Quyết định 09/2013/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Số hiệu: 09/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Nguyễn Chiến Thắng
Ngày ban hành: 22/04/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2013/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 22 tháng 04 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tchức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động ca thôn, tổ dân phố;

Theo đnghị của SNội vụ tại Tờ trình số 636/TTr-SNV ngày 11/4/2013 về việc đề nghị ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2011 của y ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động ca thôn và tổ dân phố.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 (thi hành);
- UBTVQH;
- Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Đoàn ĐBQH tnh;
- Thường trực Tnh ủy, HĐND tnh;
- Thường trực UBND tnh;
-
UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức đoàn thể;
- Các Ban đng Tnh ủy; các S, ban, ngành tỉnh;
- Sở Tư pháp (kiểm tra);
- Đài PT-TH, Báo Khánh Hòa;
- Trung tâm Công báo tỉnh (02 bản);
- Cổng thông tin đin tử tỉnh;
- Lưu: VP, TL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Chiến Thắng

 

QUY CHỂ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND ngày 22 tháng 04 năm 2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Quy chế này quy định tổ chức và hoạt động của thôn, tdân phố trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Thôn, tổ dân phố

1. Thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã); nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản và tchức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.

2. Thôn được tổ chức ở xã; dưới xã là thôn.

3. Tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn tổ dân ph.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố

1. Thôn, tổ dân phố chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã. Hoạt động của thôn, tổ dân phố phải tuân thủ pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã và sự hướng dẫn, triển khai công tác của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

2. Không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.

3. Khuyến khích việc sáp nhập thôn, tổ dân phố để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới nhm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã và nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thôn, tổ dân phố.

4. Các thôn, tổ dân phố nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bng, quy hoạch dãn dân, tái định cư hoặc điều chỉnh địa giới hành chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc do việc di dân đã hình thành các cụm dân cư mới ở vùng núi cao, vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nơi có địa hình chia cắt, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, đòi hỏi phải thành lập thôn mi, tổ dân phố mới thì điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới có thể thấp hơn các quy đnh tại Điều 8 Quy chế này.

5. Trường hợp không thành lập thôn mới, tổ dân phố mới theo quy định tại Khoản 4 Điu này thì ghép các cụm dân cư hình thành mới vào thôn, t dân phhiện có cho phù hợp, bảo đảm thuận lợi trong công tác quản lý của chính quyền cấp xã và các hoạt động của thôn, tổ dân phố, của cụm dân cư.

Chương 2.

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ

Điều 4. Tổ chức của thôn, tổ dân phố

1. Mỗi thôn có Trưởng thôn, 01 Phó trưởng thôn. Đối với thôn có trên 500 hộ gia đình thì có thbố trí thêm 01 Phó trưởng thôn.

2. Mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng, 01 Tổ phó tổ dân phố. Đối với tổ dân phố có trên 600 hộ gia đình thì có thể bố trí thêm 01 Tổ phó tổ dân phố.

3. Việc bố trí thêm 01 Phó trưởng thôn, 01 Tổ phó tổ dân phố do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định sau khi được sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ.

Điều 5. Nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố

1. Cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết để cấp có thm quyền quyết định những nội dung theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

2. Bàn và quyết định trực tiếp việc thực hiện các công việc tự quản không trái với quy định của pháp luật trong việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hiện đại, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, xóa đói, giảm nghèo.

3. Bàn biện pháp thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; những công việc do cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên triển khai đối với thôn, tổ dân phố; thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước; bảo đảm đoàn kết, dân chủ, công khai, minh bạch, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương; xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Tổ dân phvăn hóa”; phòng chống các tệ nạn xã hội và xóa bỏ hủ tục lạc hậu.

4. Thực hiện dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện quy chế, hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào, các cuộc vận động do các tổ chức chính trị - xã hội phát động.

5. Thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ thôn, tổ dân phố hoặc chi bộ liên thôn, liên tổ, Đảng ủy cấp xã (nơi chưa có chi bộ thôn, chi bộ tổ dân phố); củng cố và duy trì hoạt động có hiệu quả của các tổ chức tự quản khác của thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật.

6. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó

7. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trn.

Các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố được thực hiện thông qua Hội nghị thôn, t dân ph.

Điều 6. Hội nghị thôn, tổ dân phố

1. Hội nghị thôn, tổ dân phố được tổ chức mỗi năm 2 lần (thời gian vào giữa năm và cuối năm); khi cần có thể họp bất thường. Thành phần hội nghị là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tdân phố. Hội nghị do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phtriệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự. Nghị quyết của thôn, tổ dân phố chỉ có giá trị khi được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành và không trái pháp luật.

Đối với thôn, tổ dân phố có dân số đông thì có thể tổ chức họp thôn, tổ dân phố theo tng cụm dân cư trong thôn, tổ dân phố hoặc tổ chức nhiều lần họp. Trong trường hợp này thì nghị quyết của thôn, tdân phố có giá trị khi tổng hợp các ln họp có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tdân phố tán thành và không trái pháp luật.

2. Việc tổ chức để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 7. Nơi sinh hoạt, hội họp của nhân dân trong thôn, tổ dân phố

Thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa dùng làm nơi sinh hoạt, hội họp của nhân dân và là nơi cất giữ tài liệu, trưng bày tài sản chung của thôn, tdân phố. Chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước đóng trên địa bàn có trách nhiệm tạo điều kiện để nhân dân sử dụng hp lý các cơ sở hiện có như: trường học, đình làng, trụ sở UBND, cơ quan Nhà nước khác... để làm nơi sinh hoạt, hội họp. Tiếp tục phát huy sự đóng góp tự nguyện của nhân dân, thực hiện phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng nơi sinh hoạt, hội họp ổn định. Đi với những địa phương có điều kiện thì giao đất và hỗ trợ kinh phí xây dựng, nhân dân đóng góp trang bị phương tiện cơ sở vật chất ban đầu và tự tổ chức quản lý, bảo vệ.

Điều 8. Điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới

Việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới phải bảo đảm có đủ các điều kiện sau:

1. Quy mô số hộ gia đình:

a) Đối vi thôn: Ở vùng đồng bằng phải có từ 200 hộ gia đình trở lên; ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 100 hộ gia đình trở lên;

b) Đối với tổ dân phố: vùng đồng bằng phải có từ 250 hộ gia đình trở lên; ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 150 hộ gia đình trở lên.

Trường hp thành lập phường, thị trấn từ xã thì việc thành lập tổ dân phố của phường, thị trấn dựa trên cơ sở các thôn hin có của xã đó.

2. Các điều kiện khác:

Thôn và tổ dân phố phải có cơ sở hạ tng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp vi điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và n định cuộc sống của người dân. Riêng đối vi thôn phải bảo đảm diện tích đất ở và đt sản xuất bình quân của mỗi hộ gia đình ít nhất bng mức bình quân chung của xã.

Điều 9. Quy trình và hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới (bao gồm cả việc chia tách, sáp nhập)

1. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương; căn cứ quy định tại Điều 3 và Điều 8 Quy chế này, UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện để trình UBND tỉnh xin chủ trương thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.

Tờ trình gửi UBND tỉnh xin chủ trương cn nêu rõ lý do, sự cần thiết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; vị trí, đặc điểm kinh tế xã hội, dự kiến diện tích, số hộ gia đình, số nhân khẩu của thôn mới, tổ dân phố mới và diện tích, số hộ gia đình, số nhân khẩu còn lại của thôn, tổ dân phố hiện có.

