Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2019 về thực hiện Quyết định 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Bình Dương ban hành
Số hiệu: 15/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Mai Hùng Dũng
Ngày ban hành: 16/07/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/CT-UBND

Bình Dương, ngày 16 tháng 07 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 950/QĐ-TTG NGÀY 01/8/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH BỀN VỮNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018. Với mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm phát triển đô thị thông minh bền vững ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các tiềm năng và lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, khai thác tối ưu hiệu quả tài nguyên, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời đảm bảo tạo điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân, người dân tham gia hiệu quả nghiên cứu, đầu tư xây dựng, quản lý phát triển thành phố thông minh, hạn chế các rủi ro và nguy cơ tiềm năng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và các dịch vụ đô thị, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, hội nhập Quốc tế.

Đề án Thành phthông minh Bình Dương được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 3206/QĐ-UBND ngày 21/11/2016. Nội dung đề án đã hiện thực hóa các Chương trình đột phá của Tỉnh ủy Bình Dương giai đoạn 2016-2020, trong đó có Chương trình số 22-Ctr/TU ngày 15/8/2016 của Tỉnh ủy về “Phát triển đô thị theo hướng văn minh, giàu đẹp và nâng cao chất lượng sng của nhân dân”. Đề án Thành phố thông minh Bình Dương đang từng bước đạt được những thành tựu và mang lại những giá trị cao, thiết thực, là nền tảng để triển khai nhiu ý tưởng mới, dự án cụ thể từ các ngành, địa phương, đơn vị; đề án đang góp phần mạnh mẽ vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong thời gian qua, đặc biệt là những bức phá trong hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút đối tác đầu tư, từng bước khẳng định vị thế của Bình Dương trên trường Quốc tế.

Để tiếp tục phát huy Đề án thành phố thông minh Bình Dương, kết hợp đúng định hướng phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành; UBND các huyện, thị, thành phố, các đơn vị, tổ chức có liên quan tập trung thực hiện:

I. Triển khai các nội dung như sau:

1. Phát triển hệ thống hạ tầng đô thị thông minh.

UBND các huyện, thị, thành phố và Chủ đầu tư các dự án: Khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở, các khu chức năng của đô thị, các dự án hạ tầng kỹ thuật,... trên địa bàn tỉnh Bình Dương thực hiện rà soát thực trạng hạ tầng kỹ thuật đang được giao đầu tư; trong đó, cần định hướng, xây dựng kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện đầu tư về hạ tầng kỹ thuật thông minh; trong đó tập trung ưu tiên cho các dự án như sau:

- Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật dùng chung; Định hướng đầu tư xây dựng và phát triển các trung tâm quản lý, điều hành thông minh cho hệ thng hạ tng kỹ thuật (chiếu sáng, cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông,...).

- Lĩnh vực giao thông: Tiếp tục nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển giao thông công cộng, bố trí trạm dừng, điểm tiếp nhận hành khách thông minh,...; Btrí hệ thống camera giao thông thông minh tại một số tuyến đường, vị trí quan trọng của đô thị và dự án; Nghiên cứu quy hoạch, đầu tư, bố trí hợp lý hệ thng giao thông của Khu công nghiệp, cụm công nghiệp để vận chuyển hàng hóa, giảm ách tắc, giảm tai nạn giao thông đường bộ.

- Lĩnh vực cấp điện, chiếu sáng: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống chiếu sáng thông minh, sử dụng đèn Led tiết kiệm điện; ưu tiên, khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời trên mái nhà; nghiên cứu phát triển hệ thng ghi nhận chỉ s đng hđiện từ xa, thanh toán tiền điện thông qua ngân hàng.

- Lĩnh vực cấp nước, thoát nước:

+ Đầu tư đng bộ hệ thống cấp nước, định hướng nâng cao chất lượng nước cấp, tiến tới cấp nước an toàn cho đô thị, phát triển hệ thống ghi đng hnước điện tử và thu tiền nước thông qua ngân hàng;

+ Thoát nước mưa: Đầu tư đồng bộ hệ thống thoát nước chính cho đô thị; nghiên cứu các phương án cống ngăn triều tại các khu vực ngập úng, các giải pháp chống ngập cho đô thị.

+ Thoát nước thải: Chú trọng đầu tư hệ thống thu gom xử lý nước thải đô thị; nghiên cứu, ứng dụng việc tái sử dụng nước mưa, nước thải cho việc tưới cây, rửa đường,...

