (số lượng, chuyên ngành đào tạo), Sở Y tế tổng hợp và quyết định về nhu cầu trước khi gửi về Sở Nội vụ.
- Sở Nội vụ tổng hợp danh sách, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Sở Nội vụ cung cấp hồ sơ đăng ký dự tuyển, tiếp nhận hồ sơ và tổng hợp hồ sơ báo cáo Hội đồng Tuyển chọn cấp thành phố quyết định.
- Giám đốc Sở Y tế ký Quyết định tuyển dụng theo phân cấp và ký Bảng Giao ước với người được thu hút.
a. Chính sách hỗ trợ: (Được hỗ trợ một lần)
- Đối với người được tuyển dụng mới:
+ Bác sĩ Chuyên khoa II: 30.000.000 đồng/người
+ Bác sĩ Chuyên khoa I: 25.000.000 đồng/người
- Đối với người đang công tác, có kinh nghiệm thực tiễn ít nhất 05 năm:
+ Bác sĩ Chuyên khoa II: 35.000.000 đồng/người
+ Bác sĩ Chuyên khoa I: 30.000.000 đồng/người
Nếu có Đề tài, Đề án khoa học được Hội đồng khoa học cấp thành phố thẩm định có tính khả thi và hiệu quả áp dụng cho thành phố Cần Thơ thì có mức thưởng phù hợp theo quy định chung của Ủy ban nhân dân thành phố.
b. Trách nhiệm quản lý:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhận xét đánh giá công chức hàng năm theo phân cấp quản lý của thành phố, báo cáo kết quả nhận xét cuối năm về Sở Nội vụ. Mọi chế độ, chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm… thực hiện đúng theo pháp luật quy định hiện hành.
- Sở Y tế chịu trách nhiệm quản lý, điều động, đào tạo, bồi dưỡng theo phân cấp hiện hành.
4. Đối với trình độ đại học:
4.1. Công tác tại quận, huyện:
- Các phòng, ban chuyên môn cấp quận, huyện đăng ký nhu cầu (số lượng, chuyên ngành đào tạo) gửi Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp trình Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định trước khi gửi về Sở Nội vụ.
- Sở Nội vụ tổng hợp danh sách, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; cung cấp hồ sơ đăng ký dự tuyển, tiếp nhận hồ sơ và tổng hợp hồ sơ báo cáo Hội đồng Tuyển chọn cấp thành phố quyết định.
- Giám đốc Sở Nội vụ ký Quyết định tuyển dụng và ký Bảng Giao ước với người được tuyển dụng.
a. Chính sách hỗ trợ:
- Đối với sinh viên đã tốt nghiệp đại học tình nguyện vào làm việc tại 03 quận: Ô Môn, Cái Răng và Bình Thủy (không phải là người có hộ khẩu tại các quận đăng ký):
+ Được hưởng đủ bậc lương khởi điểm theo quy định pháp luật đối với ngạch bậc được hưởng và được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (phần còn lại sẽ được ngân sách thành phố hỗ trợ cho đủ mức 100% lương khởi điểm, từ nguồn chi Chính sách hỗ trợ, khuyến khích).
+ Ngoài ra, được trợ cấp hàng tháng trong thời gian 03 năm: 200.000 đồng/người/tháng.
- Đối với sinh viên đã tốt nghiệp đại học tình nguyện vào làm việc tại 04 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh (không phải là người có hộ khẩu tại các huyện đăng ký):
+ Được hưởng đủ bậc lương khởi điểm theo quy định pháp luật đối với ngạch bậc được hưởng và được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (phần còn lại sẽ được ngân sách thành phố hỗ trợ cho đủ mức 100% lương khởi điểm, từ nguồn chi Chính sách hỗ trợ, khuyến khích).
+ Ngoài ra, được trợ cấp hàng tháng trong thời gian 03 năm: 300.000 đồng/người/tháng.
b. Trách nhiệm quản lý:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhận xét đánh giá công chức hàng năm thực hiện theo phân cấp hiện hành và báo cáo về Sở Nội vụ theo quy định.
- Sở Nội vụ chịu trách nhiệm quản lý, điều động, đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
4.2. Công tác tại xã, phường, thị trấn:
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đăng ký nhu cầu (số lượng, chuyên ngành đào tạo) gửi về Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội quận, huyện tổng hợp trình Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định trước khi gửi về Sở Nội vụ.
- Sở Nội vụ tổng hợp danh sách, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; cung cấp hồ sơ đăng ký dự tuyển và tiếp nhận hồ sơ từ Phòng Nội vụ quận, huyện và tổng hợp hồ sơ báo cáo Hội đồng xét Tuyển dụng cấp thành phố quyết định.
- Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện ký Quyết định tuyển dụng và ký Bảng Giao ước với người được tuyển dụng.
a. Chính sách hỗ trợ:
Đối với sinh viên đã tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với các chức danh công chức cấp xã tình nguyện vào làm việc tại xã, phường, thị trấn được hưởng đủ bậc lương khởi điểm theo quy định pháp luật đối với ngạch bậc được hưởng và được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (phần còn lại sẽ được ngân sách thành phố hỗ trợ cho đủ mức 100% lương khởi điểm, từ nguồn chi Chính sách hỗ trợ, khuyến khích).
Được hỗ trợ hàng tháng trong thời gian 03 năm với mức cụ thể như sau:
+ Làm việc tại xã: 500.000 đồng/người/tháng
+ Làm việc tại thị trấn: 400.000 đồng/người/tháng
+ Làm việc tại phường: 300.000 đồng/người/tháng
b. Trách nhiệm quản lý:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận xét đánh giá công chức hàng năm thực hiện theo phân cấp hiện hành và báo cáo về Sở Nội vụ theo quy định.
- Sở Nội vụ chịu trách nhiệm quản lý, điều động, đào tạo, bồi dưỡng theo quy định và có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác chuyên môn.
1. CBCCVC trong diện quy hoạch đào tạo:
Thực hiện đúng theo quy định tại Quyết định số 59/2005/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc Ban hành Quy chế quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC thành phố Cần Thơ và phân cấp hiện hành. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị cần thực hiện một số nội dung sau:
- Hàng năm, các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp cấp thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải có kế hoạch đăng ký nhu cầu đào tạo gửi Sở Nội vụ. Khi có điều chỉnh, bổ sung trong năm cần có văn bản đề nghị gửi Sở Nội vụ xem xét.
- Giám đốc sở, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp cấp thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm về nhu cầu đào tạo của CBCCVC thuộc quyền quản lý. Việc quy hoạch đào tạo phải thực hiện đúng quy trình quy định và theo phân cấp hiện hành.
- CBCCVC trong diện được cơ quan, đơn vị, địa phương quy hoạch, được cử đi đào tạo sau đại học được hưởng các chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Bộ Tài chính.
- Ngoài ra, sau khi có học vị được thưởng một lần:
+ Tiến sĩ: 45.000.000 đồng/người
+ Thạc sĩ: 35.000.000 đồng/người
+ Bác sĩ Chuyên khoa II: 35.000.000 đồng/người
+ Bác sĩ Chuyên khoa I: 30.000.000 đồng/người
2. CBCCVC không thuộc diện quy hoạch nhưng tự túc kinh phí đào tạo nâng cao trình độ:
Thực hiện đúng theo quy định tại Quyết định số 59/2005/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc Ban hành Quy chế quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC thành phố Cần Thơ và phân cấp hiện hành. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị cần thực hiện một số nội dung sau:
- Hàng năm, các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp cấp thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải có kế hoạch đăng ký nhu cầu đào tạo gửi Sở Nội vụ. Khi có điều chỉnh, bổ sung trong năm cần có văn bản đề nghị gửi Sở Nội vụ xem xét.
- Giám đốc sở, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp cấp thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm về nhu cầu đào tạo của cán bộ công chức, viên chức thuộc quyền quản lý. Việc đăng ký tự nâng cao trình độ của CBCCVC phải được cân đối về số lượng, ngành đào tạo và đảm bảo công việc chuyên môn của cơ quan, đơn vị và phải thực hiện đúng quy trình quy định.
- Ưu tiên cho CBCCVC tự học tập nâng cao trình độ sau đại học, chuyên ngành phù hợp với công việc đang làm; đi học theo các chương trình, dự án ngoài nguồn kinh phí của Nhà nước (được Thủ trưởng cơ quan chấp thuận), có cam kết thực hiện sau đào tạo theo quy định của thành phố; độ tuổi sau khi có học vị còn phục vụ ít nhất 05 năm.
- Sau khi có học vị được thưởng một lần (do ngân sách thành phố cấp từ nguồn chi Chính sách hỗ trợ, khuyến khích):
+ Tiến sĩ: 45.000.000 đồng/người
+ Thạc sĩ: 35.000.000 đồng/người
+ Bác sĩ Chuyên khoa II: 35.000.000 đồng/người
+ Bác sĩ Chuyên khoa I: 30.000.000 đồng/người
3. Đối với Bác sĩ là CBCCVC ngành Y tế đang công tác tại quận, huyện và thành phố Cần Thơ:
Điều động Bác sĩ cấp thành phố và cấp quận, huyện về tăng cường củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở nhằm đạt “Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010”.