2. Sau khi UBND tỉnh có quyết định về chủ trương thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng Đ án thành lập thôn mới, tổ dân phmới. Nội dung chủ yếu của Đán bao gồm:

a) Sự cần thiết phải thành lập thôn mới, tổ dân phố mới;

b) Tên gọi của thôn mới, tổ dân phố mới;

c) Vị trí địa lý, ranh giới của thôn mới, tổ dân phố mới (có sơ đồ thể hiện vị trí địa lý);

d) Dân số (số hộ gia đình, snhân khẩu) của thôn mới, tổ dân phố mới;

đ) Diện tích tự nhiên của thôn mới, tổ dân phố mới (đối với thôn phải chi tiết số liệu vdiện tích đất ở, đất sản xuất), đơn vị tính là hecta;

e) Các điều kiện khác quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế này;

g) Đề xuất, kiến nghị.

3. UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới về Đán thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đán (nêu rõ tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành Đ án).

4. Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mi tán thành thì UBND cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình HĐND cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nht.

Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết của HĐND cấp xã, UBND cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND cấp huyện.

5. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc ktừ ngày nhận đủ hsơ hợp lệ do UBND cấp xã chuyển đến, UBND cấp huyện có Tờ trình (kèm 02 bộ hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới của UBND cấp xã) gửi Sở Nội vụ để thẩm định trình UBND tỉnh. Thời hạn thẩm định của Sở Nội vụ không quá mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ của UBND cấp huyện.

6. Hồ sơ trình UBND tỉnh gồm:

a) Tờ trình của UBND cấp huyện (kèm theo Tờ trình và hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới của UBND cấp xã trình UBND cấp huyện);

b) Văn bản thm định của Sở Nội vụ.

7. Căn cứ vào hồ sơ trình của UBND cấp huyện và kết quả thm định của SNội vụ, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét ban hành Nghị quyết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.

8. Sau khi có Nghị quyết của HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lp thôn mới, tổ dân phố mới.

Điều 10. Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có

1. Xuất phát từ u cầu thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước địa phương; UBND cấp xã báo cáo để xin chủ trương UBND cấp huyện việc ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Quy chế này.

2. UBND cấp huyện xem xét thỏa thuận với Sở Nội vụ và quyết định về chủ trương ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có. Sau khi có quyết định về chủ trương của UBND cấp huyện, UBND cấp xã xây dựng Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có. Nội dung chủ yếu của Đán gồm:

a) Sự cần thiết ghép cụm dân cư vào thôn, tdân phố hiện có;

b) Vị trí địa lý, ranh giới của thôn, tổ dân phố sau khi ghép (có sơ đồ thể hiện vị trí địa lý);

c) Dân số (số hộ gia đình, số nhân khẩu) của thôn, tổ dân phố sau khi ghép;

d) Diện tích tự nhiên của thôn, tổ dân phố sau khi ghép (đi với thôn phải chi tiết số liệu về diện tích đất ở, đất sản xuất), đơn vị tính là hecta;

đ) Đxuất, kiến nghị.

3. UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư (bao gồm cụm dân cư và thôn, tổ dân phố hiện có) về Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có; tổng hp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.

4. Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân tán thành thì UBND cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình HĐND cp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết của HĐND cấp xã, UBND cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND cấp huyện.

Trường hợp Đề án chưa được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân tán thành thì UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến lần 02; nếu vẫn không được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì trong thời hạn năm ngày làm việc ktừ ngày có biên bản lấy ý kiến lần 02, UBND cp xã báo cáo UBND cấp huyện xem xét, quyết định.

5. Hồ sơ trình UBND cấp huyện gồm:

a) Tờ trình của UBND cấp xã;

b) Hồ sơ ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có của UBND cp xã.

6. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do UBND cp xã chuyển đến, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét, thông qua và giao Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định việc ghép cụm dân cư vào thôn, tdân phố hiện có; đồng thời gửi kết quả về Sở Nội vụ.

Chương 3.

TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ VÀ PHÓ TRƯỞNG THÔN, TỔ PHÓ TỔ DÂN PHỐ

Điều 11. Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố

1. Đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm;

2. Có hộ khu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;

3. Có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:

a) Nhiệm vụ:

- Bảo đảm các hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 và Điu 6 của Quy chế y.