- Thu gom, xử lý chất thải rắn: Triển khai hiệu quả đề án phân loại rác tại nguồn, nâng cao tỷ lệ thu gom chất thải rắn, nâng cao công nghệ xử lý rác, tái sinh, tái chế rác thải, ứng dụng công nghệ sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất điện, năng lượng phục vụ sản xuất, sinh hoạt,...

2. Thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng và quản lý hạ tầng đô thị thông minh:

Các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan: Nghiên cứu, lập kế hoạch thực hiện phát triển đô thị thông minh trên địa bàn phù hợp mục tiêu của Đề án, lng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, đơn vị; xây dựng đề xuất bố trí vốn, bố trí vốn ngắn hạn, dài hạn, hoặc huy động các nguồn vốn khác nhằm triển khai hiệu quả đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng các dự án, công trình đảm bảo hiệu quả phục vụ thành phố thông minh. Trong đó chú trọng thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng, quản lý phát triển hạ tầng đô thị thông minh đối với các nhóm nhiệm vụ ưu tiên chính như sau:

- Định hướng, thu hút đầu tư cải tạo chnh trang hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện hữu để ứng dụng công nghệ đô thị thông minh, ứng dụng hệ thng quản lý địa lý (GIS) phục vụ công tác tổ chức, quản lý đô thị;

- Đầu tư xây dựng các trung tâm quản lý, điều hành, xử lý tập trung dữ liệu đô thị, đa nhiệm; định hướng, thu hút đầu tư các khu đô thị mới có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đng bộ ứng dụng công nghệ đô thị thông minh;

- Định hướng, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị thông minh ưu tiên (chiếu sáng đô thị, giao thông, logistic, đường sắt đô thị, cấp nước, thoát nước, thu gom, xử lý chất thải rắn, lưới điện, cảnh báo); ưu tiên phát triển khu vực phát triển đô thị dọc theo các trạm, tuyến giao thông công cộng;

- Đầu tư nâng cấp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông các đô thị, nâng cao mức độ phcập sử dụng kết nối các thiết bị đầu cuối thông minh.

II. Công tác tuyên truyền:

1. Giao các Sở, ngành, địa phương, đơn vị cơ liên quan tổ chức tuyên truyền, phbiến, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về các nội dung quy định tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/08/2018 của Thủ tướng Chính phủ; triển khai các nội dung được nêu trong Quyết định số 3206/QĐ-UBND ngày 21/11/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phê duyệt Đề án Thành phthông minh Bình Dương; Kế hoạch số 13/KH-BĐH ngày 20/02/2019 của Ban điều hành Thành phố thông minh về Kế hoạch triển khai công tác của Ban điều hành thành phố thông Minh năm 2019 tại cuộc họp ngày 03/12/2018.

2. Các cơ quan báo chí, hệ thống đài truyền thanh trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền theo các nội dung được quy định tại Chỉ thị này và các văn bản khác có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả, mục tiêu phát triển Thành phố thông minh Bình Dương trong các giai đoạn tiếp theo.

III. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Xây dựng:

- Khi góp ý, thẩm định, trình phê duyệt các đồ án quy hoạch chung; quy hoạch phân khu cần chú trọng đảm bảo bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung cho các tuyến đường theo các nội dung quy định tại Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 26/06/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh.

- Khi thẩm định, trình duyệt các dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; cấp phép xây dựng các dự án, công trình thương mại - dịch vụ, công trình công cộng phải đảm bảo sử dụng hệ thống đèn Led, điều khin chiếu sáng thông minh cho chiếu sáng đô thị, chiếu sáng cảnh quan đô thị, chiếu sáng công trình.

- Tiếp tục triển khai hoàn thành và nâng cao hiệu quả Dự án “Xây dựng Hệ thống thông tin địa lý và các phần mềm chuyên ngành xây dựng giai đoạn 2”; nâng cao khả năng kết nối thông tin giữa hai giai đoạn 1 và 2 nhằm từng bước đưa Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trên địa bàn tỉnh Bình Dương sau khi được hoàn thiện, sẽ trở thành một bộ phận trong cơ sở dữ liệu khung cho hệ thống đô thị toàn quốc, đảm bảo cung cấp, chia sthông tin giữa các ngành, địa phương, đơn vị có liên quan, từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin trên địa bàn qua các giai đoạn tiếp theo góp phần xây dựng Đề án phát triển đô thị thông minh bn vững.

