Nghị quyết 57/2016/NQ-HĐND về quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
Số hiệu: 57/2016/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Văn Hùng
Ngày ban hành: 19/08/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/2016/NQ-HĐND

Kon Tum, ngày 19 tháng 8 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 62/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh;

Xét Tờ trình số 77/TTr-UBND ngày 18 tháng 07 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc đề nghị thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, với những nội dung sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

- Phát triển giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh là giao điểm quan trọng nối liền các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ - Việt Nam với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan trong hành lang kinh tế Đông - Tây.

- Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp với mạng lưới giao thông hiện trạng tạo sự liên thông, kết nối với mạng lưới giao thông vùng, quốc gia và quốc tế. Đa dạng các loại hình vận tải và phương tiện vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách với chất lượng ngày càng cao.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn đến năm 2025

a) Về vận tải

- Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 21,8 triệu tấn/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,9%/năm.

- Khối lượng vận chuyển hành khách đạt khoảng 24,9 triệu hành khách/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,34%/năm.

b) Về kết cấu hạ tầng đường bộ

- Đường cao tốc: Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Bờ Y - Ngọc Hồi - PleiKu.

- Quốc lộ: Đẩy nhanh quá trình đầu tư nâng cấp, mở rộng các Quốc lộ qua địa bàn tỉnh như đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 24, Quốc lộ 14C, Quốc lộ 40, Quốc lộ 40B theo kế hoạch của Bộ Giao thông Vận tải; đầu tư xây dựng tuyến tránh đường Hồ Chí Minh đoạn qua thành phố Kon Tum và các thị trấn Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei.

- Đường tỉnh: Tập trung đầu tư, nâng cấp nhằm đưa hệ thống đường tỉnh vào cấp kỹ thuật, nâng cấp tất cả các tuyến đường đạt tối thiểu cấp IV miền núi. Nâng cấp một số tuyến đường lên đường tỉnh, xây dựng mới một số tuyến đường tỉnh có tính chất đặc biệt quan trọng, có tính kết nối và có nhu cầu vận tải cao.

- Đường đô thị: Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới mạng lưới giao thông của thành phố Kon Tum và các thị trấn huyện theo Quy hoạch chung đô thị được phê duyệt.

- Đường giao thông nông thôn: Duy tu bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn hiện có, xây dựng mới các tuyến đường giao thông nông thôn đảm bảo tỷ lệ cứng hóa mặt đường đạt từ 60 - 70%, riêng các tuyến đường đến trung tâm các xã đạt 100%.

- Hệ thống cầu, cống: Trên các quốc lộ và tỉnh lộ được xây dựng vĩnh cửu 100% phù hợp theo cấp đường, tải trọng thiết kế tối thiểu đạt tiêu chuẩn HL93; trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường, tải trọng thiết kế theo tiêu chuẩn 22TCN-272-05.

- Bến, bãi đỗ xe, điểm đỗ xe: Nâng cấp, tăng năng lực phục vụ với các bến xe hiện có; xây dựng mới các bến xe khách ở ngoài khu vực đô thị trung tâm của thành phố Kon Tum, các bến xe tại trung tâm các huyện; bố trí các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe tại khu vực thành phố Kon Tum và trung tâm thị trấn các huyện.

c) Về kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

- Tập trung cải tạo, nâng cấp đảm bảo an toàn các luồng tuyến đường thủy nội địa chính; thanh thải chướng ngại vật trên hồ Yaly, đầu tư hệ thống phao tiêu, báo hiệu chỉ dẫn luồng trên hồ thủy điện Yaly, Plei Krông, Đăk Đrinh và sông Đăk Bla...

- Phát triển phương tiện thủy nội địa theo hướng cơ cấu phù hợp với điều kiện địa hình tự nhiên, đặc điểm sông, lòng hồ và lưu lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cấp và xây dựng mới một số bến thủy nội địa đảm bảo mục tiêu phục vụ của bến là phục vụ dân sinh, kết hợp phục vụ giao thông công cộng: bến du lịch Plei Weh, Đăk Bla, bến làng Chờ, bến Kon Gung, Đăk Rơ Wa, Kon Ktu...

d) Về kết cấu hạ tầng đường hàng không: Huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng sân bay Kon Tum và xây dựng sân bay taxi Măng Đen theo Quy hoạch đã được phê duyệt.