- Triệu tập và chủ trì Hội nghị thôn, t dân ph;

- Triển khai thực hiện những nội dung do cộng đồng dân cư của thôn, tdân phố bàn và quyết định trực tiếp; tchức nhân dân trong thôn, tdân phố thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những nhiệm vụ do cấp trên giao;

- Vận động và tổ chức nhân dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế, quy ước, hương ước của thôn, tổ dân phố không trái với quy định của pháp luật;

- Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội của thôn, tổ dân ph, tchức nhân dân tham gia thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “Dân vận khéo” và các phong trào, các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tchức chính trị - xã hội phát động;

- Tổ chức vận động nhân dân giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội; phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong thôn, t dân ph, không để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ nhân dân; báo cáo kịp thời với UBND cấp xã những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;

- Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, t dân ph; lập biên bản về những vấn đề đã được nhân dân của thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp, bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo kết quả cho Chủ tịch UBND cấp xã;

- Phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận và trưởng các tổ chức chính trị - xã hội của thôn, tổ dân phố trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội trong cộng đồng dân cư; đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức tự quản (nếu có) của thôn, tổ dân phố như: Tổ dân vận, Tổ hòa giải, Tquần chúng bảo vệ an ninh và trật tự, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, Tổ bảo vệ sản xuất và các tchức tự quản khác theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện công tác quản lý tài chính ở thôn, tdân phố theo quy định;

- Hàng tháng báo cáo kết quả công tác với UBND cấp xã; sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo công tác trước Hội nghị thôn, tổ dân phố.

b) Quyền hạn:

- Được ký hợp đồng về dịch vụ phục vụ sản xuất, xây dựng cơ shạ tầng và công trình phúc lợi công cộng do thôn, tổ dân phố đầu tư đã được Hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua;

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố giới thiệu Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố giúp việc; phân công nhiệm vụ và quy định quyền hạn giải quyết công việc của Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố; được UBND cấp xã mời dự họp về các vấn đề liên quan;

- Thực hiện các nhiệm vụ do UBND cấp xã giao và các nhiệm vụ khác tại cng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.

Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố có nhiệm vụ và quyền hạn giải quyết công việc theo sự phân công của Trưởng thôn, Ttrưởng tổ dân phố.

Chương 4.

QUY TRÌNH BẦU, MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ VÀ PHÓ TRƯỞNG THÔN, TỔ PHÓ TỔ DÂN PHỐ

Điều 13. Quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố kết hợp tại Hội nghị thôn, tổ dân phố

Thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 14. Quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố khi tổ chức thành cuộc bầu cử riêng

1. Công tác chuẩn bị bầu cử:

a) Chậm nhất 20 ngày trước ngày bầu cử, UBND cấp xã ra quyết định công bố ngày bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; chủ trì phối hợp vi Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tchức triển khai kế hoạch bầu cử.

b) Chậm nhất 15 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tdân phố tổ chức hội nghị Ban công tác dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; báo cáo với Chi ủy Chi bộ thôn, tổ dân phố hoặc Cấp ủy cấp xã (nơi chưa có chi bộ thôn, tổ dân phố) đthống nhất danh sách người ra ứng cử (từ 1-2 người).

c) Chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định thành lập Tổ bầu cử (gồm Tổ trưởng là Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố; Thư ký và các thành viên khác là đại diện một số tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và đại diện cử tri thôn, tổ dân phố); quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu c; quyết định thành phần cử tri (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) tham gia bầu cử trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố. Các quyết định này phải được thông báo đến nhân dân ở thôn, tổ dân phố chậm nhất 07 ngày trước ngày bầu cử.

d) Cử tri trong thôn, tổ dân phố có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định có quyn tự ứng cử hoặc giới thiệu người có đủ điều kiện ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưng tổ dân phố. Đơn ng cử hoặc giới thiệu người ng cử phải cung cấp đầy đủ thông tin về họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú, trình độ học vấn theo hướng dẫn của UBND cấp xã và gửi cho Tổ bầu cử chậm nhất là 05 ngày trước ngày bầu cử.