- Đề xuất phương án tham mưu UBND tỉnh trong việc vận hành, số hóa, cập nhật thông tin định kỳ hàng quý kịp thời nhằm từng bước hoàn thiện số liệu của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trên địa bàn tỉnh đảm bảo được cập nhật mới nht tạo điều kiện cho các ngành, địa phương, đơn vị có liên quan sử dụng hiệu quả.

2. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Sớm xây dựng Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ Đề án thành ph thông minh Bình Dương theo Văn bản số 5625/UBND-VX ngày 21/11/2018 của UBND tỉnh;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện hợp tác quốc tế, tổ chức các khóa đào tạo, bi dưỡng và phát triển đô thị thông minh; phcập sử dụng, kết nối các thiết bị đầu cuối thông tin;

- Đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm điều hành thành phố thông minh giai đoạn 1; thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu về GIS và camera phục vụ quá trình điều hành phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp thông tin kịp thời cho người dân.

3. UBND các huyện, thị, thành phố:

- Khi tổ chức lập và trình thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền phải đảm bảo bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung cho các tuyến đường theo các nội dung quy định tại Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 26/06/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Đối với các đô thị loại III trở lên: Đảm bảo thiết kế và đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng đường phố, chiếu sáng đô thị, chiếu sáng công trình bằng hệ thống đèn Led, điều khiển thông minh đi ngầm.

4. Các đơn vị có liên quan:

4.1 .Văn phòng Thành phthông minh Bình Dương: Tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan nghiên cứu, tham mưu Ban điều hành Thành phố thông minh các nội dung cụ thể nhằm triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trong Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/08/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030; triển khai các nội dung được quy định tại Quyết định số 3206/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt Đán Thành phố thông minh Bình Dương.

4.2. Công ty Điện lực Bình Dương:

- Đối với các dự án đầu tư mới: Khi triển khai đầu tư các dự án cấp điện sinh hoạt tại các khu vực trực thuộc đô thị loại III trở lên phải thiết kế và đầu tư xây dựng đi ngầm trong giai đoạn 2019-2025;

- Đối với các dự án hiện hữu: Có kế hoạch từng bước thay thế, cải tạo các dự án cấp điện sinh hoạt tại các khu vực trực thuộc đô thị loại III trở lên đảm bảo đi ngầm trong giai đoạn 2025-2030.

4.3. Các Chủ đầu tư các dự án: Đầu tư tuyến đường BOT trên địa bàn; các dự án đầu tư: Khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở, các khu chức năng khác đô thị, các dự án dịch vụ - thương mại; các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bình Dương:

- Đối với các dự án đầu tư mới: Tại các khu vực trực thuộc đô thị loại III trở lên phải thiết kế và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đi ngầm trong giai đoạn 2019- 2025;

- Đối với các dự án hiện hữu: Có kế hoạch từng bước thay thế, cải tạo các dự án cấp điện sinh hoạt tại các khu vực trực thuộc đô thị loại III trở lên đảm bảo đi ngầm trong giai đoạn 2025-2030.

5. Các sở ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện theo các nhiệm vụ phân công tại Kế hoạch số 13/KH-BĐH ngày 20/02/2019 của Ban điều hành Thành phố thông minh về Kế hoạch triển khai công tác của Ban điều hành thành phố thông Minh năm 2019 tại cuộc họp ngày 03/12/2018 và Kế hoạch số 33/KH-BĐH ngay 10/4/2019 và Kế hoạch số 38/KH-BDH ngày 04/5/2019 của Ban Điều hành thành phố thông minh về thực hiện Đề án Thành phố thông minh Bình Dương trong năm 2019.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có những khó khăn, vướng mắc, đề nghị báo cáo về Sở Xây dựng, Văn phòng Thành phố thông minh Bình Dương đtổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện. Chỉ thị này có hiệu lực ktừ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng;
- TTT
U-TTHĐND tỉnh;
- UBMTTQ t
nh; Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- VP Tp Thông minh (đ/b);
- Điện lực BĐ;
- Báo B
D, Đài PTTH BD;
- TT công báo;Websi
te tnh;
- LĐVP, C
V, TH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
THƯỜNG TRỰC





Mai Hùng Dũng