Thông báo 35/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và xây dựng kế hoạch năm 2019
Số hiệu: 35/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Sỹ Hiệp
Ngày ban hành: 24/01/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2019

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TẠI CUỘC HỌP BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2020 VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2018 VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM 2019

Ngày 04 tháng 01 năm 2019 tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã chủ trì cuộc họp về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và xây dựng kế hoạch năm 2019. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương.

Sau khi nghe báo cáo của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, ý kiến phát biểu của lãnh đạo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, của đại diện các Bộ, cơ quan, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kết luận như sau:

1. Năm 2018, cả 02 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đã hoàn thành mục tiêu đề ra, một số chỉ tiêu hoàn thành vượt mức Quốc hội, Trung ương và Chính phủ giao, góp phần quan trọng vào kết quả hoàn thành 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội Quốc hội giao. Cụ thể:

- Cả nước có 3.838 xã (43,02%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 769 xã (8,62%) so với năm 2017, trong đó 03 địa phương có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân cả nước đạt 14,57 tiêu chí/xã (tăng 0,4 tiêu chí so với cuối năm 2017). Còn 10 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 103 xã so với cuối năm 2017. Có 61 đơn vị cấp huyện thuộc 31 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 18 huyện so với năm 2017.

- Tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn 5,35% (giảm 1,35% so với năm 2017), trong đó: bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn dưới 35% (giảm khoảng 5% so với năm 2017); bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vùng dân tộc và miền núi giảm khoảng 3-4% so với cuối năm 2017.

Đạt được kết quả trên là được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm, giám sát của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, hưởng ứng và tham gia tích cực của Mặt trận T quốc các cấp và các thành viên, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. Đồng thời, là thành quả của tinh thần trách nhiệm, sáng tạo của các thành viên Ban Chỉ đạo trong chỉ đạo, điều hành. Nổi bật là:

- Một số cơ chế, chính sách tiếp tục được ban hành mới hoặc điều chỉnh cho phù hợp với thực tế; nhiều sáng kiến được áp dụng đạt kết quả tích cực;

- Các hội nghị chuyên đề của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã có tác động trực tiếp đến định hướng chỉ đạo, kết quả thực hiện của các địa phương và tạo hiệu ứng lan tỏa trên cả nước, mang lại hiệu quả rõ rệt;

- Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Chương trình truyền hình trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, Hội nghị tuyên dương các huyện nghèo, xã nghèo, hộ nghèo vươn lên thoát nghèo; phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”;

Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giữa các vùng, miền còn khá lớn, tỷ lệ tái nghèo một số nơi còn cao, chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây miền Trung.

2. Mục tiêu năm 2019

Với tinh thần là tạo ra sự đột phá trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, chúng ta cần tập trung thực hiện tốt hơn năm 2018 để đạt được các mục tiêu sau đây:

- Phấn đấu cả nước có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và có xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có ít nhất 70 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; cả nước không còn xã dưới 05 tiêu chí, mỗi tỉnh có ít nhất 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành sớm mục tiêu kế hoạch 5 năm trong năm 2019 làm cơ sở xem xét công nhận một số tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; các xã, huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí và phấn đấu thành xã, huyện nông thôn mới kiểu mẫu;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1-1,5%/năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3-4%/năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo; cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần); giải quyết dứt điểm hộ nghèo là hộ người có công;

- Tăng cường nguồn lực và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Tập trung đầu tư cho các địa phương thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; khắc phục yếu kém về phân bổ nguồn lực cho các vùng nghèo, kinh phí duy tu công trình, tái nghèo, trục lợi chính sách.

3. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2019

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện báo cáo chuyên đề về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp và dự thảo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện báo cáo chung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi báo cáo Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội, của Đảng và các cơ quan liên quan;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, cơ quan liên quan lựa chọn 10 sự kiện hoạt động nổi bật của Ban Chỉ đạo năm 2018, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo và công bố trước Tết Âm lịch năm 2019;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch sơ kết Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và tổ chức thực hiện làm cơ sở xây dựng khung chương trình cho giai đoạn 2021-2025 và xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tiếp theo (2021-2030);

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

+ Khẩn trương xây dựng Báo cáo và phục vụ giám sát của Quốc hội về chính sách giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo kế hoạch của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;

+ Tổ chức đánh giá việc thực hiện chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 làm cơ sở đề xuất cho giai đoạn 2021-2025; nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo đa chiều trẻ em.

- Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu svà miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; báo cáo Chính phủ;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện việc rà soát, tích hợp chính sách, trong đó tập trung vào các nhóm chính sách về hỗ trợ sản xuất, tiếp cận các dịch vụ cơ bản (giáo dục, y tế, nước sạch), phát triển hạ tầng vùng khó khăn;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh việc thực hiện Điều 4 Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;

- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương thực hiện việc phân bổ vốn dự phòng của các chương trình mục tiêu quốc gia cho các lĩnh vực trọng tâm;

- BNông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới trong năm 2019 và không để phát sinh nợ mới;

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung đối tượng vay, cơ chế giảm lãi suất khi trả nợ trước hạn và nâng mức cho vay đối với học sinh, sinh viên;

- Ngân hàng Chính sách xã hội nghiên cứu, đề xuất nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; đề nghị điều chỉnh tăng lãi suất phù hợp đối với chương trình cho vay giải quyết việc làm;

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất kế hoạch với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và khẩn trương triển khai việc sử dụng nguồn tiền huy động được từ chương trình vận động nhắn tin ủng hộ người nghèo năm 2018 qua Cổng thông tin điện tử Quốc gia 1400 để hỗ trợ quần áo ấm cho trẻ em nghèo thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong đợt Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019;

- Các thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan liên quan:

+ Tiếp tục đẩy mạnh phong trào, thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”;

+ Đẩy mạnh việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của các địa phương, đồng thi chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc việc tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó lưu ý về phân bổ và sử dụng nguồn lực; nợ đọng xây dựng cơ bản, bảo đảm không phát sinh nợ mới; trục lợi chính sách; phát hiện chính sách chưa phù hợp; phát hiện mô hình, điển hình tốt, đề xuất tuyên dương, nhân rộng.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ (để b
/c);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b
/c);
- Các thành viên Ban Chỉ đạo TW thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2016-2020;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận T
quốc VN;
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
- Ban Kinh t
ế Trung ương;
- Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Trung ương Đảng;
- Các Văn phòng: VP
ĐP NTM TW (Bộ NNPTNT); VPQG Gim nghèo bền vững (Bộ LĐTXBH); VP Chương trình 135 (Ủy ban Dân tộc);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ l
ý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, NN, TH, TKBT;
- Lưu: VT, KGVX (2b)
.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Sỹ Hiệp