2.2. Định hướng đến năm 2035

- Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh, tiếp tục xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch tạo sự đồng bộ, liên thông với mạng lưới giao thông vận tải của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng Tây Nguyên và cả nước.

- Đáp ứng được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá thành hợp lý và cạnh tranh, nhanh chóng, an toàn.

II. Nội dung Quy hoạch

1. Quy hoạch phát triển vận tải

(Có phụ lục 01 kèm theo)

2. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

(Có phụ lục 02 kèm theo)

III. Giải pháp thực hiện

Gồm các nhóm giải pháp chính như sau: Tăng cường công tác quản lý, triển khai thực hiện Quy hoạch; quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư; tập trung, huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển giao thông vận tải; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ; đẩy mạnh việc áp dụng khoa học - công nghệ; đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức ngành giao thông vận tải.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh Hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, phê duyệt và tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 8 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 29 tháng 8 năm 2016./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu Quốc hội;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản pháp luật);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Giao thông Vận tải;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các ban Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Thường trực HĐND-UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐ.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hùng

 

PHỤ LỤC 01

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI
(Kèm theo Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND ngày 19/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

1. Quy hoạch phát triển các trục vận tải

- Quy hoạch phát triển qua 03 trục dọc, cụ thể:

+ Trục dọc 1: Đường Hồ Chí Minh (giáp với ranh giới tỉnh Quảng Nam) qua địa bàn huyện ĐăkGlei - huyện Ngọc Hồi - QL14C qua huyện Sa Thầy - đi Gia Lai.

+ Trục dọc 2: Quốc lộ 40B (giáp với ranh giới tỉnh Quảng Nam) qua huyện Tu Mơ Rông, Đăk Tô - đường Hồ Chí Minh (đoạn qua thị trấn Đăk Hà, thành phố Kon Tum) - đi Gia Lai.

+ Trục dọc 3: Ranh giới tỉnh Quảng Ngãi (huyện Sơn Tây) - Quốc lộ 24D (qua huyện Kon Plong) - Quốc lộ 24 (đoạn qua huyện Kon Rẫy và thành phố Kon Tum) - đường Hồ Chí Minh - đi Gia Lai.

- Quy hoạch phát triển qua 03 trục ngang:

+ Trục ngang 1: Cửa khẩu phụ Đăk Blô (đi Lào) - Đường tỉnh ĐT673 (qua huyện Đắk Glei) - qua huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông (đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh) - Quốc lộ 24- đi Quảng Ngãi.

+ Trục ngang 2: Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (đi Lào, Campuchia) - Quốc lộ 40 - đường Hồ Chí Minh (qua thị trấn Plei Kần, thị trấn Đăk Tô) - huyện Đăk Hà, Kon Rẫy (đường Đăk Kôi - Đăk Pxi) - Quốc lộ 24 - đi Gia Lai và Quảng Ngãi.

+ Trục ngang 3: Cửa khẩu phụ Hồ Đá - Quốc lộ 24E - Quốc lộ 24 (hoặc Quốc lộ 24D) - đi Quảng Ngãi.

2. Quy hoạch phát triển vận tải

- Vận tải đường bộ:

+ Vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh: Đến năm 2020, quy hoạch 142 tuyến; gồm 95 tuyến đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT ngày 26/6/2015 và quy hoạch bổ sung 47 tuyến.

+ Vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh: Đến năm 2020 quy hoạch 20 tuyến; bao gồm duy 04 tuyến vận tải hành khách nội tỉnh đang khai thác, mở mới một số tuyến vận tải đến các bến xe khách được quy hoạch tại trung tâm các huyện.

+ Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: Đến năm 2020 quy hoạch 06 tuyến, đến năm 2025 quy hoạch 12 tuyến, định hướng đến năm 2035 quy hoạch 16 tuyến.