- Các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn đăng ký nhu cầu (số lượng, chuyên ngành đào tạo) gửi về Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp trình Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định trước khi gửi về Sở Y tế.
- Sở Y tế thông báo số lượng, chuyên ngành đào tạo đến toàn ngành Y tế.
- Các cơ quan, đơn vị cấp thành phố, cấp quận huyện thuộc ngành Y tế gửi danh sách Bác sĩ đăng ký về Sở Y tế tổng hợp, Giám đốc Sở Y tế ký duyệt danh sách kèm hồ sơ gửi về Sở Nội vụ.
- Giám đốc Sở Y tế ký quyết định điều động bác sĩ thuộc đối tượng Chính sách này.
- Giám đốc Sở Nội vụ ký duyệt danh sách để trả trợ cấp.
a. Chính sách hỗ trợ:
- Ngoài việc hưởng lương, phụ cấp theo quy định hiện hành, còn được hỗ trợ hàng tháng nhằm động viên, khuyến khích các Bác sĩ về làm việc tại Trạm Y tế cơ sở.
- Được hỗ trợ hàng tháng trong thời gian 03 năm với mức cụ thể như sau:
+ Làm việc tại xã: 500.000 đồng/người/tháng
+ Làm việc tại thị trấn: 400.000 đồng/người/tháng
+ Làm việc tại phường: 300.000 đồng/người/tháng
b. Trách nhiệm quản lý:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhận xét đánh giá công chức hàng năm thực hiện theo phân cấp hiện hành và báo cáo kết quả về Sở Y tế theo quy định. Mọi chế độ, chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm… thực hiện đúng theo pháp luật quy định hiện hành.
- Sở Y tế chịu trách nhiệm quản lý, điều động, đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
Điều 5. Ban Chỉ đạo thực hiện Chính sách khuyến khích, hỗ trợ
- Trưởng ban là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
- Phó Trưởng ban là Trưởng ban Ban Tổ chức Thành ủy và Giám đốc Sở Nội vụ (thường trực Ban Chỉ đạo).
- Các ủy viên là Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan (Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo…, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện. Mời Ban Văn hóa xã hội Hội đồng nhân dân thành phố).
Thành phần ủy viên Ban Chỉ đạo do Trưởng ban Chỉ đạo quyết định mời tham dự phù hợp theo từng đối tượng thu hút.
- Thư ký Ban Chỉ đạo: cán bộ phụ trách công tác tổ chức cán bộ của Sở Nội vụ.
- Sở Nội vụ là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
- Trưởng ban Chỉ đạo quyết định thành lập Hội đồng Tuyển chọn và Tuyển dụng cấp thành phố theo từng đối tượng thu hút.
Điều 6. Trách nhiệm của sở, ngành chuyên môn
6.1. Giám đốc Sở Nội vụ:
- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chính sách khuyến khích, hỗ trợ và Hội đồng tuyển chọn và tuyển dụng nguồn nhân lực.
- Triển khai việc thực hiện Chính sách hỗ trợ và khuyến khích cho các cơ quan, đơn vị.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành và quận, huyện tổ chức triển khai, thông báo để thực hiện tốt Chính sách này.
- Tổng hợp nhu cầu của các cơ quan, đơn vị; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổng hợp số lượng hồ sơ báo cáo Hội đồng Tuyển chọn và tuyển dụng cấp thành phố.
- Công khai nhu cầu tuyển dụng, hồ sơ tuyển dụng, thủ tục chuyển công tác theo quy định.
- Soạn thảo mẫu Bảng Thoả thuận, Bảng Giao ước và Bảng Cam kết.
- Ra quyết định tuyển dụng đối với đối tượng được thu hút (Trừ Giáo sư - Tiến sĩ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ).
- Ký Bảng Giao ước đối với Tiến sĩ, Thạc sĩ và ký Bảng Cam kết đối với đối tượng có trình độ đại học.
- Duyệt bảng lương đối với đối tượng được thu hút.
- Duyệt danh sách cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với các đối tượng áp dụng quy định này.
- Báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ và báo cáo đột xuất khi cần thiết cho Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố.
6.2. Giám đốc Sở Tài chính:
- Hướng dẫn các sở, ban, ngành cấp thành phố và cơ quan tài chính các quận, huyện thủ tục để cấp phát kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực.
- Thực hiện cấp phát kinh phí kịp thời, đúng chế độ tài chính quy định hiện hành.
- Hàng năm, tổng hợp dự toán kinh phí kịp thời, đúng chế độ tài chính quy định hiện hành.