đ) Chậm nhất là 03 ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử thống nhất với Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố ấn định danh sách nhng người ứng cử. Danh sách niêm yết tại địa điểm bỏ phiếu và những nơi công cộng trong thôn chậm nht là 02 ngày trước ngày bu cử.

e) Danh sách cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình bầu cử Trưởng thôn, T trưng tdân phố do UBND cấp xã lập hoặc phê duyệt theo danh sách do T bu cử hoặc Ban công tác Mặt trận thôn, t dân phlập, được niêm yết tại địa điểm bỏ phiếu và những nơi công cộng trong thôn, tdân phố chậm nhất là 24 giờ trước ngày bầu cử.

g) Việc bổ sung, sửa đổi những sai sót trong danh sách những người ứng cử và danh sách cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình chỉ được thực hiện trước khi Ttrưởng Tổ bầu cử tuyên bố bắt đầu việc bỏ phiếu và phải được Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt.

h) Việc bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưng tổ dân phố được thực hiện bng hình thức bỏ phiếu kín. Tổ bầu cử chịu trách nhiệm chun bị đủ phiếu bầu theo mẫu quy định của UBND cấp xã trước khi khai mạc cuộc bỏ phiếu. Tổ bầu cử phải niêm yết quy định về phiếu bầu hp lệ, phiếu không hợp lệ tại khu vực bỏ phiếu và liên tục hướng dẫn để cử tri biết trong thời gian diễn ra bầu cử.

Trường hợp nếu phiếu bầu chỉ ghi tên 01 người ứng cử thì phiếu gạch tên và phiếu không gạch tên người ứng cử đều là phiếu hợp lệ.

2. Tổ chức bầu cử:

a) Thời điểm bắt đầu và kết thúc cuộc bỏ phiếu do Tổ bầu cử quyết định nhưng không được bắt đầu sm hơn và kết thúc muộn hơn thời gian theo quy định của UBND cấp xã nêu tại điểm a, khoản 1 Điều này.

b) Chủ tịch UBND xã quyết định việc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định, hoãn ngày bỏ phiếu (trong trường hợp thật sự cần thiết), việc tiếp tục hay không tiếp tục cuộc bỏ phiếu bị gián đoạn nêu tại đim c, khoản 2 Điều này.

c) Cuộc bỏ phiếu bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo trình tự sau đây:

- Tổ trưởng Tổ bầu cđọc quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử; quyết định thành lập Tổ bầu cử, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bu cử; quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử; tiêu chuẩn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

- Đại diện Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố giới thiệu Danh sách những người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nêu tại điểm đ, khoản 1 Điều này.

- Tổ bầu cử cử đại diện kim tra thùng phiếu trước sự chứng kiến của cử tri.

- Tổ trưởng Tổ bầu cử tuyên bố bắt đầu việc bỏ phiếu.

- Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất nglàm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ trưởng T bu cử phải lập tức niêm phong thùng phiếu và giấy tờ liên quan, kịp thời báo cáo UBND cấp xã biết, xử lý.

- Việc kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu và báo cáo kết quả bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại điểm e và điểm g, khoản 2, Điều 8 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN .

d) Trình tự, thủ tục tổ chức “ngày bầu cử lại” Trưởng thôn, Tổ trưởng tdân phố (nếu có) được thực hiện theo điểm a, b, c khoản 2 Điều này.