+ Vận tải hành khách bằng xe taxi: Đến năm 2020 số phương tiện taxi khoảng 380 xe, đến năm 2025 khoảng 665 xe và định hướng đến năm 2030 khoảng 1.330 xe.

- Vận tải đường thủy nội địa: Cải tạo, nâng cấp các luồng tuyến vận tải đạt cấp VI và phát huy hiệu quả các phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách trên sông ĐăkBla, hồ thủy điện Yaly, hồ thủy điện Đăk Đrinh, hồ Sê San 4, hồ thủy điện thượng Kon Tum.

 

PHỤ LỤC 02

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
(Kèm theo Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND ngày 19/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

1. Kết cấu hạ tầng đường bộ

- Đường cao tốc: Quy hoạch 01 tuyến cao tốc có điểm đầu tại Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Ngọc Hồi và  điểm cuối tại ranh giới với tỉnh Gia Lai, hướng tuyến đi về phía Tây đường Hồ Chí Minh với chiều dài 121 km. Quy hoạch đầu tư xây dựng tuyến trong giai đoạn đến năm 2020 với quy mô đạt tiêu chuẩn đường cao tốc cấp 80-100km, quy mô 4-6 làn xe

- Các tuyến Quốc lộ (gồm 08 tuyến theo quy hoạch đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt): Đến năm 2020 hoàn thành cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới 08 đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh theo quy hoạch đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt như: Đường Hồ Chí Minh (155km), tuyến tránh đường Hồ Chí Minh đoạn qua thành phố Kon Tum (23,2km), Quốc lộ 40 (7,62km), Quốc lộ 40B (97,636 km), Quốc lộ 14C (106,8 km), Quốc lộ 24 (179,91km), Quốc lộ 24D (65km), Quốc lộ 24E (107,1km) và Quốc lộ 24H (65 km) với kết cấu mặt đường bằng Bê tông nhựa hoặc Bê tông xi măng.

- Các tuyến Tỉnh lộ (gồm 11 tuyến):

+ Giai đoạn 2016-2020: Xây dựng, nâng cấp các tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV miền núi với tổng chiều dài 538,53 km; trong đó, nâng cấp 168,99 km, xây dựng mới 191,25km, giữ cấp 178,29km.

+ Giai đoạn 2021-2025: Nâng cấp, hoàn thiện các tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi, một số tuyến quan trọng đạt cấp III miền núi, tổng chiều dài 610,53km; trong đó nâng cấp 387,69km, xây dựng mới 72km, giữ cấp 150,84km.

+ Định hướng đến năm 2035: Tiếp tục nâng cấp các tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV-III miền núi, một số đoạn tuyến đạt cấp II.

- Giao thông nông thôn:

+ Các tuyến đường huyện: Quy hoạch 81 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 1.222,34km.

+ Đường xã, thôn, nội đồng: Xây dựng, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường xã đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A; đường thôn, xóm, nội đồng tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại B.

- Bến, bãi đỗ xe đường bộ: Quy hoạch 12 bến xe khách và 03 bến xe hàng.

- Hệ thống đường gom Quốc lộ: Thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống đường gom các tuyến Quốc lộ theo quy hoạch đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh với tổng chiều dài khoảng 121,65km; trong đó, đường gom của đường Hồ Chí Minh dài khoảng 61,56km, đường gom của đường Quốc lộ 24 dài khoảng 32,53km và đường gom của đường Quốc lộ 14C dài khoảng 27,56km.

- Hệ thống đấu nối Quốc lộ: Thực hiện các điểm đấu nối vào các quốc lộ trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch đã được phê duyệt là 267 vị trí; trong đó, 241 vị trí đấu nối đường ngang, 16 vị trí đấu nối mới cửa hàng xăng dầu và 11 vị trí đấu nối cửa hàng xăng dầu đã thỏa thuận.

- Hệ thống các trạm dừng nghỉ: Xây dựng 08 trạm dừng nghỉ trên địa bàn tỉnh; trong đó, 05 trạm trên đường Hồ Chí Minh, 01 trạm trên Quốc lộ 24 và 02 trạm trên Quốc lộ 14C.