- Hàng năm, tổng hợp dự toán kinh phí về việc thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực từ các cơ quan, đơn vị để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố phân bổ kinh phí theo quy định.
- Báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ và báo cáo đột xuất khi cần thiết.
6.3. Giám đốc Sở Y tế:
- Chủ trì triển khai trong ngành Y tế về Chính sách và nội dung tăng cường củng cố tuyến y tế cơ sở.
- Có kế hoạch luân chuyển, điều động bác sĩ về công tác tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; tổng hợp nhu cầu tuyển dụng Bác sĩ về làm việc tại Trạm Y tế cơ sở gửi Sở Nội vụ để theo dõi.
- Lập bảng lương các đối tượng ngành Y tế được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quy định này.
- Báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ và báo cáo đột xuất khi cần thiết.
6.4. Giám đốc Sở Xây dựng:
- Xây dựng quy định cụ thể chế độ ưu đãi về nhà ở hoặc xây dựng nhà công vụ đối với cán bộ thu hút theo từng lĩnh vực và trình độ chuyên môn, trình Ủy ban nhân dân thành phố thông qua Hội đồng nhân dân thành phố quyết nghị.
- Báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ và báo cáo đột xuất khi cần thiết.
6.5. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Xây dựng quy định cụ thể về các chế độ ưu đãi về đất ở hoặc quỹ đất phục vụ xây dựng nhà công vụ đối với cán bộ thu hút theo từng lĩnh vực và trình độ chuyên môn, trình Ủy ban nhân dân thành phố thông qua Hội đồng nhân dân thành phố quyết nghị.
- Báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ và báo cáo đột xuất khi cần thiết.
6.6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện:
- Duyệt kế hoạch nhu cầu tuyển dụng hàng năm của xã, phường, thị trấn.
- Tổng hợp nhu cầu tuyển dụng của xã, phường, thị trấn gửi Sở Nội vụ.
- Lập kế hoạch cụ thể hàng năm về tuyển dụng công chức có trình độ đại học về làm việc tại quận, huyện.
- Phân chia giai đoạn, cân đối số lượng, chuyên ngành cần tuyển, dự kiến bố trí chức danh sau khi tuyển dụng... gửi về Sở Nội vụ.
- Chịu trách nhiệm tiếp nhận, phân công bố trí đúng chức danh, đúng chuyên ngành đào tạo, trực tiếp quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ này phát triển.
- Theo dõi quá trình công tác và thực hiện đánh giá công chức.
- Lập bảng lương và chi trả lương đối với các đối tượng áp dụng Quy định này gửi Sở Nội vụ duyệt.
- Hàng năm, chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý lập dự toán kinh phí về nhu cầu thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực gửi Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố phân bổ kinh phí.
- Báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ và báo cáo đột xuất khi cần thiết.
6.7. Giám đốc các sở, ban, ngành, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có liên quan:
- Có những đề xuất áp dụng phù hợp với từng đối tượng.
- Bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với chức danh và chuyên môn đào tạo theo quy định.
- Sử dụng, quản lý, đánh giá cán bộ công chức, viên chức theo quy định và phân cấp hiện hành.
- Có kế hoạch cụ thể, rõ ràng về tuyển dụng, thu hút, nâng cao trình độ cán bộ công chức, viên chức thuộc đối tượng thực hiện chính sách gửi về Sở Nội vụ tổng hợp.
- Hàng năm, giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan ban, ngành, đơn vị sự nghiệp cấp thành phố lập dự toán kinh phí về nhu cầu thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực gửi Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố phân bổ kinh phí.
- Sở Tài chính tổng hợp và trình kế hoạch lập dự toán kinh phí Chính sách hỗ trợ và khuyến khích của thành phố để Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
- Sở Xây dựng trình kế hoạch về thực hiện Chính sách ưu đãi về nhà ở hoặc nhà công vụ để Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
- Sở Tài nguyên và Môi trường trình kế hoạch về về thực hiện Chính sách ưu đãi về đất ở hoặc quỹ đất phục vụ xây dựng nhà công vụ để Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
- Báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ và báo cáo đột xuất khi cần thiết.
6.8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
- Gửi kế hoạch nhu cầu tuyển dụng (số lượng, chuyên môn đào tạo) hàng năm cho Ủy ban nhân dân quận, huyện phê duyệt, tổng hợp gửi trực tiếp cho Sở Nội vụ; gửi kế hoạch đột xuất khi cần điều chỉnh, bổ sung nhu cầu tuyển dụng.
- Hàng năm, lập dự toán kinh phí về nhu cầu thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch quận, huyện tổng hợp báo cáo Sở Tài chính tổng hợp; Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố phân bổ kinh phí.