Điều 15. Quy trình bầu Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố

Tùy tình hình thực tế tại địa phương, việc bầu Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố có thđược thực hiện theo một trong hai cách thức sau:

1. Sau khi tổ chức bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố theo quy trình quy định tại Điều 13 hoặc Điều 14 Quy chế này (trong đó có đại diện thành viên UBND cấp xã tham dự cuộc bầu cử). Ngay sau khi có kết quả bầu cử, đại diện thành viên UBND cấp xã tham dự cuộc bầu cử công bố công nhận kết quả bầu cử (hồ sơ quyết định công nhận người trúng cử sẽ hoàn tất sau); người vừa được trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố giới thiệu người trong danh sách dự kiến úng cử ca Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố để bầu Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố theo các bước quy định quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tại Điu 13 hoặc Điều 14 Quy chế này.

2. Sau khi Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định công nhận kết quả bầu Trưng thôn, Tổ trưng tổ dân phthì tại Hội nghị gần nhất của thôn, tdân phố sẽ kết hợp bầu Phó trưởng thôn, Tphó tổ dân phố; quy trình bầu được vận dụng theo Điều 8 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 16. Quy trình miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tphó tổ dân phố

Thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 17. Thời gian tổ chức bầu cử; nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố

1. Việc bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tphó tổ dân phđược tiến hành thống nhất trong toàn tỉnh và trong một khoảng thời gian nhất định, từ tháng 02 đến tháng 3 hoặc từ tháng 8 đến tháng 9 của năm cuối nhiệm kỳ cũ.

2. Trưng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ là hai năm rưỡi. Trường hợp thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch UBND cấp xã chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời hoạt động cho đến khi cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tdân phố bầu được Trưởng thôn mới, Tổ trưng tổ dân phố mới trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày có quyết định chỉ định Trưng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.

3. Nhiệm kỳ của Phó trưởng thôn, T phó t dân phthực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Điều 18. Thẩm quyền xem xét, quyết định công nhận kết quả bầu, miễn nhim, bãi nhim

Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định công nhận kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.

Chương 5.

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ VÀ PHÓ THƯỞNG THÔN, TỔ PHÓ TỔ DÂN PHỐ

Điều 19. Chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tdân phố

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố được hưởng mức phụ cấp, được kiêm nhiệm các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định của UBND tỉnh theo quy định của Pháp luật.

Điều 20. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết; khi được cử đi đào tạo, bồi dưng được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.

Điều 21. Khen thưởng, miễn nhiệm, bãi nhiệm

1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được xem xét biểu dương, khen thưởng.

2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị min nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Kinh phí tổ chức bầu, miễn nhiệm, bãi nhim; thực hiện các chế độ, chính sách

Kinh phí tổ chức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm; thực hiện các chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố do ngân sách cp xã đảm bảo và được cân đối trong dự toán chi ngân sách cp xã hàng năm.

Chương 6.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 23. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện Quy chế

1. Sở Nội vụ:

a) Thẩm định việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trình Hội đng nhân tỉnh;

b) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp huyện về việc thực hiện Quy chế này;

c) Định kỳ tháng 12 hàng năm, báo cáo kết quả tchức và hoạt động ca thôn, tổ dân phố với UBND tnh, Bộ Nội vụ.

2. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện:

a) Quyết định ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có sau khi được UBND cấp huyện thông qua;

b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này trên địa bàn.

c) Định kỳ tháng 11 hàng năm, báo cáo kết quả tchức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn với Sở Nội vụ.

3. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã:

a) Chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời;

b) Quyết định công nhận Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố;

c) Quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Trưởng thôn, Tổ trưởng tdân phố trên địa bàn theo quy định tại Quy chế này;

d) Định kỳ tháng 10 hàng năm, báo cáo kết quả tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn với UBND cấp huyện.

Điều 24. Giải quyết tồn tại

Đối với thôn, tổ dân phố đã bố trí thêm 01 Phó trưởng thôn, 01 Tổ phó tổ dân phố theo số dân quy định tại Điều 4 của Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố ban hành kèm theo Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa thì Phó trưởng thôn, Tổ phó tdân phố được bố trí thêm này tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ, sau đó thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quy chế này.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, bất hp lý cần báo cáo UBND tỉnh để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.