- Hệ thống cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ: Quy hoạch 12 cơ sở đào tạo, 02 trung tâm sát hạch lái xe.

- Hệ thống trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ: Quy hoạch 02 trung tâm đăng kiểm tại thành phố Kon Tum và huyện Ngọc Hồi.

2. Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Thực hiện theo Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Kon Tum đến năm 2020 đã được phê duyệt (tại Quyết định số 1397/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 và Quyết định số 1361/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum), cụ thể:

- Luồng tuyến vận tải đường thủy nội địa: Cải tạo, nâng cấp các luồng tuyến vận tải đường thủy nội địa đạt cấp VI và đưa vào quản lý, khai thác trên sông ĐăkBla và lòng hồ các thủy điện: Yaly, Đăk Đrinh, Sê San 4, Thượng Kon Tum, Plei Krông.

- Bến thủy nội địa: Đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp 26 bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh (04 bến loại 2 và 22 bến loại 1); trong đó, xây dựng mới 01 bến loại 1, 07 bến loại 2 và cải tạo, sửa chữa 3 bến loại 2, 15 bến loại 1.

3. Kết cấu hạ tầng đường hàng không

Trong giai đoạn từ năm 2021-2025, huy động nguồn lực thực hiện đầu tư xây dựng sân bay Kon Tum theo quy hoạch đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-BGTVT ngày 04/5/2011.

Tăng cường công tác kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng sân bay Taxi Măng Đen, huyện Kon Plông theo quy hoạch đã được phê duyệt và quy hoạch sân bay Phượng Hoàng, xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô thành sân bay Taxi theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 35/TB-VPCP ngày 05/02/2009 của Văn phòng Chính phủ.

- Khoản này được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị quyết 60/2019/NQ-HĐND

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, Mục II Điều 1 Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND ngày 19 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch Tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2035

Bổ sung 06 tuyến đường giao thông nông thôn vào mục 1 của Phụ lục 02 ban hành kèm theo Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND ngày 19 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Cụ thể:

“1. Đường giao thông nông thôn Măng Lây đi thôn Ngọc Ring, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Điểm đầu giao với Tỉnh lộ 676 tại Km49+490 và điểm cuối tại Làng Ngọc Ring với tổng chiều dài 3,2Km, Đường giao thông nông thôn cấp B, bề rộng nền đường Bn = 4m, mặt đường rộng Bm = 3m.

2. Đường giao thông nông thôn Điek Nót đi thôn Điek Cua (đoạn 6), xã Ngọk Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Điểm đầu tại Thôn Điek Nót, điểm cuối tại thôn Điek Cua (giáp đường Điek Cua đang đầu tư thuộc dự án giảm nghèo) với tổng chiều dài tuyến 1,4Km và quy mô đường giao thông nông thôn cấp B, bề rộng nền đường Bn = 4m, mặt đường rộng Bm = 3m.

3. Đường giao thông kết nối từ Tỉnh lộ 676, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đi xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quang Nam. Điểm đầu giao với đường quy hoạch Tỉnh lộ 676 thuộc thôn Tu Rét, xã Đăk Nên và điểm cuối tại ranh giới giữa hai tỉnh Kon Tum và tỉnh Quang Nam, giáp với đường giao thông xã Trà Vinh - Đắc Ru, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Tổng chiều dài tuyến 1,9Km với quy mô đường cấp V miền núi, bề rộng nền đường Bn = 6,5m.

4. Đường giao thông từ đường ĐH.15 đi nhà máy thuỷ điện Ya ly, huyện Sa Thầy. Điểm đầu giao với đường ĐH.15 tại lý trình Km13+950, điểm cuối giao với đường vận hành nhà máy thuỷ điện Ya ly mở rộng với tổng chiều dài tuyến 11,3Km với quy mô đến năm 2025 là đường giao thông nông thôn loại B, bề rộng nền đường Bn = 5,0m; đến năm 2035 đạt chuẩn đường Cấp V miền núi, bề rộng nền đường Bn = 6,5m.