- Bố trí công tác phù hợp với chuyên môn đào tạo và tạo điều kiện làm việc thuận lợi.
- Trả lương và trợ cấp từ nguồn chi Chính sách khuyến khích và hỗ trợ theo quy định.
- Phân công theo dõi công tác, nhận xét đánh giá công chức hàng năm.
- Khi tiếp nhận vào biên chế chính thức có văn bản đề nghị gửi Sở Nội vụ quyết định.
- Báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ và báo cáo đột xuất khi cần thiết.
- Các cơ quan, đơn vị gửi nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu đào tạo đối với đối tượng thực hiện chính sách này về Sở Nội vụ từ ngày 01/01 đến ngày 20/01 hàng năm.
- Các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo về việc thực hiện chính sách một năm hai đợt (đợt 01 từ ngày 01/7 đến ngày 10/7, đợt 02 từ ngày 01/12 đến ngày 10/12 hàng năm).
- Các cơ quan, đơn vị gửi Phiếu đánh giá công chức hàng năm của đối tượng thực hiện Chính sách này về Sở Nội vụ từ ngày 10/01 đến ngày 15/01 hàng năm.
- Cơ quan, đơn vị, quận, huyện, xã, phường, thị trấn và cá nhân thực hiện có hiệu quả chính sách này, hàng năm Sở Nội vụ tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng theo quy định.
- Cơ quan, đơn vị, quận, huyện, xã, phường, thị trấn và cá nhân có biểu hiện né tránh, bất hợp tác hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo Quyết định này, Sở Nội vụ tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm.
- Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức cuộc họp triển khai việc thực hiện Quy định này.
- Giám đốc Sở Tài chính chuẩn bị kinh phí triển khai việc thực hiện Chính sách hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2007 - 2011.
- Giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan ban, ngành, đơn vị sự nghiệp cấp thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai Chính sách hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực đến các đơn vị trong phạm vi quản lý.
- Giao Giám đốc Sở Nội vụ phối hợp Giám đốc Sở Tài chính hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chính sách này. Trong quá trình tổ chức, thực hiện; nếu cần thay đổi, bổ sung nội dung tại Quy định này, Giám đốc Sở Nội vụ tổng hợp đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét quyết định.
Đối với cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị của thành phố Cần Thơ được cử đi học sau đại học và đã bảo vệ thành công luận án trước khi Quyết định này có hiệu lực thì được thực hiện theo các chế độ chi trước đây./.
Quyết định 59/2005/QĐ-UBND về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Ban hành: 28/11/2005 | Cập nhật: 19/11/2009
Quyết định 59/2005/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Y tế và Phòng Y tế các huyện, thành phố thuộc tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 28/10/2005 | Cập nhật: 30/06/2015
Quyết định 59/2005/QĐ-UBND về chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên và huấn luyện viên thể thao trong phạm vi Ban hành: 28/11/2005 | Cập nhật: 03/08/2013
Quyết định 59/2005/QĐ-UBND ban hành Quy định trách nhiệm đóng góp đối với người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 20/09/2005 | Cập nhật: 26/07/2010
Quyết định 59/2005/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Cần Thơ Ban hành: 15/09/2005 | Cập nhật: 07/07/2013
Quyết định 59/2005/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 31/08/2005 | Cập nhật: 15/01/2011
Quyết định 59/2005/QĐ-UBND về Quy định việc xét tuyển viên chức sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 05/08/2005 | Cập nhật: 24/01/2011
Quyết định 23/2005/QĐ-UB phê duyệt điều chỉnh Quyết định 83/2003/QĐ-UB về phương án chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 31/03/2005 | Cập nhật: 01/09/2014
Quyết định 23/2005/QĐ-UB phê duyệt "Đề án xây dựng thiết chế văn hóa- thông tin đồng bộ và phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2010" Ban hành: 15/04/2005 | Cập nhật: 22/08/2014
Quyết định 23/2005/QĐ-UB về xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh thành phố đối với Di tích Kiến trúc nghệ thuật Đình Tân Thới Nhì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 01/02/2005 | Cập nhật: 25/12/2009
Quyết định 59/2005/QĐ-UBND về sửa đổi Quyết định 42/2005/QĐ-UBND Ban hành: 21/06/2005 | Cập nhật: 05/12/2017
Quyết định 23/2005/QĐ-UBND về chế độ chi hành chính sự nghiệp Ban hành: 30/03/2005 | Cập nhật: 14/03/2013
Quyết định số 59/2005/QĐ-UBND về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Văn hoá – Thông tin do Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Ban hành: 11/05/2005 | Cập nhật: 20/05/2006