5. Đường và cầu từ thôn 3 đi thôn 6 xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy. Điểm đầu giao với Quốc lộ 24 tại lý trình Km136+800, điểm cuối giao với Đường huyện ĐH.21 tại lý trình Km5+500 với tổng chiều dài tuyến 0,5Km, quy mô đường cấp V miền núi, bề rộng nền đường Bn = 6,5m.

6. Đường giao thông từ thuỷ điện Đức Nhân đi đường tránh lũ xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà. Điểm đầu giao với Đường tránh lũ từ thôn 10 xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà đi thôn 2 xã Diên Bình huyện Đăk Tô và điểm cuối giao với đường vào thuỷ điện Đức Nhân với tổng chiều dài tuyến 0,8Km, quy mô đường cấp V miền núi, bề rộng nền đường Bn = 6,5m”.

Xem nội dung VB
- Mục này được bổ sung bởi Điều 1 Nghị quyết 60/2019/NQ-HĐND

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, Mục II Điều 1 Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND ngày 19 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch Tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2035

Bổ sung 06 tuyến đường giao thông nông thôn vào mục 1 của Phụ lục 02 ban hành kèm theo Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND ngày 19 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Cụ thể:

“1. Đường giao thông nông thôn Măng Lây đi thôn Ngọc Ring, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Điểm đầu giao với Tỉnh lộ 676 tại Km49+490 và điểm cuối tại Làng Ngọc Ring với tổng chiều dài 3,2Km, Đường giao thông nông thôn cấp B, bề rộng nền đường Bn = 4m, mặt đường rộng Bm = 3m.

2. Đường giao thông nông thôn Điek Nót đi thôn Điek Cua (đoạn 6), xã Ngọk Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Điểm đầu tại Thôn Điek Nót, điểm cuối tại thôn Điek Cua (giáp đường Điek Cua đang đầu tư thuộc dự án giảm nghèo) với tổng chiều dài tuyến 1,4Km và quy mô đường giao thông nông thôn cấp B, bề rộng nền đường Bn = 4m, mặt đường rộng Bm = 3m.

3. Đường giao thông kết nối từ Tỉnh lộ 676, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đi xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quang Nam. Điểm đầu giao với đường quy hoạch Tỉnh lộ 676 thuộc thôn Tu Rét, xã Đăk Nên và điểm cuối tại ranh giới giữa hai tỉnh Kon Tum và tỉnh Quang Nam, giáp với đường giao thông xã Trà Vinh - Đắc Ru, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Tổng chiều dài tuyến 1,9Km với quy mô đường cấp V miền núi, bề rộng nền đường Bn = 6,5m.

4. Đường giao thông từ đường ĐH.15 đi nhà máy thuỷ điện Ya ly, huyện Sa Thầy. Điểm đầu giao với đường ĐH.15 tại lý trình Km13+950, điểm cuối giao với đường vận hành nhà máy thuỷ điện Ya ly mở rộng với tổng chiều dài tuyến 11,3Km với quy mô đến năm 2025 là đường giao thông nông thôn loại B, bề rộng nền đường Bn = 5,0m; đến năm 2035 đạt chuẩn đường Cấp V miền núi, bề rộng nền đường Bn = 6,5m.

5. Đường và cầu từ thôn 3 đi thôn 6 xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy. Điểm đầu giao với Quốc lộ 24 tại lý trình Km136+800, điểm cuối giao với Đường huyện ĐH.21 tại lý trình Km5+500 với tổng chiều dài tuyến 0,5Km, quy mô đường cấp V miền núi, bề rộng nền đường Bn = 6,5m.

6. Đường giao thông từ thuỷ điện Đức Nhân đi đường tránh lũ xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà. Điểm đầu giao với Đường tránh lũ từ thôn 10 xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà đi thôn 2 xã Diên Bình huyện Đăk Tô và điểm cuối giao với đường vào thuỷ điện Đức Nhân với tổng chiều dài tuyến 0,8Km, quy mô đường cấp V miền núi, bề rộng nền đường Bn = 6,5m”.

Xem nội dung VB